Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (soạn ngang)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (soạn ngang)

Tập đọc

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

 I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

 II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh hoạ nội dung bài đọc.

- Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.

 III. Các hoạt động dạy học:

 A. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra 2 HS đọc tiếp nối nhau truyện Người ăn xin, trả lời câu hỏi 2,3 trong sách giáo khoa.

 B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:

- GV giới thiệu chủ điểm măng mọc thẳng, tranh minh hoạ.

- Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

 Mục tiêu: HS đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm và hiểu nội dung bài đọc

 a. Luyện đọc:

 -GV chia đoạn: gồm ba đoạn

 +Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Thái Tông

 +Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được.

 +Đoạn 3: Phần còn lại.

 

doc 388 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 24 (soạn ngang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2006
Tập đọc
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
 I. Mục đích yêu cầu:
Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
Hiểu nội dung, ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
 II. Đồ dùng dạy-học:
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc.
Bảng phụ viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn đọc.
 III. Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ:
 GV kiểm tra 2 HS đọc tiếp nối nhau truyện Người ăn xin, trả lời câu hỏi 2,3 trong sách giáo khoa.
 B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc:
GV giới thiệu chủ điểm măng mọc thẳng, tranh minh hoạ.
Giới thiệu truyện đọc mở đầu chủ điểm
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
 Mục tiêu: HS đọc đúng, trôi chảy, diễn cảm và hiểu nội dung bài đọc
 a. Luyện đọc:
 -GV chia đoạn: gồm ba đoạn
 +Đoạn 1: Từ đầu đến đó là vua Lý Thái Tông
 +Đoạn 2: Tiếp theo đến tới thăm Tô Hiến Thành được.
 +Đoạn 3: Phần còn lại.
 -GV kết hợp sửa lỗi phát âm và cách đọc (di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phu,), nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ trong câu dài: Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá/ do bận nhiều công việc / nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được, giúp HS hiểu nghĩa của các từ chú giải (chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu,).
 -HS luyện đọc theo cặp.
 -1,2 HS đọc cả bài.
 -GV đọc diễn cảm toàn bài:
 + Phần đầu: đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng.
 + Phần sau: lời Tô Hiến Thành đọc với giọng điềm đạm nhưng dứt khoát thể thái độ kiên định.
 b. Tìm hiểu bài:
 -HS làm việc cá nhân: đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:
 +Đoạn này kể chuyện gì?
 +Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện điều gì?
 -HS làm việc theo nhóm cặp đôi: đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc cho ông?
 -HS làm việc theo nhóm bàn: đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi:
 +Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình?
 +Vì sao thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá?
 +Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
 +Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành?
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
 -Ba HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với từng đoạn.
 -GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai: “Một hôm,thần xin cử Trần Trung Tá”. GV lưu ý với HS: lời của Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn; lời của thái hậu ngạc nhiên.
 3. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc theo cách phân vai.
èèèèèèèèèèèè
Toán
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
 I. Mục tiêu:
 Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về:
Cách so sánh hai số tự nhiên.
Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
 II. Các hoạt động dạy học:
 1. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
 Mục tiêu: Hs biết so sánh hai số tự nhiên
 -GV viết: 99 và 100, rồi yêu cầu HS so sánh và nêu cách so sánh.
 -GV: số 100 có 3 chữ số, số 99 có 2 chữ số nên 100>99 hay 99<100, rồi giúp HS nêu khái quát nhận xét: Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
 -Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: GV viết: 29 869 và 30 005, cho HS xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
 - Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau: GV nêu cặp số: 35 612 và 35 612 và cho HS nêu cách so sánh và nêu khái quát: trong hai số tự nhiên, tất cả các cặp chữ số ở từng hàng bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.
 -GV nêu dãy số: 0,1,2,3,4,5,..và cho HS so sánh các số, nêu nhận xét. Tương tự với dãy số tự nhên được xếp trên tia số.
 -GV nêu câu hỏi để khi trả lời HS nhận biết được: bao giờ cũng so sánh được hai số tự nhiên, nghĩa là xác định được số này lớn hơn, bé hơn, hoặc bằng số kia.
 2. Hướng dẫn HS nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự 
xác định:
 Mục tiêu: HS biết sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định,
 -GV nêu một nhóm số tự nhiên: 7698,7968,7896,7869, rồi cho HS xếp theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
 -GV cho HS chí ra số lớn nhất và số be nhất của nhòm số đó.
 -GV giúp HS nhận xét: Bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên.
 3. Thực hành:
 Bài 1: 
Mục tiêu: HS so sánh được hai số tự nhiên
 -HS làm theo nhóm cặp đôi
 -Một số nhóm đọc kết quả trước lớp. Thống nhất kết quả
 Bài 2:
Mục tiêu:HS sắp xếp được các số tự nhiên từ bé đến lớn.
 -Hai nhóm thi đua xếp thứ tự các số.
 -Nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
 Bài 3: 
Mục tiêu: HS xếp được thứ tự các số tự nhiên từ lớn đến bé.
 -Cả lớp làm bài vào vở. 1 HS làm trên bảng lớp 
 -Cả lớp thống nhất kết quả
 4. Củng cố, dặn dò:
 -Nhận xét tiết học. 
 -Dặn dò chuẩn bị bài sau.
èèèèèèèèèèèè
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP (tiếp theo)
 I. Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
 -Nhận thức được: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
 -Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đõ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
 -Quý trọng, học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập.
 II. Tài liệu và phương tiện:
 Các mẩu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập.
 III. Các hoạt động dạy học:
 1.Kiểm tra bài cũ
 -HS làm lại bài tập 1 của tiết trước.
 2. Thảo luận nhóm:
Mục tiêu: HS biết cách để vượt khó trong học tập
 -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: em hãy nêu cách giải quyết của nhóm em trong bài tập 1.
 -Các nhóm thảo luận và trình bày ý kiến, cả lớp trao đổi.
 -GV kết luận các cách giải quyết đúng, hay; GV khen ngợi những học sinh biết vượt khó trong học tập.
 3. Thảo luận nhóm đôi:
Mục tiêu: HS biết cách vượt qua khó khăn trong học tập.
 -GV giải thích yêu cầu của bài.
 -HS thảo luận nhóm về việc em đã vượt khó trong học tập. 
 -Một vài em trình bày trước lớp.
 -GV khen ngợi những HS biết vượt khó trong học tập.
 4. Làm việc cá nhân:
Mục tiêu: HS biết những khó khăn có thể gặp trong học tập và cách khắc phục.
 -GV mời một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục.
 -GV ghi tóm tắt ý kiến HS trên bảng.
 -Cả lớp trao đổi, nhận xét.
 -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt.
 5. Làm việc cả lớp:
Mục tiêu: HS biết được các gương HS vượt khó trong học tập
 -HS kể trước lớp về các tấm gương vượt khó mà em đã sưu tầm được.
 -Cả lớp trao đổi, nhận xét
 6. Củng cố, dặn dò:
 -GV kết luận chung.
 -Nhận xét tiết học và hướng dẫn hoạt động tiếp nối.
èèèèèèèèèèèè
Khoa học
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
 I. Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có thể:
 -Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi các món ăn.
 -Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
 II. Đồ dùng dạy học:
 -Hình trang 16,17 SGK.
 -Các tấm phiếu ghi tên hay tranh ảnh các loại thức ăn.
 III. Các hoạt động dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
 -Một vài HS nêu vai trò của vitamin, chất khoáng và chất xơ.
 2. Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều thức loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 Mục tiêu: Giải thích được lí do cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 -GV yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn?
 -GV có thể hỏi thêm:
 +Nhắc lại tên một số thức ăn mà các em thường ăn.
 +Nếu ngày nào cũng ăn một món cố định, em thấy thế nào?
 +Có loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng không?
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu ta chỉ ăn thịt, cá mà không ăn rau, quả?...
 -Đại diện nhóm trình bày.
 -GV kết luận: Mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không một loại thức ăn nào dù có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng đến đâu cũng không thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Aên phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món sẽ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, giúp ta ăn ngon miệng và quá trình tiêu hoá diễn ra tốt hơn.
 3. Làm việc với sgk tìm hiểu tháp dinh dưỡng:
 Mục tiêu: Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế.
 -GV yêu cầu HS nghiên cứu “tháp dinh dưỡng cân đối trung bình trong một tháng cho một người”.
 -HS làm việc theo cặp, thay nhau đặt câu hỏi và trả lời: Hãy nói tên nhóm thức ăn: 
 +Cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít; ăn hạn chế.
 -HS báo cáo kết quả dưới dạng đố nhau( 1 HS hỏi và 1 HS trả lời).
 -GV kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vitamin, chất khoáng, chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần ăn vừa phải. Đối với thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.
 4. Trò chơi đi chợ:
 Mục tiêu: Biết lựa chọn các thức ăn cho từng bữa ăn một cách phù hợp và có lợi cho sức khoẻ.
 -GV treo tranh có vẽ một số món ăn, đồ uống, HS lựa chọn các thức ăn, đồ uống có trong tranh.
 -Phát cho HS chơi các tờ giấy có màu khác nhau để ghi tên thức ăn, đồ uống dùng trong bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.
 -HS giới thiệu trước lớp những thức ăn, uống mình chọn.
 -Cả lớp nhận xét. 
 5. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng và nói với cha mẹ về tháp dinh dưỡng.
èèèèèèèèèèè
Thứ ba, ngày 26 tháng 9 năm 2006
Thể dục
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI
TRÒ CHƠI “CHẠY ĐỔI CHỖ, VỖ TAY NHAU”
 I. Mục tiêu:
 -Ôân đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, đi đúng hướng, đảm bảo cự ly đội hình.
 -Trò chơi “ Chạy đổi chỗ, vỗ tay nhau”. Yêu cầu rèn luyện kỹ năng chạy, phát triển sức mạnh, HS chơi đúng luật, hào hứng, nhiệt tình.
 -Bỏ ôn tập hàng dọc, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái.
 II. Địa điểm, phương tiện:
 -Địa điểm: Trên sân trường.
 -Phương tiện: còi, vẽ, kẻ sân chơi.
 III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Thời gian
Phương pháp ... hi nội dung cần ghi nhớ.
- Bìa ghi các từ ngữ ở bài tập 2.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
	1.Kiểm tra bài cũ: Câu kể “Ai, là gì”. 
	- HS đọc thầm giới thiệu các thành viên có trong ảnh gia đình 
	- GV nhận xét.
	2. Bài mới:
	a.Giới thiệu bài
	- GV giới thiệu – ghi bảng.
	b.Phần nhận xét
	* Yêu cầu 1: Tìm câu kể kiểu “Ai, là gì?” trong đoạn văn. 
	- HS đọc đoạn văn
	+ Đoạn văn này có mấy câu?
	+ Câu nào có dạng Ai là gì?
	- Thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi trên.
	 - Lưu ý: Câu “Em là con nhà ai... thế này? à là câu hỏi, không phải câu kể.
	* Yêu cầu 2: Xác định vị ngữ trong câu trên.
	- Thảo luận nhóm đôi. GV hỏi
+ Bộ phận nào trả lời câu hỏi là gì?
+ Bộ phận đó gọi là gì?
* Yêu cầu 3: Những từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai – là gì? 
	- HS trả lời 
	c. Ghi nhớ.
	- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
	d.Luyện tập
	* Bài tập 1:
	- HS đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp đọc thầm
	- GV nhắc nhở: Tìm câu kiểu “Ai – là gì” trong những câu thơ sau đó xác định vị ngữ.
	- HS trao đổi nhóm.
	- HS phát biểu 
	* Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm việc cá nhân: Nối bằng viết chì vào SGK.
- HS lên bảng dùng các bìa ghi từ ngữ ghép lại thnàh câu.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét.
	* Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu.
	- HS làm việc cá nhân.: HS viết vào vở nháp.
- HS nêu câu đã làm.
- Cả lớp nhận xét. GV nhận xét.
- GV giúp HS chữa bài
	3. Củng cố – dặn dò:
- Chuẩn bị bài: chủ ngữ trong câu kể ai là gì ?. 
Địa lí
THAØNH PHOÁ CAÀN THÔ
	I - MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
	1.Kiến thức: HS biết thành phố Cần Thơ:
	- Là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ.
	- Là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học.
	2.Kĩ năng:
	- HS biết chỉ vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ Việt Nam.
	- Biết vị trí địa lí của Cần Thơ có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế.
	- Nêu những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là một trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ.
	3.Thái độ: Có ý thức tìm hiểu về thành phố Cần Thơ.
	* Giảm: từ thành phố Cần Thơ.loại đường giao thông nào? 
	II - CHUẨN BỊ:
	- Bản đồ hành chính, công nghiệp, giao thông Việt Nam.
	- Bản đồ Cần Thơ.
	- Tranh ảnh về Cần Thơ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
	1.Kiểm tra bài cũ: Thành phố Hồ Chí Minh
	- Chỉ trên bản đồ & mô tả vị trí, giới hạn của thành phố Hồ Chí Minh?
	- Nêu các đặc điểm về diện tích, dân số, kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh?
	- Kể tên các khu vui chơi, giải trí của thành phố Hồ Chí Minh?
	- GV nhận xét
	2.Giới thiệu: 
	- GV: Các em đã nghe nói đến Cần Thơ bao giờ chưa? Đây là thành phố ở trung tâm đồng bằng Nam Bộ, đã từng được gọi là Tây Đô. Cần Thơ có đặc điểm gì? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
	3. Hoạt động theo cặp 
	- GV treo lược đồ đồng bằng Nam Bộ.
	- HS chỉ và nói vị trí của Cần Thơ
	4. Hoạt động nhóm 
	- HS tìm những dẫn chứng thể hiện Cần Thơ là:
+ Trung tâm kinh tế (kể tên các ngành công nghiệp của Cần Thơ)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học
+ Dịch vụ, du lịch
	- Các nhóm trao đổi kết quả trước lớp
	- HS trả lời câu hỏi mục 1: Giải thích vì sao thành phố Cần Thơ là thành phố trẻ nhưng lại nhanh chóng trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học của đồng bằng Nam Bộ?
 - HS xem bản đồ công nghiệp Việt Nam
 - Các nhóm thảo luận theo gợi ý.
	- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp
	- GV mô tả thêm về sự trù phú của Cần Thơ & các hoạt động văn hoá của Cần Thơ.
	- GV phân tích thêm về ý nghĩa vị trí địa lí của Cần Thơ, điều kiện thuận lợi cho Cần Thơ phát triển kinh tế.
	- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày
	5.Củng cố - Dặn dò: 
	- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong SGK
	- Chuẩn bị bài: Ôn tập (ôn các bài từ bài 11đến bài 22
.
èèèèèèèèèèèè
Mĩ Thuật
VẼ TRANG TRÍ: TÌM HIỂU VỀ KIỂU CHỮ NÉT ĐỀU 
 I.MỤC TIÊU :
 - HS làm quen với kiểu chữ nét đều , nhận ra đặc điểm và vẻ đẹp của chữ 
 - HS biết sơ lược về cách kẻ chữ nét đều và vẽ được màu vào dòng chữ có sẵn 
 - HS quan tâm đến nội dung các khẩu hiệu ở trường học và trong cuộc sống hàng ngày 
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
GV: SGK, SGV
Bảng mẫu chữ nét thanh nét đậm và chữ nét đều 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1. Kiểm tra bài cũ:
 	- Nhận xét sản phẩm bài trước 
	2. Quan sát, nhận xét
 	- GV giới thiệu một số kiểu chữ nét đều và chữ nét thanh nét đậm để HS phân biệt với hai kiểu chữ này 
	- GV chỉ vào bảng chữ nét đều và tóm tắt:
	+ Chữ nét đều là chữ mà tát cả các nét thằng, cong, nghiêng, chéo hay tròn đều có độ dài bằng nhau 
	+ Các nét thẳng đứng bao giờ cũng vuông góc với dòng kẻ 
	+ Các nét cong, tròn bao giờ cũng dùng compa để quay 
	+ Chiều rộng của các chữ thường không bằng nhau 
	3. Cách kẻ chữ nét đều 
 	- GV yêu cầu HS quan sát hình 4 trang 57 SGK để các em nhận ra cách kẻ chữ nét thẳng 
 	- GV giới thiệu hình 5 trang 57 SGK và yêu cầu HS tìm ra cách kẻ chữ: R, Q, D, S, B, P 
	4. Thực hành:
 - HS làm bài cá nhân
 - GV quan sát, giúp đỡ HS
5.Nhận xét đánh gia:
	- GV nhận xét và khen ngợi những HS hăng hài phát biểu xây dựng bài 
èèèèèèèèèèèè
Thứ sáu, ngày 2 tháng 3 năm 2007
Thể Dục
KIỂM TRA BẬT XA – TẬP PHỐI HỢP CHẠY, MANG, VÁC – TRÒ CHƠI KIỆU NGƯỜI 
 I.MỤC TIÊU:
 - Kiểm tra bật xa. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác 
 - Trò chơi: Kiệu người. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình
 II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:
- Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn.
- Phương tiện: chuẩn bị còi, thước dây, đệm, hố, cát, bàn ghế, dụng cụ 
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
Nội dung
Thời gian
Phương pháp
1.Phần mở đầu:
-Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
-Tập bài thể dục phát triển chung 
-Trò chơi Làm theo hiệu lệnh 
-Chạy chậm theo 1 hàng dọc 
2.Phần cơ bản:
a)Bài tập RLTTCB 
-Kiểm tra bật xa
-Cách đánh giá: dựa trên mức độ thể hiện kĩ thuật động tác 
b)Trò chơi vận động 
-Trò chơi: Kiệu người 
3.Phần kết thúc:
-Hát, vỗ tay
-GV nhận xét phần kiểm tra `
-Giao bài tập về nhà
6-10 phút
1-2 phút
1 phút
1 phút
18-22phút
12-14phút
5-6 phút
4-6 phút
1-2 phút
2-3 phút
1 phút
-GV thực hiện.
-Cả lớp
-HS đứng tại chỗ và thực hiện.
-HS chơi 
-Lần lượt từng em thực hiện bật xa, mỗi em thực hiện 2 lần
-Tổ kiểm tra sau phục vụ tổ kiểm tra trước 
-GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi 
-HS 
-GV cùng HS.
-GV thực hiện
èèèèèèèèèèèè
Tập Làm Văn
TÓM TẮT TIN TỨC .
I - MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU :
	1- Hiểu thế nào là tóm tắt tin tức , cách tóm tắt tin tức .
	2- Bước đầu biết cách tóm tắt tin tức .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
	1.Kiểm tra bài cũ: 
	2.Hướng dẫn phần nhận xét.
	* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 
- HS đọc thầm bản tin. Xác định đoạn của bản tin.
	- HS trao đổi với bạn, thực hiện yêu cầu câu b, viết vào vở
	- Đối với câu b, GV dán tờ giấy ghi phương án trả lời (mẫu)
Đoạn 
Sự việc chính 
Tóm tắt mỗi đoạn
1
2
3
4
	Câu c: GV yêu cầu HS suy nghĩ, viết nhanh ra nháp lời tóm tắt toàn bộ bản tin. 
	* Bài tập 2:
	- GV hỏi , HS phát biểu
	3.Ghi nhớ 
	- HS đọc ghi nhớ 
	- GV nhắc HS học thuộc lòng ghi nhớ. 
	4.Phần luyện tập
	* Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập. HS suy nghĩ và làm bài tóm tắt bản tin.
	- GV phát phiếu cho vài HS, sau đó dán lên bảng. 
- HS phát biểu ý kiến. Nhận xét 
	* Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS phát biểu ý kiến
	- Yêu cầu HS cần tóm tắt bản tin theo cách thứ hai: trình bày bằng số liệu, những từ ngữ nổi bật, gây ấn tượng
	5. Củng cố – dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học. 
èèèèèèèèèèèè
Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIÊU :
	Giúp HS :
	- Rèn kĩ năng cộng và trừ phân số .
	- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ phân số .
	* Giảm: bài 4, bài 2 d 
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
	1.Kiểm tra bài cũ:
- HS sửa bài tập ở nhà. 
- Nhận xét phần sửa bài.
	2.Luyện tập chung. 
	* Bài 1: Tính 
	- Gọi HS phát biểu cách cộng, trừ hai phân số khác mẫu số. 
	- HS tự làm bài và chữa bài 
	* Bài 2: Tính 
	- HS làm tương tự bài tập 1. 
	* Bài 3: Tìm x 
	- Lưu ý HS đây là dạng tìm thành phần chưa biết của phép tính. 
	- Gọi 3 HS phát biểu cách tìm:
+ Số hạng chưa biết trong một tổng. 
+ Số bị trừ trong phép trừ.
+ Số trừ trong phép trừ. 
	- HS tự làm bài vào vở 
	* Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
	- Hướng dẫn HS vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp để tìm cách giải nhanh nhất.
	- HS tự làm vào vở 
	* Bài 5: 
	- HS đọc bài toán, nêu tóm tắt, giải bài toán. 
	- 1 HS làm ở bảng phụ. Nhận xét 
	3. Củng cố – dặn dò
	- Nhận xét tiết học
èèèèèèèèèèè
Khoa Học
ÁNH SÁNG CẦN CHO SỰ SỐNG (tiếp theo) 
I- MỤC TIÊU:
	Sau bài này học sinh biết:
	- Nêu ví dụ chứng tỏ vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người và động vật. 
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình trang 96,97 SGK.
- Một khăn tay sạch có thể bịt mắt.
- Tấm bìa có kích thước bằng 1/2 hoặc 1/3 khổ A 4.
- Phiếu học tập.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
	1.Kiểm tra bài cũ:
	- Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
	- Nhận xét 
	2.Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người 
	- Yêu cầu HS tìm VD về vai tò của ánh sáng đối với đời sống con người?
	- Nêu những bảng con lên cho cả lớp xem.
	- Em hãy chia vai trò của ánh sáng đối với con người thành 2 loại: Vai trò đối với với việc nhìn thấy và đối với sức khoẻ con người.
	- GV: Aùnh sáng mặt trời chiếu xuống trái đất bao gồm nhiều loại tia khác nhau. Trong đó có một loại tia có thể giúp cơ thể tổng hợp vi-ta-min D giúp cho răng và xương cứng hơn, trẻ em tránh được bệnh còi xương. Tuy nhiên cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ tia này. Tia này sẽ trở nên nguy hiểm nếu ta ở ngoài nắng quá lâu.
	- GV kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
	3.Tìm hiểu về vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật 
	- Chia nhóm và phát phiếu thảo luận:
1.Kể tên một số động vật mà em biết. Những con vật đó cần ánh sáng để làm gì?
2.Kể tên một số động vật kiếm ăn vào ban đêm, một số động vật kiếm ăn vào ban ngày.
3.Bạn có nhận xét gì về nhu cầu ánh sáng của các động vật đó?
	4.Trong chăn nuôi người ta đã làm gì để kích thích cho gà ăn nhiều, chóng tăng cân và đẻ nhiều trứng?
	- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung
	- GV kết luận: Như mục “Bạn cần biết”
	4.Củng cố-Dặn dò: 
	- Aùnh sáng có vai trò như thế nào đối với con người và động vật?
	- Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học.
èèèèèèèèèèè
HĐTT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4Tuan 24 2 buoi.doc