Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Lê Minh Châu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Lê Minh Châu

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi, khâm phục.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

- Cần có tính kiên trì, nhẫn nại và học tập theo Xi-ô-côp-xki

II. Chuẩn bị:Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

III. Hoạt động dạy chủ yếu

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 325Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2010-2011 - Trường TH Lê Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch Báo Giảng Tuần 13
Từ ngày 08/11 đến ngày 13/11 năm 2010
Thứ / Ngày
Môn
Tên bài dạy
Thứ hai
08/11/2010
Chào cờ 
Tập đọc
Người tìm đường lên các vì sao
Toán
Giới thiệu nhân nhẩm so ácó hai chữ số với 11
Khoa học 
Nước bị ô nhiễm
Chính tả
Nghe - viết : Người tìm đường lên các vì sao
Lịch sử
Cuộc k/c chống quân Tống xâm lược lần thứ hai
H ĐNG
Văn nghệ chào mừng ngày 20/11
Thứ ba
09/11/2010
Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
Toán
Nhân với số có ba chữ số
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Thứ tư
10/11/2010
Tâp đọc
Văn hay chữ tốt
Toán
Nhân với số có ba chữ số ( tt )
Thứ năm
11/11/2010
Luyện từ và câu
Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Khoa học
Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm
Toán
Luyện tập
Đạo đức
Hiếu thỏa với ông bà cha mẹ
Địa lí
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
Toán ôn
Luyện tập nhân với số có 2 chữ số
 Tập làm văn
Trả bài văn kể chuyện
Thứ sáu
12/11/2010
Tập làm văn
Oân tập văn kể chuyện
Toán
Luyện tập chung
Tiếng việt ôn
Luyện đọc bài văn hay chữ tốt
SHL
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010
TẬP ĐỌC
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài: Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ô-côp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
- Cần có tính kiên trì, nhẫn nại và học tập theo Xi-ô-côp-xki
II. Chuẩn bị:Tranh ảnh vềõ khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III. Hoạt động dạy chủ yếu
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Oån định
 2.KTBC:-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-Nhận xét và ghi điểm HS .
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS kha,ù giỏi đọc bài. GV chia đoạn
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
-GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). Kết hợp tìm hiểu nghĩa từ ø.
-GV đọc mẫu .
 * Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì?
+Khi còn nhỏ , ông đã làm gì để có thể bay được?
+Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Nhận xét
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì?
+Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
-Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
+Đó cũng chính là nội dung đoạn 2,3.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi.
-Ý chính của đoạn 4 là gì?
-Nhận xét
+En hãy đặt tên khác cho truyện.
-Câu truyện nói lên điều gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
 * Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
-Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
-Yêu cầu HS luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS .
-Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
-Nhận xét và cho điểm học sinh.
4. Củng cố – dặn dò:
- Câu chruyện giúp em hiểu điều gì?
-Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ô-côp-xki.
- GV: Qua câu chuyện các em cần học tập theo những đức tính tốt đẹp của Xi-ô-côp-xki là phải biết kiên trì, nhẫn nại để trở thành nhà khoa học vĩ đại
-Dặn HS về nhà học bài.
-Nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Quan sát và lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng
-4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Từ nhỏ  đến vẫn bay được.
+Đoạn 2:Để tìm điều đến tiết kiệm thôi.
+Đoạn 3: Đúng là  đến các vì sao
+Đoạn 4: Hơn bốn mươi đến chinh phục.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.
+Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim
+Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Xi-ô-côp-xki tìm cách bay vào không trung.
+Nói lên mơ ước của Xi-ôn-côp-xki.
-2 HS nhắc lại.
-2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
+ Xi-ô-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, .. có khi đến hàng trăm lần.
+Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
+ Xi-ô-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: .. ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
-2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Đoạn 4 nói lên sự thành công của Xi-ô-côp-xki.-1 HS nhắc lại.
+Tiếp nối nhau phát biểu.
*Ước mơ của Xi-ô-côp-xki.
*Người chinh phục các vì sao.
-Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-onâ-côp-xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao.
-4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc (như đã hướng dẫn).
-1 HS đọc thành tiềng.
-HS luyện đọc theo cặp.
-3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm.
-3 HS thi đọc toàn bài.
-Câu chuyện nói lên từ nhỏ Xi-ô-côp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời.
+Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại.
+Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý quyết tâm.
- HS cả lớp
* Điều chỉnh,bổ sung:
TOÁN
NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11
I.Mục đích yêu cầu:
 - Giúp HS biết cách và có kĩ năng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
 - Tính nhanh nhẹn khi tính toán để áp dụng vào thực tiễn
II.Hoạt động dạy chủ yếu: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định
2.KTBC :
 -GV gọi HS làm bài tập còn lại của tiết 60.
-Kiểm tra vở của một số HS khác
 -GV chữa bài và cho điểm HS 
3.Bài mới :
 a) Giới thiệu bài 
 b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 )
 -GV viết lên bảng phép tính 27 x 11.
 -Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
 -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ?
 -Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. 
 -Như vậy , khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. 
 -Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 
7 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? 
 -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
 * 2 cộng 7 = 9 
 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. 
 * Vậy 27 x 11 = 297 
 -Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. 
 -GV nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27 ,41  đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48 ,57 ,  thì ta thực hiện thế nào ? Chúng ta cùng thực hiện phép nhân 48 x 11. 
 c.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10)
 -Viết lên bảng phép tính 48 x 11.
 -Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhaẵm x 11. 
 -Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
 -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ? 
 -Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11. 
 -Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. 
 + 8 là hàng đơn vị của 48. 
 + 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 
48 ( 4 + 8 = 12 ). 
 + 5 là 4 + 1 với 1 là hang chục của 12 nhớ sang 
 -Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau
 + 4 công 8 bằng 12 .
 + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. 
 + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. 
 +Vậy 48 x 11 = 528. 
 -Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11.
 -Yêu cầu HS thực hiện nhân nnhẩm 75 x 11. 
 d) Luyện tập 
 Bài 1
 -Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần. 
 Bài 2 - HS khá giỏi làm bài
 -GV hướng dẫn HS khá giỏi làm bài
 -GV nhận xét và ghi điểm HS. 
 Bài 3- GV yêu cầu HS đọc đề bài 
- Bài toán cho biết gì?
- bài toán hỏi gì?
 -Yêu cầu HS làm bài vào vở .
Bài giải
Số hàng cả hai khối lớp xếp được là
17 + 15 = 32 ( hàng )
Số học sinh của cả hai khối lớp
11 x 32 = 352 ( học sinh )
Đáp số : 352 học sinh
- HS nhận xét .GVNX
Bài 4:Dành cho HS khá giỏi
 -Cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng , câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp , sau đó so sánh và rút ra kết quả .
4.Củng cố, dặn dò:
 -Dặn HS về nhà làm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau.
 -Nhạân xét tiết học.
-4 HS lên sửa bài , HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn 
-HS nghe.
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào giấy nháp 
 27
 11
 27 
 27
 297
-Đều bằng 27. 
-HS nêu. 
-Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó (2 + 7 = 9 ) vào giữa. 
-HS nhẩm 
-HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào nháp 
 48
 11
 48 
 48
 528
-Đều bằng 48.
-HS nêu.
-HS lắng nghe 
-2 HS lần lượt nêu.
-HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. 
-Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. 
- HS khá giỏi là ... bị:
 - GV: tranh ảnh một số con vật
 - HS : đất nặn, giấy nháp
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định:
2. KTBC:
 - GV nêu yêu càu kiểm tra
 - GV nhận xét
3. Bài mới:
a/ GTB + GT
b/ Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát,nhận xét
 - Y/C HS xem tranh và trả lời các câu hỏi:
 + Đây là con vật gì? Hình dáng, các bộ phận của con vật như thế nào?
 + Nhận xét về các đặc điểm nổi bật. Màu sắc của con vật như thế nào?
* Hoạt động 2: Cách nặn con vật
 - Y?C HS quan sát cách nặn mẫu; chú ý các thao tác ghép dính các bộ phận. Đọc cách nặn
* Hoạt động 3: Thực hành:
 - Y?C HS chọn con vật yêu thích để nặn hoặc xé dán
 - GV quan sát , hướng dẫn
* Hoạt động 4: Nhận xét
- Tổ chức cho HS nhận xét
4. Củng cố:
GD HS yêu mến các con vật, tích hợp bảo vệ môi trường: các em không nên giết hại những con vật có ích. Nếu gặp những người săn bắn trái phép, em nên tìm cách báo cho người lớn hoặc báo cho chính quyền địa phương
5. Dặn dò:
 - Những em nào chưa làm xong về nhà tiếp tục hoàn thành. Chuẩn bị bài sau
- Nhận xét tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu 
-HS nhắc tựa
- HS xem tranh v2 trả lời các câu hỏi
- cá nhân
- HS quan sát
- HS đọc SGK
- Chọn con vật để nặn hoặc xé dán
- Trình bày sản phẩm trên bàn
- HS nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn
* Điều chỉnh,bổ sung:
..
AN TOÀN GIAO THÔNG
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ 
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THP6NG ĐƯỜNG THỦY
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết mặt nước cũng là đường giao thông. Nước ta có bờ biển dài, có nhiều sông, hồ, kênh rạch nên giao thông đường thủy thuận lợi và có vai trò quan trọng; biết tên gọi các loại các loại phương tiện giao thông đường thủy; các biển báo hiệu giao thông đường thủy để đảm bảo an toàn khi đi trên đường thủy
 - Nhận biết các loại phương tiện giao thông đường thủy thường thấy và nêu tên gọi của chúng: nhận biết 6 biển báo giao thông đường thủy
 - Có ý thức khi đi trên phương tiện giao thông đường thủy
II. Chuẩn bị:
 - GV: 6 biển báo giao thông đường thủy và bản đồ tự nhiên Vnam(sông ngòi)
 - HS: SGK
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Oån định
2. KTBC:
 - Gv nêu yêu cầu kiểm tra:
 - GV nhận xét
3. Bài mới:
 a/ GTB +GT
 b/ Nội dung:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về phương tiện giao thông đường thủy:
 ? Những nơi nào có thể đi lại trên sông nước được?
- GV giao thông đường thủy gồm: giao thông đường thủy nội địa vàgiao thông đường biển
* Hoạt động 2: Phương tiện giao thông đường thủy nội địa
- Y?C HS thảo luẫn với các nội dung sau:
 + Có phải bất cứ nơi nào có mặt nước đều có thể đi lại được, trở thành đường giao thông?
 + Để đi lại được trên sông nước chúng ta cần có những phương tiện giao thông nào? Nêu tên các loại phương tiện giao thông đường thủy nội địa mà em biết
- Y/C đại diện các nhóm trình bày kết qảa
- Các nhóm khác nhận xét 
* Hoạt động 3: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa
 - GV treo các biển báo và giới thiệu có 6 biển báo giao thông đường thủy nội địa thường gặp:
 + Biển báo cấm đậu
 + Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua
 + Biển báo cấm rẽ trái
 + Biển báo cấm rẽ phải
 + Biển báo chỉ dẫn phía trước có bến đò, bến khách sang sông
 + Biển báo chỉ dẫn được phép đậu 
- Y/C HS quan sát và nêu lại tẹn 6 loại biển báo giao thông đường thủy nội địa thường gặp
4. Củng cố:
 - nêu lại nội dung vừa học
5.Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài
 - Chuẩn bị bài sau
 - Nhận xét tiết học
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS nhắc tựa
- Sông, hồ,kêng,biển..
- HS tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung
 + Chỉ những nơi mặt nước đủ bề rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn của tàu, thuyền và có chiều dìa mới có thể ttro73 thành đường gao thông
+ Để đi lại trên mặt nước chúng ta cần có những phương tiện giao thông đường thủy kà; thuyền,bè,ca nô, tàu thủy, thuyền (ghe) máy, phà máy
HS lắng nghe
- HS quan sát và nêu lại
* Điều chỉnh,bổ sung:
..
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 1)
I. Mục đích yêu cầu:
 - Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm
 - Tính cẩn thận khi khâu 
II. Chuẩn bị:
 - GV : Quy trinh mẫu khâu đột thưa, mẫu vải khâu đột thưa
 - HS : Vải khổ 20 x 30cm. len, chỉ, kim
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định
2. KTBC
 GV nêu yêu cầu kiểm tra:
 Nhận xét
3.Bài mới:
 a/ GTB + GT
 b/ Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu
 - GV giới thiệu mẫu khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, ở mặt trái kết hợp với quan sát hình 1. Y/C HS trả lời câu hỏi
 + Đặc điểm của mũi khâu đột thưa?
 + So sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- Tổ chức cho HS nhận xét bổ sung
* Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật
- GV treo quy trình khâu đột thưa yêu cầu HS quan sát hình 2, 3, 4, nêu các bước trng quy trình khâu đột thưa
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất và mũi thứ 2 bằng kim khâu len
- Y/C HS đọc mục 2 (SGK) xem hình 3a, b, c d, và nêu cách khâu đột thưa
* Lưu ý:
 + Khâu theo chi6eu2 từ phải sang trái
 + Thực hiện theo quy tắc lùi 1 tiến 3
 + Không rút chỉ chặt quá,lỏng quá.
 + Cuối đường khâu xuống kim để kết thúc đường khâu
- GV kiểm tra dụng cụ vật liệu , dụng cụ của HS
- Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li
4. Củng cố: Nêu lại quy trinh khâu đột thưa
5. Dặn dò: Chuẩn bị dụng cụ tiết sau tiếp tục họcm 
-HS thực hiện theo yêu cầu
-HS nhắc tựa
- HS quan sát và nhận xét
 + Mặt phải các mũi khâu cách đều nhau gống mũi khâu thường
 + mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề
 + Khâu đột thưa phải khâu từng mũi một ( sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ lên)
- HS quan sát hình 2, 3, 4 nêu các bước trong quy trinh khâu đột thưa
- HS tự vạch dấu đường khâu( giống vạch dấu đường khâu thường)
- HS đọc mục 2 SGK xem hình 3a, b, c, d và nêu các bước khâu đột thưa 
- HS tập khâu trên giấy
* Điều chỉnh,bổ sung: ..
AN TOÀN GIAO THÔNG
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I/Mục đích yêu cầu:
 - Biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò, là nơi các phương tiện giao thông công cộng đỗ, đậu để đón khách lên xuống tàu, xe, thuyền, đò; Biết cách lên, xuống tàu, xe,thuyền, đò, ca nô một cách an toàn; Biết các quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu, thuyền ,ca nô
- Có kĩ năng và có hành vi đúngkhi đi trên các phương tiện giao thông công cộng như: xếp hàng khi lên xuống, bám chặt tay vịn, thắt dây an toàn, tư thế ngôi trên tàu, xe, thuyền.
- Có ý thứcthu7c5 hiện đúng các các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người
II.Chuẩn bị:
 - GV: Aûnh nhà ga,bến tàu, bến xe; hình ảnh người lên , xuống tàu, thuyền
III. Hoạt động dạy chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Oån định lớp
2,KTBC:
- GV nêu yêu cầu kiểm tra:
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới:
 a/GTB + GT
 b/Nội dung:
* Hoạt động 1: Các loại phương tiện giao thông công cộng
 + Em hãy nêu các loại phương tiện giao thông công cộng mà em biết?
 + Muốn đi ô tô hay tàu hỏa em đến đâu để mua vé? Người ta gọi những nơi ấy là gì?
 + Ở những nơi đó có chỗ dành cho những người đợi tàu, xe gọi là gì? Và chỗ bán vé cho người đi tàu,xe gọi là gì?
* Hoạt động 2: Lên, xuống tàu, xe
- Y/C HS thảo luận nhóm các nội dung sau:
 + Khi đi ô tô con, em thấy xe đỗ bên lề đường thì lên, xuống ở phía nào? Ngồi vào trong xe động tác đầu tiên cần nhớ là gì?
 + Khi đi xe buýt, xe khách em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
 + Em cần làm gì để đảm bảo an toàn ki đi tàu hỏa?
 +Khi đi thuyền, ca nô, tàu em cần làm gì để đảm bảo an toàn?
- Y/C các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét
 ? Nếu chen nhau, ai cũng vội vàng lên trước thì sao?
 ? Nếu hấp tấp bước lên tàu, thuyềnkho6ng bám,vịn thì sao?
 - Vậy khi lên, xuống tàu,xe chúng ta phải làm gì?
* Hoạt động 3: Ngồi ở trên tàu, xe
-Y/C HS làm vào phiếu học tập: điền Đ hay S vào ô trống trong những câu dưới đây
a/Đi tàu chạy, nhảy trên các toa, ra ngồi ở bậc lên, xuống 
b/ Ngồi trên ô tô, tàu hỏa phải ngồi chắc trên ghế
c/ Đi tàu, ca nô đứng tựa lan can tàu,cúi nhìn xuống nước
d/ Đi thuyền thò chân xuống nước hoặccui1 xuống nước vớt nước lên nghịch
e/ Đi xe buýt không cần bám vịn vào tay vịn
- Y/C HS đọc bài làm và giải thích thêm vì saohanh2 vi đó là sai?
4. Củng cố- Dặn dò:
GD HS có ý thứcthu7c5 hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người
- VN xem lai bài và thực hiện nội dung vừa học
- HS thực hiện
- HS nhắc tựa
- HS nêu: Ô tô chở khách, xe buýt, tàu thủy
- Nơi bán vé, bến xe, nhà ga
- Nhà chờ (phòng chờ), phòng vé
- Các nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
- HS trả lời
- HS đọc SGK
- HS làm bài. Các câu đúng là b, các câu còn lại là sai vì: đó là các hành vi nguy hiểm, không an toàn
* Điều chỉnh,bổ sung:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_nam_hoc_2010_2011_truong_th_le_minh_ch.doc