Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007

I. MỤC ĐÍCH:

1. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện, đọc phân biệt lời các nhân vật .

 2. Hiểu ý câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hẵn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác bạo ngược.

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

Tranh minh hoạ bài học trong SGK

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ:

 GV kiểm tra 2HS đọc thuộc lòng bài đoàn thuyền đánh cá và trả lời các câu hỏi trong SGK.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:

- GV giới thiệu chủ điểm “Những ngưòi quả cảm” trên tranh minh hoạ chủ điểm (HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh)

- Giới thiệu truyện “Khuất phục tên cướp biển” bằng tranh minh hoạ. HS theo dõi

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc: HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài 2- 3 lượt.

- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa những từ khó đọc được chú giải sau bài

- Hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi “ Có câm mồm không” “anh bảo tôi phải không”

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25	 Thứ 2 ngày 5 tháng 3 năm 2007
Tập đọc
 Khuất phục tên cướp biển
I. Mục đích: 
1. Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng kể khoan thai nhưng dõng dạc, phù hợp với diễn biến câu chuyện, đọc phân biệt lời các nhân vật . 
 	2. Hiểu ý câu chuyện: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hẵn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác bạo ngược.
II. Đồ dùng dạy- học:
Tranh minh hoạ bài học trong SGK
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 GV kiểm tra 2HS đọc thuộc lòng bài đoàn thuyền đánh cá và trả lời các câu hỏi trong SGK.
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:
- GV giới thiệu chủ điểm “Những ngưòi quả cảm” trên tranh minh hoạ chủ điểm (HS nhận ra các nhân vật anh hùng trong tranh)
- Giới thiệu truyện “Khuất phục tên cướp biển” bằng tranh minh hoạ. HS theo dõi
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài 2- 3 lượt.
- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa những từ khó đọc được chú giải sau bài 
- Hướng dẫn HS đọc đúng các câu hỏi “ Có câm mồm không” “anh bảo tôi phải không” 
 	- HS luyện đọc theo cặp.
- 1HS đọc cả bài 
 	- GV đọc diễn cảm toàn bài 
b. Tìm hiểu bài: GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài bằng các câu hỏi:
- Tính hung hãn của tên chúa tàu được thể hiện qua những chi tiết nào? 
- Lời nói, cử chỉ của bác sỹ Ly cho thấy ông là người như thế nào?
 ( Ông là người nhân hậu, đIũm đạm nhưng cũng rất cứng rắn , dũng cảm dám đối đầu chống cái xấu, cái ác bất chấp nguy hiểm)
- Vì sao bác sỹ Ly khuất phục được tên cướp biển? 
- Truyện đọc giúp em hiểu ra điều gì? 
- Gợi ý để HS nêu nội dung của bài tập đọc
 c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 	- Gọi 3 HS đọc truyện theo cách phân vai.
 	- GV hướng dẫn đọc diễn cảm, đọc đúng lời nhân vật
 	- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại giữa bác sỹ Ly và tên cướp biển theo cách phân vai
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe
Chính tả:
Khuất phục tên cướp biển
I. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng đoạn từ “ Cơn tức giận như con thú dữ nhất chuồng” trong bài “Khuất phục tên cướp biển” 
- Làm đúng bài tập chính tả phân biệt: r/gi/d hoặc ên/ ênh
II. Đồ dùng dạy học:
- 4 tờ giấy khổ to và bút dạ viết bài tập 2a, 2b.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS lên bảng: GV đọc cho HS viết các từ khó dễ lẫn của tiết trước: mở cửa, thịt mỡ, nghỉ ngơi, tranh cãi, cải tiến.
- GV nhận xét - cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Trao đổi về nội dung đoạn văn:
- GV đọc mẫu đoạn chính tả. HS theo dõi 
- Một HS đọc lại, cả lớp đọc thầm để trả lời câu hỏi: 
H: Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất hung dữ ?
H: Hình ảnh nào cho thấy bác sỹ Ly và tên cướp biển trái ngược nhau ?
2. Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ viết sai trong đoạn văn
- GV đọc các từ khó. HS viết vào giấy nháp - 2 em viết trên bảng: 
tức dận, dữ dội, đứng phắt, rút soạt dao ra, quả quyết, gườm gườm,
3. Viết chính tả:
	- GV nhắc HS trình bày đúng, đẹp
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu 
4. Soát lỗi, chấm bài: GV chấm một số bài, nhận xét
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu đoạn văn
- Dán 4 tờ phiếu lên bảng 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Tổ chức cho từng nhóm thi tiếp sức tìm từ 
- Hướng dẫn cách chơi.
- Các tổ theo dõi sau đó thi làm bài (không gian- bao giờ- dãi dầu đứng gió - rõ ràng - khu rừng)
- GV yêu cầu đại diện nhóm đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh của nhóm mình
- Các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chép lại đoạn văn ở nhà bài 2a và làm thêm các BT còn lại.
Toán
Phép nhân phân số
I. Mục đích: Giúp HS
- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số
- Biết thực hiện phép nhân phân số
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK
III Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1HS phát biểu cách cộng 2 phân số khác mẫu số
- 1HS phát biểu cách trừ 2 phân số khác mẫu số
- GV nhận xét - ghi điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu nội dung của giờ học
2. Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân thông qua tính diện tích hình chữ nhật:
- Yêu cầu HS tính diện tích hình chữ nhật mà các cạnh có độ dài là các số tự nhiên
+ HS thực hiện: S = 5 x 3 (m)
- Yêu cầu HS tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là m, chiều rộng là m
+ HS thực hiện phép nhân: 
3. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số:
a. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ.
+ HS quan sát hình vẽ trong sgk
? Hình vuông trong sgk có diện tích bao nhiêu? gồm mấy ô?
+ HS nêu có 1m và 15 ô
- Mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần của diện tích hình vuông?
? Hình chữ nhật (phần tô màu có mây ô)? (chiếm 8 ô)
- Diện tích hình CN bằng bao nhiêu m( bằng m)
b. Rút ra quy tắc:
 	- Dẫn dắt đến phép nhân:
- HS quan sát và rút ra quy tắc thực hiện phép nhân hai phân số (như SGK).
- GV ghi bảng quy tắc. Nhiều HS nhắc lại.
4. Thực hành: 
Bài 1: - HS vận dụng quy tắc vừa học và làm vào vở
Bài 2: - Cho HS nêu yêu cầu của bài tập
- GV hướng dẫn: Ví dụ:
a) 
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm ở bảng; lớp và GV chữa bài
Bài 3: - Gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS tự làm vào vở, không cần vẽ hình.
- GV cùng lớp chữa bài:
Diện tích hình chữ nhật là:
	Đáp số: 
5. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi 2 HS nêu lại quy tắc thực hiện phép nhân 2 phân số.
- Nhận xét tiết học 
Khoa học
ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt
I. Mục tiêu:
Sau bài học HS có thể
- Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối về vật cho ánh sáng truyền qua một phần vật cản để bảo vệ đôi mắt
- Nhận biết và phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt
- Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không để được chiếu thẳng vào mắt, về cách đọc, viết ở những nơi ánh sáng không hợp lí.
III. Các hoạt động dạy va học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS lên bảng trả lời: Nêu vai trò của ánh sáng đối với con người, động vật
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 GV nêu mục đích, yêu cầu của bài học 
Hoạt động 2: Tìm hiểu những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào mắt
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt
- HS thảo luận nhóm dựa vào kinh nghiệm và hình trang 98,99 SGK để tìm hiểu, các nhóm báo cáo, những việc nên làm và không nên làm để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra.
- GV kết luận chung.
- GV hướng dẫn HS liên hệ kiến thức đã học về sự tạo thành bóng tối về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng  trong mọt số tình huống ứng xử với ánh sáng để bảo vệ đôi mắt ( HS theo dõi)
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số việc nên/ không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết
Bước 1: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm ( HS làm việc theo nhóm, quan sát các tranh và trả lời câu hỏi tranh 99 SGK nêu lý do lựa chọn)
Thảo luận chung: Các nhóm trình bày ý kiến. GV và lớp nhận xét, bổ sung
Bước 2: GV kết luận
Bước 3: Làm việc theo phiếu: GV ra một số câu hỏi- HS làm việc cá nhân:
1. Em có viết, đọc dưới ánh sáng quá yếu không?
a. Thường xuyên
Không bao giờ
Thỉnh thoảng
(HS hoàn thành phiếu trình bày trước lớp)
2. Em đọc, viết dưới ánh sáng quá yêu khi nào?
Em có thể làm gì để tránh, khắc phục việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu
GV kết luận, khuyên HS những việc nên làm, không nên làm để tránh ánh sáng quá yếu, hoặc quá mạnh để bảo vệ đôI mắt
C. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị cho tiết sau
Thứ 3 ngày 6 tháng 3 năm 2007
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách nhân phân số với số tự nhiên và cách nhân số tự nhiên với phân số.
- Biết thêm một ý nghĩa của phép nhân phân số với số tự nhiên ( x 3 là tổng của 3 phân số bằng nhau + + ).
- Củng cố quy tắc nhân phân số và biết nhận xét để rút gọn phân số.
II. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Muốn thực hiện nhân hai phân số ta làm như thế nào?
GV nhận xét - ghi điểm.
B. Bài mới: 
 Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Tính (Theo mẫu)
- GV hướng dẫn bài mẫu:
GV viết lên bảng: x 5
? Muốn viết 5 thành phân số ta viết như thế nào?
- Yêu cầu 1 HS lên bảng làm – cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và hướng dẫn cách viết gọn hơn: (như sgk)
- Yêu cầu HS làm các phép tính còn lại
- GV nhận xét chữa bài
? Em có nhận xét gì về phép nhân ở phần c, d.
GV: Cũng giống như phép nhân số tự nhiên, mọi phân số khi nhân với 1 cũng có kết quả bằng chính phân số đó, mọi phân số khi nhân với 0 cũng bằng không.
Bài 2: Tính (Theo mẫu)
- GV hướng dẫn bài mẫu: ( tiến hành tương tự BT 1)
? Em có nhận xét gì về phép nhân ở phần c, d.
- GV kết luận: 1 nhân với phân số nào cũng bằng phân số đó.
- 0 nhân với phân số nào cũng bằng không
Bài 3: Tính rồi so sánh kết quả.
- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm - cả lớp làm vào vở
- GV nhận xét - chữa bài.
Bài 4: Tính rồi rút gọn
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét - chữa bài
Bài 5: ? Muốn tính chu vi hình vuông ta làm như thế nào?
? Muốn tính diện tích hình vuông ta làm như thế nào?
- HS tự làm bài vào vở
- GV nhận xét bài và cho điểm một số HS.
C. Củng cố - dặn dò: 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà hoàn thiện bài tập trong SGK tiết 123. 
Luyện từ và câu:
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ?
I. Mục tiêu : 
- HS nắm được ý nghĩa và cấu tạo của CN trong câu kể Ai là gì ?
- Xác định được CN trong câu kể Ai là gì ? tạo được câu kể Ai là gì ? từ những CN đã cho .
II .Đồ dùng dạy học : Giấy khổ to
III . Các hoạt động dạy - học 
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Phần nhận xét:
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập, làm vào vở bài tập, lần lượt phát biểu ý kiến.
- HS nhận xét ý kiến của bạn.
- GV kết luận.
- GV dán 4 băng giấy viết 4 câu kể Ai là gì? ở SGK, mỗi HS gạch dưới bộ phận chủ ngữ trong mỗi câu 
- CN trong các câu trên do những từ ngữ nào tạo thành?
3. Phần ghi nhớ:
- Gọi 3- 4 HS đọc ghi nhớ
4. Phần luyện tập
Bài tập1:
+ HS đọc yêu cầu bài tập, thực hiện từng yêu cầu bài tập
+ HS phát biểu ý kiến
GV nhận xét lại, chốt ý đúng
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập 2
- GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài tập
- Mời HS trình bày kết quả
- GV nhận xét lại
- Yêu cầu 2 HS đọc kết quả bài
Bài tập 3:
- Yêu cầu HS đọc  ...  thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1, 2: 
- Gọi 2 HS tiếp nối đọc nội dung BT 1,2
- GV: Muốn tóm tắt tin tức, các em phải nắm chắc từng nội dung bản tin.
 	- Yêu cầu HS đọc lại cả bản tin . HS đọc thầm 2 đoạn tin.
 	- GV phát giấy A3 cho một số HS làm và yêu cầu dán trên bảng. 
- Gọi một số em đọc bài làm trên giấy có tin ngắn gọn , đủ ý.
 HS đọc thầm 2 bản tin, tóm tắt nội dung bản tin bằng 1-2 câu, viết lại vào VBT 
( Chẳng hạn: Tin A: Liên đội trường TH Lê Văn Tám- An Sơn, Tam Kì, Quãng Nam trao học bổng và quà cho các bạn học sinh nghèo học giỏi và các bạn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn)
- GV nhận xét.
Bài tập 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu BT. 
- GV lưu ý các yêu cầu của BT: Bước1: Tự viết tin; Bước 2: Tóm tắt lại tin đó. 
- GV kiểm tra chuẩn bị của HS. Nhắc HS cần nêu được các sự việc kèm theo số liệu liên quan có trong bản tin (Các chủ đề về hoạt động của các chi đội, thôn xóm, ....) 
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Một số HS trình bày tin các em đã viết.
- Cả lớp bình chọn tin hay nhất, tin ngắn gọn, đủ ý nhất.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học, yêu cầu HS làm BT 3 chưa đạt về nhà làm lại. 
- Dặn HS chuẩn bị tiết sau. 
Toán
 Tìm phân số của một số 
I. mục tiêu: 
 Giúp HS biết cách giải bài toán dạng: tìm phân số của một số. 
II. Đồ dùng dạy- học: Vẽ sẵn hình trong SGK lên giấy khổ to 
III. Hoạt động dạy- học:
A. Bài cũ: - Gọi HS lên bảng làm bài tập tiết 124 
 - GV nhận xét, chữa bài và cho điểm.
B. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi mục bài.
HĐ 1: Giới thiệu cách tìm phân số của một số.
a. Gọi 1 HS nhắc lại bài toán tìm một phần mấy của một số 
Hỏi: của 12 quả cam là mấy quả cam?
 1 HS làm trên bảng, cả lớp tính nhẩm
b. GV nêu BT: 1 rổ có 12 quả cam. Hỏi quả cam trong rổ là bao nhiêu quả cam?
- GV treo hình vẽ. Gợi ý để HS nhận thấy số cam nhân với 2 thì được số cam. Từ đó có thể tìm số cam: 
 số cam trong rổ là: 12 : 3 = 4 (quả cam) 
 số cam trong rổ là: 4 x 2 = 12 (quả cam)
 Vậy của 12 quả cam là 8 quả cam.
GV kết hợp cho HS giải bài toán vào vở nháp.
Vậy Muốn tìm của số 12 ta lấy số 12 nhân với 
GV có thể cho HS làm thêm một số ví dụ : Tìm của 15 ; tìm của 18
HĐ2: Luyện tập
- Cho HS dựa vào bài mẫu (Trong phần lí thuyết ) tự làm lần lượt các bài 1,2,3 trong SGK 
- Gọi một số em lên bảng trình bày. GV theo dõi và gợi ý cho HS yếu 
 HĐ3: Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét giờ học. Dặn HS xem lại nội dung bài vừa học.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
I. Mục tiêu:
1. Mở rộng hệ thống hóa vốn từ thuộc chủ điểm: Dũng cảm 
2. Biết sử dụng các từ ngữ đã học để tạo thành những cụm từ có nghĩa, hoàn chỉnh các câu văn hoặc đoạn văn. 
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Băng giấy viết BT 1; 
- Bảng phụ ghi BT 2 
-Từ điển Tiếng Việt 
III. Hoạt động dạy- học:
A.Kiểm tra bài cũ: 
 	- GV gọi 2HS nêu nội dung ghi nhớ tiết trước CN trong câu kể Ai làm gì? Nêu ví dụ về câu kể Ai làm gì?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học và ghi mục bài. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập 
 Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS làm vào VBT 
- GV dán 3 băng giấy viết các từ ngữ ở BT1, yêu cầu HS gạch dưới các từ cùng nghĩa với dũng cảm.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài tập 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận ghép thử từ “Dũng cảm” vào trước hoặc sau mỗi từ ngữ cho trước 
- HS thảo luận nhóm, nhóm nào xong trước thì dán lên.
- GV nhận xét, kết luận lời giả đúng. 
Bài tập3:
 	- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung yêu cầu BT3 
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV gọi HS chữa bài và nhận xét:
Gan góc - Chống chọi kiên cường không lùi bước
Gan lì - Gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ hãi.
Gan dạ - Không sợ nguy hiểm
Bài tập 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- GV dán phiếu có nội dung BT 4, mời một số HS lên làm thi 
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm viết lại một số từ và chuẩn bị bài sau
Kĩ thuật
Lắp xe đẩy hàng ( Tiết1)
 I. Mục tiêu: 
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng 
- Lắp được đầy đủ các bộ phận và đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp tháo các chi tiết của xe đẩy hàng. 
II. Đồ dùng dạy- học: Mẫu xe đẩy hàng lắp sẵn ; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật 
III. Hoạt động- dạy- học: 
A. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B. Bài mới: 
HĐ1: GV giới thiệu về xe đẩy hàng và nêu mục đích bài học 
HĐ2: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu 
- GV cho HS quan sát mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn.
Hướng dẫn HS quán sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
Để lắp được xe đẩy hàng theo em cần có mấy bộ phận ?
+ HS trả lời : (5 bộ phận : Giá đỡ trục bánh xe; Tầng trên của xe và giá đỡ ; Thành sau xe; Càng xe; Trục bánh xe).
- GV nêu lại tác dụng của xe đẩy hàng trong thực tế.
- GV gọi HS nhắc lại một số tác dụng của xe đẩy hàng 
 HĐ3: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
 	- Cho HS đọc mục chọn các chi tiết và tự chọn các chi tiết, để vào nắp hộp theo tong loại.
- Gọi một số em lên chọn một só chi tiết cho cả lớp xem. GV bổ sung
b) Lắp từng bộ phận : GV vừa hướng dẫn vừa thao tác mẫu:
- Lắp giá đỡ trục bánh xe (H2-SGK)
- GV hướng dẫn lắp giống lắp thanh giá đỡ của xe nôi. 
- Lắp tầng trên của giá đỡ ( H3- SGK) ( Các bước tương tự như lắp giá đỡ trục bánh xe)
- Lắp thành sau xe, càng xe, trục xe.
c) Lắp ráp xe đẩy hàng: 
Gv tiến hành các bước lắp ráp theo quy trình 
d) Gv hướng dẫn cách tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. 
- Dặn: xem lại bài, tiết sau tiếp tục lắp ráp xe đẩy hàng
Thứ 6 ngày 9 tháng 3 năm 2007
Tập làm văn
 Luyện tập xây dựng mở bài 
trong bài vă miêu tả cây cối 
I. Mục tiêu:
- HS nắm được hai cách mở bài trực tiếp, gián tiếp trong bài văn miêu tả cây cối.
- Vận dụng đực hai kiểu mở bài trên khi làm bài văn miêu tả cây cối.
II. Đồ dùng Dạy- học: 
- Một số tranh ảnh, cây hoa để HS quan sát.
- Bảng phụ để viết dàn ý quan sát (BT3) 
III. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS làm lại BT 3 , tiết trước ( Luyện tập tóm tắt tin tức) 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Các em đã làm quen với 2 cách mở bài ( trực tiếp và gián tiếp ) trong một bài văn . Tiết học hôm nay giúp các em luyện tập xây dựng đoạn mở bài chobài văn miêu tả cây cối.
- GV Ghi mục bài. 
2. Hướng dẫn HS làm BT:
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập, tự tìm sự khác nhau trong 2 cách mở bài của 2 đoạn văn tả cây hồng nhung. GV nhận xét và kết luận: 
Cách 1: Mở bài trực tiếp : Giới thiệu ngay cây hoa cần tả.
Cách 2: Mở bài gián tiếp: Nói về mùa xuân và các cây hoa trong vườn rồi mới giới thiệu cây hoa cần tả.
Bài tập 2:
- GV nêu yêu cầu của bài, nhắc HS : chọn mở bài kiểu gián tiếp cho bài văn miêu tả 1 trong 3 cây mà đề bài đã gợi ý.
- HS viết đoạn văn . HS tiếp nối đọc đoạn văn viết của mình 
- GV và HS nhận xét.
- GV quan sát học sinh viết.
Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS suy nghĩ và trả lời lần lượt câu hỏi trong SGK và xếp các ý thành một mở bài hoàn chỉnh 
- GV và HS nhận xét bài làm của bạn 
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét chung.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn về nhà tìm hiểu bài và làm bài tập 4 trong SGK và trong VBT theo kiểu mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp 
Toán 
 Phép chia phân số
I. Mục tiêu:
 Giúp HS biết thực hiện phép chia phân số (lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược)
II. Hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 
- GV gọi 2 em lên bảng chữa BT 3
- GV nhận xét và ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu phép chia phân số: 
- GV vẽ hình chữ nhật lên bảng, nêu nội dung như sgk
- GV yêu cầu HS tính chiều dài khi biết diện tích và chiều rộng của hinh CN
- GV ghi bảng : 
- GV hướng dẫn HS cách thực hiện phép chia phân số.
- GV: phân số được gọi là phân số đảo ngược của phân số 
Từ đó nêu kết luận: : = x = 	
- Yêu cầu HS thử lại bằng phép nhân
- Yêu cầu HS nhắc lại cách chia phân số rồi vận dụng để tính.
H: Vậy, muốn chia 2 phân số ta làm thế nào?
2. Thực hành:
Bài 1: HS đọc, làm bài, GV chữa bài
Bài 2: HD HS tính theo quy tắc vừa học
Yêu cầu 1HS lên bảng làm 
Cả lớp và GV nhận xét 
Bài 3: HS đọc rồi làm bài
Yêu cầu 1HS lên bảng làm bài. GV chữa bài
Bài 4: HS đọc đề bài
Yêu câù HS tự giải
GV chữa bài
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập
khoa học:
Nóng, lạnh và nhiệt độ
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể :
 	- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao, thấp 
 	- Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người, nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nhiệt độ của nước đá đang tan.
- Biết sử dụng từ“nhiệt độ”trong diễn tả nóng lạnh 
- Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế .
II. Đồ dùng dạy học : Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi, nước đá, cốc. 
III. Các hoạt động chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu những việc nên làm, không nên làm để tránh tác hại của ánh sáng quá mạnh, quá yếu đối với đôi mắt ? (HS nêu ) - GV nhận xét và ghi điểm. 
B. Bài mới : 
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2. Tìm hiểu về sự truyền nhiệt
Bước1: 
 - GV yêu cầu HS kể về một số vật nóng, lạnh thường gặp hàng ngày. (HS làm việc cá nhân ).
- GV gọi HS trình bày. Lớp nhận xét .
- GV nhận xét và kết luận. 
Bước 2: 
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK và trả lời câu hỏi. HS thảo luận và trình bày kết quả. GV nhận xét bổ sung 
Bước 3: 
- GV cho HS biết người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng lạnh của các vật. HS tìm và nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau. Vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia.Vật có nhiệt độ cao nhất .
HĐ3: Thực hành sử dụng nhiệt kế .
 Bước 1: 
 	- GV giới thiệu cho HS về 2 loại nhiệt kế. GV mô tả sơ lược về cấu tạo và cách đọc nhiệt kế
 	- Gọi 3 em mô tả lại và thực hành đọc nhiệt kế 
Bước 2: 
 	- Yêu cầu HS đo nhiệt độ của cốc nước sôi và nước đá. (Các nhóm thực hành đo).
- Thực hành đo nhiêt độ của cơ thể người . 
H: Em có nhận xét gì về kết quả đo được (Nhiệt độ nước đang sôi? Nước đá có nhiệt độ là bao nhiêu ? Nhiệt độ bình thường của cơ thể người?)
- GV nhận xét và kết luận
- HS nhắc lại kết luận như mục Bạn cần biết trang 101 SGK
C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(27).doc