Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Hoa Huệ

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Hoa Huệ

A, Kiểm tra bài cũ:

- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người?

- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?

- Gv nx chung, ghi điểm.

B, Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.

 * Mục tiêu: - Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.

* Cách tiến hành:

- Tổ chức hs thảo luận theo N2:

- Dựa vào các hình trong sgk, kết hợp hiểu biết, nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.

- Trình bày:

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2009-2010 - Bùi Thị Hoa Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày22 tháng 2 năm 2010
Khoa học.
 ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt.
I. Mục tiêu:
Tránh để ánh sáng quá mạnh chiếu vào mắt:không nhìn thẳng vào mặt trời,không chiếu đèn pin vào mắt nhau,
Tránh đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Sưu tầm tranh, ảnh về các trường hợp ánh sáng quá mạnh không được chiếu thẳng vào mắt; đọc, viết ở nới ánh sáng không hợp lí.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống con người?
- 2 Hs nêu.
- Nêu vai trò của ánh sáng đối với đời sống động vật?
- 2 Hs nêu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hoạt động 1: Những trường hợp ánh sáng quá mạnh không được nhìn trực tiếp vào nguồn sáng.
	* Mục tiêu: - Nhận biết và biết phòng tránh những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs thảo luận theo N2:
- N2 thảo luận:
- Dựa vào các hình trong sgk, kết hợp hiểu biết, nêu những trường hợp ánh sáng quá mạnh có hại cho mắt.
- Hs tìm hiểu và ghi vào nháp.
- Trình bày:
- Lần lượt hs nêu, lớp trao đổi, bổ sung.
- Chiếu đèn thẳng vào mắt; mặt trời chiếu thẳng vào mắt; hàn,xì...không có kính bảo hiểm; bóng điện chiếu thẳng vào mắt....
- Gv nx chung và giải thích: mắt có 1 bộ phân tương tự như kính lúp. Khi nhìn trực tiếp vào mặt trời, ánh sáng tập trung lại ở đáy mắt có thể làm tổn thương mắt.
3. Hoạt động 2: Một số việc nên / không nên làm để đảm bảo đủ ánh sáng khi đọc, viết.
* Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự tạo thành bóng tối, về vật cho ánh sáng truyền qua một phần, vật cản sáng, ...để bảo vệ đôi mắt. Biết tránh không đọc, viết ở nơi ánh sáng quá yếu.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức hs trao đổi N3:
- N3 thảo luận.
- Quan sát tranh, ảnh, hình sgk/98,99 và trả lời: Nêu trường hợp cần tránh để không gây hại cho mắt?
- Tại sao khi viết bằng tay phải không nên đặt đèn chiếu sáng ở phía tay phải?
- Trường hợp cần tránh: học đọc sách ở nới ánh sáng quá mạnh hay quá yếu; nhìn lâu vào tivi; máy tính;
- ...tay che ánh sáng từ đèn phát ra làm ảnh hưởng tới độ ánh sáng cho việc học.
- Em có đọc viết dưới ánh sáng quá yếu bao giờ không?
- Hs lần lượt trả lời: thỉnh thoảng, thường xuyên hay không bao giờ.
- Em đọc viết dưới ánh sáng quá yếu khi nào?
- Hs nêu...
- Em làm gì để tránh việc đọc, viết dưới ánh sáng quá yếu?
* Kết luận: Mục bạn cần biết sgk/99.
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, chuẩn bị theo nhóm cho bài 50: 1phích nước sôi, nước đá, nhiệt kế, 3 chiếc cốc.
- Hs trả lời...
Đạo đức
Ôn tập và thực hành kĩ năng giữa kì II.
I. Mục tiêu:
	Củng cố cho học sinh:
1. KT: - Vai trò quan trọng của người lao động.
	- Hiểu thế nào là lịch sự với mọi ngời.
	- Biết giữ gìn và có trách nhiệm với các công trình công cộng.
2. KN: - Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động.
	- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
	- Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng.
3. TĐ: Thực hiện các điều học vào cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng học tập.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài ôn tập.
2. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức bài 9,10,11.
* Mục tiêu: H/S hiểu
- Vai trò quan trọng của người lao động.
- Hiểu thế nào là lịch sự với mọi người.
- Biết giữ gìn và có trách nhiệm với các công trình công cộng.
* Cách tiến hành: 
- Tổ chức hs học theo cặp nội dung phần ghi nhớ của bài 9,10,11?
- Từng cặp trao đổi, thảo luận, học thuộc ghi nhớ của 3 bài.
- Trình bày:
- Lần lượt nhiều học sinh nối tiếp nhau nêu nội dung từng bài.
- Lớp nx trao đổi.
- Gv nx chung, đánh giá.
3.Hoạt động 2:Thực hành kĩ năng của 3 bài 9,10,11.
* Mục tiêu: : - Biết bày tỏ và biết ơn đối với người lao động.
- Biết cữ xử lịch sự với những người xung quanh.
- Biết tôn trọng và giữ gìn những công trình công cộng.
* Cách tiến hành:
- Gv phát phiếu học tập cho hs:
- Gv thu phiếu đánh giá, nx chung:
- Cả lớp làm phiếu.
	 Phiếu học tập:
Bài 1: Đánh dâu x vào trước những việc cần làm để tỏ lòng kính trọng và biết ơn người lao động.
a. Chào hỏi lễ phép đối với những người lao động.
b. Nói trống không với người lao động.
c. Tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi.
d. Quý trọng sản phẩm, thành quả lao động.
đ. Giúp đỡ người lao động những việc phù hợp với khả năng.
e. Chế giễu người lao động nghèo, người lao động chân tay.
Bài 2. hãy tỏ thái độ của mình bằng cách đánh dấu + vào ý kiến tương ứng.
a. Lịch sự là thể hiện tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình.
Tán thành Phân vân không tán thành
b. Chỉ cần lịch sự với khách lạ.
Tán thành Phân vân không tán thành
c. Người lớn cũng cần phải cư xử lịch sự với trẻ em.
Tán thành Phân vân không tán thành
Bài 3.Điền các từ ngữ: trách nhiệm, tài sản, lợi ích, vào chỗ trống trong các câu sau:
Công trình công cộng là............................chung của xã hội. Các công trình đó phục vụ cho................................của mọi người. Mọi người đều phải có.............................bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng.
4. Dặn dò: về ôn bài 
--------------------------------------------------------------
 Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
 Luyện từ và câu.
Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
I. Mục đích, yêu cầu.
_Hiêủ được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể ai là gì ?(ND ghi nhớ).
_Nhận biết được câu kể ai là gì?trong đoạn văn và xác định được CN của câu tìm được (BT1 mục III);biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học(BT2);đặt được câu kể ai là gì?với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (BT3).
II. Đồ dùng dạy học.
	- Phiếu và bút dạ.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ.
- Lấy ví dụ về câu kể Ai là gì? Xác định VN trong câu em vừa lấy?
- 2,3 hs lên bảng làm, lớp làm bài vào nháp.
- Lớp nêu miệng và nx bài trên bảng.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Phần nhận xét.
- Đọc nội dung bài tập.
- 1 Hs đọc. 
- Đọc thầm các câu a,b:
- Cả lớp đọc.
- Trao đổi theo cặp 3 yêu cầu:
- Từng cặp trao đổi.
- Trình bày:
- Lần lượt từng nhóm trình bày từng phần.
- Gv cùng lớp nx chốt ý đúng:
 CN
a. Ruộng rẫy// là chiến trường
Cuốc cày // là vũ khí.
Nhà nông// là chiến sĩ.
b. Kim Đồng và các bạn anh// là những ...
- CN trong các câu trên do danh từ, cụm danh từ tạo thành
3. Phần ghi nhớ:
- 3,4 hs đọc.
4. Phần luyện tập:
Bài 1.
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Tổ chức Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp trao đổi và viết vào nháp,
- Trình bày:
- Lần lượt đại diện các nhóm nêu từng câu và xác định chủ ngữ của câu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx thống nhất ý đúng:
 CN
Văn hoá nghệ thuật// cũng là một mặt trận.
Anh chị em//là chiến sĩ...
Vừa buồn mà lại vừa vui // mới thực ...
Hoa phượng// là hoa học trò.
Bài 2. Tổ chức cho hs trao đổi theo N4 và thi giữa các nhóm:
- N4 thảo luận thống nhất ý kiến, viết vào phiếu và lên dán.
- Nhận xét và thi đua nhóm nào làm xong trước, đúng là thắng:
- Đại diện các nhóm lên trình bày và nhận xét bài của nhóm bạn:
- Gv nx chung, tổng kết và khen nhóm thắng cuộc:
- Trẻ em// là tương lai của đất nước.
- Cô giáo // là người mẹ thứ hai của em.
- Bạn Lan// là người Hà Nội.
- Người// là vốn quý nhất.
Bài 3. 
- Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài vào vở.
- Lớp làm bài, 3 Hs lên bảng viết câu.
- Trình bày:
- Nêu miệng, lớp nx chữa bài bạn.
- Gv nx và chấm một số bài.
5. Củng cố, dặn dò: 
- Nx tiết học. Vn hoàn thành bài tập 3 vào vở.
VD:-Bạn Bích Vân là học sinh giỏi của lớp em.
- Hà Nội là thủ đô của nước ta.
- Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Kể chuyện.
 Những chú bé không chết.
I. Mục đích, yêu cầu.
	- Dựa vào lời kể của gv và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện :Những chú bé không chết rõ ràng đủ ý(BT1);kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2)
	- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa truyện: Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc; đặt tên khác cho truyệnphù hợp với nội dung.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Tranh minh hoạ(TBDH).
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại việc em đã là để giúp xóm làng, đường, trường học xanh, sạch đẹp?
- 2,3 Hs kể, lớp nx.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài:
2. Gv kể chuyện: Những chú bé không chết. 2 lần:
- Gv kể lần 1:
- Hs nghe.
- Gv kể làn 2: kết hợp chỉ tranh.
- Hs nghe, theo dõi tranh và đọc phần lời dưới mỗi tranh.
3. Hs kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Đọc nhiệm vụ của bài kể chuyện:
- 1 hs đọc.
- Kể chuyện theo N4:
- N4 kể từng đoạn câu chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện, đặt tên khác cho truyện.
- Thi kể:
- Các nhóm thi kể, 
- Lớp nx, trao đổi với nhóm bạn về nội dung câu chuyện.
- Một số cá nhân thi kể.
- Gv cùng hs nx, bình chọn nhóm, bạn kể hay, hấp dẫn nhất, ghi điểm.
- Nx theo tiêu chí: Nội dung; cách kể; cách dùng từ; ngữ điệu.
? Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì?
- Hs nêu: MĐ,YC.
Tại sao truyện có tên là : Những chú bé không chết.
- Hs phát biểu theo ý.
? Đặt tên khác cho truyện:
4. Củng cố, dặn dò:
- Nx tiết học. Vn kể chuyện cho người thân nghe. Xem bài KC tuần 26.
VD: Những thiếu niên dũng cảm; Những thiếu niên bất tử;...
--------------------------------------------------------------
	Toán:	Phép nhân phân số.
I. Mục tiêu: 
	- Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
II. Đồ dùng dạy học.
	- Vẽ hình và tô màu như sgk trên giấy khổ rộng.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
Tính: 
- Gv cùng hs nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 5m; chiều rộng 2m?
- 2 Hs lên bảng chữa bài, lớp làm bài vào vở, đổi chéo nháp chấm bài bạn.
- Diện tích hình chữ nhật là: 
 5 x 2 = 10(m2)
- Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng .
- Hs đọc yêu cầu bài toán. Quan sát trên hình vẽ.
- Gv gắn hình vẽ lên bảng:
 Để tính diện tích hình chữ nhật trên ta phải làm gì?
- Thực hiện phép nhân: 
3. Quy tắc thực hiện phép nhân phân số.
- Hs quan sát trên hình vẽ trả lời:
- Hình vuông có diện tích bằng bao nhiêu?
-...1m2.
- Hình vuông gồm bao nhiêu ô vuông và mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu phần ô vuông?
- Hình vuông gồm 15 ô vuôg và mỗi ô có diện tích bằng m2.
- Hình chữ nhật phần tô màu chiếm bao nhiêu ô?
- ... a nhà trường. Cuốc,bình tưới nước.
III- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:* Giới thiệu bài. 
 HĐ1: HD HS tìm hiểu mục đích, cách tiến hành và các thao tác kĩ thuât chăm sóc cây.
* Tưới nước cho cây: 
- Mục đích: Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
- Cách tiến hành: 
? Gia đình em thường tưới nước cho rau, hoa vào lúc nào? Tưới bằng những dụng cụ gì?
* Tỉa cây:
? Thế nào là tỉa cây?
? Tỉa cây nhằm mục đích gì?
? Quan sát hình 2 và nhận xét về khoảng cách và sự phát triển của cây cà rốt?
- GV hướng dẫn HS tỉa chú ý nhổ, tỉa các cây cong queo, gầy yếu sâu bệnh.
* Làm cỏ:
? Tác hại của cỏ dại đối với cây rau, hoa? 
- GV hướng dẫn cách tiến hành
* Vun sới đất cho rau, hoa:
- GV kết luận về mục đích của việc vun xới đất.
- GV làm mẫu.
- Tưới lúc trời râm để nước đỡ bay hơi.
- HS nêu cách tưới rau, hoa:Vòi phun, bình có vòi hoa sen, gáo
- Là nhổ bớt một số cây trên luống để đảm bảo khoảng cách cho những cây còn lại sinh trưởng , phát triển.
- Giúp cho cây đủ ánh sáng, chất dinh dưỡng .
- Hình 2a: Cây mọc chen chúc, lá, củ nhỏ. Hình 2b: Khoảng cách giữa các cây thích hợp nên các cây sinh trưởng và phát triển tốt.
- Cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của cây rau, hoa.
- HS nêu tác dụng của vun gốc.
- HS quan sát.
* Củng cố, dặn dò: - NX tinh thần, thái độ học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị tiết sau thực hành.
--------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu: 
 Luyện tập mở rộng vốn từ dũng cảm
Mục tiêu:
Luyện tập củng cố mở rộng vốn từ dũng cảm
IIĐồ dùng: Bảng phụ
III Hoạt động dạy học :
 Hoạtt động dạy Hoạt động học
A, Kiểm tra bài cũ:
-Nêu ví dụ về câu kể Ai là gì? và cho biết CN trong câu đó?
- 2 hs nêu.
- HTL ghi nhớ : CN trong câu kể Ai là gì?
- 2 Hs nêu.
- Lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1. Giới thiệu bài. Nêu MĐ,YC.
2. Bài tập:
Bài 1. (BT1 BTTrắc nghiệm TV4 Tr136)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Tổ chức cho Hs trao đổi theo cặp:
- Từng cặp làm bài vào nháp, 2 nhóm làm bài vào phiếu.
- Trình bày:
- Lần lượt các nhóm nêu, dán phiếu.
- Lớp nx, trao đổi.
- Gv nx chốt ý đúng:
Các từ cùng nghĩa với dũng cảm: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm.
Bài 2. (BT2 BTTrắc nghiệm TV4 Tr137)
- Hs đọc yêu cầu bài. Suy nghĩ nêu miệng bài:
- Gv đàm thoại cùng hs:
- Hs điền từng từ, lớp nx.
- Gv nx và thống nhất ý kiến:
- Ghép từ dũng cảm vào trước các từ sau: nhận khuyết điểm, 
- Ghép từ dũng cảm vào sau các từ còn lại.
Bài 3. (BT3 BTTrắc nghiệm TV4 Tr137)
- Hs đọc yêu cầu bài.
- Gv tổ chức hs làm bài vào vở
hoc sinh làm bài vào vở .Một số HS đọc bài
- Gv cùng hs nx 
GV chấm một số bài
C. Củng cố dặn dò: Hệ thống bài .Về ôn bài
 Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010
Lịch sử (Bù tuần 24)
 Ôn tập
I. Mục tiêu: -Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước,tình hình kinh tế sa sút:
+từ thế kỉ XVI,triều đình nhà LÊ suy thoáI,đất nước từ đây bị chia cắtthành Nam triều và Bắc triều,tiếp đó là Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do việc tranh giành quyền lực của các phe phái phong kiến.
+Cuộc tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiếnkhiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực :Đòi sống đói khát,phảI đi lính và chết trận ,sản xuất không phát triển.
-Dùng lược đồViệt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngoài- Đàng Trong. Học xong bài này, HS biết:
	 - Từ bài 7 đến bài 19 học về 4 giai đoạn LS: Buổi đầu độc lập ; nước Đại việt thời Lý; nước Đại việt thời Trần; nước Đại việt buổi thời Hậu Lê.
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 thời kì này rồi trình bày tóm tắt nó bằng ngôn ngữ của mình. 
II. Đồ dùng:
 - Băng và hình vẽ trục thời gian 
 - Một số tranh, ảnh phù hợp với y/c của mục 1
III. Các HĐ dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Bài mới:
* HĐ1: Làm việc cả lớp 
* mục đích: Biết giai đoạn LS Buổi đầu độc lập ; nước Đại việt thời Lý; nước Đại việt thời Trần; nước Đại việt buổi thời Hậu Lê.
- GV treo băng thời gian lên bảng y/c HS gắn ND của mỗi giai đoạn
Vẽ băng thời gian vào vở và điền tên 2 giai đoạn LS đã học vào chỗ chấm
? Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử dân tộc, nêu t/g của từng giai đoạn,
- 1 học sinh lên bảng điền, nhận xét
 HĐ2: HĐ nhóm: Các sự kiện lịch sử tiêu biểu
* Mục tiêu: Học sinh nhớ các sự kịên lịch sử tiêu biểu
- GV vẽ trục T/g và ghi các mốc t/g tiêu biểu trên lên bảng
- Nhận xét tuyên dương nhóm nói tốt
- TL nhóm 2
- Kẻ trục t/g và ghi mốc lịch sử và các sự kiện tiêu biểu vào một tờ giấy.
- Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo. 
- Đại diện nhóm báo cáo
Lớp theo dõi và nhận xét.
3. Tổng kết, dặn dò :
 - Nhận xét giờ học: Ôn bài nhớ các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong 4 giai đoạn lịch sử vừa học
 - CB bài sau.
--------------------------------------------------------------
. Lịch sử
 Trịnh - Nguyễn phân tranh.
I. Mục tiêu:
	_Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước,tình hình kinh tế sa sút:
+Từ thé kỉ XVI,triều đình nhà Lê suy thoáI ,đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều ,tiếp đó là Đàng trong và đàng Ngoài.
+Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quỳen lực của các phe pháI phong kiến.
+Cuộc tranh giành quyền lực của các tập đoàn phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực :đời sống đói khát,phảI đI lính và chết trận ,sản xuất không phát triển
_Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt đàng ngoài và đàng trong.
II. Đồ dùng daỵ học.
	- Lược đồ phóng to sgk/ 54.
III. Các hoạt động dạy học.
A, Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại sự kiện lại sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước?
- 2 Hs kể, lớp nx, bổ sung.
- Gv nx chung, ghi điểm.
B, Bài mới.
1.Giới thiệu bài.
2. Hoạt động1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê.
* Cách tiến hành:
- Đọc sgk từ đầu ...loạn lạc:
- Tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu thế kỉ XVI?
* Kết luận: Gv tóm tắt những ý trên.
3. Hoạt động2: Nhà Mạc ra dời và sự phân chia Nam - Bắc Triều.
* Cách tiến hành:
- Tổ chức cho hs đọc thầm sgk và trả lời các câu hỏi theo N4:
-Mạc Đăng Dung là ai?
- Lớp đọc thầm:
- Vua chỉ bày trò ăn chơi xa xỉ suất ngày đêm.
- bắt nhân dân xây thêm nhiều cung điện.
- Nhân dân gọi vua Lê Uy Mục là vua quỷ, gọi vua Lê Tương Dực là vua lợn.
- Quan lại trong triều đánh giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực.
- N4 thảo luận và cử thư kí ghi vào phiếu:
- Mạc Đăng Dung là một quan võ dưới triều nhà Hậu Lê.
- Nhà Mạc ra đời ntn? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
- Năm 1527, lợi dụng tình hình suy thoái của nhà Hậu Lê, Mạc Đăng Dung đã cầm đầu một số quan lại cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc, sử cũ gọi là Bắc triều.
- Nam triều là triều đình của bọn phong kiến nào? Ra đời ntn?
- ....là triều đình họ Lê. Năm 1553, một quan võ của họ Lê là Nguyễn Kim đã đưa một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên ngôi, lập ra triều đình riêng ở Thanh Hoá.
- Và sao có chiến tranh Nam- Bắc triều?
- Hai thế lực phong kiến tranh giành nhau quyền lực gây nên cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều.
- Chiến tranh N_B triều kéo dài bao nhiêu năm và có kết quả ntn?
- ...hơn 50 năm, đến năm 1592 khi Nam triều chiếm được Thăng Long thì chiến tranh mới kết thúc.
- Trình bày:
* Kết luận: Tóm tắt nội dung trên.
4. Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
* Cách tiến hành:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Trịnh - Nguyễn?
- Nêu diễn biến của chiến tranh 
Trịnh - Nguyễn.
- Nêu kết quả của chiến tranh 
Trịnh - Nguyễn.
- Chỉ trên lược đồ ranh giới Đàng Trong và Đàng Ngoài?
	* Kết luận: Gv tóm tắt ý trên.
5. Hoạt động 4: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI.
* Cách tiến hành:
- Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI như thế nào?
* Kết luận: Đời sống nhân dân ở thế kỉ XVI vô cùng cực khổ.
6. Củng cố, dặn dò: 
- Vì sao nói chiến tranh Nam triều và chiến tranh Bắc triều là chiến tranh phi nghĩa?
- Đọc ghi nhớ.
- Nx tiết học. Vn học thuộc bài, chuẩn bị bài 22.
- Đại diện các nhòm trình bày lần lượt từng câu, lớp nx, trao đôỉ, bổ sung.
- Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay năm toàn bộ triều đình đẩy con trai Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hoá Quảng Nam. Hai thế lực phong kiến Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực đã gây nên cuộc chiến tranh Trịnh- Nguyễn.
- Trong khoảng 50 năm, hai họ Trịnh- Nguyễn đánh nhau 7 lần, vùng đất miền Trung trở thành chiến trường ác liệt.
- Hai họ lấy sông Gianh (QB) làm ranh giới chia cắt đất nước, Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra, Đàng Trong từ sông Gianh trở vào. Làm cho đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
- Hs lên chỉ.
- Đời sống của nhân dân vô cùng cực khổ, đàn ông thì phải ra trận chém giết lẫn nhau, đàn bà, con trẻ thì ở nhà sống cuộc sống đói rách. Kinh tế đất nước suy yếu.
Kỹ thuật:
Chăm sóc rau, hoa (Tiết2)
I. mục tiêu
- Học sinh biết mục đích , tác dụng cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
- Biết cách tiến hành một số công việc chăm sóc cây rau, hoa.
- Làm được một số công việc chăm sóc rau, hoa.
II. Đồ dùng dạy học.
- Vườn rau, hoa nhà trường. Cuốc, bình tưới nước.
III- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:* Giới thiệu bài. 
 HĐ2:Học sinh thực hành chăm sóc rau, hoa 
1/ Ôn lại lí thuyết
* Tưới nước cho cây: 
? Hãy nêu mục đích của vịêc tưới nước cho cây?
? Cách tiến hành tưới nước cho cây?
* Làm cỏ:
? Hãy nêu mục đích của vịêc làm cỏ cho cây rau, hoa?
? Cách tiến hành vịêc làm cỏ cho cây rau, hoa?
- Cung cấp nước giúp cho hạt nảy mầm, hoà tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hút và giúp cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi.
- Một học sinh nêu lại.
- Vì cỏ dại hút tranh nước, chất dinh dưỡng và che khuất ánh sáng của cây rau, hoa. Nên ta phảI làm cỏ cho cây rau, hoa.
- Một học sinh nêu lại.
2/ Thực hành:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
- GV phân công vị trí và giao nhiệm vụ thực hành cho HS
- HS thực hành chăm sóc rau, hoa.
-HS thu dọn dụng cụ, cỏ dại và vệ sinh dụng cụ lao động.
HĐ3: Đánh giá kết quả học tập:
- GV gợi ý HS tự đánh giá công việc của mình và các bạn.
- GV nhận xét kết quả học tập của học sinh.
- HS nhận xét
* Củng cố, dặn dò: - NX tinh thần, thái độ học tập của học sinh. 
 - Chuẩn bị tiết sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docHue tuan 25 doc.doc