Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. MỤC TIÊU:

 - Củng cố tên gọi, ký hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng.

 - Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.

 - Đổi đơn vị đo thời gian. Làm các bài tập 1,2, 3(a). BT3b:dành cho HSK-G

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 575Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ 2 ngày 27 tháng 2 năm 2012
Tập đọc: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ý chính: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tổ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh chủ điểm, tranh bài đọc trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc bài: Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về bài đọc.
- GV nhận xét và ghi điểm cho từng HS
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu chủ điểm mới: Nhớ nguồn - Giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng.
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc 
- Mời một HS giỏi đọc bài văn.
- YC HS quan sát tranh minh họa phong cảnh đền Hùng trong SGK. Giới thiệu về đền Hùng.
- YC học sinh chia đoạn bài đọc. 
- Mời HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn. 
- YC HS tìm từ khó đọc, luyện đọc từ khó.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc lần 2.
- Giúp học sinh hiểu một số từ ngữ khó.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Mời 1 HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài:
- YC học sinh đọc thầm theo đoạn và trả lời câu hỏi. 
+ Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào?
+ Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng. 
*Thời đại Hùng Vương truyền được 18 đời, trị vì 2621 năm (từ năm 2879 TCN đến năm 258)
+ Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi Đền Hùng?
+ Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó ? 
- GV kể thêm: đền Hạ gợi nhớ sự tích Sự tích trăm trứng. Ngã Ba Hạc gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh (nơi vua Hùng dựng lều kén rể); đền Trung gợi nhớ truyền thuyết Bánh chưng, bánh giày.
+ Em hiểu câu ca dao sau như thế nào? 
 “Dù ai đi ngược về xuôi 
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”.
- YC học sinh tìm nội dung của bài văn. 
HĐ3 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp nhau đọc bài văn, tìm giọng đọc.
- GV nhận xét cách đọc, hướng dẫn đọc và đọc diễn cảm đoạn 2.
- Cả lớp luyện đọc diễn cảm theo cặp, thi đọc.
- Gọi 3 em thi đọc.
- Nhận xét tuyên dương, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- Bài văn muốn nói lên điều gì?
- Qua bài văn em hiểu thêm gì về đất nước VN?
- Giáo dục HS lòng biết ơn tổ tiên.
- Dặn HS nếu có điều kiện hãy cùng cha mẹ đến thăm Đền Hùng; học tập lòng yêu nước, giữ gìn truyền thống dân tộc. 
- 4 HSđọc và trả lời.
- HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc bài, cả lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- Bài có 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- 3 học sinh đọc nối tiếp.
- HS luyện phát âm: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, sừng sững, Ngã Ba Hạc.
- HS nối tiếp nhau đọc lần 2.
- HS đọc chú giải trong sgk. 
- Từng cặp luyện đọc.
- 1 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm theo đoạn và trả lời câu hỏi. 
- Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam.
- Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu, Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm.
- Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh, núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng, hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương- một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
- Câu ca dao ca ngợi truyền thống thuỷ chung luôn nhớ về cội nguồn của người Việt Nam./ Nhắc nhở, khuyên răn mọi người: Dù đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì cũng không được quên ngày giỗ Tổ, không được quên cội nguồn. 
*Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của Đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. 
- 3 HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HS lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm, thi đọc
- 3 em thi đọc.
- HS nêu.
Chính tả: (Nghe-viết)
AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI?
I. MỤC TIÊU: 
 - Nghe - viết đúng chính tả bài Ai là thủy tổ loài người ?
 - Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng (BT 2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 Vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết lời giải câu đố (BT3, tiết trước)
- Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết. 
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ 1 : Hướng dẫn HS nghe - viết :
- GV đọc toàn bài chính tả “Ai là thủy tổ loài người ?” 	
+ Bài chính tả nói lên điều gì?
- GV nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ các em dễ viết sai chính tả. 
- GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp.
- GV và cả lớp nhận xét, sửa sai
- GV đọc bài chính tả cho HS viết.
- GV đọc bài chính tả cho HS soát lại.
- Thu một số vở chấm chữa lỗi.
- GV mời 2HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 
- Cho 1HS đọc lại, kết hợp nêu ví dụ minh họa.
HĐ2: H dẫn HS làm bài tập chính tả:
- Gọi 1 HS đọc thành tiếng nội dung BT1, 1 HS đọc phần chú giải trong SGK.
- GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng. 	
- Cho HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”
+ Anh chàng mê đồ cổ có tính cách như thế nào? 	
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Dặn HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- 2 HS lên bảng
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 HS đọc lại thành tiếng bài chính tả. 
- Bài chính tả cho các em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả. 
- Cả lớp viết vào vở nháp các tên riêng có trong bài chính tả: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn, thế kỉ XI.
- HS viết bài.
- Đổi vở soát lỗi.
- HS phát biểu. 
Ví dụ : Nữ Oa, Trung Quốc, Ấn Độ. 
- Cả lớp đọc thầm lại mẩu chuyện: Dân chơi đồ cổ, suy nghĩ, làm bài vào vở bài tập. 
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- HS đọc lại mẩu chuyện “Dân chơi đồ cổ”, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- Anh chàng mê đồ cổ trong mẩu chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng. 
- HS nêu.
+ Kể lại mẩu chuyện Dân chơi đồ cổ cho người thân nghe. 
Khoa học: ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 1 )
I. MỤC TIÊU: 
 - Sau bài học, HS được củng cố về:
 + Các kiến thức phần Vật chất và năng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
 + Những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Hình trang 101, 102 SGK	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
+ Em cần làm gì và không nên làm gì để tránh bị điện giật? 
+ Em có thể làm gì để tránh lãng phí điện?
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS ôn tập:
Hoạt động 1 : Trò chơi : “Ai nhanh, ai đúng”
- Cho HS thảo luận theo nhóm. Sau đó gọi các đại diện trình bày trước lớp. 
- GV cùng cả lớp nhận xét, thống nhất:
+ Đồng có tính chất gì?
+ Thủy tinh có tính chất gì ?
 + Nhôm có tính chất gì ? 
+ Thép được sử dụng để làm gì? 
+ Sự biến đổi hóa học là gì ? 
+ Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch? 
a. Nước đường 
b. Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội
c. Nước bột sắn (pha sống)
+ Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
- Cho HS quan sát tranh sgk trả lời câu hỏi
Hoạt động2: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
+ Các phương tiện máy móc dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Em hãy nêu tính chất của đồng?
+ Sự biến đổi hoá học là gì?
- 2 HS trả lời, lớp nhận xét 
- Lắng nghe
- Một HS của nhóm này nêu câu hỏi. Một HS của nhóm khác chọn câu trả lời đúng và nêu.
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim; dễ dát mỏng và kéo thành sợi; dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. 
- Trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
- Màu ....... a-xít ăn mòn.
- Dùng trong xây dựng nhà cửa, cầu bắc qua sông, đường ray tàu hỏa, máy móc,..
- Là sự biến đổi từ chất này sang chất khác.
c. Nước bột sắn
- HS quan sát tranh trang 101 và trả lời:
a) Nhiệt độ bình thường.
b) Nhiệt độ cao.
c) Nhiệt độ bình thường.
d) Nhiệt độ bình thường.
- HS quan sát và trả lời các câu hỏi trang 102 SGK:
- HS nối tiếp nhau trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung, thống nhất.
- 2 HS trả lời
- HS về nhà ôn lại bài. Chuẩn bị cho tiết học sau.
Luyện từ và câu: LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI
BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I. MỤC TIÊU: 
 - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND Ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ.
 - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được BT 2 ở mục III.. 
Không làm bài tập 1(Theo điều chỉnh nội dung...).
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bảng lớp viết hai câu văn ở BT1 (Phần nhận xét ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Mời HS làm lại bài tập 1,2 (Phần luyện tập, tiết LTVC Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng).
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy bài mới: 
* Giới thiệu bài:
HĐ1.Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần nhận xét:
Bài tập 2. Gọi HS đọc đề bài.
- HS đọc yêu cầu của bài: Thử thay thế từ đền ở câu thứ 2 bằng một trong các từ nhà, chùa, trường, lớp và nhận xét kết quả thay thế:
+ GV hướng dẫn: Sau khi thay thế, các em hãy đọc lại cả 2 câu và thử xem hai câu trên có còn ăn nhập với nhau không. So sánh nó với 2 câu vốn có để tìm nguyên nhân.
+ GV mời một HS đọc 2 câu văn sau khi đã thay từ đền ở câu 2 bằng các từ nhà, chùa, trường, lớp.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
 Bài tập 3. Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận. 
- Mời 2 HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài luyện tập.
Bài tập 1: Không làm 
Bài tập 2: Gọi HS đọc đề bài.
- GV nêu yêu cầu của bài tập: chọn tiếng thích hợp đã cho trong ngoặc đơn (cá song, tôm, thuyền, cá chim, chợ) điền vào ô trống để các câu, các đoạn liên kết với nhau.
- GV phát riêng bảng phụ cho 2 HS - mỗi em làm một đoạn văn.
3. Củng cố, dặn dò:
- Mời 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức vừa học. 
Bài 1: Các cặp từ hô ứng: chưa  đã, vừa .. .đã, càngcàng.
Bài 2: càngcàng, mới đã  ... u Phi.
 + Châu Phi ở phía nam châu Âu và phía tây nam châu Á, đường Xích đạo đi ngang qua giữa châu lục
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu:
 + Địa hình chủ yếu là cao nguyên.
 + Khí hậu nóng và khô.
 + Đại bộ phận lãnh thổ là hoang mạc và xa van.
 - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn, lãnh thổ châu Phi.
 - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ, lược đồ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới.
 - Các hình trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi bài ôn tập.
+ Hãy nêu những nét chính về châu Á.
+ Hãy nêu những nét chính về châu Âu.
2. Bài mới :
* Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1 : Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi.
- GV treo bản đồ tự nhiên thế giới.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và cho biết:
- Châu Phi nằm ở vị trí nào trên Trái đất?
- Châu Phi giáp các châu lục, biển và Đại dương nào?
- Đường xích đạo đi qua phần lãnh thổ nào của châu Phi?
- GV yêu cầu HS trình bày kêt quả làm việc trước lớp.
*Hoạt động 2 : Địa hình châu Phi.
- Cho HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Lục địa châu Phi có chiều cao như thế nào so với mực nước biển?
+ Kể tên và nêu vị trí của các bồn địa ở châu Phi? 
+ Kể tên các cao nguyên của châu Phi ?
+ Kể tên, chỉ và nêu vị trí các con sông lớn của châu Phi? 
+ Kể tên các hồ lớn của châu Phi? GV gọi HS trình bày trước lớp. Sau đó, GV nhận xét và kết luận: 
 * Hoạt động 3: Khí hậu và cảnh quan châu Phi
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành nội dung sau:
- GV gọi nhóm làm trên bảng, yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS .
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
- GV sửa chữa câu trả cho HS, sau đó tổng kết.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV tổ chức cho HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.
- GV nhận xét, khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tranh ảnh, thông tin hay.
- Vài HS trả lời, lớp nhận xét
- Lắng nghe
- HS làm việc cá nhân, xem lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời câu hỏi:
- Châu Phi nằm ở trong khu vực chí tuyến, lãnh thổ trải dài từ trên chí tuyến Bắc đến qua đường chí tuyến Nam.
- Châu Phi giáp các châu lục và Đại dương sau:
+ Phía bắc: Giáp với biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc, đông và đông nam: Giáp với Ấn độ Dương.
+ Phía tây và tây nam: Giáp với Đại Tây Dương.
- Đường xích đạo đi vào giữa lãnh thổ châu Phi- lãnh thổ châu Phi nằm cân xứng hai bên đường xích đạo.
- HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại bộ phận lục địa châu Phi có địa hình tương đối cao. Toàn bộ châu lục được coi như một cao nguyên khổng lồ, trên các bồn địa lớn.
+ Các bồn địa của châu Phi là: Bồn địa Sát, bồn địa Nin thượng, bồn địa Côn Gô, bồn địa Ca-la-ha-ri.
+ Các cao nguyên của châu Phi là: cao nguyên Ê-to-ô-pi, cao nguyên Đông Phi.
+ Các con sông lớn của châu Phi là: sông Nin, sông Ni-giê, sông Côn- gô, sông Dăm-be-di.
+ Hồ Sát , hồ Víc-to-ri-a
- HS đọc thông tin SGK ,làm việc theo nhóm, để hoàn thành nội dung sau vào VBT, 1 nhóm làm trên bảng lớp:
-HS đọc nội dung trong SGK để trả lời câu hỏi:
- HS kể những câu chuyện, giới thiệu những bức ảnh, thông tin đã sưu tầm được về hoang mạc Xa-ha-ra, các xa-van và rừng rậm nhiệt đới ở châu Phi.
- HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn: TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN ĐỐI THOẠI
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT 2).
 - Hs K-G: Biết phân vai để đọc lại màn kịch..
 - KNS: Thể hiện sự tự tin (đối thoại tự nhiên, hoạt bát, đúng mục đích, đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp). 
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài :	
- GV yêu cầu: Em hãy nhắc lại tên một số vở kịch đã học ở các lớp 4, 5.
- Giới thiệu: 
2. Hướng dẫn học sinh làm BT :
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc yêu cầu và đoạn trích.
+ Các nhân vật trong đoạn trích là ai?
+ Nội dung của đoạn trích là gì ?
+ Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào ?
Bài 2: Gọi 3 HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng nhau trao đổi, thảo luận, làm bài vào vở. 1 nhóm làm vào bảng phụ gắn lên bảng , cho lớp nhận xét.
- GV cùng HS nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 nhóm trình bày bài làm của mình. 
- Gọi các nhóm khác đọc tiếp lời thoại.
- Cho điểm những nhóm viết đạt yêu cầu.
Bài 3:- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Cho 1 HS đọc thành tiếng trước lớp 
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm.
- Gợi ý HS: Khi diễn kịch không cần phụ thuộc quá vào lời thoại. Người dẫn chuyện phải giới thiệu màn kịch, nhân vật, cảnh trí, thời gian xảy ra câu chuyện.
- Tổ chức cho HS diễn kịch trước lớp.
- Cho 3 nhóm diễn kịch trước lớp.
- Nhận xét, khen ngợi HS, nhóm HS diễn kịch tự nhiên, sinh động.
3. Củng cố, dặn dò
- Dặn HS về nhà viết lại đoạn đối thoại vào vở và chuẩn bị bài sau.
- HS nối tiếp nhau phát biểu: Các vở kịch: Ở vương quốc Tương lai; Lòng dân; Người Công dân số Một.
- HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
+ Thái sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông
+ Thái sư nói .khác. Người ấy sợ hãi, rối rít xin tha
+ Trần Thủ Độ: nét mặt nghiêm nghị giọng nói sang sảng. Cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ, lấm lét nhìn
- HS đọc yêu cầu, nhân vật, cảnh trí, thời gian, gợi ý đoạn đối thoại.
- HS làm bài tập trong nhóm, mỗi nhóm 4 HS.
- HS cả lớp theo dõi và nêu ý kiến nhận xét.
- Bình chọn nhóm viết lời thoại hay nhất.
- HS đọc yêu cầu của bài tập.
- 4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi phân vai
+ Trần Thủ Độ 
+ Phú ông
+ Người dẫn chuyện
- HS diễn kịch trước lớp.
Thứ 6 ngày 2 tháng 3 năm 2012
Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Cộng trừ số đo thời gian.
 - Vận dụng các bài toán có nội dụng thực tế.
 - Làm các BT 1 (b), 2, 3. HSKG: BT1a; BT4
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và 2 trong VBT Toán.
2. Dạy bài mới:
*Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS làm bài luyện tập: 
Bài 1b: Gọi 1 em đọc đề bài. 
- Gọi 2 em lên bảng làm và giải thích cách làm.
- GV mời HS nhận xét bài bạn làm trên bảng và thống nhất kết quả tính.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài toán .
+ Khi cộng các số đo thời gian có nhiều đơn vị ta phải thực hiện phép cộng như thế nào?
+ Trong trường hợp các số đo theo đơn vị phút và giây lớn hơn 60 thì ta làm như thế nào? 	
- Yêu cầu HS đặt tính và tính. 
- Gọi 3 HS lên bảng, cho cả lớp làm vở.
- GV nhận xét,ghi điểm.
Bài 3. GV gọi HS đọc đề bài 
- Gọi 3 HS lên bảng làm, cho cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét , ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò
- Muốn cộng số đo thời gian ta làm thế nào ?
- Dặn HS về nhà làm VBT Toán.
Bài 1.b: Viết số thích hợp vào chỗ trống.
- HS tự làm vào vở. 
a) HSK-G làm 
12ngày = 288giờ (giải thích 1ngày 24giờ, 12ngày = 12 × 24 = 288giờ)
Tương tự như trên với các số còn lại.
Bài 2. Tính
- Ta cần cộng các số đo thời gian theo từng loại đơn vị.
- Ta cần đổi sang hàng đơn vị lớn hơn liền kề.
- HS cả lớp làm vào vở, 3 HS lên bảng làm.
Bài 3. Tính.
a) 4năm 3tháng - 2năm 8tháng
-
-
 4năm 3tháng 3năm 27tháng
 2năm 8tháng 2năm 8tháng
 1năm 19tháng
b) 15ngày 6giờ - 10ngày 12giờ
-
-
 15ngày 6giờ 14ngày 30giờ
 10ngày 12giờ 10ngày 12giờ
 4ngày 18giờ
c) 13giờ 23phút - 5 giờ 45phút
-
-
 13 giờ 23 phút 12giờ 47phút
 5 giờ 45 phút 5giờ 45phút
 7giờ 2phút
- 2 HS nêu
 Kể chuyện: VÌ MUÔN DÂN
I. MỤC TIÊU: 
 - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.
 - Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - Tranh truyện trong SGK.
 - Bảng lớp viết những từ ngữ được chú giải sau truyện ở SGV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
- GV cùng HS nhận xét và ghi điểm cho từng HS.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: 
HĐ1 : GV kể chuyện : 
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- GV kể lần 1: Kể thong thả, chậm rãi.
- HS nghe, GV kể xong, giải nghĩa một số từ khó đã ghi trên bảng lớp.
- GV kể lần 2: GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa phóng to treo trên bảng lớp. HS vừa nghe GV kể vừa quan sát tranh.
HĐ2 : Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
*Kể chuyện trong nhóm. 
- Yêu cầu HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, nêu nội dung của từng tranh.
- GV kết luận, ghi nhanh lên bảng.
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm: 4 HS tạo thành một nhóm, khi 1 HS kể các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, sửa lỗi cho bạn.
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
* Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- GV nêu câu hỏi, HS nối tiếp nhau trả lời theo ý kiến của mình. Sau đó GV chốt lại:
+ Câu chuyện kể về ai? 
+ Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì?
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
+ Em biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào nói về truyền thống của dân tộc?
3. Củng cố, dặn dò:
+ Vì sao câu chuyện có tên là “Vì muôn dân”?
- Giáo dục HS noi gương các anh hùng, luôn có lòng yêu nước.
- GV nhận xét tiết học.	
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi
- Lắng nghe
- HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
- Đọc chú giải SGK: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát. 
- Lắng nghe
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nêu ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Kể chuyện theo nhóm 4
- HS trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Câu chuyện kể về Trần Hưng Đạo.
+ Câu chuyện giúp em hiểu về truyền thống đoàn kết, hoà thuận của dân tộc
- HS thi đua phát biểu. 
- HS suy nghĩ, trả lời
- HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_25_nam_hoc_2011_2012_ban_dep_chuan_kien_t.doc