Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (2 cột chuẩn kiến thức)

A. Mục tiêu: Giúp HS:

- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.

- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.

- Củng cố về diện tích hình bình hành.

B. Đồ dùng dạy - học:

- GV: SGK, giáo án

- HS: SGK, vở ghi

C. Các họat động dạy - học:

 

doc 89 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 (2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 26
 NS: 13 - 3 - 2009. NG: Thứ hai ngày 16 tháng 3 năm 2009.
Tiết 1: CHÀO CỜ:
............................&&&&&............................
Tiết 2: TẬP ĐỌC:
THẮNG BIỂN
A. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng gấp gáp, căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, các từ tượng thanh làm nổi bật sự dữ dội của cơn bão, sự bề bỉ, dẻo dai và tinh thần quyết thắng của thanh niên xung kích.
- Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
- Giáo dục cho học sinh có ý thức tham gia chống thiên tai.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án, bảng phụ.
- HS: SGK, vở - bút.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài HTL Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Đánh giá, ghi điểm, củng cố.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Thắng biển.
2. Nội dung:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài.
- GV chia đoạn: Bài chia 3 đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài.
? Trong bài có từ nào khó đọc ?
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 2.
- Cho HS đọc chú giải.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- GVHD và đọc mẫu: Toàn bài đọc với giọng gấp gáp căng thẳng, cảm hứng ngợi ca. 
b. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc lướt toàn bài.
? Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào ?
- Đoạn 1: 
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển ?
? Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì ?
? Ý của đoạn ?
- Đoạn 2:
? Cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển được miêu tả như thế nào ở đoạn 2 ?
? Trong đoạn 1, 2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả ?
? Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì ?
? Ý của đoạn ?
- Đoạn 3:
? Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và chiến thắng của con người trước cơn bão biển ?
? Ý của đoạn ?
? Nội dung của bài nói lên điều gì ?
c. Đọc diễn cảm:
- Cho HS đọc nối tiếp bài.
- Treo bảng đoạn 3 và đọc mẫu.
? Tìm từ ngữ thể hiện giọng đọc ?
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Đánh giá, ghi điểm.
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại ND bài.
- Về học bài. 
- Chuẩn bị bài: Ga-vrốt ngoài chiến lũy.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 1 - 2 em đọc bài HTL.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 3 em đọc nối tiếp đoạn, lớp đọc thầm.
- Cá nhân nêu và luyện đọc: thắng biển, tiến ca, hàng ngàn cuốn dữ, 
- 3 em đọc nối tiếp đoạn, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GVHD và đọc mẫu.
- HS đọc thầm.
+ Được miêu tả theo trình tự: Biển đe dọa con đê (Đ1); Biển tấn công đê (Đ2); Con người thắng biển ngăn được dòng nước lũ (Đ3).
+ Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
+ Cơn bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.
* Cơn bão biển đe dọa con đê.
+ Được miêu tả như như một đang cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển là gió trong cơn giạn dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn người  với tinh thần quyết tâm chống giữ.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh: 
Con cá mập đớp con cá chim. Như một đàn cá voi lớn.
. Sử dụng biện pháp nhân hóa: Biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh, gió giận dữ điên cuồng.
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy để thấy được cơn bão biển hung dữ, làm cho người đọc hình dung được cụ thể, ro nét về cơn bão biển và gay ấn tượng mạnh mẽ.
* Cơn bão biển tấn công con đê.

+ Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một vác củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành một sợ dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống rồi trồi lên, những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt những cột tre đóng chắc, dẻo như chão, đám người không sợ chết dã cứu được quãng đê sống lại.
* Con người quyết chiến, quyết thắng cơn bão biển.
* ND: Lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
- 3 em đọc nối tiếp, phát hiện giọng đọc.
- Nghe GV đọc và phát hiện cách đọc hay.
- Cá nhân nêu GV gạch chân từ ngữ thể hiện giọng đọc.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm đoạn, bài.
- 2 em nhắc lại ND chính của bài.
............................&&&&&............................
Tiết 3: TOÁN: 
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép tính nhân với phân số, chia cho phân số.
- Tìm thành phần chưa biết trong phép tính.
- Củng cố về diện tích hình bình hành.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi
C. Các họat động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng thực hiện.
? Nêu cách chia 2 PS ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
III. Bài mới
1. Giới thiệu bài: Luyện tập.
2. Nội dung:
* Bài 1(136):
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV gọi HS nêu miệng, lớp nhận xét chữa bài.
* Bài 2 (136):
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
? Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong mỗi phép tính ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
* Bài 3 (136):
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu miệng kết quả tính.
? PS được gọi là gì của PS ?
? Khi lấy nhân với thì kết quả là bao nhiêu ?
? Vậy khi nhân một PS với PS đảo ngược của nó thì được kết quả là bao nhiêu ?
* Bài 4 (136):
? Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta làm như thế nào ?
? làm thế nào để tính được độ dài đáy hình bình hành ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
? Nêu cách nhân (chia) 2 PS ?
- Về học bài và làm bài tập trong VBT
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng thực hiện tính
- 2 em nêu miệng.
- 2 em nêu y/c.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tính rồi rút gọn.
- HS nối tiếp nêu miệng bài làm.
 : = = ; : = = 
 : = = ;	 : = = 
 : = = ;	 
- 2 em nêu y/c.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta tìm x.
- HS nêu cách tìm.
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
a) x = b) : x = 
 x = : x = : 
 x = x = 
- HS làm bài vào vở bài tập và nêu miệng.
a) = = 1 b) = = 1
c) = = 1
+ PS được gọi là PS đảo ngược của PS 
 + Kết quả là 1
+ Khi nhân một phân số với phân số đảo ngược của nó thì kết quả sẽ là 1.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
+ Muốn tính diện tích hình bình hành chúng ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao.
+ Lấy diện tích hình bình hành chia cho chiều cao.
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Chiều dài đáy của hình bình hành là:
 : = 1(m)
 Đáp số: 1m
- 2 em nhắc lại quy tắc.
............................&&&&&............................
Tiết 4: ĐẠO ĐỨC:
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (Tiết 1)
A. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Hiểu được thế nào là hoạt động nhân đạo. Vì sao cần phải tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. 
- Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án.
- HS: SGK, vở - bút, thẻ.
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
? Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ các công trình công cộng ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo (Tiết 1).
2. Nội dung:
a. Hoạt động 1: Thông tin.
- Cho HS đọc nội dung thông tin trong SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm đôi các câu hỏi trong SGK.
? Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại  gây ra ?
? Em có thể làm gì để giúp đỡ họ ?
- Lớp và GV nhận xét.
- Cho HS đọc nội dung ghi nhớ trong SGK.
* Kết luận: Trẻ em và nhân dân ở các vùng bị thiên tai hoặc có chiến tranh đã phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Chúng ta cần phải cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là một hoạt động nhân đạo.
b. Hoạt động 2: Bài 1 (38).
- Cho HS đọc các việc làm trong SGK.
- Cho HS thảo luận nhóm bốn.
- Lớp và GV nhận xét.
* Kết luận: Các việc làm nhân đạo là tự nguyện, là tự giác để giúp đỡ những người không may gặp phải hoàn cảnh khó khăn chứ không phải là việc lấy thành tích cho bản thân.
c. Hoạt động 3: Bài 3 (39). 
- Cho HS đọc các ý kiến trong SGK.
- Cho HS làm bài theo nhóm.
- GV nêu các tình huống như trong SGK và HS báo cáo bằng giơ thẻ (tán thành, không tán thành, lưỡng lự).
- Cho HS giải thích sự lựa chọn.
- Lớp và GV nhận xét.
* Kết luận: Việc làm nhân có ở tất cả mọi nơi, là trách nhiệm của tất cả mọi người trong cộng đồng. 
IV. Củng cố - dặn dò:
- Về học bài, vận dụng vào thực tế.
- Chuẩn bị bài sau: Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ( Tiết 2 ).
- Nhận xét tiết học.
- HS hát.
- 2 em trả lời miệng.
- 3 em nối tiếp đọc thông tin trong SGK, lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm đôi và báo cáo.
+ Cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều khó khăn: Thiếu cái ăn, cái mặc, chịu cảnh đói rét.
. Thiệt hại về nhà cửa, tính mạng, tật nguyền,  
- VD: Dành tiền ăn sáng để ủng hộ họ.
+ Tích cực tham gia mọi phong trào quyên góp, ủng hộ,  
- 4 – 5 em đọc, lớp đọc thầm.
- 3 em nối tiếp nhau đọc, lớp đọc thầm.
- Thảo luận theo nhóm 4 và báo cáo.
+ Việc làm của bạn Sơn là đúng. Vì Sơn đã biết nghĩ và có sự thông cảm, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. 
. Việc làm của Lương là sai. Vì quyên góp ủng hộ là sự tự nguyện chứ không phải để nâng cao hay tính toán thành tích.
. Việc làm của bạn Cường là đúng. Vì Cường đã biết nghĩ và có sự thông cảm, chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, và phù hợp với khả năng của mình. 
- 4 em nối tiếp nhau đọc các ý kiến trong SGK.
- Làm bài theo nhóm đôi.
- Báo cáo bằng giơ thẻ.
a) Tán thành. 
b) Không tán thành. 
c) Không tán thành. 
d) Tán thành. 
Giải thích sự lựa chọn.
............................&&&&&............................
Tiết 5: KHOA HỌC:
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (Tiếp)
A. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có thể:
- Nêu được ví dụ về các vật nóng lên hoặc lạnh đi, về sự truyền nhiệt.
- Học sinh giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng, lạnh của chất lỏng.
- Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án, đồ làm thí nghiệm.
 ... 4 em đọc, lớp đọc thầm.
............................&&&&&............................
Tiết 4: KỂ CHUYỆN: 
KIỂM TRA (Đọc)
A. Mục tiêu: 
- Kiểm tra phần đọc thầm - đọc hiểu trả lời các câu hỏi về ND bài 
- Biết xác đinh kiểu câu trong đoạn văn
- GD HS có ý thức làm bài tốt.
B. đồ dùng dạy - học:
- GV: đề kiểm tra
- HS: ôn những bài đã học- giấy kiểm tra
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Nội dung:
- GV đọc và chép đề lên bảng 
ĐỀ BÀI
PHẦN A. Đọc thầm: Bài "Chiếc lá" (trang 98)
PHẦN B. Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây:
1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ?
	a) Chim sâu và bông hoa
	b) Chim sâu và chiếc lá
	c) Chim sâu, bông hoa và chiếc lá
2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá ?
	a) Vì lá suất đời chỉ là chiếc lá bình thường
	b) Vì lá đem lại sự sống cho cây
	c) Vì lá có lúc biến thành mặt trời
3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?
	a) Hãy biết quý trọng những người bình thường
	b) Vật bình thường mới đáng quý
	c) Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây
4. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ?
	a) Chỉ có câu hỏi, câu kể
	b) Chỉ có câu kể, câu cầu khiến
	c) Có cả câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến
5. Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào ?
	a) Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì ?
	b) Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ?
	c) Chỉ có kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai là gì ?
3. Luyên tập:
- HS làm bài vào giấy kiểm tra
- GV quan sát
4. ĐÁP ÁN:
	- Câu 1: Ý c đúng (1 điểm)
	- Câu 2: Ý b đúng (1 điểm)
	- Câu 3: Ý a đúng (1 điểm)
	- Câu 4: Ý c đúng (1 điểm )
	- Câu 5: Ý c đúng (1 điểm )
IV. Củng cố - dặn dò:
- Thu bài chấm
- Về nhà xem lại các thể loại văn đã học - CBBS: kiểm tra viết
- Nhân xét giờ học
............................&&&&&............................
Tiết 5: ĐỊA LÍ:
NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Tiếp)
A. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch, công nghiệp. Lễ hội của người dân đồng bằng duyên hải Miền Trung.
- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế của đồng bằng duyên hải Miền Trung.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả tìm thông tin có liên quan
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án, bản đồ hành chính VN, tranh ảnh.
- HS: SGK, vở - bút.
IV. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định: 
II. Bài cũ: 
? Dân tộc nào sống chủ yếu ở đồng bằng DHMT ?
- Đánh giá, ghi điểm, củng cố.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (Tiếp).
2. Nội dung:
c. Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT:
- Cho HS đọc mục 3 trong SGK.
- Cho HS quan sát lược đồ
? Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì ?
? Duyên hải miền Trung có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành du lịch ?
? Kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung ?
d. Phát triển công nghiệp:
- Cho HS đọc mục 4 trong SGK.
? Em hãy cho biết vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền Trung ?
e. Lễ hội ở ĐBDHMT:
- Cho HS đọc mục 5 trong SGK.
? Kể tên 1 số lễ hội của miền Trung?
? Dựa vào hình 13 hãy mô tả lại lễ hội Tháp Bà ?
* Bài học: SGK (144)
IV. Củng cố - dặn dò: 
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài sau: Thành phố Huế.
- Nhận xét tiết học
- HS hát.
+ Dân tộc Kinh, Chăm và một số dân tộc khác.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- Quan sát lược đồ.
+ Người dân miền Trung sử dụng cảnh đẹp đó phát triển ngành du lịch.
+ Có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng phủ cát trắng rợp bóng dừa, phi lao, nước biển trong xanh đó là những điều kiện thuận lợi để miền trung phát triển ngành du lịch.
+ Bãi biển Sầm Sơn, Lăng Cô, Mĩ Khê, Non Nước, 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
+ Vì ở duyên hải miền Trung có đường bờ biển dài nằm dọc theo miền duyên hải đất cát pha, khí hậu nóng phù hợp cho việc trồng mía. Nên ở đây đã xây dựng nhiều nhà máy đường có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
+ Lễ rước cá ông (cá voi), lễ mừng năm mới của người chăm (lễ hội ka-tê, )
+ Vào đầu mùa hạ, ở Nha Trang có lễ hội Tháp Bà. Người dân tập trung ở lễ hội để ca ngợi công đức của nữ thần và cầu chúc một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, 
...........................................&&&&&........................................
NS: 1 - 4 - 2009. NG: Thứ sáu ngày 3 tháng 4 năm 2009.
Tiết 1: MĨ THUẬT: GV chuyên.
............................&&&&&............................
Tiết 2: TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA GIỮA KÌ II (viết)
A. Mục tiêu: 
- HS nhớ viết chính tả bài "Đoàn thuyền đánh cá" viết 3 khổ thơ đầu
- Viết được bài văn miêu tả đồ vật hoạc bài văn miêu tả cây có bóng mát hoặc cây ăn quả.
- HS có ý thức nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Đề kiểm tra
- HS: học bài "Đoàn thuyền đánh cá" và giấy kiểm tra
C. Các hoạt động dạy - học:
I. Ổn định:
II. Bài cũ: 
- GV Kiểm tra chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Nội dung:
- GV đọc đề và ghi đề lên bảng
ĐỀ BÀI
PHẦN A: Chính tả: (Nhớ - viết)
	 Đoàn thuyền đánh cá
- Viết 3 khổ thơ đầu
PHẦN B: Tập làm văn: Hãy chọn một trong hai đề bài sau:
	1. Tả một đồ vật em thích.
	2. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.
3. Luyện tập:
	- HS làm bài vào giấy kiểm tra
	- GV quan sát
4. ĐÁP ÁN:
	A) Chính tả: (5 điểm)
	B) Tập làm văn: (5 điểm)
- Viết khoảng 10 câu (viết đủ 3 phần : mở bài, thân bài, kết bài)
IV. Củng cố - dặn dò:
- Thu bài chấm
- Nhận xét giờ học
............................&&&&&............................
Tiết 3: TOÁN: 
LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- Giáo dục HS tích cực học bài.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I. Ổn định:
II. Bài cũ:
? Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ ?
- Nhận xét ghi điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp
2. Nôị dung:
* Bài 1 (149):
? Xác định tổng và tỉ ?
- GVHDHS vẽ sơ đồ.
Đoạn 1
 ? m 28 m
Đoạn 2
 ? m
- Gọi HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
* Bài 2 (149):
? Xác định tổng và tỉ số của 2 số ?
? Một nửa viết dưới dạng PS là bao nhiêu ?
? Xác định số phần bạn trai và bạn gái ?
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi HS chữa bài.
* Bài 3 (149): 
? Xác định tổng, tỉ số ?
? Tìm tỉ số bằng cách nào ?
- Cho HS thảo luận cặp đôi (1 nhóm làm và phiếu gắn bảng)
- Lớp và GV nhận xét, chữa bài.
*Bài 4(149)
? Bài yêu cầu gì ?
? Hãy đặt đề toán ?
- Cho hS làm bài vào vở.
- Gọi HS nêu cách giải.
- Lớp và GV chữa bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
? Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ?
- Dặn về xem lại bài. Làm bài tập Và chuẩn bị bài sau: luyện tập chung (trang 149)
- Nhận xét giờ học
- HS hát.
 - 2 em nêu miệng
- 2 em đọc, lớp đọc thầm
+ Tổng là 28, tỉ 3 lần.
- 1 em lên bảng, lớp làm vào vở.
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 3 + 1 = 4 (phần)
 Đoạn thứ nhất dài là:
 28 : 4 x 3 = 21 (m)
 Đoạn thứ hai dài là:
 28 – 21 = 7 (m)
 Đáp số: Đoạn 1: 21m.
 Đoạn 2: 7m.
- 2 em nêu BT, lớp đọc thầm.
+ Tổng: 12, Tỉ bằng 1/2
+ Là 1/2
- Lớp làm bài vào vở.
- 1 - 2 em chữa bài.
Bài giải
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
 2 + 1 = 3 (phần)
Số bạn nam là: 12 : 3 = 4 (bạn)
Số bạn nữ là: 12 – 4 = 8 (bạn)
 Đáp số: Nam: 4 bạn.
 Nữ : 8 bạn
- 2 em đọc đề, lớp đọc thầm.
+ Tổng là 12; Tỉ chưa biết.
- HS làm theo cặp (1 nhóm làm và phiếu gắn bảng)
Bài giải
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé. 
Ta có sơ đồ:
Số lớn
	72
Số bé
Tổng số phần bằng nhau là:
 5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 - 12 = 60
 Đáp số: Số lớn: 60.
 Số bé: 12 
- 2 em nêu y/c.
+ Nêu bài toán và giải bài toán theo sơ đồ.
+ Một cửa hàng nhận hai thùng đầu có tất cả 180 l. Trong đó số dầu ở thùng thứ nhất bằng 1/4 số dầu ở thùng thứ hai. Hỏi mỗi thùng chữa bao nhiêu lít dầu ?
- HS làm bài vào vở.
- 3 em nêu bài giải. Lớp viết bài vào vở.
- 1 - 2 em nêu miệng.
............................&&&&&............................
Tiết 4: SINH HOẠT:
TUẦN 28
I. Yêu cầu:
- Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm của lớp trong tuần.
- Đề ra phương hướng tuần sau. 
- Giáo dục HS chăm học, ngoan, thực hiện tốt mọi nề nếp.
II. Nội dung sinh hoạt:
- GV: Nội dung sinh hoạt.
- HS: Ý kiến đóng góp.
III. Tiến hành sinh hoạt:
1. Cho HS sinh hoạt theo tổ:
- Tổ trưởng điều khiển, báo cáo kết quả SH.
2. GV nhận xét chung:
a. Đạo đức:
- Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. Có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 
b. Học tập:
- Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra
- Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
- Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc
- Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài như: Mai, Hoàng, Bích. Về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ
- 1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài 
- Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện, còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng như: Lò mạnh, Nam, Cà Linh.
- Viết bài còn chậm - trình bày vở viết còn xấu.
c. Công tác khác
- Vệ sinh đầu giờ: Tham gia chưa đầy đủ, vệ sinh trường, lớp sạch 
- Các khoản thu góp nộp còn Cầm Mạnh.
- Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ
- Có đủ ghế ngồi chào cờ
II. Phương Hướng tuần sau:
- Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy - Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
- Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà đầy đủ
- Tiếp tục thi đua học tốt giữa các tổ nhóm
- Các công tác khác: Yêu cầu thực hiện cho tốt
............................&&&&&............................
Tiết 5: THỂ DỤC: GV chuyên.
...........................................&&&&&........................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_26_2_cot_chuan_kien_thuc.doc