Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Chuẩn kỹ năng sống và BVMT

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Chuẩn kỹ năng sống và BVMT

Tiết 2

TOÁN

Tiết 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ

I/ Mục tiêu:

Biết thực hiện phép nhân hai phân số.

Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 Bài 2* dành cho HS khá, giỏi.

II/ Đồ dùng dạy - học:

- Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ

III/ Các hoạt động dạy - học:

1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

2. Bài mới:

a/ Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật

- Y/c hs thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 hs lên bảng tính)

 

doc 79 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - Chuẩn kỹ năng sống và BVMT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 ( Học bù vào các buổi chiều và ngày thứ bảy tuần 24)
Thứ hai, ngày tháng 02 năm 2011.
Tiết 1
CHÀO CỜ
Tiết 2
TOÁN 
Tiết 121: PHÉP NHÂN PHÂN SỐ 
I/ Mục tiêu:
Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
Bài tập cần làm: Bài 1, bài 3 Bài 2* dành cho HS khá, giỏi.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Vẽ hình trong SGK lên bảng phụ
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài: Các em đã biết cách cộng, trừ phân số, thế nhân phân số với phân số ta làm sao? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
2. Bài mới:
a/ Tìm hiểu ý nghĩa của phép nhân phân số thông qua tính diện tích hình chữ nhật
- Y/c hs thực hiện vào B tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài là 5m, chiều rộng là 3m. (1 hs lên bảng tính) 
- Các em tính tiếp diện tích hình chữ nhật có chiều dài và chiều rộng 
- Để tính diện tích của hình chữ nhật trên ta phải làm sao? 
b. Tìm quy tắc thực hiện phép nhân phân số
b.1. Tính diện tích hình chữ nhật đã cho dựa vào hình vẽ 
- Chúng ta sẽ đi tìm kết quả của phép nhân trên qua hình vẽ sau: (đưa bảng phụ đã vẽ hình)
- Có hình vuông, mỗi cạnh dài 1m. Vậy hình vuông có diện tích là bao nhiêu? 
 - Chia hình vuông có diện tích 1 mét vuông thành 15 ô bằng nhau thì mỗi ô vuông có diện tích là bao nhiêu mét vuông? 
- Hình chữ nhật được tô màu gồm bao nhiêu ô?
- Vậy diện tích hình chữ nhật bằng bao nhiêu phần mét vuông? 
b.2. Phát hiện quy tắc nhân hai phân số
- Dựa vào cách tính diện tích hình chữ nhật bằng đồ dùng trực quan hãy cho biết 
- 8 là gì của hình chữ nhật mà ta phải tính diện tích? 
- 15 là gì của hình vuông? 
- Ta có phép nhân sau: (ghi bảng và gọi hs lên tính kết quả) 
- Dựa vào ví dụ trên bạn nào cho biết: Muốn nhân hai phân số tà làm sao? 
Kết luận: Ghi nhớ SGK/132 
3) Thực hành:
Bài 1: Yc hs thực hiện vào bảng con 
*Bài 2: Gọi hs nêu yc
- HD mẫu câu a, các câu còn lại yc hs tự làm bài (gọi 2 hs lên bảng làm) 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs tự làm bài vào vở (1 hs lên bảng lớp thực hiện) 
- Cùng hs nhận xét, kết luận lời giải đúng
C/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn nhân hai phân số ta làm sao? 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Luyện tập 
- Lắng nghe
- Thực hiện B: 5 x 3 = 15 (m2) 
- Ta thực hiện phép nhân 
- Diện tích hình vuông là 1m2
- Mỗi ô có diện tích là: 2
- Được tô màu 8 ô 
- Bằng m2 
2
- số ô của hình chữ nhật (4x2)
- số ô của hình vuông (5x3) 
- Ta lấy tử số nhân với tử số, lấy mẫu số nhân với mẫu số. 
- Vài hs đọc lại 
- HS thực hiện vào bảng 
a) 
- rút gọn trước rồi tính 
a) 
b) 
c) 
- 1 hs đọc đề bài 
- Tự làm bài 
 Diện tích hình chữ nhật là:
 (m2)
 Đáp số: m2
- Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số 
__________________________________________________
Tiết 3
TẬP ĐỌC 
Tiết 49: KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN 
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phân biệt rõ lời nhân vật, phù hợp với nội dung, diễn biến sự việc.
 - Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. ( Trả lời đươcï các câu hỏi trong SGK).
KNS*: - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân.
	 - Ra quyết định.
	 - Ứng phó, thương lượng.
	 - Tư duy sáng tạo:bình luận, phân tích.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Đoàn thuyền đánh cá
 Gọi hs đọc thuộc lòng bài Đoàn thuyền đánh cá và nêu nội dung bài 
 Nhận xét, cho điểm
 B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: 
2) HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc các đoạn của bài 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: vạm vỡ, trắng bệch, loạn óc, rút soạt dao ra. 
+ Lượt 2: Giúp hs hiểu nghĩa các từ khó trong bài (phần chú giải) 
- Bài đọc với giọng thế nào? 
- Y/c hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
b) Tìm hiểu bài:
- YC hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH: Những TN nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? 
- Yc hs đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào? 
- Thấy tên cướp biển như vậy, bác sĩ Ly đã làm gì?
- Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? 
- YC hs đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
+ Cặp câu nào trong bài khắc họa hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển? 
+ Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? Chọn ý trả lời đúng trong 3 ý đã cho? 
- Tên cướp biển cũng có thể sợ bác sĩ Ly đưa ra toà, nhưng hắn phải khuất phục trước hết bởi sức mạnh của một người trong tay không có vũ khí nhưng vẫn khiến hắn phải nể sợ. 
- Truyện đọc Khuất phục tên cướp biển giúp em hiểu ra điều gì? 
c) HD đọc diễn cảm 
- Gọi 3 hs đọc theo cách phân vai. 
- Yc hs lắng nghe, theo dõi tìm các từ cần nhấn giọng. 
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai 
+ Gv đọc mẫu 
+ YC hs luyện đọc trong nhóm 3
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp 
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Nêu nội dung chính của bài? 
- Kết luận nội dung đúng (mục I)
- Giáo dục: Cần noi gương hành động dũng cảm của bác sĩ Ly
- Về nhà đọc bài nhiều lần, chú ý đọc đúng giọng của từng nhân vật 
- Bài sau: Bài thơ về tiểu đội xe không kính 
2 hs lên đọc thuộc lòng và nêu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp của lao động. 
- HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu...bài ca man rợ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo...phiên toà sắp tới
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Luyện cá nhân 
- Lắng nghe, giải thích 
- Giọng rõ ràng, dứt khoát, gấp gáp dần theo diễn biến câu chuyện.
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài 
- Lắng nghe 
- Những TN: đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm, hung hăng. 
- Các chi tiết: tên chúa tàu đập tay xuống bàn quát mọi người im; thô bạo quát bác sĩ Ly "Có âm mồm không?"; rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm bác sĩ Ly. 
- Bác sĩ Ly vẫn ôn tồn giảng giải cho chủ quán cách trị bệnh, điềm tĩnh khi hỏi lại hắn: "Anh bảo tôi có phải không?", bác sĩ Ly dõng dạc và quả quyết: nếu hắn không cất dao sẽ đưa hắn ra tòa.
- Cho thấy ông là người rất nhân hậu, điềm đạm nhưng cũng rất cứng rắn, dũng cảm, dám đối đầu chống cái xấu, cái ác, bất chấp nguy hiểm. 
- Đọc thầm đoạn 3
+ Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng. 
- Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải. 
- Lắng nghe 
+ Phải đấu tranh một cách không khoan nhượng với cái xấu, cái ác.
+ Trong cuộc đối đầu quyết liệt giữa cái thiện với cái ác, người có chính nghĩa, dũng cảm và kiên quyết sẽ chiến thắng.
+ sức mạnh tinh thần của một con người chính nghĩa, quả cảm có thể làm một đối thủ hung hãn phải khiếp sợ, khuất phục. 
- 3 hs đọc theo phân vai (người dẫn chuyện, tên cướp, bác sĩ Ly) 
- Trả lời theo sự hiểu
- Lắng nghe 
- Luyện đọc trong nhóm 3
- Vài nhóm thi đọc trước lớp 
- Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn
- Vài hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe, thực hiện 
________________________________________
Tiết 4
Lịch sử 
Tiết 25: TRỊNH - NGUYỄN PHÂN TRANH 
I/ Mục tiêu: 
 - Biết được một vài sự kiện về sự chia cắt đất nước, tình hình kinh tế sa sút:
 + Từ thế kỉ XVI, triều đình nhà Lê suy thối, đất nước từ đây bị chia cắt thành Nam triều và Bắc triều, tiếp đĩ là Đàng Trong và Đàng ngồi.
 + Nguyên nhân của việc chia cắt đất nước là do cuộc tranh giành quyền lực cuả các phe phái phong kiến.
 + Cuộc tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến khiến cuộc sống của nhân dân ngày càng khổ cực: đời sống đĩi khát, phải đi lính và chết trận, sản xuất khơng phát triển.
 - Dùng lược đồ Việt Nam chỉ ra ranh giới chia cắt Đàng Ngồi và Đàng trong.
II/ Đồ dùng dạy-học:
Bản đồ VN TK XVI – XVII
 Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: 
2) Bài mới:
Hoạt động 1: Sự suy sụp của triều Hậu Lê
- Các em hãy đọc SGK và tìm những biểu hiện cho thấy sự suy sụp của triều đình Hậu Lê từ đầu TK XVI? 
Kết luận: Từ đầu TK XVI triều đình nhà Hậu Lê bắt đầu suy sụp, vua không ra vua, vua Lê Uy Mục thì ăn chơi xa xỉ, cờ bạc, gái đẹp, thích các trò giết người, còn vua Lê Tương Dực thì thích hưởng lạc, không lo triều chính. Trước sự suy sụp của nhà Lê, nhà Mạc đã cướp ngôi nhà Lê. 
Hoạt động 2: Nhà Mạc ra đời và sự phân chia Nam-Bắc triều 
- Gọi hs đọc SGk đoạn từ năm 1527chấm dứt.
- Các em cho biết Mạc Đăng Dung là ai? 
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn bạn vừa đọc , thảo luận nhóm 4 để trả lời các câu hỏi sau:
1) Nhà Mạc ra đời như thế nào? Triều đình nhà Mạc được sử cũ gọi là gì?
2) Nam Triều là triều đình của dòng họ PK nào? Ra đời như thế nào? 
3) Vì sao có chiến tranh Nam-Bắc triều?
4) Chiến tranh Nam-Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm và kết quả như thế nào? 
Kết luận: Sau khi Nam triều chiếm được Thăng Long, chiến tranh Nam-Bắc triều chấm dứt, đất nước ta có được thu về một mối? Các em cùng tìm hiểu tiếp
Hoạt động 3: Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
- Gọi hs đọc SGK từ “Tưởng giang sơnChúa Trịnh” 
- Các em hãy đọc thầm lại đoạn vừa đọc, thảo luận nhóm đôi để t ... á chỉ phần bể còn lại chưa có nước
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp
 Số phần bể đã có nước là:
 (bể)
 Số phần bể còn lại chưa có nước là:
 1 - (bể)
 Đáp số: bể 
- Tự làm bài 
 Số ki-lô-gam cà phê lấy ra lần sau là:
 2710 x 2 = 5420 (kg)
Số ki-lô-gam cà phê lấy ra cả hai lần là:
 2710 + 5420 = 8130 (kg)
Số ki-lô-gam cà phên còn lại trong kho là:
 23450 - 8130 = 15320 (kg)
 Đáp số: 15320 kg cà phê 
- Đổi vở nhau kiểm tra 
Tiết 2
THỂ DỤC
GVC lên lớp
Tiết 3
 TẬP LÀM VĂN 
Tiết 52: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI
I/ Mục tiêu: 
 - Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài.
 - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, mở bài, kết bài cho bài văn cây cối xác định.
II/ Đồ dùng dạy-học: 
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý (gợi ý 1)
- Tranh, ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoat động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối
- Gọi hs đọc lại đoạn kết bài mở rộng về nhà các em đã viết lại hoàn chỉnh -BT4 
- Nhận xét 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Tiết TLV hôm nay, các em sẽ luyện tập viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả cây cối theo các bước: lập dàn ý, sau đó viết từng đoạn - MB, TB, KB. Đây là bài luyện tập chuẩn bị cho bài kiểm tra viết ở tuần 27
2) HD hs làm bài tập
a) HD hs hiểu yêu cầu của bài tập
- Gạch dưới những từ ngữ quan trọng: cây có bóng mát (cây ăn quả, cây hoa) yêu thích
- Gợi ý: Các em chọn 1 trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây hoa, cây bóng mát để tả. Đó là một cái cây mà thực tế em đã quan sát từ các tiết trước và có cảm tình với cây đó. 
- Dán một số tranh, ảnh lên bảng lớp.
- Gọi hs giới thiệu cây mình định tả 
- Gọi hs đọc gợi ý 
- Các em viết nhanh dàn ý trước khi viết bài để bài văn có cấu trúc chặt chẽ, không bỏ sót chi tiết 
b) HS viết bài 
- YC hs đổi bài cho nhau để góp ý 
- Gọi hs đọc bài viết của mình 
- Cùng hs nhận xét, khen ngợi bài viết tốt 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà viết lại bài hoàn chỉnh (nếu chưa xong) 
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra viết (Miêu tả cây cối) 
 - 2 hs đọc to trước lớp 
- Lắng nghe 
- Theo dõi 
- Lắng nghe, lựa chọn cây để tả 
- Quan sát 
- Nối tiếp giới thiệu
+ Em tả cây phượng ở sân trường
+ Em tả cây dừa ở đầu làng
+ Em tả cây hoa hồng trước cửa phòng BGH
- 4 hs nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý, cả lớp theo dõi
- Lập dàn ý 
- Tự làm bài 
- Đổi bài góp ý cho nhau 
- 5-7 hs đọc to trước lớp 
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
Tiết 4
KHOA HỌC 
 Tiết 52: VẬT DẪN NHIỆT VÀ VẬT CÁCH NHIỆT 
 I/ Mục tiêu:
 Kể được tên một số vật dẫn nhiệt tốt và vật dẫn nhiệt kém.
 + Các kim loại ( đồng, nhơm,) dẫn nhiệt tốt.
 + Khơng khí, các vật xốp như bơng, len dẫn nhiệt kém.
 KNS*: - Kĩ năng lựa chọn giải pháp cho các tình huống cần dẫn nhiệt/ cách nhiệt tốt.
	 - Kĩ năng giải quyết vấn đề liên quan tới dẫn nhiệt, cách nhiệt.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị chung: Phích nước nóng, xoong, nồi, giỏ ấm, cái lót tay,...
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc cốc như nhau, thìa kim loại, thìa nhựa. thìa gỗ, một vài tờ giấy báo, dây chỉ, len hoặc sợi; nhiệt kế
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Nóng, lạnh và nhiệt độ
- Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi? Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm? 
- Nhận xét, cho điểm 
B/ Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài: Các em đã biết về sự thu nhiệt, tỏa nhiệt của một số vật. Trong quá trình truyền nhiệt có những vật dẫn nhiệt tốt, vật dẫn nhiệt kém. Đó là những vật nào, chúng có ích lợi gì cho cuộc sống của chúng ta? Các em sẽ tìm câu trả lời qua những thí nghiệm thú vị của bài hôm nay. 
2) Bài mới:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu vật nào dẫn nhiệt tốt, vật nào dẫn nhiệt kém
 - Gọi hs đọc thí nghiệm SGK/104 và dự đoán kết quả thí nghiệm
- Ghi nhanh phần dự đoán của hs lên bảng 
- Để biết dự đoán của các em có đúng không, các em tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm 6 (rót nước nóng vào cốc cho hs) - các em cẩn thận với nước nóng để đảm bảo an toàn
- Gọi hs trình bày kết quả thí nghiệm 
- Tại sao thìa nhôm lại nóng lên? 
- Các kim loại: đồng, nhôm, sắt,... dẫn nhiệt tốt còn gọi đơn giản là vật dẫn điện; gỗ, nhựa, len, bông,.. dẫn nhiệt kém còn gọi là vật cách nhiệt.
- Cho hs quan sát xoong, nồi và hỏi: 
+ Xoong và quai xoong được làm bằng chất liệu gì? Chất liệu đó dẫn nhiệt tốt hay dẫn nhiệt kém? vì sao lại dùng những chất liệu đó? 
+ Hãy giải thích tại sao vào những hôm trời rét chạm tay vào ghế sắt tay ta có cảm giác lạnh?
+ Tại sao khi ta chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt? 
Kết luận: Những hôm trời rét, khi chạm vào ghế sắt, tay ta đã truyền nhiệt cho ghế (vật lạnh hơn) do đó tay có cảm giác lạnh; với ghế gỗ hoặc ghế nhựa thì tay ta cũng truyền nhiệt cho ghế nhưng do gỗ, nhựa dẫn nhiệt kém hơn sắt nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế mặc dù thực tế nhiệt độ ghế sắt, ghế gỗ cùng đặt trong một phòng là như nhau. 
 Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về tính cách nhiệt của không khí
 - Gọi hs đọc phần đối thoại của 2 hs hình 3/105 SGK 
- Chúng ta sẽ tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu rõ hơn.
- YC hs đọc thí nghiệm SGK/105 
- Các em hãy đọc kĩ lại thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm trong nhóm 4 
- HD hs quấn giấy trước khi rót: 1 cốc quấn chặt bằng cách buộc dây thun, 1 cốc quấn lỏng bằng cách vo tờ giấy thật nhăn và quấn.
- Các em đo nhiệt độ của mỗi cốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 5 phút (thời gian đợi là 10 phút)
- Gọi hs trình bày kết quả thí nghiệm 
- Tại sao chúng ta phải đổ nước nóng như nhau với 1 lượng bằng nhau? 
- Tại sao lại phải đo nhiệt độ của 2 cốc gần như là cùng 1 lúc? 
- Tại sao nước trong cốc quấn giấy báo nhăn, quấn lỏng còn nóng lâu hơn? 
- Vậy không khí là vật cách nhiệt hay vật dẫn nhiệt? 
Kết luận: Với 2 chiếc cốc như nhau, với lượng nước và nhiệt độ bằng nhau, bề mặt bốc hơi giống nhau. Nhưng do cốc thứ hai được quấn lỏng bằng những lớp báo nhăn nên có nhiều chỗ rỗng chứa nhiều không khí bên trong các chỗ rỗng ấy. Không khí có tính cách nhiệt nên nước trong cốc còn nóng hơn so với cốc quấn chặt giấy báo bình thường. 
 Hoạt động 3: Trò chơi : "Đố bạn tôi là ai, tôi được làm bằng gì?" 
 - Cơ chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 5 thành viên, 1 thành viên làm thư kí. Mỗi đội sẽ lần lượt đưa ra ích lợi của vật để đội bạn đoán tên xem đó là vật gì, được làm bằng chất liệu gì? trả lời đúng tính 5 điểm, sai mất lượt hỏi và bị trừ 5 điểm. Các thành viên của đội ghi nhanh các câu hỏi vào giấy và truyền cho các bạn trực tiếp chơi 
- Cùng hs tổng kết trò chơi, tuyên dương đội thắng cuộc 
C/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Các nguồn nhiệt
- Nhận xét tiết học 
- hs lên bảng trả lời
- Chất lỏng nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Khi đun nước không nên đổ đầy nước vào ấm vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
- Nêu dự đoán: Thìa nhôm sẽ nóng hơn thìa nhựa. Thìa nhôm dẫn nhiệt tốt hơn, thìa nhựa dẫn nhiệt kém hơn. 
- Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 6 
- Đại diện nhóm trình bày: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. 
- Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa.
- Lắng nghe
+ Xoong được làm bằng nhôm, inốc là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng.
+ Là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh.
+ Vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt.
- Lắng nghe 
- 2 hs đọc to trước lớp 
- 2 hs đọc 
- Tiến hành thí nghiệm trong nhóm 4 
- Hs quấn 2 cốc nước 
- Thực hành đo nhiệt độ của 2 cốc và ghi lại nhiệt độ sau mỗi lần đo 
- Lần lượt trình bày: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt.
- Để đảm bảo nhiệt độ của nước ở 2 cốc là bằng nhau. Nếu nước cùng có nhiệt độ bằng nhau nhưng cốc nào có lượng nước nhiều hơn sẽ nóng lâu hơn. 
- Vì nước bốc hơi nhanh sẽ làm cho nhiệt độ của nước giảm đi. Nếu không đo cùng một lúc thì nước trong cốc đo sau sẽ nguộc nhanh hơn trong cốc đo trước. 
- Vì giữa các lớp báo quấn lỏng chứa nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn. 
- Là vật cách nhiệt 
- lắng nghe 
- Chia nhóm và cử thành viên lên thực hiện 
+ Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ
+ Đội 2: bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ,...
+ Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn nhiệt cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng
+ Đội 1: bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa. 
+ Đội 2: Đúng 
_____________________________________________
Tiết 26: SINH HOẠT LỚP

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L4 T25 26 BVMT KNS.doc