Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - GV: Nguyễn Mạnh Chiến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - GV: Nguyễn Mạnh Chiến

Tập đọc (Tiết 51)

THẮNG BIỂN.

I. Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm một trong bài văn với giọng sụi nổi ,bước đầu biết nhấn giọng ở các từ gợi tả.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của từng bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.

- Giáo dục học sinh biết làm những việc thiện, việc có ích.

II. Đồ dùng dạy học

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

III. Các hoạt động dạy học

1.Bài cũ

-Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi SGK.

-Giáo viên nhận xét ghi điểm.

 

doc 29 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 26 - GV: Nguyễn Mạnh Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 12 tháng 03 năm 2007
Tập đọc (Tiết 51)
THẮNG BIỂN.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm một trong bài văn với giọng sụi nổi ,bước đầu biết nhấn giọng ở cỏc từ gợi tả.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của từng bài: Ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống yên bình.
- Giáo dục học sinh biết làm những việc thiện, việc có ích.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
III. Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ
-Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi SGK.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 4 em đọc tiếp nối nhau.
- Yêu cầu học sinh đọc phần chú giải.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc mẫu: toàn bài đọc với giọng sụi nổi.
b) Tìm hiểu bài
+ Tranh minh họa thể hiện nội dung nào trong bài?
+ Cuộc chiến đấu giữa con người và bão biển được miêu tả theo trình tự như thế nào?
+ Tìm những từ ngữ hình ảnh nói lên sự đe dọa của cơn bão biển.
+ Các từ ngữ và hình ảnh ấy gợi cho em điều gì?
+ Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cuộc tấn công dữ dội của cơn bão biển.
+ Trong đoạn 1, đoạn 2 tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả hình ảnh của biển cả?
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn văn thể hiện lòng dũng cảm, sức mạnh và sự chiến thắng của con người trước cơn bão biển?
+ Gọi học sinh đọc cả bài tìm hiểu ý và nội dung chính.
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 học sinh tiếp nhau đọc từng đoạn của bài, tìm cách đọc hay.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm.
- Học sinh 1: Mặt trời lên cao... cá chim nhỏ bé.
- Học sinh 2: Một tiếng ào.. chống giữ.
- Học sinh 3: Một tiếng reo to... quãng để đê sống lại.
2 hs đọc phần chỳ giải.
- 2 em ngồi cùng bàn tiếp nối nhau đọc.
- 2 học sinh đọc lại toàn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh lắng nghe.
+ Tranh minh họa thể hiện nội dung đoạn 3 trong bài, cảnh mọi ngời dùng thân mình làm hàng rào ngăn nước lũ.
+ Được miêu tả theo trình tự: Biển đe dọa con đê, biển tấn công con đê, con người thắng biển ngăn được dòng lũ, cứu sống đê.
+ Gió bắt đầu mạnh, nước biển càng dữ, biển cả muốn nuốt tươi con đê mong manh như con cá mập đớp con cá chim nhỏ bé.
+ Cho ta thấy con bão biển rất mạnh, hung dữ, nó có thể cuốn phăng con đê mỏng manh bất cứ lúc nào.
+ Như một đàn cá voi lớn, sóng trào qua những cây vẹt cao nhất, vụt vào thân đê rào rào, một bên là biển, là gió trong cơn giận dữ điên cuồng, một bên là hàng ngàn người... với tinh thần quyết tâm chống giữ.
+ Biện pháp so sánh: như con cá mập đớp con cá chim – như một đàn cá voi lớn.
+ Biện pháp nhân hóa: biển cả muốn nuốt tươi con đê mỏng manh: biển, gió giận dữ điên cuồng.
+ Tạo nên những hình ảnh rõ nét, sinh động, gây ấn tợng mãnh mẽ.
+ Hơn hai chục thanh niên mỗi người vác một củi vẹt, nhảy xuống dòng nước đang cuốn dữ, khoác vai nhau thành sợi dây dài, lấy thân mình ngăn dòng nước mặn. Họ ngụp xuống, trồi lên ngụp xuống, những bàn tay khoác vai nhau vẫn cứng như sắt, thân hình họ cột chặt vào những cọc tre đóng chắc, dẻo như chão - đám người không sợ chết đã cứu được quãng đê sống lại.
+ Đoạn 1: Cơn bão biển đe dọa.
+ Đoạn 2: Cơn bão biển tấn công
+ Đoạn 3: Con người quyết chiến quyết thắng con bão.
Nội dung chính: Bài ca ngợi lòng dũng cảm, ý chí quyết thắng của con người trong cuộc đấu tranh chống thiên tai, bảo vệ con đê, bảo vệ cuộc sống bình yên.
- 3 - 4 em đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích.
- 3 em thi đọc diễn cảm đoạn văn mà em thích.
3. Củng cố, dặn dò
- Đoạn văn trên hình ảnh nào gây ấn tượng nhất đối với em? Vì sao?
- Về nhà đọc bài và xem trước bài Ga-Vrốt ngoài chiến lũy.
- Nhận xét tiết học.
---------------------------------------
Khoa học (Tiết 51)
NểNG LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ. (tt)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nhiệt độ tăng lờn,co lại khi lạnh đi.
- Nhận biết được vật ở gần vật núng hơn thỡ thu nhiệt nờn núng lờn;vật ở gần vật lạnh hơn thỡ tỏa nhiệt nờn lạnh đi.
II. Đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếu chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thủy tinh.
- Phích đựng nước sôi.
III. Các hoạt động dạy
1. Bài cũ
- Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì? Có những loại nhiệt kế nào?
- Nêu dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám bệnh.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
- Giáo viên nêu thí nghiệm: chúng ta có 1 chậu nước và 1 cối nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước.
- Giáo viên yêu cầu học sinh dự đoán xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không? Nếu có thì thay đổi như thế nào?
- Giáo viên cùng học sinh tiến hành làm thí nghiệm.
+ Tại sao mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi?
Giáo viên: Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu ví dụ thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi.
+ Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt? Vật nào là vật tỏa nhiệt?
+ Kết quả sau khi thu nhiệt và tỏa nhiệt của các vật như thế nào?
- Nghe giáo viên phổ biến cách làm thí nghiệm.
- Học sinh tự do trả lời.
- Tiến hành làm thí nghiệm và trình bày kết quả: Nhiệt độ của cốc nước nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên.
+ Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh hơn.
- Học sinh tiếp nối nhau lấy ví dụ?
+ Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng,...
+ Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; chờm đá lên trán, trán lạnh đi,...
+ Vật thu nhiệt: cái cốc
+ Vật tỏa nhiệt: nước nóng
+ Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật tỏa nhiệt thì lạnh đi.
* Kết luận: Giáo viên nêu nh mục Bạn cần biết/102
Hoạt động 2
Nước nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong nhóm.
+ 4 nhóm hoạt động đa ra nhận xét và kết luận: Mức nước sau khi đặt lọ nước nóng tăng lên, mức nước sau khi đặt lọ vào nước nguội giảm đi so với mực nước đánh dấu ban đầu
Kết quả thí nghiệm: khi nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, mực chất lỏng tăng lên và khi nhúng bầu nhiệt ké vào nước lạnh thì mực chất lỏng giảm đi.
+ Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế?
+ Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau?
+ Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và lạnh đi?
+ Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được điều gì?
+ Mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng bầu nhiệt kế vào nớc có nhiệt độ khác nhau.
+ Cũng thay đổi khác nhau vì chất lỏng trong ống nhiệt kế nở ra khi ở nhiệt độ cao, có lại khi ở nhiệt độ thấp.
+ Nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
+ Ta biết được nhiệt độ của vật đó.
- Giáo viên kết lụân: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta biết được nhiệt độ của vật đó.
Hoạt động 3: Những ứng dụng trong thực tế
+ Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm.
+ Tại sao khi bị sốt, người ta lại dùng túi nước đá chờm lên trán.
+ Vì nước ở nhiệt độ cao thì nở ra. Nếu nước quá đầy ấm sẽ tràn ra ngoài có thể gây bỏng hay tắt bếp, chập điện.
+ Khi bị sốt, nhiệt độ của cơ thể trên 370c, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Muốn giảm nhiệt độ của cơ thể ta dùng túi nước đá chờm lên trán. Túi nước đá sẽ truyền nhiệt sang cơ thể, làm giảm nhiệt độ của cơ thể.
Hoạt động kết thúc
- Yêu cầu học sinh đọc mục Bạn cần biết
- Nhận xét tiết học
------------------------------------
Đạo đức (Tiết 26)
TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh có khả năng:
1Nờu được vớ dụ về hoạt động nhõn đạo.
2. Biết thông cảm với bạn bố và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp,ở trường và cộng đồng
3. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng vận động cựng banh bố,gia đỡnh cựng tham gia..
II.Các hoạt động dạy học
1.Bài cũ: Học sinh nhắc lại nội dung ôn tập
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài
2.2.Tìm hiểu bài
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin trang 37)
- Em suy nghĩ gì về những khó khăn, thiệt hại mà các nạn nhân đã phải hứng chịu do thiên tai, chiến tranh gây ra?
- Em có thể làm gì để giúp đỡ họ?
- Phải chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi.
- Cảm thông, chia sẻ với họ, quyên góp tiền của để giúp đỡ họ. Đó là hoạt động nhân đạo.
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (BT1/SGK)
- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm.
- 6 nhóm hoạt động.
Học sinh nêu tình huống đó đúng hay sai rồi giải thích vì sao đúng, vì sao sai?
-Giáo viên kết luận: Tình huống (a), (c) là đúng
Tình huống (b) là sai: vì đây không phải là tấm lòng cảm thông, mong muốn chia sẻ với người tàn tật mà chỉ để lấy thành tích cho bản thân.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (BT3, SGK)
-Giáo viên tiến hành tương tự như hoạt động 2
-Giáo viên kết luận:
+ ý kiến a: đúng
+ ý kiến b: sai.
+ ý kiến c: sai
+ ý kiến d: đúng
-Gọi học sinh đọc mục ghi nhớ SGK/38
Hoạt động tiếp nối
Học sinh tiếp nối nhau xử lý tình huống và rút ra: hoạt động nhân đạo như: quyên góp giúp đỡ bạn học sinh trong lớp, trường, địa phương những con người bị tàn tật, có hoàn cảnh khó khăn, quyên góp giúp đỡ theo địa chỉ từ thiện đăng trên báo chí....
Học sinh sưu tầm các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ,... về các hoạt động nhân đạo.
---------------------------------------
Thứ ba ngày 13 tháng 03 năm 2007
Thể dục (Tiết 51)
MOÄT SOÁ BAỉI TAÄP R LTTC B - TROỉ CHễI ” TRAO TÍN GAÄY “
I/MUẽC TIEÂU:
-OÂn tung boựng baống moọt tay, baột boựng baống hai tay, tung vaứ baột boựng theo nhoựm hai ngửụứi, ba ngửụứi ; nhaỷy daõy kieồu chaõn trửụực chaõn sau. Yeõu caàu thửùc hieọn cụ baỷn ủuựng vaứ naõng cao thaứnh t ... chết.
+ Cày sâu cuốc bẩm: làm ăn cần cù, chăm chỉ.
+ Gan vàng dạ sắt: gan dạ, dũng cảm không nao núng trước khó khăn nguy hiểm.
+ Nhường cơm sẻ áo: đùm bọc, giúp đỡ, nhường nhịn san sẻ cho nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn.
+ Chân lấm tay bùn: chỉ sự lao động vất vả, cực nhọc.
-Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 5: Đặt câu với một trong các thành ngữ vừa tìm đợc ở bài tập 4.
Ví dụ: 
+ Bố tôi đã từng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.
+ Chú bộ đội đã từng vào sinh ra tử nhiều lần.
+ Bộ đội ta là những con người gan vàng dạ sắt.
-Giáo viên nhận xét tiết học
3.Củng cố, dặn dò
-Giáo viên nhận xét tiết học
-Về nhà đặt thêm 2 câu văn với 2 thành ngữ ở bài tập 4.
---------------------------------------
Địa lý (Tiết 26)
Dải đồng bằng duyên hải Miền Trung
I. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
- Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp, nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển.
+ Nhận xét lược đồ, ảnh, bảng số liệu để biết đặc điểm nêu trên.
- Chia sẻ với người dân miền Trung về những khó khăn do thiên tai gây ra.
II. Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- ảnh thiên nhiên duyên hải miền Trung: bãi biển phẳng, núi lan ra đến biển, bờ biển dốc, có nhiều khối đá nổi ven bờ; cánh đồng trồng màu, đầm phá, rừng phi lao trên đồi cát.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài mới
1.1. Giới thiệu bài
1.2. Tìm hiểu bài
a) Các đồng bằng nhỏ hẹp với nhiều cồn cát ven biển
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp, và nhóm 4 học sinh
- Giáo viên treo lược đồ lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời:
+ Có bao nhiêu đồng bằng duyên hải miền Trung?
+ Yêu cầu 1 em lên chỉ lược đồ và gọi tên.
+ Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này?
+ Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
- Giáo viên kết luận: Chính vì các dãy núi này chạy lan ra sát biển nên đã chia cắt dải đồng bằng duyên hải miền Trung thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy nhiên tổng cộng diện tích các dải đồng bằng này cũng gần bằng ĐBBB.
- Yêu cầu học sinh quan sát 1 số tranh ảnh đầm phá, cồn cát rút ra kết luận.
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ Có 5 dải đồng bằng.
+ 1 em thực hiện.
+ Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp với ĐBNB, phía đông là biển Đông.
+ Chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kết luận: Các đồng bằng duyên hải miền Trung thờng nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá.
b) Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam
Hoạt động 2
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời:
+ Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau thế nào?
- Học sinh trả lời vào bảng thông tin và cùng giáo viên hòan thành bảng như sau:
Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã
Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã
- Có mùa đông lạnh
- Không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa và mùa khô
- Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ
- Nhiệt độ tơưng đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
- Giáo viên giải thích : Nhiệt độ Bắc Nam khác nhau : ở Huế (phía Bắc) tháng 1, nhiệt độ giảm xuống dới 200 còn tháng 7 thì khoảng 290. Trong khi đó ở Đà Nẵng, tháng 1 nhiệt độ vẫn cao, không thấp hơn 200còn tháng 7 cũng khoảng 290c như ở Huế.
+ Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu?
+ Yêu cầu học sinh cho biết thêm một số đặc điểm về mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung
+ Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
+ Học sinh trả lời và hoàn thành nh bảng sau:
Mùa hạ
Những tháng cuối năm
Lợng ma
ít
Nhiều, lớn, có khi có bão
Không khí
Khô, nóng
Cây cỏ, sông hồ, đồng ruộng..
Cây cỏ khô héo
Đồng ruộng nứt nẻ
Sông hồ cạn nớc
Nớc sông dâng cao
Đồng ruộng, cây cỏ, nhà cửa ngập lụt, giao thông bị phá hoại, thiệt hại nhiều về người và của cải
Giáo viên: Vào mùa hạ ở nớc ta thường có gió thổi từ Lào sang (còn gọi là gió Lào). Khi gặp dãy núi Trường Sơn gió bị chặn lại, trút hết ma ở sờn Tây, khi thổi sang sườn bên kia chỉ còn hơi khô, nóng. Do đó ở ĐB duyên hải miền Trung vào mùa hạ, gió rất khô và nóng. Vào mùa đông, ở đồng bằng duyên hải miền Trung có gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước, gây mưa nhiều. Do sông ở đây thường nhỏ và ngắn cho nên thường có lụt, nớc từ núi đổ xuống đồng bằng thờng gây ra lũ lụt đột ngột.
+ Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
Giáo viên: đây cũng là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước. Chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với người dân ở đây.
+ Gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt, sản xuất.
- Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò
- Ghi phần đặc điểm SGK và học thuộc.
- Về su tầm tranh ảnh về con ngời, thiên nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Nhận xét tiết học.
-------------------------------------
Toán (Tiết 130)
Luyện tập chung (trang 138)
I. Mục tiêu: giúp học sinh:
- Rèn kỹ năng thực hiện các phép tính với phân số.
- Giải bài toán có liên quan đến tìm giá trị phân số của một số.
II. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Nêu cách chia 1 phân số cho 1 số tự nhiên.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. .Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Tính:
- Gọi 4 em lên bảng làm
- 4 em làm ở bảng lớp. Học sinh khác làm vào vở.
a) + = + = ; b) + = + = c) + = + = 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 2: Tính
- Gọi 3 em lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở
a) - = - = 
 5 3 15 15 15 
Tương tự làm các bài còn lại.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Bài 3: Tính
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. Giáo viên nhận xét ghi điểm.
Kết quả:
a) x = = ; b) x 13 = ; 
Bài 5: Yêu cầu học sinh đọc đề. Giáo viên hớng dẫn. 1 em giải ở bảng lớp. Học sinh khác làm vào vở.
Bài giải
Khối lượng đường còn lại:
50 - 10 = 40 (kg)
Buổi chiều bán được số đường là:
40 x = 15 (kg)
Cả ngày cửa hàng bán được khối lượng đường:
10 + 15 = 25(kg)
Đáp số: 15 kg
3. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên nhận xét tổng kết giờ học
- Xem trước bài sau: Luyện tập chung.
--------------------------------
Tập làm văn (Tiết 52)
Luyện tập miêu tả cây cối
I. Mục tiêu:
- Học sinh luyện tập tổng hợp viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước: lập dàn ý, viết từng đoạn (mở bài, thân bài, kết bài).
- Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp, gián tiếp); đoạn thân bài; đoạn kết bài (kiểu mở rộng, không mở rộng).
- Lời văn mạch lạc, rõ ràng
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng lớp chép sẵn đề bài, dàn ý (gợi ý 1)
- Tranh, ảnh một số loài cây: cây có bóng mát, cây ăn quả, cây hoa.
III. Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ
- Gọi 2 học sinh đọc đoạn kết bài mở rộng (BT4 tiết trước).
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
a) Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài tập
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên gợi ý: Các em chọn 1 trong 3 loại cây: cây ăn quả, cây bóng mát, cây hoa để tả. Đó là 1 cái cây mà thực tế em đã quan sát từ các tiết trước và có cảm tình với cây ấy.
b) Học sinh viết bài
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý, sau đó hoàn chỉnh bài văn.
- Gọi học sinh trình bày bài văn
- Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích.
- 3 - 5 học sinh giới thiệu 
Ví dụ: + Em tả cây phượng ở sân trường.
+ Em tả cây đa ở đầu đường.
+ Em tả cây hoa hồng Đà Lạt bố em đi công tác mang về.
+ Em tả cây cam trong vườn nhà bà em.
- Học sinh tự làm bài.
- 5 - 7 em trình bày.
3. Củng cố, dặn dò
- Muốn viết bài văn hoàn chỉnh ta phải làm gì?
- Về hòan thiện bài văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra viết và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------------
* Sinh hoạt tập thể (Tiết 26)
* Sinh hoạt lớp 
 Nhận xét cuối tuần 
I. Mục tiêu :
- Học sinh tự rút ra những ưu khuyết điểm trong tuần rồi có hướng phấn đấu trong tuần tới.
Nắm chắc phương hướng tuần 26 để thực hiện
- Giáo dục học sinh biết đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập
* Sinh hoạt tập thể: Cho Học sinh chơi trò chơi mà các em thích
II. Nội dung 
 1. Sinh hoạt tập thể:
	- Cho học sinh thi kể chuyện.
	- Kể những câu chuyện về lòng dũng cảm mà em biết.
	- Yêu cầu 3 tổ kể thi, những em còn lại lắng nghe và nhận xét.
- Trong quá trình kể xen kẻ các tiết mục văn nghệ để tạo không khí vui tươi, sôi nổi.
- GV nhận xét tuyên dương cả lớp.
 2. Nhận xét cuối tuần 
Lớp trưởng nhận xét báo cáo về nề nếp,học tập, văn thể mĩ 
- Giáo viên nhận xét cụ thể 
a. Nề nếp :
Các em đi vào nề nếp thực hiện nghiêm túc mọi qui định : 
Ra vào lớp xếp hàng ngay ngắn, trong lớp nghiêm túc , chấp hành tốt mọi qui định của nhà trường và Đội đề ra 
- Biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo, người lớn tuổi 
b. Học tập 
 Đa số các em đến lớp học bài và làm bài đầy đủ 
- Sách vở, đồ dùng chuẩn bị chu đáo
- Những học sinh giỏi đã kèm học sinh yếu cùng tiến bộ 
* Bên cạnh đó vẫn còn nhiều em chưa chịu khó học bài và làm bài ở nhà, một số em hay quên sách vở, đồ dùng học tập như; Thiên Anh, Văn Cường
c. Văn - Thể - Mĩ
- Sinh hoạt đều đặn, truy bài, chữa bài tập thường xuyên, sinh hoạt ngoài trời nghiêm túc.
- Thể dục giữa giờ đều đặn.
- Trang phục gọn gàng sạch sẽ .
3. Phương hướng tuần tới
- Tiếp tục duy trì nề nếp của lớp. Đi học đúng giờ ra vào lớp xếp hàng ngay ngắn.
- Chuẩn bị thi kể chuyện về Gia Lai vào đầu tháng 4.
- Thi học sinh giỏi cấp trường tuần 1 của tháng 4.
- Rèn chữ viết và cách trình bày bài trong vở cho khoa học
- Tiếp tục kiểm tra và chấm chữa bài thường xuyên
- Có ý thức học bài và làm bài về nhà đầy đủ.
- Học bài và làm bài nghiêm túc, để chuẩn bị cho việc thi giữa kì 2
+ Tiếp tục phát động phong trào thi đua học tập tốt đạt nhiều bông hoa điểm mười.
+ Chuẩn bị đồ dùng học tập, sách vở đầy đủ trước khi đến lớp.
+ Những học sinh giỏi kèm cho những học sinh yếu .
+ Biết nói lời hay làm việc tốt,lễ phép với người lớn tuổi,Thầy, cô giáo 
+ Sinh hoạt có chất lượng với nhiều hình thức. 
+Tập thể dục giữa giờ đều đặn.
 - Vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.Không xả rác bừa bãi. 
- Đảm bảo an toàn giao thông.
-------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 26 lop 4 CKTKN(1).doc