TOÁN
TIẾT 126.LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được phép chia hai phân số.
- Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1.Ổn định:
2.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài tập về phép nhân phân số, phép chia phân số, áp dụng phép nhân, phép chia phân số để giải các bài toán có liên quan.
b).Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV nhắc cho HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đế khi được phân số tối giản.
- GV yêu cầu cả lớp làm bài.
TUẦN 26 ******************************************************* Thứ Hai, ngày 29 tháng 2 năm 2010 TOÁN TIẾT 126.LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Thực hiện được phép chia hai phân số. - Biết tìm thành phần chưa biết trong phép nhân, phép chia phân số - Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 126. -GV nhận xét và cho điểm HS. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: -Trong giờ học này các em sẽ cùng làm các bài tập về phép nhân phân số, phép chia phân số, áp dụng phép nhân, phép chia phân số để giải các bài toán có liên quan. b).Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - GV nhắc cho HS khi rút gọn phân số phải rút gọn đế khi được phân số tối giản. - GV yêu cầu cả lớp làm bài. -GV nhận xét bài làm của HS. Bài 2 a)) - GV yêu cầu HS làm bài. a) -GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS dưới lớp tự kiểm tra lại bài của mình. Bài 3,4( Không bắt buộc) 4.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 5. Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS lắng nghe. -Tính rồi rút gọn. -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Có thể trình bày như sau: : = Í = = : = Í = = : = Í = = : = Í = = : = Í = = : = Í = = 2 * HS cũng có thể rút gọn ngay từ khi tính.i vaøo VBT. eà pheùp nhaân ps,aån bò baøi sau.ps s -2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. Í x = x = : x = b) : x = x = : x = - ******************************************************* LUYỆN: TẬP ĐỌC THẮNG BIỂN I. MỤC TIÊU - Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng sôi nổi, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung của bài thông qua làm bài tập. II. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Luyện đọc - HS luyện đọc diễn cảm trong nhóm. - Thi đọc diễn cảm. 2. Làm bài tập GV tổ chức cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Đáp án: Bài 1: Chọn ý thứ nhất: Con mập đớp con cá chim nhỏ bé Bài 2: Cuộc chiến đấu giữa con người và cơn bão biển được miêu tả theo trình tư sau ï: Biển đe dọa( đoạn 1) Biển tấn công( đoạn 2) Người thắng biển( đoạn 3). ******************************************************* THỂ DỤC MỘT SỐ BÀI TẬP RÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN TRÒ CHƠI : “TRAO TÍN GẬY ” I. MỤC TIÊU - Thực hiện được động tác tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. - Biết cách tung và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người. - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi " Trao tín gậy". II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Chuẩn bị 2 còi (cho GV và cán sự ), 2 HS một quả bóng nhỏ, 2 HS một sợi dây. Kẻ sân, chuẩn bị 2 – 4 tín gậy và bóng cho HS chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 .Phần mở đầu -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học. -Khởi động: -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng và phối hợp của bài thể dục phát triển chung. -Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”. 2 . Phần cơ bản: -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung BÀI TẬP KÈN LUYỆN TƯ THẾ CƠ BẢN , một tổ học trò chơi “TRAO TÍN GẬY”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng. a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay: -GV nêu tên động tác. -GV làm mẫu và giải thích động tác. -Tổ chức cho HS tập luyện đồng loạt theo lệnh thống nhất của cán sự, GV quan sát đến chỗ HS thực hiện sai để sửa * Ôn tung và bắt bóng theo nhóm 3 người * Ôn nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau -GV tổ chức cho HS thi nhảy dây và tung bắt bóng. b) Trò Chơi Vận Động : -GV tập hợp HS theo đội hình chơi -Nêu tên trò chơi : “Trao tín gậy ”. -GV giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu : Chuẩn bị: Cách chơi: Các trường hợp phạm quy : -Cho một nhóm HS làm mẫu theo chỉ dẫn của GV. -GV tổ chức cho HS chơi thử, xen kẽ GV nhận xét giải thích thêm cách chơi. -GV điều khiển cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. 3 .Phần kết thúc: -GV cùng HS hệ thống bài học. -Đi đều và hát. -Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán. 2 – 3phút 1 phút Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp 1 phút 9 – 11 phút 2 phút 2 phút 2 – 3 phút 9 – 10 phút 4 – 6 phút -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. -HS theo đội hìng vòng tròn. -HS vẫn theo đội hình vòng tròn. -HS tập theo nhóm hai người. -HS tập hợp thành 2 hàng dọc, mỗi hàng là một đội thi đấu 8 – 12 em. -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. -HS hô “khỏe”. ******************************************************* KHOA HỌC NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ (tt) I. MỤC TIÊU - Nhận biết được chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Nhận biết được vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt nên nóng lên. Vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt nên lạnh đi. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC -Chuẩn bị theo nhóm: 2 chiếc chậu, 1 chiếc cốc, lọ có cắm ống thuỷ tinh, nhiệt kế. -Phích đựng nước sôi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1/.KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài 50. +Muốn đo nhiệt độ của vật, người ta dùng dụng cụ gì ? có những loại nhiệt kế nào ? +Nhiệt độ của hơi nước đang sôi, nước đá đang tan là bao nhiêu độ ? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể bị bệnh, cần phải khám chữa bệnh ? +Hãy nói cách đo nhiệt độ và đọc nhiệt đố khi dùng nhiết kế đo nhiệt độ cơ thể người. -Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS. 2/.Bài mới: *Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về sự truyền nhiệt. *Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự truyền nhiệt -Thí nghiệm: Chúng ta có một chậu nước và một cốc nước nóng. Đặt cốc nước nóng vào chậu nước. -Yêu cầu HS dự đón xem mức độ nóng lạnh của cốc nước có thay đổi không ? Nếu có thì thay đổi như thế nào ? -Muốn biết chính xác mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi như thế nào, chúng ta cùng tiến hành làm thí nghiệm. -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. Hướng dẫn HS: đo và ghi nhiệt độ của cốc nước, chậu nước trước và sau khi đặt cốc nước nóng vào chậu nước rồi so sánh nhiệt độ. -Gọi 2 nhóm HS trình bày kết quả. +Tại sao mứ nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi ? -Do có sự truyền nhiệt từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn nên trong thí nghiệm trên, sau một thời gian đủ lâu, nhiệt độ của cốc nước và của chậu sẽ bằng nhau. -GV yêu cầu: +Hãy lấy các ví dụ trong thực tế mà em biết về các vật nóng lên hoặc lạnh đi. +Trong các ví dụ trên thì vật nào là vật thu nhiệt ? vật nào là vật toả nhiệt ? +Kết quả sau khi thu nhiệt và toả nhiệt của các vật như thế nào ? -Kết luận: Các vật ở gần vật nóng hơn thì thu nhiệt sẽ nóng lên. Các vật ở gần vật lạnh hơn thì toả nhiệt, sẽ lạnh đi. Vật nóng lên do thu nhiệt, lạnh đi vì nó toả nhiệt, hay chính là đã truyền nhiệt cho vật lạnh hơn. Trong thí nghiệm các em vừa làm vật nóng hơn (cốc nước) đã truyền cho vật lạnh hơn (chậu nước). Khi đó cốc nước toả nhiệt nên bị lạnh đi, chậu nước thu nhiệt nên nóng lên. -Yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 102. *Hoạt động 2:Nước nở ra khi nóng lên, và co lại khi lạnh đi -Tổ chức cho HS làm thí nghiệm trong nhóm. -Hướng dẫn: Đổ nước nguội vào đầy lọ. Đo và đánh dấu mức nước. Sau đó lần lượt đặt lọ nước vào cốc nước nóng, nước lạnh, sau mỗi lần đặt phải đo và ghi lại xem mức nước trong lọ có thay đổi không. -Gọi HS trình bày. Các nhóm khác bổ sung nếu có kết quả khác. -Hướng dẫn HS dùng nhiệt kế để làm thí nghiệm: Đọc, ghi lại mức chất lỏng trong bầu nhiệt kế. Nhúng bầu nhiệt kế vào nước ấm, ghi lại cột chất lỏng trong ống. Sau đó lại nhúng bầu nhiệt kế vào nước lạnh, đo và gho lại mức chất lỏng trong ống. -Gọi HS trình bày kết quả thí nghiệm. +Em có nhận xét gì về sự thay đổi mức chất lỏng trong ống nhiệt kế ? +Hãy giải thích vì sao mức chất lỏng trong ống nhiệt kế thay đổi khi ta nhúng nhiệt kế vào các vật nóng lạnh khác nhau ? +Chất lỏng thay đổi như thế nào khi nóng lên và khi lạnh đi ? +Dựa vào mực chất lỏng trong bầu nhiệt kế ta thấy được điều gì ? -Kết luận: Khi dùng nhiệt kế đo các vật nóng, lạnh khác nhau, chất lỏng trong ống sẽ nở ra hay co lại khác nhau nên mực chất lỏng trong ống nhiệt kế cũng khác nhau. Vật càng nóng, mực chất lỏng trong ống nhiệt kế càng cao. Dựa vào mực chất lỏng này, ta có thể biết được nhiệt độ của vật. *Hoạt động 3:Những ứng dụng trong thực tế -Hỏi: +Tại sao khi đun nước, không nên đổ đầy nước vào ấm ? +Tại sao khi sốt người ta lại dùng túi nước đá chườm lên trán ? +Khi ra ngoài trời nắng về nhà chỉ còn nước sôi trong phích, em sẽ làm như thế nào để có nước nguội để uống nhanh ? -Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, biết áp dụng các kiến thức khoa học vào trong thực tế. 3/.Củng cố: -Nhận xét tiết học. -Lưu ý: Khi nhiệt độ tăng từ 00C đến 40C thì nước cpo lại mà không nở ra. 4/.Dặn dò: -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và chuẩn bị: 1 chiếc cốc hoặc 1 thìa nhôm hoặc thìa nhựa. -3 HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -Nghe GV phổ biến cách làm thí nghiệm. -Dự đoán theo suy nghĩ của bản thân. -Lắng nghe. -Tiến hành làm thí nghiệm. -Kết quả thí nghiệm: Nhiệt độ của cốc nứơc nóng giảm đi, nhiệt độ của chậu nước tăng lên. +Mức nóng lạnh của cốc nước và chậu nước thay đổi là do có sự truyền nhiệt từ cốc nước nóng hơn sang chậu nước lạnh. -Lắng nghe. -Tiếp nối nhau lấy ví dụ: +Các vật nóng lên: rót nước sôi vào cốc, khi cầm vào cốc ta thấy nóng; Múc canh nóng vào bát, ta thấy muôi, thìa, bát nóng lên; Cắm bàn là vào ổ điện, bàn là nóng lên, +Các vật lạnh đi: Để rau, củ quả vào tủ lạnh, lúc lấy ra thấy lạnh; Cho đá vào cốc, cốc lạnh đi; Chườm đá lên trán, trán lạnh đi, +Vật thu nhiệt: cái cốc, cái bát, thìa, quần áo, +Vật toả nhiệt: nước nóng, canh nóng, cơm nóng, bàn là, +Vật thu nhiệt thì nóng lên, vật toả nhiệt thì lạnh đi. -Lắng nghe. -2 HS nối tiếp nhau đọc. -Tiến hành làm thí nghiệm trong nhóm theo sự hư ... ày kết quả: Khi cầm vào từng cán thìa, em thấy cán thìa bằng nhôm nóng hơn cán thìa bằng nhựa. Điều này cho thấy nhôm dẫn nhiệt tốt hơn nhựa. -Thìa nhôm nóng lên là do nhiệt độ từ nước nóng đã truyền sang thìa. -Lắng nghe. -Quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi: +Xoong được làm bằng nhôm, gang, inốc đây là những chất dẫn nhiệt tốt để nấu nhanh. Quai xoong được làm bằng nhựa, đây là vật cách nhiệt để khi ta cầm không bị nóng. +Vào những hôm trời rét, chạm tay vào ghế sắt ta có cảm giác lạnh là do sắt dẫn nhiệt tốt nên tay ta ấm đã truyền nhiệt cho ghế sắt. Ghế sắt là vật lạnh hơn, do đó tay ta có cảm giác lạnh. +Khi chạm vào ghế gỗ, tay ta không có cảm giác lạnh bằng khi chạm vào ghế sắt vì gỗ là vật dẫn nhiệt kém nên tay ta không bị mất nhiệt nhanh như khi chạm vào ghế sắt. -Lắng nghe. -Quan sát hoặc dựa vào trí nhớ của bản thân khi đã quan sát giỏ ấm ở gia đình, trao đổi và trả lời: +Bên trong giỏ ấm thường được làm bằng xốp, bông len, dạ, đó là những vật dẫn nhiệt kém nên giữ cho nước trong bình nóng lâu hơn. +Giữa các chất liệu như xốp, bông, len, dạ, có rất nhiều chỗ rỗng. +Trong các chỗ rỗng của vật có chứa không khí. +HS trả lời theo suy nghĩ. -Hoạt động trong nhóm dưới sự hướng dẫn của GV. -2 HS đọc thành tiếng thí nghiệm. -Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV để đảm bào an toàn. -2 đại diện của 2 nhóm lên đọc kết quả của thí nghiệm: Nước trong cốc được quấn giấy báo nhăn và không buộc chặt còn nóng hơn nước trong cốc quấn giấy báo thường và quấn chặt. +Giữa các khe nhăn của tờ báo có chứa không khí. +Nước trong cốc quấn giấy báo nhăn quấn lỏng còn nóng hơn vì giữa các lớp báo quấn lỏng có chứa rất nhiều không khí nên nhiệt độ của nước truyền qua cốc, lớp giấy báo và truyền ra ngoài môi trường ít hơn, chậm hơn nên nó còn nóng lâu hơn. +Không khí là vật cách nhiệt. -Lắng nghe. -Ví dụ: Đội 1: Tôi giúp mọi người được ấm trong khi ngủ. Đội 2: Bạn là cái chăn. Bạn có thể làm bằng bông, len, dạ, Đội 1: Đúng. Đội 2: Tôi là vật dùng để che lớp dây đồng dẫn điện cho bạn thắp đèn, nấu cơm, chiếu sáng. Đội 1: Bạn là vỏ dây điện. Bạn được làm bằng nhựa. Đội 2: Đúng. ******************************************************* ******************************************************* LUYỆN: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU - Nắm được kiểu kết bài mở rộng trong bài văn tả cây cối; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả cây tre làng em. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Bài 1: HS suy nghĩ tự trả lời. Chọn phương án thứ 3: Em yêu quí cây phượng vì phượng là người bạn chứng kiến bao trò chơi thú vị của chúng em quanh gốc cây rợp mát. Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài. HS suy nghĩ viết kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả cây tre. Cả lớp tự làm vào vở, sau đó nối tiếp nhau đọc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét. ********************************************************************************************************************* TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU - Lập được dàn ý sơ lược bài văn tả cây cối nêu trong đề bài. - Dựa vào dàn ý đã lập, bước đầu viết được các đoạn thân bài, kết bài, mở bài. cho bài văn miêu tả cây cối đã xác định. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC -Bảng lớp chép sẵn đề bài và dàn ý. -Tranh ảnh một số loài cây. III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2. Bài mới: a). Giới thiệu bài: Trong các tiết TLV trước, các em đã được luyện viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài. Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục luyện viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối. b). Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập: -Cho HS đọc đề bài trong SGK. -GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng trên đề bài đã viết trước trên bảng lớp. Đề bài: Tả một cây có bóng mát (hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích. -GV dán một số tranh ảnh lên bảng lớp, giới thiệu lướt qua từng tranh. -Cho HS nói về cây mà em sẽ chọn tả. -Cho HS đọc gợi ý trong SGK. -GV nhắc HS: Các em cần viết nhanh ra giấy nháp dàn ý để tránh bỏ sót các ý khi làm bài. c). HS viết bài: -Cho HS viết bài. -Cho HS đọc bài viết trước lớp. -GV nhận xét và khen ngợi những HS viết hay. 3. Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại vào vở. -Dặn HS về nhà chuẩn bị giấy bút để làm bài kiểm tra ở tiết TLV tuần 27. -2 HS lần lượt đọc đoạn kết bài kiểu mở rộng đã viết ở tiết TLV trước. -HS lắng nghe. -1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. -HS quan sát và lắng nghe GV nói. -HS lần lượt nói tên cây sẽ tả. -4 HS lần lượt đọc 4 gợi ý. -Viết ra giấy nháp à viết vào vở. -Một số HS đọc bài viết của mình. -Lớp nhận xét. ******************************************************* THỂ DỤC DI CHUYỂN TUNG , BẮT BÓNG , NHẢY DÂY TRÒ CHƠI : “TRAO TÍN GẬY ” I. MỤC TIÊU - Thực hiện được động tác tung bóng bằng một tay, bắt bóng bằng hai tay. - Biết cách tung và bắt bóng theo nhóm 2 người, 3 người. - Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. - Bước đầu biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi " Trao tín gậy". II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN Địa điểm: Trên sân trường.Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị 2 còi ( cho GV và cán sự ), 2 HS một quả bóng nhỏ, 2 HS một sợi dây. Kẻ sân, chuẩn bị 2 – 4 tín gậy và bóng cho HS chơi trò chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số. -GV phổ biến nội dung, nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. -Kiểm tra bài cũ: Gọi 5 HS thực hiện nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 2 . Phần cơ bản: a) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: * Ôn tung và bắt bóng theo nhóm hai ba người -GV nêu tên động tác, làm mẫu và giải thích động tác. -Cho HS tập luyện đồng loạt, GV quan sát đến chỗ HS thực hiện sai để sửa -GV cho một số HS thực hiện động tác tốt làm mẫu cho các bạn tập. -Tổ chức thi đua theo tổ xem tổ nào có nhiều người thực hiện đúng động tác. * Học mới di chuyển tung và bắt bóng -GV nêu tên động tacù. -GV hướng dẫn và cùng một nhóm HS làm mẫu. -HS tập hợp thành 2 – 4 đội, mỗi đội chia làm hai nhóm. TTCB: Đứng chân trước chân sau, hai tay buông tự nhiên, mặt hướng theo hướng chạy. Riêng HS có bóng, cầm bóng bằng tay thuận. Động tác: Khi có lệnh số 1 ở nhóm 2 của đội cầm bóng chạy đến vạch giới hạn, chuyền bóng bằng hai tay cho số 1 của nhóm 1, sau đó đi thường về tập hợp ở cuối hàng. Số 1 của nhóm 1 bắt bóng bằng hai tay rồi chạy đến vạch giới hạn, chuyền tung bóng bằng hai tay cho nhóm hai. Cứ tập lần lượt như vậy cho đến hết, nếu để bóng rơi, nhặt bóng lên để tiếp tục tập. -Cho các tổ tự quản tập luyện. * Ôn nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau b) Trò Chơi Vận Động: -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi: “ Trao tín gậy ”. -GV nhắc lại cách chơi. -GV tổ chức cho HS chơi thử, GV giải thích thêm để HS đều nắm vững cách chơi. -GV điều khiển cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. 3 .Phần Kết Thúc -GV cùng HS hệ thống bài học. -Trò chơi: “Kết bạn”. -Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh :Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra). -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà. -GV hô giải tán. 2 phút 1 phút 2 phút Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp 10 phút 5 – 7 phút 4- 6 phút 4– 6 phút 1 – 2 phút 1 phút 5GV -Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. -HS nhận xét. -HS theo đội hình vòng tròn. 5GV -HS xếp theo đội hình hàng dọc. ==== ==== ==== ==== 5GV -Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. -HS hô “khỏe”. ******************************************************* TOÁN TIẾT 130. LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Thực hiẹn được các phép tính với phân số. - Biết giải bài toán có lời văn. - Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 3(a,c), Bài 4. II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện tập : Bài 1 : + HS nêu đề bài, tự làm bài vào vở. - Cho HS chỉ ra các phép tính đúng, những chỗ sai trong từng phép tính. -Gọi 2 HS lên bảng giải bài -HS khác nhận xét bài bạn. -Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh. Bài 2 :( Không bắt buộc) Bài 3 a,c: + HS nêu đề bài. - Nhắc HS lựa chọn MSC hợp lí nhất. - HS tự làm bài vào vở. -Gọi 2 HS lên bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. Bài 4: + HS nêu đề bài. +Gợi ý HS:- Tìm phân số chỉ phần bể đã có nước sau hai lần chảy vào bể. - Tìm phân số chỉ phần bể còn lại chưa có nước - HS tự làm bài vào vở. -HS bảng giải bài - HS khác nhận xét bài bạn. Bài 5 :( Không bắt buộc) c) Củng cố - Dặn dò: -Muốn tìm phân số của một số ta làm như thế nào ? -Nhận xét đánh giá tiết học. Dặn về nhà học bài và làm bài. - 1 HS lên bảng làm bài tập 5. - HS nhận xét bài bạn. -Lắng nghe GV giới thiệu bài. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự thực hiện vào vở. - 2 HS lên làm bài trên bảng. a. Phép tính này sai. b. Phép tính này sai. c. Phép tính này đúng. d. Phép tính này sai. - HS nhận xét bài bạn. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. - HS tự viết bài và làm vào vở. - 2 HS lên làm bài trên bảng (mỗi em 1 phép tính) - 1 HS đọc, lớp đọc thầm. + Lắng nghe GV hướng dẫn. - Tự làm bài vào vở. - 1HS lên bảng thực hiện. + HS nhận xét bài bạn. -2HS nhắc lại. -Về nhà học thuộc bài và làm lại các bài tập còn lại. ******************************************************* SINH HOẠT TuÇn 26 I. KIỂM DIỆN II. NỘI DUNG 1) Đánh giá các hoạt động tuần 26 a) Hạnh kiểm: - Các em có ý thức đạo đức tốt. - Đi học chuyên cần ,biết giúp đỡ bạn bè. b) Học tập: - Các em có ý thức học tập khá tốt, soạn bài đầy đủ trước khi đến lớp. - Truy bài 15 phút đầu giờ tốt. - Nhiều em có tiến bộ về chữ viết c ) Các hoạt động khác: -Tham gia sinh hoạt đội, đầy đủ. 2) Kế hoạch tuần 27 - Duy trì tốt nề nếp qui định của trường, lớp. - Thực hiện tốt đôi bạn học tập để giúp đỡ nhau cùng tiếnbộ. - Ôn tập chẩn bị thi giữa kì II. *********************************************************************************************************************
Tài liệu đính kèm: