Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh

 I. Yêu cầu cần đạt:

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (Trả lời được các CH trong SGK).

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh chân dung cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK.

 III. Hoạt động dạy - học

1) Bài cũ:

- Gọi 4 HS đọc truyện Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và nêu nội dung bài.

- GV nhận xét và cho điểm.

2) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.

HĐ1: Luyện đọc.

- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.

- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa những từ khó đọc được chú giải sau bài.

- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài.

- GV diễn cảm toàn bài.

HĐ2: Tìm hiểu bài.

- Ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? ( HS trả lời).

- GV nhận xét và bổ sung.

- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? ( Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních).

- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông? ( Toà án lúc ấy xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.

- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? ( Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy gi, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khao học).

HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 963Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 - Lê Như Huỳnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 03 năm 2011
Tập đọc
Tiết 53: Dù sao trái đất vẫn quay
 I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu ND: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. (Trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh chân dung cô-péc-ních, Ga-li-lê trong SGK. 
 III. Hoạt động dạy - học 
1) Bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc truyện Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ theo cách phân vai và nêu nội dung bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
2) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
HĐ1: Luyện đọc. 
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài.
- GV kết hợp giúp các em hiểu nghĩa những từ khó đọc được chú giải sau bài.
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ khó: Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 - 2 HS đọc cả bài. 
- GV diễn cảm toàn bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài.
- ý kiến của Cô-péc-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? ( HS trả lời).
- GV nhận xét và bổ sung.
- Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì? ( Ga-li-lê viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô-péc-ních).
- Vì sao toà án lúc ấy xử phạt ông? ( Toà án lúc ấy xử phạt Ga-li-lê vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội, nói ngược với những lời phán bảo của Chúa trời.
- Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? ( Hai nhà bác học đã dám nói ngược với lời phán bảo của Chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy gi, mặc dù họ biết việc làm đó sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ga-li-lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khao học). 
HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- GV gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn văn.
- GV chọn đoạn: “ Chưa đầy một thế kỉ sauDù sao trái đất vẫn quay”.
- GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc bài văn và thể hiện giọng biểu cảm.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm. ( HS theo dõi).
- Gọi HS đọc diễn cảm. GV và cả lớp theo dõi nhận xét.
3) Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
–––––––––––––
Toán
Tiết 131: Luyện tập chung
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được phân số bằng nhau.
- Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số.
II. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ:
- Gọi HS 2 HS lên bảng làm bài tập.
; 
- GV nhận xét - ghi điểm.
2) Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở. 
- GV chữa bài.
 a) ; ; ; 
b) ; 
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gọi 1 HS lên làm vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở toán ô li.
- GV chữa bài.
 Bài giải:
a) Phân số chỉ ba tổ học sinh là: 
b) Số học sinh của ba tổ là:
 (bạn) 
Đáp số: a) 
 b) 24bạn
Bài 3: HS đọc bài tập và làm vào vở.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài giải:
Anh Hải đã đi được một đoạn đường dài là:
(km)
Anh Hải còn phải đi tiếp một đoạn đường nữa dài là:
15 - 10 = 5 ( km )
Đáp số : 5 km
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng giải vào bảng phụ. Cả lớp làm vào vở toán ô li.
- GV chữa bài.
 Bài giải:
Lần sau lấy ra số lít xăng là:
 32850 : 3 = 10950 ( l)
Cả hai lần lấy ra số lít xăng là:
 32850 + 10950 = 43800 ( l)
Lúc đầu trong kho có số lít xăng là:	
 56200 + 43800 = 100000 ( l)
 Đáp số : 100 000 lít xăng 
3) Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.
––––––––––––––
Chính tả
Tiết 27: nhớ - viết: bài thơ về tiểu đội xe không kính
i. Yêu cầu cần đạt:
- Nhớ - viết đúng bài CT; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc 3 a/b, hoặc BT do GV soạn. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - 4 tờ giấy khổ to và bút dạ viết bài tập 2a, 2b.
III. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ ngữ bắt đầu bằng l/n.
- GV nhận xét + cho điểm .
2) Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
b. Các hoạt động:
HĐ1: Hướng dẫn HS nhớ-viết.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối của bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
- Cả lớp nhìn vào SGK, đọc thầm lại để ghi nhớ 3 khổ thơ. GV nhắc HS chú ý cách trình bày thê thơ tự do, chú ý những chữ dễ viết sai chính tả (xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt).
- HS gấp SGK, nhớ lại 3 khổ thơ- tự viết bài.
- GV chấm chữa bài, nhận xét.
 HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- Bài tập 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm vào vở bài tập.
a) Trường hợp chỉ viết s: sai, sãi, sạn, sánh, sạt, sau, sẵn, sẫm, sấm, sân, sớm,
+ Trường hợp chỉ viết với x: Xác, xem, xén, xẻng, xóm, xoay, xoắn, xóp, xơi, xới
b) Trường hợp không viết với dâu ngã: ảnh, ảo, ẩn, buổi, bưởi, cả , cảm, cảnh, hẳn, ngoảnh, ngổm, ngổn
+ Trường hợp không viết với dâu hỏi: ẵm, cõng, cưỡng, hoãn, mĩ, miễn, nghĩa, những, nhão
- Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm vào vở bài tập. 1 HS lên làm vào bảng phụ.
- GV chữa bài. a) Sa mạc - xen kẽ.
 b) Đáy biển - thung lũng.
- GV nhận xét và bổ sung.
3) Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài học sau.
–––––––––––––––
Buổi chiều:
Kĩ thuật
Tiết 27: lắp cái đu (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp cái đu.
- Lắp được cái đu theo mẫu.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III. Các hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
2) Các hoạt động:
HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV cho HS quan sát mẫu cái đu đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu và đặt câu hỏi:
+ Cái đu có những bộ phận nào?
- GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế: ở các trường mầm nôn hoặc trong công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
a) GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết.
- GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào nắp hộp theo từng loại.
- Trong khi hướng dẫn, GV có thể gọi HS lên chọn một vài chi tiết cần lắp cái đu.
b) Lắp từng bộ phận:
* Lắp giá đu. (H.2-SGK)
- GV hướng dẫn HS lắp.
* Lắp ghế đu. (H.3-SGK)
- Trước khi lắp theo thứ tự các bước trong SGK, GV gọi HStrả lời các câu hỏi:
+ Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? (HS trả lời).
* Lắp trục đu và ghế đu. (H.4-SGK)
Cho HS quan sát h.4, gọi 1 HS lên lắp.
- GV nhận xét và uốn nắn.
c) Lắp ráp cái đu.
- GV tiến hành lắp ráp các bộ phận để hoàn thành cái đu. Sau đó kiểm tra sự dao động của cái đu.
d) Hướng dẫn HS tháo các chi tiết:
- Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược với trình tự lắp.
- Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp.
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, về nhà xem lại bài.
–––––––––––––––
Luyện Tiếng Việt
Tiết 32t: Tiết 1-tuần 27 ở vở thực hành
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp học sinh củng cố kiến thức về loại câu mới được học. Đó là câu khiến.
II. Các hoạt động dạy - học:
Bài 1. Gạch chân 7 câu khiến trong các chuỗi câu sau:
a) Giặc nổi kèn xung trận. Một viên hổ tướng vọt ngựa lên, thét lớn:
	- Ta là đại tướng Ô Mã Nhi đây. Mau xuống ngựa chịu trói đi!
	nguyễn huy tưởng
b) Bỗng, người ta nghe một tiếng thét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: "Cứu ông cháu với!"
	Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh kính đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy.
	Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: "Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!" Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốt-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt.
	Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi:
	- Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát!
	- Mình không cố ý mà! - Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá.
	- Nhưng cậu vẫn phải làm bổn phận! - Ga-rô-nê nói.
	- Mình không đủ can đảm.
	- Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. - Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như dìu một người bệnh.
	Theo a-mi-xi
c) Nước hoa ư? Nước hoa chỉ là một thứ hương giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió ...
	Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé!
	Theo Băng Sơn
Bài 2. Ghi lại các câu khiến nói trên vào bảng. Đánh dấu vào ô thích hợp.
 Cách tạo câu
Câu khiến
Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải, ... vào trước động từ 
Thêm lên, đi, thôi, nào, với, nhé, ... vào đầu câu
Thêm xin, đề nghị, mong, ... vào đầu câu
Dùng giọng điệu phù hợp
1
2
3
4
5
6
7
Bài 3. Hãy tưởng tượng tình huống và đặt một số câu khiến sau:
a) Trần Quốc Toản nói với Ô Mã Nhi lúc giáp mặt.
.........................................................................................................................
b) Cậu bé Ga-rốp-phi xin lỗi cụ già bị thương.
.........................................................................................................................
c) Cụ già bị thương an ủi Ga-rốp-phi khi cậu bé khóc.
.........................................................................................................................
d) Em Truyền nói với những người bị nạn.
.........................................................................................................................
	Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
––––––––––––––
Thứ ba, ngày 15 tháng 03 năm 2011
Thể dục
 Tiết 53: nhảy dây, di chuyển tung và bắt bóng.
Trò chơi: “dẫn bóng”
i. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay (di chuyển và dùng sức tung đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn).
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Bước đầu biết dùng cách thực hiện tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
ii. Địa điểm, phương tiện:
- Còi, dụng cụ.
iii. Hoạt động dạy học: 
1) Phần mở đầu. 
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu của bài dạy.
- Khởi động. 
- Trò chơi: “Diệt các con vật có hại”
2) Phần cơ bản.
a) Bài tập rèn  ... Chí Minh.
- Xác định dải đồng bằng duyên hải miền trung ở phần giữa của lãnh thổ Việt Nam, phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Nam giáp đồng bằng Nam Bộ, phái tây là đồi núi thuộc dãy Trường Sơn, phía đông là biển Đông.
+ Bước 2: 
- GV yêu cầu các nhóm HS đọc câu hỏi, quan sát lược đồ, ảnh trong SGK, trao đổi với nhau về tên, vị trí, độ lớn của các đồng bằng duyên hải miền Trung.
- GV yêu cầu HS các nhóm nhắc lại một số đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Bước 3: GV cho cả lớp quan sát một số ảnh về đầm, phá, cồn cát được trồng phi lao ở duyên hải miền Trung và giới thiệu về những dạng địa hình phổ biến xen đồng bằng ở đây.
- GV giới thiệu kí hiệu núi lan ra biển trước khi đọc tên các đồng bằng để HS thấy rõ thêm lí do vì sao các đồng bằng miên Trung lại nhỏ, hẹp.
b) Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phái bắc và phía nam.
HĐ2: Làm việc theo nhóm.
+ Bước 1: GV yêu cầu từng HS quan sát lược đồ hình 1. Chỉ và đọc tên dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng.
+ Buớc 2: - GV giải thích vai trò “bức tường” chắn gió của Bạch Mã.
- HS nhận biết được sự khác biệt giữa khí hậu phía bắc và phía nam dãy Bạch Mã thể hiện ở nhiệt độ.
+ GV nêu đặc điểm gió mùa hạ khô nóng và mưa bão vào những tháng cuối năm của miền này.
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà ôn lại bài.
––––––––––––––––
Thứ sáu, ngày 18 tháng 03 năm 2011
Tập làm văn
Tiết 54: trả bài văn miêu tả cây cối
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng lớp và phấn màu chữa lỗi chung.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giáo viên nhận xét chung về kết quả bài viết của lớp.
- Những ưu điểm : xác đinh đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý, diễn đạt.
- Những thiếu sót : 
- Thông báo điểm cho học sinh.
2. Hướng dẫn học sinh chữa bài
- Hướng dẫn từng học sinh chữa lỗi.
- Hướng dẫn chữa lỗi chung.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay
- Giáo viên đọc những đoạn văn, bài văn hay
- Học sinh trao đổi, thảo luận để tìm ra cái hay, cái cần học tập.
4. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
–––––––––––––––
Toán
Tiết 135: luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. 
- Tính được diện tích hình thoi.
II. Hoạt động dạy học:
1) Bài cũ:
- Yêu cầu 1 sinh nhắc lại cách tính diện tích hình thoi
- 1 học sinh khác ghi công thức tính.
- GV nhận xét và cho điểm.
2) Bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
b. Bài mới:
Hướng dẫn luyện tập
	Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
- GV chữa bài.
Bài giải:
a, Diện tích hình thoi là:
(19 x 12) : 2 = 144 (cm2)
 b, Làm tượng tự: Lưu ý HS phải đổi đơn vị đo.
Đổi 7dm = 70 cm; 30 cm = 3dm
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Gọi 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải:
Diện tích miếng kính là:
(14 x 10) : 2 = 70 (cm2)
Đáp số: 70 cm2
- GV nhận xét và bổ sung.
Bài 3.HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập.
- GV chữa bài.
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
––––––––––––––––
Khoa học
Tiết 54: Nhiệt cần cho sự sống
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 108, 109 SGK
III. Hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ học tập.
2) Các hoạt đông học:
HĐ1: Kể tên một số cây hoặc con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà em biết
+ Bước 1. GV giao nhiệm vụ trên cho học sinh.
+Bước 2. Học sinh tiến hành thảo luận nhóm đôi.
+Bước 3. Báo cáo kết quả thảo luận.
+Bước 4. Rút ra kết luận chung.
HĐ2: Nêu vài trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật.
+ Bước 1. Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Bước 2. Học sinh tiến hành thảo luận nhóm 4
+ Bước 3. Báo cáo kết quả thảo luận
+ Bước 4. Rút ra kết luận chung
Nhiệt độ có ảnh hưởng đế sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật.
HĐ3: Làm việc cả lớp 
- Học sinh trả lời câu hỏi : Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ?
Kết luận : Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó, nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống.
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
–––––––––––––––
Hoạt động tập thể
Tiết 27: Sinh hoạt lớp
I. Yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết những ưu điểm và hạn chế trong tuần 27.
- Triển khai nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động tuần 28.
 II. Hoạt động dạy học:
HĐ1: Nhận xét tuần 27.
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ sung.
a. Nhận xét về học tập:
 - Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
 - Học bài cũ, bài mới, sách vỡ, dồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài...
 b. Nhận xét về các hoạt động khác.
- Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản...
 * Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
 * GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ và tuyên dương một số em trong lớp.
 HĐ 2: Kế hoạch tuần 28:
 - GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập: Ôn tập tốt để thi Định kì lần 2.
 * Về lao động.
 * Về hoạt động khác.
 - Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
 * Kết thúc tiết học:
–––––––––––––
Lịch sử
Tiết 27: thành thị ở thế kỉ Xvi-xvii
I. Yêu cầu cần đạt:
- Miêu tả những nét cụ thể, sinh động về ba thành thị: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An ở thế kỉ XVI-XVII để thấy rằng thương nghiệp thời kì này rất phát triển (cảnh buôn bấn nhộn nhịp, phố phường nhà cửa, cư dân ngoại quốc).
- Dùng lược đồ chỉ vị trí và quan sát tranh, ảnh về các thành thị này.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh vẽ cảnh Thăng Long và Phố Hiến ở thế kỉ XVI-XVII.
III. Hoạt động dạy học:
1) Giới thiệu bài: GV nêu nhiệm vụ tiết học.
2) Bài mới:
HĐ1: Làm việc cả lớp.
- GV trình bày khái niệm thành thị: Thành thị ở giai đoạn này không chỉ là trung tâm chính trị , quân sự mà còn là nơi tập trung đông dân cư, công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ.
HĐ2: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầ HS đọc các nhận xét của người nước ngoài về Thăng Long, Phố Hiến, Hội An và nêu đặc điểm.
- GV yêu cầu HS nêu lại.
- GV nhận xét và bổ sung.
HĐ3: Làm việc cả lớp.
- ? Theo em, hoạt động buôn bán ở các thành thị trên nói lên tình hình kinh tế nước ta thời đó như thế nào?
- HS trả lời. GV nhận xét và bổ sung.
- GV kết luận: Thành thị nước ta lúc đó tập trung đông người, quy mô hoạt động và buôn bán rộng lớn, sầm uất. Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển mạnh của nông nghiệp và thủ công nghiệp.
3) Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài.
––––––––––––––
Luyện Tiếng Việt
Tiết 33t: Tiết 2 - tuần 27 ở vở thực hành
I. Yêu cầu cần đạt:
	Giúp học sinh củng cố kiến thức, kỹ năng về tóm tắt tin tức.
II. Các hoạt động dạy - học:
Bài 1. Đọc các ý kiến của bạn đọc báo điện tử (về em Trần Văn Truyền trong bài báo "Chú bé dũng cảm"):
	From: Nguyen Thi Thu Huong
	Sent: Sunday, May 06,2007	7 : 07 PM
	To: xahoi@vnexpress.net
	Đọc bài báo viết về em Truyền cùng cha dũng cảm cứu người, tôi vô cùng xúc động. Tôi nghĩ với tấm gương đó, chúng ta không chỉ cần có những lời khen mà nên có những hành động giúp gia đình em Truyền về kinh tế, vì gia đình em cũng vào diện khó khăn. Tôi mong mọi người hãy giúp đỡ em Truyền và gia đình em.
	From: Tran Hong Tuan
	Sent: Sunday, May 06,2007	1 : 32 PM
	To: xahoi@vnexpress.net
	Xem xong bài viết về em Truyền, tôi muốn tặng em một chiếc xe đạp để đi học và đi rẫy khi cần thiết. Nhờ toà soạn cho tôi thông tin chi tiết hơn để tôi có thể gửi quà được cho em.
	From: Mai Thu Nga
	Sent: Sunday, May 05,2007	12 : 29 PM
	To: xahoi@vnexpress.net
	Khi đọc xong bài báo này, tôi vô cùng cảm phục tinh thần dũng cảm, quên mình vì mọi người của em Truyền. Được biết gia đình em rất khó khăn, tôi muốn chia sẻ. Xin hãy cho tôi biết địa chỉ để liên lạc với em Truyền.
	From: Tuệ Minh
	Sent: Sunday, May 04,2007	7 : 28 PM
	To: xahoi@vnexpress.net
	Tôi rất cảm động khi đọc bài viết về cha con cậu bé Truyền cứu người bị nạn. Theo tôi, bên cạnh việc tuyên dương, chính quyền cần có biện pháp thiết thực giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho gia đình em, tạo điều kiện cho em Truyền có điều kiện học tập tốt hơn. Ví dụ như cấp học bổng, giúp đỡ cho gia đình em có đất làm ruộng.
Bài 2. Tóm tắt nội dung ý kiến bạn đọc về gương dũng cảm của em Trần Văn Truyền.
	Gợi ý:
	- Bạn đọc đánh giá hành động của em Truyền thế nào?
	- Bạn đọc có những đề nghị gì với chính quyền?
	- Bạn đọc ngỏ lời giúp em Truyền như thế nào?
	Củng cố, dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
–––––––––––––––
Thể dục
Tiết 54: Môn thể thao tự chọn.
Trò chơi: “Dẫn bóng”
i. Yêu cầu cần đạt:
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác di chuyển tung và bắt bóng bằng hai tay (di chuyển và dùng sức tung đi hoặc chọn điểm rơi để bắt bóng gọn).
- Thực hiện được nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
- Bước đầu biết dùng cách thực hiện tâng cầu bằng đùi hoặc tung bóng 150g từ tay nọ sang tay kia, vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia, ngồi xổm tung và bắt bóng, cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
ii. Địa điểm, phương tiện:
- Còi, dụng cụ.
iii. Hoạt động dạy học: 
1) Phần mở đầu. 
- Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu của bài dạy.
- Khởi động. 
- Ôn bài thể dục phát triển chung - nhảy dây.
2) Phần cơ bản.
a) Môn tự chọn.
- Đá cầu (HS tập theo đội hình hàng ngang, do tổ điều khiển).
- Ném bóng (ôn và học cách ném bóng).
b) Trò chơi vận động: - Trò chơi: “Dẫn bóng”. 
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Học sinh chơi nghiêm túc.
+ GV tổ chức và làm trọng tài cho các em chơi, đảm bảo trật tự. 
- Lần lượt tổ thi đua 
3) Phần kết thúc.
- Đi theo vòng tròn thả lỏng, hít thở sâu.
- GV nhận xét phần kiểm tra và đánh giá.
- GV giao bài tập về nhà nhảy dây kiểu chụm hai chân.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an(22).doc