Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiêu

- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với

giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.

- GDKNS: Giáo dục cho HS ý chí và nghị lực, tinh thần dũng cảm để bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ chân lí.

II. Chuẩn bị

- Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có )

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .

III. Hoạt động dạy học

 

doc 36 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
 Thứ 2 ngày 12 tháng 3 năm 2012
Buổi sáng 
Tập đọc
DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY 
I. Mục tiêu 
- Đọc đúng các tên riêng nước ngoài: Cô -péc-ních, Ga - li-lê. Biết đọc với
giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
- GDKNS: Giáo dục cho HS ý chí và nghị lực, tinh thần dũng cảm để bảo vệ thành quả lao động, bảo vệ chân lí.
II. Chuẩn bị 
- Tranh ảnh, vẽ minh họa bài TĐ SGK, sơ đồ quả đất trong hệ mặt trời (nếu có )
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2-3 hs đọc bài Ga-vơ- rốt ngoài chiến lũy và trả lời câu hỏi trong SGK.
Nhận xét -ghi điểm từng hs.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài: Treo tranh giới thiệu nội dung bài học.
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc:
- Gọi HS đọc cả bài.
- Gọi 3HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).
- GV sửa lỗi phát âm đúng tên riêng Cô - péc-ních, Ga –li-lê. HD ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu, HS chú ý cách đọc:
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc bài, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Ý kiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? 
+ Ga-li-lê viết sách đề làm gì ? 
+Vì sao tòa án lúc ấy xử phạt ông ?
+Lòng dũng cảm của Cô–péc-ních và Ga–li–lê thể hiện ở chỗ nào ?
+ Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì ? 
- HS nêu ý chính của bài.
* Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi 
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
3. Củng cố – dặn dò
- Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài 
- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cho người thân câu chuyện trên.
- 2-3 hs đọc bài và trả lời câu hỏi SGK 
- Quan sát và lắng nghe. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 3 nối tiếp nhau đọc theo trình tự.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi 1.
+ HS trả lời lớp bổ sung nhận xét 
+ Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô-péc- ních đã chứng minh ngược lại 
+ Ông viết sách nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô- péc - ních .
+ Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của Giáo hội.
+ Hai nhà khoa học đã dám nói ngược với lời phán của Chúa Trời, tức là đối lập với quan điểm của Giáo hội lúc bấy giờ .
- Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. 
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 2-3 HS đọc thành tiếng.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.
 Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
 - Rút gọn được phân số.
 - Nhận biết được phân số bằng nhau.
 - Biết cách giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. 
II. Chuẩn bị 
- Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ.
 - Gọi 2 HS lên bảng giải BT.
 - Kiểm tra BT về nhà của một số HS.
 - GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 - GV: Nêu mục đích yêu cầu bài học.
 b.Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: Hướng dẫn HS rút gọn các phân số , tìm các phân số bằng nhau.
- Yêu cầu HS làm bài rồi trình bày kết quả.
 - GV chữa bài - nhận xét.
Bài 2:
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: 
Yêu cầu HS đọc đề bài.
Bài toán cho biết gì? Tìm gì?
- Muốn biết anh Hải còn phải đi tiếp bao nhiêu km nữa ta phải làm gì?
3. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng giải theo yêu cầu của GV 
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 3 HS lên bảng.
- 1HS lên bảng giải - lớp làm vào vở 
- HS nhận xét 
HS đọc bài
- 1 HS lên bảng - lớp làm vào vở 
- Nhận xét- chữa bài .
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
I. Mục tiêu 
 - Tiếp tục kể được câu chuyện đã nghe ( hoặc đã đọc) nói về lòng dũng cảm, theo gợi ý trong SGK.
 - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng thành một câu chuyện.
- Lới kể tự nhiên, chân thực , kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Hiểu được nội dung chuyện, trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- GDKNS: HS có kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng kể chuyện và nhận xét câu chuyện bạn kể.
II. Chuẩn bị 
 - Đề bài viết sẵn trên bảng lớp- tranh ảnh ( sưu tầm ) 
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm .
- Nhật xét về HS kể chuyện và cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
- Tiết kể chuyện lần trước, các em đã giới thiệu với các bạn câu chuyện về lòng dũng cảm. Hôm nay, các em được kể về lòng dũng cảm của những người có thực đang sống xung quanh các em.
 b. Hướng dẫn kể chuyện:
 * Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài.Hãy kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.
- Phân tích đề bài: Dùng phấn màu gạch chân các từ quan trọng, giúp HS xác định đúng yêu cầu của đề. (Kể một câu chuyện về lòng dũng cảm mà em đã được nghe, được đọc).
* Gợi ý kể chuyện : Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc 4 gợi ý 1-2-3-4 .
- Lớp theo dõi SGK, HS chọn 1 trong 2 và 3, 4. 
- GV gợi ý thêm một số câu chuyện về lòng dũng cảm - HS tham khảo - hướng dẫn HS kể theo hướng đó.
 * Kể trong nhóm:
- Gọi HS đọc lại dàn ý trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS kể chuyện theo cặp. 
 * Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- GV khuyến khích HS lắng nghe và hỏi lại bạn kể những tình tiết về nội dung, ý nghĩa của chuyện.
- Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện.
- Nhận xét HS kể, HS hỏi và ghi điểm từng HS.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.
- HS kể trước lớp.
- Lắng nghe .
- 1HS đọc thành tiếng.
- 3 HS đọc nối tiếp thành tiếng các gợi ý - Lớp đọc thầm.
+ Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện cụ thể mà em đã được nghe, được đọc. 
- 1HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, kể chuyện.
- 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với bạn về ý nghĩa truyện.
- Nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn người có câu chuyện hay nhất, người kể chuyện lôi cuốn nhất.
Thể dục
(GV chuyên dạy)
Buổi chiều 
GĐ- Toán
LUYỆN CÁC PHÉP TÍNH VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu
 - Củng cố để HS biết cách thực hiện các phép tính với phân số.
 - Biết cách giải bài toán có lời văn. 
II.Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng nêu cách cộng, trừ, nhân, chia phân số.
- Nhận xét chung ghi điểm.
2. Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống:
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 2 HS TB lên bảng làm.
- Yêu cầu HS khác nhận xét bài làm của bạn và giải thích cách làm.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Tính:
- Gọi 4 HS TB khá lên bảng làm.
- Chữa bài.
* Lưu ý HS thứ tự thực hiện.
Bài 3: Tính:
- Gọi 1HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài vào vở.
- Nhận xét, chấm một số vở.
Bài 4: 
- Gọi 1HS đọc đề bài.
+ Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Gọi 1HS khá lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS về nhà làm bài ở nhà.
- 4 HS lên bảng nêu.
- Nhắc lại tên bài học
- Tự làm bài vào vở.
( em Bắc, Lan Anh).
- Nhận xét bài của bạn.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- 1HS nêu.
- 1 HS khá lên bảng làm.( Thu Lan)
- Tự tóm tắt bài toán và giải.
 Bài giải
Hai lần nước chảy được số phần của bể là:
 + = (bể nước)
Còn số phần bể chưa có nước là:
 1 - = (bể nước)
 Đáp số: bể nước.
- Về thực hiện 
Đạo đức
TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG 
NHÂN ĐẠO ( TIẾP )
I. Mục tiêu	
 - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo.
 - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng.
 - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia.
 - Nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo.
 GDKNS: Biết cảm thông và sẻ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn bằng những việc làm cụ thể hằng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
 - SGK Đạo đức 4.
 - Mỗi HS có 3 tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng.
 - Phiếu điều tra (theo mẫu bài tập 5)
III. Hoạt động dạy học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4- SGK/39)
 -GV nêu yêu cầu bài tập.
+ Những việc làm nào sau là nhân đạo?
a/. Uống nước ngọt để lấy thưởng.
b/.Góp tiền vào quỹ ủng hộ người nghèo.
c/. Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
d/. Góp tiền để thưởng cho đội tuyển bóng đá của trường.
e/. Hiến máu tại các bệnh viện.
- GV kết luận:
 + b, c, e là việc làm nhân đạo.
 + a, d không phải là hoạt động nhân đạo.
* Hoạt động 2: Xử lí tình huống (Bài tập 2- SGK/38- 39)
- GV chia 2 nhóm và giao cho mỗi nhóm HS thảo luận 1 tình huống.
ò Nhóm 1 :
a/. Nếu trong lớp em có bạn bị liệt chân.
ò Nhóm 2 :
b/. Nếu gần nơi em ở có bà cụ sống cô đơn, không nơi nương tựa.
- GV kết luận:
 + Tình huống a: Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn) ,quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn có xe và có nhu cầu  )
 + Tình huống b: Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt thường ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 5- SGK/39)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, cách tham gia hoạn nạn bằng những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
* Kết luận chung :
 - GV mời 1- 2 HS đọc to mục “Ghi nhớ” SGK/38.
* Củng cố 
- HS thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 
- Chuẩn bị bài tiết sau.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp - Cả lớp nhận xé ...  lới.
+ Đội nào lắc chuông trước được trả lời trước.
+ Tiếp theo các đội khác sẽ lần lượt trả lời theo thứ tự lắc chuông.
1. Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc nóng mà bạn biết.
2. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?
	Câu hỏi:
3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây lá rụng về mùa đông sống ở vùng có khí hậu
4. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
5. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
6. 1 số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
7. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
8. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng.
9. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi.
10. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với con người, động vật và thực vật?
Hoạt động 2: Thảo luận.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm?
* Củng cố- Dặn dò.
- HS nêu
Hoạt động nhóm, lớp.
- Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi, các thành viên trao đổi thông tin đã sưu tầm được.
- HS có thể kể tên các con vật bất kì miễn là chúng sống được ở xứ lạnh hoặc xứ nóng.
 b) Nhiệt đới.
- Ôn đới.
- Nhiệt đới.
- Sa mạc và hàn đới
- 00c
b) Âm 30oc ( 30oc dưới 0oc 
- Tưới cây che giàn.
- Ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió
- ( Trong 1 thời gian nhóm nào kể được nhiều là nhóm đó được nhiều điểm ).
- Mỗi loài sinh vật có nhu câu về nhiệt khác nhau.
- Nhiệt tác động lên mọi sinh vật 1 cách mạnh mẽ, nhiệt độ có thể là dấu hiệu quan trọng báo rằng sinh vật đó sống hay chết.
- Gió sẽ ngừng thổi.
- Trái Đất lạnh giá.
Âm nhạc
(GV chuyên dạy)
Buổi chiều 
Thể dục 
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN 
	TRÒ CHƠI: DẪN BÓNG
I. Mục tiêu:
 - Học một số nội dung của môn tự chọn. Tung cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng.
 - Trò chơi “ Dẫn bóng”
 II. Địa điểm: Trên sân trường.
 - Phương tiện: Mỗi em một dây và một dụng cụ để học môn tự chọn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.	
1.Phần mở đầu
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
- Đứng tại chỗ vỗ tay hát.
2. Phần cơ bản
a. Đội hình đội ngũ:
-Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điẻm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại
+GV điều khiển cả lớp tập 1 -2
+Chia tổ tập tập luyện.
+GV quan sát, sửa sai cho HS.
+Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.
+GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS.
+Biểu dương các tổ thi đua tập tốt.
b.Trò chơi.
 - Nhảy dây, Tung cầu bằng đùi.
* Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Dẫn bóng.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, làm mẫu và phổ biến luật chơi.
- Cho cả lớp chơi thử 1- 2 lần.
- Chơi chính thức có thi đua 1 -2 lần.
- Tuyên dương HS chơi nhiệt tình, không phạm luật.
3. Phần kêt thúc
- Cho HS chạy thường quanh sân tập 1-2 vòng, xong về tập hợp thành 4 hàng ngang , để làm động tác thả lỏng.
- GV cùng học sinh hệ thống bài.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
-Tập hợp lớp và nghe GV phổ biến.
-Làm theo hdẫn của GV.
- Chơi theo sự điểu khiển của GV.
- Tập hợp lớp theo 4 hàng ngang.
- Làm theo sự đ khiển của GV
- Tổ trưởng điều khiển.
- Chú ý sửa sai.
- Các tổ thi đua trình diễn.
- Chơi theo nhóm.
- Cả lớp xem GV làm mẫu và nghe phổ biến luật chơi.
lớp chơi thử.
- HS chơi chính thức.
- Cả lớp chạy thành vòng tròn và làm động tác thả lỏng.
- Hệ thống bài.
TH Toán
 TiÕt 2-tuÇn 27
I. Mục tiêu
 - Củng cố để HS nắm được các đặc điểm của hình thoi, cách tính diện tích hình thoi.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ
- Nêu một số đặc điểm của hình thoi? Nêu công thức tính diện tích hình thoi?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm vào vở.
- GV nhận xét.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS lần lượt đứng lên phát biểu.
- GV nhận xét.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài, 2 HS lên bảng làm.
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 4: 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS lên bảng làm.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 5:
- Yêu cầu HS tự làm.
- GV nhận xét và sửa.
C. Củng cố, dặn dò:
- Hệ thống nội dung bài. Nhận xét tiết học.
- Học sinh nêu.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- Nghe
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở.
- HS phát biểu.
- Nghe
- HS nêu yêu cầu.
- HS theo dõi, và làm.
a) Diện tích hình thoi là:
 = 5 (cm)
b) Diện tích hình thoi là:
 = 12 (cm)
- HS làm
- 2HS nhận xét.
- nghe.
- 2 HS TB lên bảng, HS tự làm bài vào vở.
- Nghe.
Tin học
(GV chuyên dạy)
Sinh hoạt tập thể
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN
I. Yêu cầu 
 - Đánh giá các hoạt động tuần 27, phổ biến các hoạt động tuần 28.
 - Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Nhận xét tuần 27
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ sung.- Tuyên dương những em nộp truyện nhanh, có chất lượng.
* Nhận xét về học tập:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
- Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài.
* Nhận xét về các hoạt động khác.
- Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh,...
* GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 28.
- GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập: Cố gắng học bài và làm bài ở nhà nhiều hơn chuẩn bị thi giữa học kì 2. 
* Về lao động: Chăm sóc bồn hoa tốt hơn, tiếp tục tôn tạo cây xanh trong lớp.
 * Về hoạt động khác: Thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường và Đội đề ra.
- Tiếp tục thu nộp đầy đủ các loại quỹ.
- Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
* Kết thúc tiết sinh hoạt.
- GV cho lớp hát bài tập thể.
- HS nêu miệng. Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện trình bày bổ sung.
- HS tự nhận loại.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- Nộp truyện đợt 2 đầy đủ.
- HS biểu quyết nhất trí.
-HS hát bài tập thể.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hoạt động 1: Nhận xét tuần 22
- Yêu cầu HS nêu các hoạt động trong tuần.
- GV nhận xét bổ sung.
* Nhận xét về học tập:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về những ưu khuyết điểm về học tập.
- Học bài cũ, bài mới, sách vở, đồ dùng, thời gian đến lớp, học bài, làm bài.
* Nhận xét về các hoạt động khác.
- Yêu cầu thảo luận về trực nhật, vệ sinh, tập luyện đội, sao, lao động, tự quản.
* Cá nhân, tổ nhận loại trong tuần.
* GV nhận xét trong tuần và xếp loại các tổ.
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 23 
- GV đưa ra 1 số kế hoạch hoạt động:
 * Về học tập: Cố gắng học bài và làm bài ở nhà nhiều hơn.
 * Về lao động: Chăm sóc bồn hoa tốt hơn, tiếp tục tôn tạo cây xanh trong lớp.
 * Về hoạt động khác: Thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường và Đội đề ra.
- Tổng hợp thống nhất kế hoạch hoạt động của lớp.
* Kết thúc tiết sinh hoạt.
- GV cho lớp hát bài tập thể.
- HS nêu miệng. Nhận xét bổ sung.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đại diện trình bày bổ sung.
- HS tự nhận loại.
- HS lắng nghe.
- HS theo dõi.
- HS biểu quyết nhất trí.
- HS hát bài tập thể.
. Hoạt động dạy - học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Đánh giá hoạt động tuần qua
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành.
- Đề ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
2. Phổ biến kế hoạch tuần 28
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
+ Về học tập.
+ Về lao động.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt. 
- Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó :phụ trách học tập , phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Các tổ trưởng và các bộ phận trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
- Ghi nhớ những gì giáo viên 
dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
BD Toán
LUYỆN TẬP TỔNG HỢP
I. Mục tiêu
 - Củng cố để HS có làm tốt các dạng bài tập đã học.
 - Có kĩ năng làm tốt bài thi.
II.Các hoạt động dạy - học
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Cho HS mở VBT trang 54, 55.
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài trong thời gian 35 phút.
- GV theo dõi, nhắc nhở HS làm bài nghiêm túc.
- Chấm và nhận xét bài.
3.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS về nhà làm bài tập.
-Nhắc lại tên bài học
-Mở vở bài tập.
-Tự làm bài vào vở.
- Về thực hiện 
GĐ-BD Tiếng Việt
RÈN: CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
I. Mục tiêu 
 - Rèn cho HS kĩ năng đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau.
 - Luyện nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp.
II. Các hoạt động dạy - học 
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh 
 1. Bài cũ : 
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
+Câu khiến dùng để làm gì? Dấu hiệu để nhận biết câu khiến?
+Có những cách nào để đặt câu khiến?
- Nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới :
2.1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
2.2. Hướng dẫn hs luyện tập :
Bài 1: Tìm 3 câu khiến trong sách giáo khoa của em.
- Yêu cầu hs tìm câu khiến và ghi vào vở.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài 2: Hãy đặt 3 câu khiến để nói với bạn, với bố mẹ, cô giáo (hoặc thầy giáo).
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng viết - Cả lớp làm vào vở.
- Gọi vài HS đọc câu của mình cho cả lớp nghe.
- Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, viết câu.
 3. Củng cố - dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
-Trình bày các câu khiến vừa tìm được.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hành viết câu - sau đó nhận xét bài của bạn.
- HS đọc câu- nhận xét bổ sung.
- Về luyện đặt câu khiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc