I. MỤC TIÊU:
- Ôn tập về 1 số nội dung cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn, qui đồng phân số.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh yêu thích toán học.
II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ hai ngày 7 tháng 3 năm 2011 Toán: §. LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết; 131) I. MỤC TIÊU: - Ôn tập về 1 số nội dung cơ bản về phân số: khái niệm ban đầu về phân số, rút gọn, qui đồng phân số. - Rèn kỹ năng giải toán có lời văn. - Giáo dục học sinh yêu thích toán học. II. ĐỒ DUNG DẠY HỌC: - Phiếu bài tập, bảng con III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - Gọi 1học sinh lên bảng làm bài 3 b, 1học sinh lên bài 5 (luyện tập chung tiết trước) rồi chữa bài ghi điểm. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học b. Hướng dẫn bài tập: Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập. - GV cho HS nêu lại cách rút gọn phân số. - Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó tìm phân số bằng nhau. - GV cho lớp chữa bài: - Giáo viên nhận xét và sửa sai- ghi điểm. HOẠT ĐỘNG HỌC: - HS thực hiện yêu cầu kiểm tra -Bài 3b: -Bài 5: Giải Lần sau đã lấy ra là: 2710 2= 5420 (kg) Cả hai lần đã lấy ra: 2710 +5420= 8130 (kg) Trong kho còn lại: 32450 – 8130 = 15 320 (kg cà phê) Đáp số: 15 320 kg cà phê - HS nghe - 1 em đọc to thành tiếng (SGK). - 2 em nêu. 2 em lên bảng làm. Học sinh làm bảng con. a. Rút gọn: b. Những phân số bằng nhau là: và Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề. - Gợi ý: Lập phân số. Tìm phân số của một số. - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên bảng làm. - GV cho lớp nhận xét và chốt cách làm cho học sinh: - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 1 đọc to (đề bài SGK). Cả lớp đọc thầm. - HS nghe - 1 em làm ở bảng lớp. Cả lớp làm vào vở. Bài giải a) 3 tổ chiếm phần số học sinh cả lớp. Vì lớp 4a được chia làm 4 tổ (4 phần) b) Số học sinh có trong 3 tổ là: 32 = 24 (học sinh) Đáp số: a) phần b) 24 học sinh Bài 3: Gọi học sinh đọc đề bài. -H: Bài toán cho biết gì? -H: Bài toán hỏi gì? - GV hướng dẫn HS tóm tắt bài toán như sau: Tóm tắt: 15km ?km Đã đi - Giáo viên yêu cầu 3 nhóm HS thảo luận làm theo nhóm và dán phiếu trên bảng lớp. - GV cho lớp nhận xét chữa bài: - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò: H: Nêu cách tìm phân số của một số? · GV gợi ý bài về nhà:Bài 4 Tóm tắt: 32850 lít Lần1: Lần2: ?l ? Còn lại 56 200 lít + Tìm lần thứ 2 lấy ra bao nhiêu lít? Ta làm phép tính gì? + Tìm số xăng có lúc đầu. Ta làm phép tính gì? - VG cho HS về nhà làm - 2 em đọc đề (SGK). - Quãng đường dài: 15 km. - Quãng đường anh đi được là: quãng đường. - Tìm quãng đường còn lại anh Hải phải đi tiếp? - 1 em làm ở bảng lớp. Học sinh khác vào vở. - HS thảo luận làm nhóm, báo cáo kết quả Bài giải Quãng đường anh Hải đã đi được là: 15 = 10 (km) Quãng đường còn lại anh Hải phải đi là: 15 - 10 = 5 (km) Đáp số: 5km -2 HSnêu - Phép tính chia:(32850 :3) 32850+(32850 :3) +56 200 - Về nhà làm lại những bài tập này vào vở. Chuẩn bị bài để kiểm tra. - Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------------- Âm nhạc: §. ÔN TẬP BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN (Tiết :27) ( Giáo viên Hát nhạc dạy) ----------------------------------------------------------------- Tập đọc: §. DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY! (Tiết: 53) I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy toàn bài. Đọc đúng các tên riêng nước ngòai: Cô-péc-ních, Ga-li-lê. - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm bảo vệ chân lí khoa học của 2 nhà bác học Cô-péc-ních và Ga-li-lê. Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: - Giáo dục HS noi gương những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh chân dung Cô - péc - ních và Ga - li - lê trong SGK. III. Các hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - Gọi 4 học sinh lên đọc truyện Ga - Vrốt ngoài chiến lũy theo cách phân vai và trả lời câu hỏi SGK: Câu hỏi: 1. Vì sao Ga-vrốt ra ngoài chiến lũy trong lúc mưa đạn như vậy? 2. Tìm những chi tiết thể hiện lòng dũng cảm của Ga - vrốt ? 3. Em có cảm nghĩ gì về nhân vật Ga - Vrốt ? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV dùng tranh SGK phóng to dán bảng -Hỏi: bức tranh vẽ cảnh gì? - Bài học hôm nay, các em thấy được một biểu hiện khác về lòng dũng cảm, dũng cảm bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Đó là tấm gương của hai nhà bác học vĩ đại. b) Hướng dẫn tìm hiểu bài và luyện đọc: · Luyện đọc: - Gọi học sinh đọc toàn bài. - Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc theo đoạn. ( 2- 3 lượt) - Cho học sinh đọc từ khó, câu dài: Cô - péc - ních, Ga - li - lê. Câu: Dù sao trái đất vẫn quay!... - Cho HS luyện đọc theo cặp - Gọi học sinh đọc chú giải. - Gọi 1 - 2 em đọc cả bài. - Giáo viên đọc mẫu. · Tìm hiểu bài: - Gọi học sinh đọc đoạn 1 -H: Ýkiến của Cô - péc - ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ? -H: Ga- li- lê viết sách nhằm mục đích gì? -H: Nêu ý đoạn 1? - Học sinh đọc đoạn 2 -H: Vì sao tòa án lúc ấy lại xử phạt ông? -H: Nêu ý đoạn 2? - Học sinh đọc đoạn còn lại -H: Mặc dù bị xét xử nhưng khi bước ra khỏi cửa toà án, ông vẫn khẳng định điều gì? -H:Lòng dũng cảm của Cô - péc - ních và Ga- li- lê thể hiện ở chỗ nào? -H: Sau này sự thực đã chứng minh điều gì về ý kiến của Cô - péc - ních? -H:Đoạn 3 nói gì ? - 1 em đọc toàn bài -H: Nêu nội dung truyện? HOẠT ĐỘNG HỌC: -4 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra: + Vì em nghe tiếng ăng - giôn - ra nói chỉ còn 10 phút nữa thì chiến lũy không còn quá 10 viên đạn. + Bóng cậu thấp thoáng dưới làn mưa đạn, chú bé dốc vào miệng giỏ những chiếc bao đầy đạn của bọn lính chết ngòai chiến lũy nhưng cậu vẫn nán lại để nhặt đạn, câu phốc ra, lui, tới, cậu chơi trò ú tim với cái chết. + Ga-vrốt là một thiếu niên anh hùng, không sợ nguy hiểm đến thân mình lo cho nghĩa quân không còn đạn để tiếp tục chiến đấu. + Em rất khâm phục lòng dũng cảm của Ga - vrốt - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi - Hai nhà bác học Cô -péc – ních và Ga - li - lê - HS nghe - 1 em đọc - HS 1: Từ đầu... phán bảo của chúa trời (Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới) - HS 2: Tiếp - gần bảy chục tuổi (Ga - li - lê bị xét xử) - HS 3: Còn lại (Ga - li - lê bảo vệ chân lí) - HS luyện đọc từ khó, câu dài - HS luyện đọc theo cặp - 1 em đọc. - 1 em đọc to. - Học sinh lắng nghe. - 1 em đọc. + Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên 1 chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc - ních đã chứng minh quay ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh xung quanh mặt trời. + Nhằm ủng hộ tư tưởng khoa học của Cô - péc - ních. Ý1: Cô - péc - ních dũng cảm bác bỏ ý kiến sai lầm, công bố phát hiện mới. - 1 em đọc + Vì cho rằng ông đã chống đối quan điểm của giáo hội, nói ngượi lại với những lời phán bảo của chúa trời. Ý 2 : Kể chuyện Ga - li - lê bị xét xử. - 1 em đọc. + Dù sao trái đất vẫn quay. + Hai nhà bác học đã dám nói thẳng ngược lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Ga - li - lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. + Lẽ phải đã thắng: Trái đất vẫn quay. Ý 3: Sự dũng cảm bảo vệ chân lí của nhà bác học Ga li lê. - 1 em đọc Nội dung: Bài văn ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bào vệ chân lý khoa học. · Đọc diễn cảm: - Gọi học sinh nối tiếp nhau 3 đoạn văn. - Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn “Chưa đầy 1 thế kỉ... Dù sao thì trái đất vẫn quay”. - Giáo viên đọc mẫu. - Gọi 3 em lên thi đọc diễn cảm. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 3 em đọc, lớp nhận xét tìm giọng đọc. - Học sinh nghe. - 3 em đọc. - Học sinh nhận xét chọn bạn đọc hay. 3. Củng cố, dặn dò: -H:Bài văn cho chúng ta biết điều gì? - Yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - Chuẩn bị bà:i Con sẻ (trang 90 SGK). - Nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------------------- Kỹ thuật : §. LẮP CÁI ĐU (tiết 1) (Tiết :27) I. MỤC TIÊU: - Biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. - Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật, đúng quy rình. - Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu cái đu lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. - GV giơ một số chi tiết. Học sinh gọi tên các chi tiết đó. - GV nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học b) Hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu: - Cho học sinh quan sát mẫu cái đu. -H: Cái đu có những bộ phận nào? -H: Nêu tác dụng của cái đu trong thực tế? c) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: · Chọn chi tiết: -H: Để lắp ráp cái đu ta cần chọn những chi tiết và dụng cụ nào? - GV cùng học sinh chọn các chi tiết để vào lắp hộp theo từng loại. · Lắp từng bộ phận: - Lắp giá đỡ đu: -H: Đắp giá đỡ đu cần phải có những chi tiết nào? -H: Khi lắp gia đỡ đu em cần chú ý điều gì? - GV lắp mẫu , học sinh quan sát. - Lắp ghế đu: -H:Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số kượng là bao nhiêu? - GV làm mẫu , học sinh quan sát. - Lắp trục đu vào ghế: + Dựa vào hình 4 hãy lắp trục đu vào tay cầm. + Để cố định trục đu người ta phải lắp ở mỗi bên tay cầm mấy vòng hãm? - Lắp cái đu: + GV tiến hành lắp ráp các bộ phận để hoàn thành cái đu sau đó kiểm tra sự giao động của cái đu. - Gọi 1 em lên lắp ráp, GV giúp đỡ. - GV nhận xét đánh giá tuyên dương HOẠT ĐỘNG HỌC: - HS thực hiện yêu cầu kiểm tra - HS nghe - HS quan sát thảo luận theo cặp và trả lời: - Có ba bộ phận: giá đỡ đu, ghế đu, trục đu. - Dùng để ngồi chơi, giải trí,... ta thường thấy ở các trường mầm non hoặc công viên... - Tấm lớn (1), tấm nhỏ (1), tấm 3 lỗ (1), thanh thẳng 11 lỗ (5), thanh thẳng 7 lỗ (1), thanh chữ U dài (3), thanh chữ L dài (2), trục dài (1), ốc và vít 15 bộ,... - Cần 4 cọc đu, thanh thẳng 11 lỗ, giá đỡ trục đu. - Cần chú ý vị trí trong ngoài của các thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. - HS quan sát. - Cần chọn tấm nhỏ, 4 thanh thẳng 7 lỗ, tấm 3 lỗ, 1 thanh chữ U dài. - HS quan sát. - 1 em lên lắp. - 2 vòng hãm (2 bên 4) - HS quan sát. - 1 em lên lắp, lớp quan sát · Hướng dẫn tháo các chi tiết: - Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp ráp. - Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp. - GV tháo các chi tiết, học sinh quan sát. 3. Củng cố dặn dò: - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - GV tổng kết bài, nhắc học sinh học thuộc bài, chuẩn bị bài tiết sau thực hành. - Giáo viện nhận xét tiết học. ____________________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: