I. MỤC TIÊU:
+ Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài thơ về Tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày các khổ thơ và các dòng thơ theo thể tự do.
+ Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng khó có âm vần dễ lẫn: s/x, dấu ?/~
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết nội dung BT2 ,3.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Thứ ba, ngày 8 tháng 3 năm 2011 Thể dục: §. NHẢY DÂY, DI CHUYỂN TUNG BÓNG VÀ BẮT (Tiết :27) BÓNG TRÒ CHƠI: “DẪN BÓNG” I. Mục tiêu: -Trò chơi “Dẫn bóng”. Yêu cầu biết cách chơi, bước đầu tham gia được vào trò chơi để rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. -Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau, di chuyển tung và bắt bóng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. - Giáo dục HS tăng cường luyện tập rèn luyện sức khỏe. Tính tổ chức kỉ luật cao. II. Địa điểm – phương tiện: Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, sân, dụng cụ để tổ chức tập di chuyển tung, bắt bóng và trò chơi “Dẫn bóng”. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: NỘI DUNG ĐỊNH LƯỢNG PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo. -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. -Khởi động: Khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân. -Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc theo vòng tròn -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 2 . Phần cơ bản: -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung bài tập kèn luyện tư thế cơ bản, một tổ học trò chơi “dẫn bóng”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng. a) Trò chơi vận động: -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. -Nêu tên trò chơi: “Dẫn bóng ”. -GV giải thích kết hợp chỉ dẫn sân chơi và làm mẫu: Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch xuất phát và vạch chuẩn bị cách nhau 1,5m kẻ 2 – 4 vòng tròn, cách vạch xuất phát 10m có đường kính 0,5m.Trong mỗi vòng tròn để một quả bóng. Cách chơi: Khi có lệnh xuất phát, em số 1 của các hàng nhanh chóng chạy lên lấy bóng, dùng tay dẫn bóng về vạch xuất phát, rồi trao bóng cho số 2. Em số 2 vừa chạy vừa dẫn bóng về phía trước rồi đặt bóng vào vòng tròn, sau đó chạy nhanh về phía vạch xuất phát và chạm tay vào bạn số 3, số 3 thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội na xong trước, ít lỗi đội đó thắng. Những trường hợp phạm quy: -Xuất phát trước khi có lệnh. Không đập bóng hoặc dẫn bóng mà ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách người quá 2m. -Chưa nhận được bóng hoặc chạm tay của bạn thực hiện trước đã rời khỏi vạch xuất phát. -Cho 1 nhóm HS làm mẫu theo chỉ dẫn của GV. -GV tổ chức cho HS chơi thử, xen kẽ GV nhận xét giải thích thêm cách chơi. -GV điều khiển cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. b) Bài tập rèn luyện tư thế cơ bản: Ø Ôn di chuyển tung và bắt bóng -GV tổ chức dưới hình thức thi đua xem tổ nào có nhiều người tung và bắt bóng giỏi. Ø Ôn nhảy dây theo kiểu chân trước chân sau: -GV tổ chức tập cá nhân, theo tổ. -GV tổ chức thi biểu diễn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. +Chọn đại diện của mỗi tổ để thi vô địch lớp. +Cho từng tổ thi đua dưới sự điều khiển của tổ trưởng. 3 .Phần kết thúc: -GV cùng HS hệ thống bài học -Cho HS thực hiện một số động tác hồi tĩnh: Đứng tại chỗ hít thở sâu 4 – 5 lần (dang tay: hít vào, buông tay: thở ra, gập thân). -Trò chơi “Kết bạn ”. -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn bài tập RLTTCB”. -GV hô giải tán. 6-10 phút 1 phút 1 phút 1 phút Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp 18- 22phút 9 - 11 phút 1 - 2 phút 1 - 2 lần 2 lần 9- 11 phút 2 - 3 phút 3 - 4 phút 4 - 6 phút 1 - 2 phút 1 - 2 phút 1 phút 1 phút - Đội hình 3 hàng dọc GV GV -HS nghe - HS thực hiện ôn nhảy dây. 5GV -HS hô “khỏe”. Toán: §. KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA KỲ II (Tiết: 132) (Đề bài do nhà trường ra). ------------------------------------------------------------------------------ Lịch sử: §. THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII (Tiết: 27) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết: - Ở thế kỷ XVI - XVII, nước ta nổi lên ba thành thị lớn: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An. - Sự phát triển của thành thị chứng tỏ sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương mại. - Giáo dục học sinh tự hào về sự phát triển nên kinh tế của nước ta ở thế kỉ XVI-XVII. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bản đồ Việt Nam. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỒNG DẠY: 1. Bài cũ: -H: Chính quyền chúa Nguyễn đã có biện pháp gì giúp dân khẩn hoang? -H: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã mang lại kết quả gì? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Vào thế kỉ XVI - XVII thành thị ở nước ta rất phát triển trong đó nổi lên 3 thành thị lớn là Thăng Long, Phố Hiến ở Đàng Ngoài và Hội An ở Đàng Trong. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu thành thị ở giai đoạn lịch sử này. b) Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - ba thành thị lớn ở thế kỷ XVI – XVII: · Làm việc cả lớp: H:Theo em thành thị là gì? -Giáo viên treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu học sinh xác định vị trí của Thăng Long, Phố Hiến, Hội An trên bản đồ. · Làm việc cá nhân: - Giáo viên phát phiếu học tập yêu cầu học sinh đọc SGK hoàn thành phiếu - Cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ. + Làm cho diện tích đất nông nghiệp tăng, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dấn ấm no hơn. - HS nghe - HS trả lời - HS quan sát bản đồ và chỉ vị trí Thăng Long - HS đọc sách GK thảo luận nhóm. · Phiếu học tập: ĐẶC ĐIỂM/ THÀNH THỊ DÂN CƯ QUY MÔ THÀNH THỊ HOẠT ĐỘNG BUÔN BÁN Thăng Long Đông dân hơn nhiều thành thị ở Châu á Lớn bằng thành thị ở một số nước Châu á Những ngày chợ phiên, dân các vùng lân cận gánh hàng hóa đến đông không thể tưởng tượng được. Buôn bán nhiều mặt hàng như áo, tơ lụa,... Phố Hiến Có nhiều dân nước ngoài như Trung Quốc, Hà Lan, Anh, Pháp Có hơn 200 nóc nhà của người nước khác đến ở Là nơi buôn bán tấp nập Hội An Là dân địa phương và các nhà buôn Nhật Bản Phố cảng đẹp và lớn nhất vùng Đàng Trong Thương nhân ngoại quốc thường lui tới buôn bán - GV cho lớp nhận xét ghi điểm. Hoạt động 2: Tình hình kinh tế nước ta thế kỉ XVI – XVII: H:Theo em, cảnh buôn bán sôi động ở các đô thị nói lên điều gì về tình hình kinh tế nước ta thời đó? + Đông người, buôn bán sầm uất, chứng tỏ ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh, tạo ra nhiều sản phẩm để trao đổi, buôn bán. - Giáo viên: Vào thế kỷ XVI - XVII sản xuất nông nghiệp đặc biệt là Đàng Trong rất phát triển, tạo ra nhiều nông sản. Bên cạnh đó, các ngành tiểu thủ công nghiệp như làm gốm, kéo tơ, dệt lụa, làm đường, rèn sắt, làm giấy, ... cũng rất phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp cùng với chính sách mở cửa của chúa Nguyễn và chúa Trịnh tạo điều kiện cho thương nhân nước ngòai vào nước ta buôn bán đã làm cho nền kinh tế nước ta phát triển, thành thị lớn hình thành. - GV cho lớp nhận xét ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò: - Học sinh đọc phần bài học. -H: Em hãy mô tả lại một số thành thị của nước ta ở thế kỷ XVI – XVII? H: Theo em cảnh buôn bán sôi động ở các thành phố nói lên tình hình kinh ta nước ta thời đó ra sao? - Về học bài. Chuẩn bị bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến thẳng ra Thăng Long (trang 59/SGK). - Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------------------------- Chính tả: (Nhớ-viết): BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (Tiết: 27) I. MỤC TIÊU: + Nhớ và viết lại đúng chính tả 3 khổ thơ cuối của bài thơ về Tiểu đội xe không kính. Biết cách trình bày các khổ thơ và các dòng thơ theo thể tự do. + Tiếp tục luyện viết đúng các tiếng khó có âm vần dễ lẫn: s/x, dấu ?/~ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết nội dung BT2 ,3. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: - Gọi 2 em lên bảng, giáo viên đọc 1 số từ còn mắc sai ở tuần trước viết. Học sinh khác viết vào vở nháp. (tín hiệu, tính toán, chính chắn, chính xác, kín kẽ, kính cận,...) - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Gv nêu mục đích yêu cầu tiết học b. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn thơ: - Gọi học sinh đọc 3 khổ thơ cuối. H:Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe? H: Tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào? * Hướng dẫn viết từ kho:ù - Yêu cầu học sinh viết các từ khó. - Yêu cầu học sinh đọc và viết các từ vừa tìm được. * Viết chính tả: - Giáo viên yêu cầu học sinh viết đúng như SGK. * Soát lỗi chấm bài - Giáo viên thu vở chấm, nhận xét. HOẠT ĐỘNG HỌC: - HS thực hiện yêu cầu kiểm tra - HS nghe - 3 em đọc thuộc bài thơ. + Không có kính, ừ thì ướt áo, Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời, chưa cần thay, lái trăm cây số nữa. + Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi. - Xoa mắt trắng, sa, ùa vào, ướt áo, tiểu đội,... - Tên bài lùi vào 2 ô, viết các dòng thơ sát lề, giữa 2 dòng thơ để cách 1 dòng. - Học sinh đổi vở soát lỗi. c. Luyện tập: Bài 2: - Học sinh đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh làm bài - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với s, không viết với x : - Tìm 3 trường hợp chỉ viết với x, không viết với s : - 3 tiếng không viết với dấu ngã (~) - 3 tiếng không viết với dấu hỏi (?) - GV nhận xét ghi điểm Bài 3: Chọn các tiếng thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh câu văn: - Gọi học sinh đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Giáo viên nhận xét ghi điểm. - 1 em đọc - Học sinh làm bài + Sân trường, sóng vỗ, mầu sẫm. + Tròn xoe, viêm xoang, xuôi dòng. + cả, cảm, bởi. + nhão, nhiễm, nhuyễn,.. - Học sinh dùng bút chì gạch những từ không thích hợp - 2 em đọc. a) Đáp án: sa mạc - xen kẽ b) Đáp án: đáy biển - thung lũng 3. Củng cố, dặn dò: - Viết lại đoạn văn 3a, 3b vào vở chuẩn bị bài: Ôn tập. - Nhận xét tiết học ----------------------------------------------------------------------- Khoa học: §. CÁC NGUỒN NHIỆT (Tiết :53) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh có thể: - Kể tên và nêu được vai trò các nguồn nhiệt thường gặp trong cuộc sống. - Biết thực hiện những qui tắc đơn giản phòng tránh rủi ro nguy hiểm khi sử dụng các nguồn nhiệt. - Có ý thức tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị chung: hộp diêm, nến, bàn là. - Theo nhóm: tranh ảnh sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG DẠY: 1. Bài cũ: H: Lấy ví dụ vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống? H: Hãy nêu nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt? - Giáo viên nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học cần đạt. HOẠT ĐỘNG HỌC: - 1 HS trả lời - 1 HS trả lời - HS nghe b. Hoạt động 1: Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng: - Giáo viên lần lượt cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3, 4/106. H: Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh? H:Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt? - Giáo viên dùng que diêm đốt vào ngọn nến và nói đây là nguồn nhiệt. - Giáo viên cho học sinh quan sát bình ga nhỏ và nói: Khí bi - ô - ga (khí sinh học là loại khí đốt để tạo thành bởi cành cây, rơm rạ, phân,... được ủ kín trong bể, thông qua quá trình lên men. Bi- ô- ga là nguồn năng lượng mới hiện nay đang được khuyến khích sử dụng rộng rãi. H:Vậy nguồn nhiệt là gì? Chúng có vai trò gì trong cuộc sống? Chuyển ý: Vậy khi sử dụng những nguồn nhiệt này có những rủi ro hay nguy hiểm gì không? Có cách nào để phòng tránh cô mời các em đi tìm hiểu. Hoạt động 2: Cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt. - Học sinh quan sát. + Mặt trời, bếp củi, bếp ga đang cháy, bàn ủi đang hoạt động.. + Đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,... - Học sinh lắng nghe. - Các vật có khả năng tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi gọi là nguồn nhiệt. - Nguồn nhiệt dùng để đun nấu, sấy khô, sưởi ấm,... - Giáo viên giới thiệu tranh 5, 6 và trả lời tranh vẽ gì? - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. - Học sinh trả lời theo nội dung tranh. - 4 nhóm hoạt động. Những rủi ro, nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt Cách phòng tránh - Cảm nắng, say nắng. - Bị bỏng do chơi gần bếp,.. bàn là... - Bị bỏng nước sôi do khi bưng bê nồi nước ra khỏi nguồn nhiệt. - Cháy các vật do để gần bếp lửa, bàn là đang hoạt động. - Cháy soong nồi, thức ăn * GV liên hệ GD học sinh BVMT: Lưu ý HS khi sử dụng các nguồn nhiệt cần phải tiết kiệm, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh. - Đội mũ nón, đeo kính râm, khi ra đường không chơi nơi quá nắng. - Không nên chơi gần bếp, bàn là dang hoạt động. - Dùng khăn lót tay bưng bê, cẩn thận soong nồi ra khỏi nguồn nhiệt. - Không để các vật dễ cháy ở gần các nguồn nhiệt. - Để lửa vừa phải. - HS nghe Hoạt động 3: Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. H: Cần sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt , lao động sản xuất ở gia đình như thế nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi. Bạn có thể làm gì để thực hiện tiết kiệm các nguồn nhiệt trong cuộc sống hàng ngày? - Giáo viên nhận xét tiết kiệm nguồn nhiệt của học sinh. - Cần sử dụng tiết kiệm. - Học sinh tiếp nối nhau trả lời: + Tắt bếp điện khi không dùng. + Không để lửa quá to khi đun bếp. + Đậy kín phích nước để giữ cho nước nóng lâu hơn. + Theo dõi khi đun nước không để nưới sôi cạn ấm. + Cời rỗng bếp khi đun để không khí lùa vào làm cho lửa cháy to, đều mà không phải cho nhiều than hay củi. + Không đun thức ăn quá lâu. + Không bật lò sưởi khi không cần thiết. + Không bật quạt khi trời mưa * Chơi trò chơi: Nêu tên các nguồn nhiệt mà em biết: Học sinh 1 + Mặt trời + Lửa bếp ga + Lửa bếp củi + Lửa bếp than + ủi quần áo (bàn là) Học sinh 2: + Thắp sáng bóng tối + Ngọn lửa đang cháy. + Đang nung gạch. + Nến đang cháy. + Bóng điện đường thắp sáng 3. Củng cố dặn dò. H: Nguồn nhiệt là gì? Tại sao ta phải tiết kiệm nguồn nhiệt? - Về nhà học thuộc lòng bài và xem trước bài: Nhiệt cần cho sự sống (sách GK). - Nhận xét tiết học.
Tài liệu đính kèm: