Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 4 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 4 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

Giúp học sinh:

- Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi.

- Phân biệt được hình thoi và một số hình đã học.

- Thông qua hoạt động vẽ và gấp hình để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi.

- Giáo dục học sinh yêu thích toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy kẻ ô li, thước thẳng, êke, kéo.

- Bảng phụ vẽ sẵn các hình trong BT1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 15 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 4 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 9 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu: §. CÂU KHIẾN
(Tiết: 53)
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được tác dụng và cấu tạo của câu khiến
- Biết nhận diện câu khiến, đặt câu khiến.
- Giáo dục học sinh nói viết đúng câu khiến
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (nhận xét).
- Bốn băng giấy, mỗi băng viết 1 đoạn văn BT1 .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc các thành ngữ thuộc chủ điểm: Dũng cảm.
- Đặt 1 câu với thành ngữ vừa tìm được ở BT4.
- Giáo viên nhấn xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Tìm hiểu bài:
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn bài tập 1, 2
-H:Câu nào được in nghiêng trong đoạn văn?
-H:Câu in nghiêng đó dùng để làm gì?
-H:Cuối câu đó sử dụng dấu gì?
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra
- 1 HS khác đặt câu 
- HS nghe
- 2 em đọc bài. Học sinh khác tìm hiểu.
- Mẹ mời sứ giả vào đây cho con!
- Là lời của Gióng nhờ mẹ gọi sứ giả vào.
+ Chấm than.
Giáo viên: Câu: Mẹ mời sứ giả vào đây cho con! Là lời của Thánh Gióng nói với mẹ. Thánh Gióng nói để nhờ mẹ gọi sứ giả vào. Những câu dùng để nhờ vả, đề nghị, yêu cầu,... người khác một việc gì đó gọi là câu khiến. Cuối câu khiến dùng dấu chấm than.
Bài 3: 
- Em hãy nói với bạn bên cạnh 1 câu để mượn quyển vở. Viết lại câu ấy.
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc.
- Vậy câu khiến dùng để làm gì? Cuối câu khiến dấu gì?
c) Ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK
- Học sinh lấy ví dụ về câu khiến.
d) Luyện tập:
Bài 1: Tìm câu khiến trong những đoạn trích sau:
- Học sinh viết câu nói của mình.
Ví dụ: Nam ơi! Cho mình mượn quyển vở này đi!
- Bạn cho mình mượn quyển vở của bạn nhé!
- 1 em trả lời
- 3 học sinh nêu ghi nhớ SGK.
- VD: Đi vào trong nhà kẻo nắng cháu!
- Đốt lửa lên.
- Giáo viên treo 4 đoạn trích lên bảng.
- Yêu cầu học sinh gạch chân câu cầu khiến.
- Gọi học sinh đọc lại câu cầu khiến trên.
- Giáo viên treo tranh và giới thiệu đoạn trích của tác phẩm nào hoặc có ở trong truyện nào?
- 1 em làm ở bảng lớp. Học sinh khác làm vào Sách BT. 
Đoạn 1: Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
Đoạn 2: Lần sau, khi nhảy múa phải chú ý nhé! Đừng cố nhảy lên boong tàu!
Đoạn 3: Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương!
Đoạn 4: Con đi chặt cho đủ 1 trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
- Vậy câu khiến là gì?
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Tìm 3 câu khiến trong SGK Tiếng việt, Toán của các em.
- Học sinh trả lời ghi nhớ.
- 1 em đọc
- Học sinh tìm các câu cầu khiến.
Ví dụ: Cháu đi vào nhà đi kẻo nắng cháu!
Vào ngay!
Hãy điền dấu thích hợp vào ô trống.
- Giáo viên: Các em ạ! Thường là câu khiến cuối câu dùng dấu chấm than. Nhưng trong SGK các em thấy viết dấu chấm. Lý do chính ở đây là để tạo cái vẻ đẹp trình bày. Nếu trong một đoạn viết sử dụng nhiều dấu chấm than thì làm mất vẻ đẹp. Hơn thế nữa nếu là lời yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng thì các em dùng dấu chấm. Còn lời đề nghị mạnh mẽ 
thì các em dùng dấu chấm than.
Bài 3: Đặt 1 câu cầu khiến nói với bạn, với anh chị, thầy cô.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
- Yêu cầu 3 em dán ở bảng lớp. Giáo viên nhận xét sửa sai.
- Giáo viên: Khi các em sử dụng câu khiến đề yêu cầu, đề nghị nhờ vả bạn bè, các em chú ý đến cách nói, xưng hô phải đúng ngôi thứ, tránh hiểu lầm.
° Chơi trò chơi: Gọi 2 em thi tìm câu khiến:
- 2 em ngồi cùng bàn thảo luận.
- 3 em cùng nhau lên dán. Học sinh khác sửa sai.
Ví dụ: Nam cho mình mượn hộp bút màu này đi!
+ Anh đi nhanh lên!
+ Thưa cô, cô giảng cho em bài toán này với ạ.
- HS nghe
- HS chơi trò chơi
Học sinh 1:
- Nam đi đá bóng đi!
- Hạnh cho mình mượn cây bút này nhé.
- Vào ngay.
- Loan vui vẻ lên nào!
- GV cho lớp nhận xét ghi điểm.
Học sinh 2:
- Hoa chớ buồn nữa.
- Em vui lên chứ!
- Im ngay.
- Minh cho mình mượn quyển sách đi nào!
3. Củng cố dặn dò:
-H:Vừa rồi chúng ta học bài gì?
- Câu khiến là gì?. 
-Về học bài, chuẩn bị bài: Cách đặt câu khiến (sách TV2 trang 92-93).
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------
Toán: §. HÌNH THOI
(Tiết: 133)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Nhận biết hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi.
- Phân biệt được hình thoi và một số hình đã học.
- Thông qua hoạt động vẽ và gấp hình để củng cố kĩ năng nhận dạng hình thoi và một số đặc điểm của hình thoi.
- Giáo dục học sinh yêu thích toán học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy kẻ ô li, thước thẳng, êke, kéo.
- Bảng phụ vẽ sẵn các hình trong BT1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ: 
- Chấm 1 số vở của học sinh.
- Nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
b) Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi:
- Cho học sinh quan sát HCN, HBH, HV để giới thiệu hình thoi.
-H: Hình thoi có đặc điểm gì giống hình bình hành?
- Cho học sinh lên đo các cạnh của hình thoi.
-H:Hình thoi có phải là hình vuông không? Vì sao?
-H: Có phải là hình bình hành không?
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình thoi ABCD trên bảng sau đó lần lượt đặt câu hỏi để giúp học sinh tìm các đặc điểm hình thoi.
-H:Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD.
- Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh hình thoi.
-H: Độ dài các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau?
HOẠT ĐỘNG DẠY
- HS đem vở gv kiểm tra 1 số em
- HS nghe
- Học sinh quan sát hình và trả lời câu hỏi gợi y.ù
- Có các cặp cạnh đối diện song song.
- 1 em lên đo
- Không. Vì thiếu 4 góc vuông.
- Không. Vì thiếu các cạnh song song và bằng nhau.
- Quan sát hình và trả lời.
 B
 A	C
 D
- Cạnh AB//với cạnh DC.
- Cạnh BC//với cạnh AD.
- Học sinh thực hành.
- Các cạnh hình thoi có độ dài bằng nhau.
- Giáo viên kết luận: Đặc điểm của hình thoi: hình thoi có 2 cặp cạnh đối diện song song và bốn cạnh bằng nhau.
c) Luyện tập:
Bài 1/140:
- Yêu cầu học sinh nhận dạng từng hình rồi trả lời câu hỏi.
 Hình 1 Hình 2 Hình 3
	 Hình 4 Hình 5
- Hình 1 và hình 3 là hình thoi
- Hình 2 là hình chữ nhật
- Giáo viên nhận xét ghi điểm, chuyển sang bài tập 2.
Bài 2/141: GV cho 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- Giáo viên vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu học sinh quan sát:
+ Giáo viên nêu: Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD.
+ Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi.
+ Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O.
- Giáo viên yêu cầu HS: Hãy dùng ê ke kiểm tra xem 2 đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không?
- Giáo viên: Hãy dùng thước có vạch chia mi li mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không?
- Giáo viên: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
a) GV gợi ý bài về nhà:
Bài 3: Giáo viên cho học sinh đọc đề bài.
- Cho học sinh về nhà cắt hình thoi để xếp thành ngôi sao như bên:
- GV hướng dẫn HS gấp và cắt tờ giấy (như SGK
- HS đọc đề bài SGK
- Học sinh quan sát 
 B
 0
 A	C
 D
- 1HS lên bảng kiểm tra
- Học sinh: Hình thoi ABCD có 2 đường chéo là AC và BC.
- HS: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau.
- Hai đường chéo của hình thoi cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
- 2 em nhắc lại.
- 1 em đọc
Học sinh về nhà gấp và cắt hình thoi như SGK trình bày
- Hình như thế nào thì được gọi là hình thoi? (Hình có hai cặp cạnh song song và bốn cạnh bằng nhau).
- Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau? (vuông góc với nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường).
- Về: Thực hành gấp cắt hình thoi và chuẩn bị bài sau: Diện tích hình thoi (trang 142 SGK).
- Giáo viên nhận xét tiết học.
 ------------------------------------------------------------------
Kể chuyện: §. KỂ CHUYỆN 
(Tiết: 27) ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
	I. MỤC TIÊU:
- Chọn được câu chuyện có nội dung về lòng dũng cảm của con người mà em đã được chứng kiến hoặc tham gia.
- Biết cách sắp xếp câu chuyện theo 1 trình tự hợp lí.
- Lời kể sinh động, tự nhiên, chân thực, hấp dẫn, sáng tạo, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.
- Biết nhận xét, đánh giá nội dung truyện và lời kể của bạn.
- Giáo dục noi gương lòng dũng cảm.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em lên bảng kể lại câu chuyện em được nghe, được đọc về lòng dũng cảm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Các em đã kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về lòng dũng cảm. Tiết học hôm nay giúp các em kể về lòng dũng cảm của những con người có thật đang sống xung quanh em.
b) Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu đề bài:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Giáo viên phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân các từ: lòng dũng cảm, chứng kiến hoặc tham gia.
+ Đề bài yêu cầu gì?
- Giáo viên gợi ý: Nhân vật chính trong truyện là người có lòng dũng cảm. Em là người tận mắt chứng kiến hoặc tham gia vào việc đó.
- Gọi học sinh đọc mục gợi ý trong SGK.
- Gọi học sinh mô tả lại những gì diễn ra trong 2 bức tranh min ...  Em có nhận xét gì về vị trí của các đồng bằng này?
-H: Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng này đến đâu?
- Giáo viên kết luận: Chính vì các dãy núi này chạy lan ra sát biển nên đã chia cắt dải đồng bằng duyên hải miền Trung thành các đồng bằng nhỏ hẹp. Tuy nhiên tổng cộng diện tích các dải đồng bằng này cũng gần bằng ĐBBB.
- Yêu cầu học sinh quan sát 1 số tranh ảnh đầm phá, cồn cát rút ra kết luận.
-H: Ở các vùng đồng bằng này có nhiều cồn cát cao do hiện tượng gì xảy ra?
-H: Để ngăn chặn hiện tượng này người dân ở đây phải làm gì?
- Gọi học sinh nhắc lại các đặc điểm của đồng bằng duyên hảI miền Trung.
- GV cho lớp nhận xét.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- HS1 trả lời 
- HS2 trả lời 
- HS nghe
- Học sinh quan sát và trả lời.
+ Có 5 dải đồng bằng.
+ 1 em thực hiện.
+ Nằm sát biển, phía Bắc giáp ĐBBB, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp với ĐBNB, phía đông là biển Đông.
+ Chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh kết luận: Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá.
- Hiện tượng di chuyển cả các cồn cát.
- Trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền.
- 2 em nhắc lại.
Hoạt động 2: Khí hậu có sự khác biệt giữa khu vực phía Bắc và phía Nam:
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời:
+ Hãy chỉ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân.
-H: Đọc tên hai thành phố ở phía Bắc và Nam dãy núi Bạch Mã?
+ Dựa vào hình 4 hãy mô tả đường đèo Hải Vân.
- Giáo viên giới thiệu dãy núi Bạch Mã.
- Học sinh thảo luận cặp đôi.
-H: Khí hậu phía Bắc và phía Nam ĐB duyên hải miền Trung khác nhau thế nào?
- Học sinh quan sát lược đồ, làm việc nhóm
- Đại diện học sinh lên chỉ và đọc.
- TP Huế, TP Đà Nẵng.
- Nằm trên sườn núi, đường uốn lượn, một bên là núi cao, một bên là vực sâu.
- Học sinh thảo luận và trả lời
- Khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh; nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ.
- Khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã không có mùa đông lạnh chỉ có mùa mưa và mùa khô; nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm.
- Giáo viên giải thích: Nhiệt độ Bắc Nam khác nhau: Ở Huế (phía Bắc) tháng 1, nhiệt độ giảm xuống dưới 200 còn tháng 7 thì khoảng 290. Trong khi đó ở Đà Nẵng, tháng 1 nhiệt độ vẫn cao, không thấp hơn 200 còn tháng 7 cũng khoảng 290c như ở Huế.
-H: Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu?
+ Yêu cầu học sinh cho biết thêm một số đặc điểm về mùa hạ và những tháng cuối năm của đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại. Gió lạnh thổi từ phía Bắc bị chặn lại ở dãy núi này, do đó phía Nam không có gió lạnh và không có mùa đông.
+ Học sinh trả lời và hoàn thành như bảng sau:
MÙA HẠ
NHỮNG THÁNG CUỐI NĂM
Lượng mưa
ít
Nhiều, lớn, có khi có bão
Không khí
Khô, nóng
Cây cỏ, sông hồ, đồng ruộng..
Cây cỏ khô héo
Đồng ruộng nứt nẻ.
Sông hồ cạn nước.
Nước sông dâng cao.
Đồng ruộng, cây cỏ, nhà cửa ngập lụt, giao thông. bị phá hoại, thiệt hại nhiều về người và của cải.
- Giáo viên: Vào mùa hạ ở nước ta thường có gió thổi từ Lào sang (còn gọi là gió Lào). Khi gặp dãy núi Trường Sơn gió bị chặn lại, trút hết mưa ở sườn Tây, khi thổi sang sườn bên kia chỉ còn hơi khô, nóng. Do đó ở ĐB duyên hải miền Trung vào mùa hạ, gió rất khô và nóng. Vào mùa đông, ở đồng bằng duyên hải miền Trung có gió thổi từ biển vào mang theo nhiều hơi nước, gây mưa nhiều. Do sông ở đây thường nhỏ và ngắn cho nên thường có lụt, nước từ núi đổ xuống đồng bằng thường gây ra lũ lụt đột ngột.
-H:Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
- Giáo viên liên hệ GD học sinh bảo vệ môi trường: Đây cũng là vùng chịu nhiều bão lụt nhất của cả nước. Chúng ta phải biết chia sẻ khó khăn với người dân ở đây. Chúng ta tham gia bảo vệ rừng, trồng phi lao chắn gió.
+ Gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt, sản xuất.
- Học sinh lắng nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
- Ghi phần đặc điểm SGK và học thuộc.
- Về sưu tầm tranh ảnh về con người, thiên nhiên của đồng bằng duyên hải miền Trung để biết thêm nhiều kiến thức chuẩn bị bài 25 (trang 138 sách GK).
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Địa lý: §. NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
(Tiết: 27) Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
	I. MỤC TIÊU: 
Sau bài học, học sinh có khả năng:
- Nêu được đặc điểm dân cư ở đồng bằng duyên hải miền Trung: tập trung khá đông, chủ yếu là người Kinh, người Chăm và cùng một số dân tộc khác sống hòa thuận.
- Trình bày được những đặc điểm của hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (các ngành nghề, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất).
- Giáo dục học sinh yêu quý lao động của đồng bào duyên hải miền Trung.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bảng phụ ghi câu hỏi.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
- Gọi 1 em đọc mục ghi nhớ SGK.
- Nêu đặc điểm của đồng bằng duyên hải miền Trung?
H:Nêu đặc điểm khí hậu đồng bằng duyên hải miền Trung?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học 
b) Tìm hiểu bài;
Hoạt động 1: Dân cư tập trung khá đông đúc:
- Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ phân bố dân cư Việt Nam và so sánh:
-H: So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng núi Trường Sơn?
- H: So sánh lượng người sinh sống ở vùng ven biển miền Trung so với ở vùng đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam Bộ?
- Giáo viên: Dân cư ở vùng đồng bằng duyên hải miền Trung khá đông đúc và phần lớn họ sống ở các làng mạc, thị xã, thành phố.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS đọc
- 1 HS nêu
- 1 HS nêu
- HS nghe
- Học sinh quan sát và nhận xét.
Hình 1: Lươc đồ dải đồng bằng DHMT
+ Nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn.
+ Số người ở vùng ven biển miền Trung ít hơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ.
- HS nghe
-H: Dân tộc nào là dân tộc chủ yếu ở duyên hải miền Trung?
+ Quan sát hình 1, 2 nhận xét trang phục phụ nữ Chăm, phụ nữ Kinh:
- Giáo viên: Đây là trang phục truyên thống của các dân tộc. Tuy nhiên để tiện cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, ngưòi dân thường mặc áo sơ mi và quần dài.
Hoạt động 2: Hoạt động sản xuất của người dân:
+ Chủ yếu là người kinh, người Chăm và một số dân tộc ít người khác sống bên nhau hòa thuận.
+ Người Chăm mặc váy dài có đai thắt ngang và khăn choàng đầu; người Kinh mặc áo dài cao cổ.
- Yêu cầu học sinh quan sát H3 à H8 trong SGK và đọc ghi chú ở các hình:
+ Hãy cho biết tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các ảnh và điền vào bảng.
- Giáo viên giải thích thêm:
- 6 em lần lượt đọc to trước lớp.
Học sinh lắng nghe, suy nghĩ, 4 em lên bảng tìm.
Trồng trọt
Chăn nuôi
Nuôi trồng, đánh bắt thủy sản
Ngành khác
-Trồng lúa.
-Trồng mía
-Trồng ngô
-Gia súc
- Bò
-đánh bắt cá
-Nuôi tôm
-Làm muối
+ Tại hồ nuôi tôm người ta đặt các guồng quay để tăng lượng không khí trong nước, làm 
cho tôm nuôi phát triển tốt hơn.
+ Để làm muối, người dân (thường được gọi là diêm dân) đưa nước biển vào ruộng cát, phơi nước biển cho bay bớt hơi nước, còn lại nước biển mặn (gọi là nước chạt), sau đó dẫn vào ruộng bằng phẳng (láng xi măng) để nước chạt bốc hơi nước tiếp, còn lại muối động trên ruộng và được vun thành từng đống như trong ảnh.
- Giáo viên khái quát: Các hoạt động sản xuất của người dân ở duyên hải miền Trung mà học sinh đã tìm hiểu đa số thuộc ngành nông - ngư nghiệp.
Hoạt động 3: Khai thác điều kiện tự nhiên để phát triển sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung:
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
H: Vì sao ở đây có những hoạt động này?
H: Vì sao đồng bằng duyên hải miền Trung có các hoạt động:
 Hoạt động trồng lúa:
Hoạt động trồng mía lạc:
 Hoạt động làm muối:
 Hoạt động nuôi, đánh bắt thủy sản.
- Giáo viên nhấn mạnh: Mặc dù thiên nhiên ở đây thường gây bão lụt và khí hậu có phần khắc nghiệt, người dân đồng bằng duyên hải miền Trung vẫn biết vận dụng khai thác các điều kiện thiên nhiên thuận lợi để phát triển các ngành nghề phù hợp cho đời sống của mình
- Gv liên hệ GDBVMT: Nuôi trồng thủy sản cần BVMT không làm ô nhiễm dòng nước.
- GV cho lớp nhận xét tuyên dương.
- 4 nhóm hoạt động. Đại diện 4 nhóm dán ở bảng lớp.
+ Do gần biển, đất phù sa màu mỡ,
+ Nhóm 1: Do đất phù sa tương đối màu mỡ, khí hâụ nóng ẩm.
+ Nhóm 2: Do có đất cát pha, khí hậu nóng.
+ Nhóm 3: Do nước biển mặn, nhiều nắng.
+ Nhóm 4: Gần biển, đầm, phá, sông ngòi. Người dân có kinh nghiệm nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản.
- HS nghe hoặc có thể trả lời câu hỏi khi GV hỏi.
	3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi vài em đọc thuộc mục ghi nhớ SGK.
- Giáo viên tổng kết bài, nhắc học sinh học thuộc bài. Chuẩn bị bài Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo)
- Giáo viên nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_thu_4_nam_hoc_2010_2011_ha_van_hung.doc