Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 5 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 5 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu - tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn); chậm rãi, thán phục (ở đoạn sau - sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ)

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.

- Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm cứu người gặp nạn.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài học trong SGK.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 11 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 5 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm, ngày 10 tháng 3 năm 2011
Thể dục: §. 54	MÔN TỰ CHỌN
(Tiết: 54)	TRÒ CHƠI : “DẪN BÓNG ”
I. Mục tiêu: 
 -Học một số nội dung của môn thự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác. 
 -Trò chơi: “Dẫn bóng”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
- Giáo dục HS ham thích rèn luyện sức khỏe 
II. Địa điểm – phương tiện 
Địa điểm : Trên sân trường vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi và tập môn tự chọn. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
-Khởi động: Khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân, rồi giậm chân tại chỗ và hát. 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 -Ôn nhảy dây. 
 2 . Phần cơ bản:
 -GV chia học sinh thành 2 tổ luyện tập, một tổ học nội dung của môn tự chọn, một tổ học trò chơi “dẫn bóng ”, sau 9 đến 11 phút đổi nội dung và địa điểm theo phương pháp phân tổ quay vòng.
 a) Môn tự chọn:
 Ø Đá cầu: Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác: 
 TTCB : Đứng chân thuận phía sau hơi co gối, nửa trước bàn chân chạm đất, trọng tâm dồn vào chân trước. Tay cùng bên với chân thuận cầm cầu, tay kia buông tự nhiên, mắt nhìn cầu. 
 Động tác: Tung cầu lên cao khoảng 0,3 – 0,5m, cách ngực 0,2 – 0,4m, mắt nhìn theo cầu để dự đoán hướng cầu rơi. Di chuyển về phía cầu rơi, co gối chân thuận, dùng đùi tâng cầu lên cao. Tiếp theo di chuyển theo hướng cầu rơi để tâng cầu lên. 
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
 Ø Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 TTCB : Ngồi xổm, tay thuận cầm bóng. 
 Động tác : Dùng tay tung bóng lên cao, sau đó di chuyển theo tư thế nhảy cóc về phía bóng rơi xuống để đón và bắt bóng. 
 Ø Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khe chân 
 TTCB: Đứng hai chân rộng hơn vai, hai tay dang ngang, bàn tay sấp, một tay cầm bóng. 
 Động tác: Cúi chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khe chân, luân phiên hai chân. 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 b) Trò chơi vận động: 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi.
 -Nêu tên trò chơi : “Dẫn bóng ” 
 -GV nhắc lại cách chơi.
 Cách chơi : Khi có lệnh xuất phát, em số 1 của các hàng nhanh chóng chạy lên lấy bóng, dùng tay dẫn bóng về vạch xuất phát, rồi trao bóng cho số 2. Em số 2 vừa chạy vừa dẫn bóng về phía trước rồi đặt bóng vào vòng tròn, sau đó chạy nhanh về phía vạch xuất phát và chạm tay vào bạn số 3, số 3 thực hiện như số 1 và cứ lần lượt như vậy cho đến hết, đội nào xong trước, ít lỗi đội đó thắng. 
 Những trường hợp phạm quy:
 -Xuất phát trước khi có lệnh. Không đập bóng hoặc dẫn bóng mà ôm bóng chạy hoặc để bóng lăn về trước cách người quá 2 m. 
 -Chưa nhận được bóng hoặc chạm tay của bạn thực hiện trước đã rời khỏi vạch xuất phát. 
 -GV phân công địa điểm cho HS chơi chính thức do cán sự tự điều khiển. 
3 .Phần kết thúc:
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát.
 -Trò chơi: “ Kết bạn ”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học thự chọn: “đá cầu, ném bóng ”.
-GV hô giải tán.
6 – 10 phút
1 phút
1 phút 
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
1 – 2 phút
18 – 22 phút
9 – 11 phút 
2 -3 lần
2 phút 
3 phút 
1 phút 
9 – 11 phút 
9 – 11 phút 
4 – 6 phút
 1 phút 
2 – 3 phút
1 – 2 phút 
1 phút
- Đội hình 3 hàng dọc
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
 € € € 
GV
GV
 
- Đội hình 3 hàng ngang
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 5GV
-HS hô “khỏe”.
Tập đọc: §. CON SẺ
(Tiết: 54)
	I. MỤC TIÊU:
- Đọc lưu loát toàn bài, biết ngắt nghỉ đúng chỗ. Biết đọc diễn cảm bài văn. Chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện: hồi hộp, căng thẳng (ở đoạn đầu - tả sự đối đầu giữa sẻ mẹ và chó săn); chậm rãi, thán phục (ở đoạn sau - sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ)
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
- Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm cứu người gặp nạn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài học trong SGK.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
- Gọi 2 em đọc bài và trả lời câu hỏi:
+ Ýkiến của Cô - péc - níc có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ?
+ Lòng dũng cảm của Cô - péc - níc và Ga - li - lê thể hiện ở chỗ nào?
- Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV treo tranh để giới thiệu bài.
H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
 ghi đề bài lên bảng và cho HS nhắc lại đề bài
b) Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài:
° Luyện đọc:
- Gọi học sinh đọ toàn bài
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Giáo viên theo dõi uốn nắn sửa sai.
- Học sinh chú ý câu: Bỗng/ từ trên cao gần đó, một con sẻ già có bộ ức đen nhánh lao xuống như hòn đá/ rơi trước mõm con chó.
- GV cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi học sinh đọc phần chú giải.
- Gọi học sinh đọc cả bài
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
° Tìm hiểu bài:
- Gv cho HS đọc đoạn 1:
-H: Trên đường đi con chó thấy gì?
-H: Nó định làm gì sẻ con?
-H: Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi?
-H: Hình ảnh con sẻ mẹ dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu con được miêu tả như thế nào?
-H:Đoạn 1, 2, 3 kể chuyện gì?
H: Em hiểu sức mạnh vô hình trong câu: Nhưng 1 sức mạnh vô hình vẫn cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì?
H: Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé?
H: Đoạn 4, 5 nói lên điều gì?
- Gọi học sinh đọc toàn bài.
-H:Nêu nội dung chính của bài?
HOẠT ĐỘNG HỌC:
-2 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra
- Thời đó người ta cho rằng trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên 1 chỗ, còn mặt trời, mặt trăng và các vì sao phải quay xung quanh nó. Cô - péc - ních đã chứng minh quay ngược lại: chính trái đất mới là một hành tinh xung quanh mặt trời.
- Hai nhà bác học đã dám nói thẳng ngược lời phán bảo của chúa trời, tức là đối lập với quan điểm của giáo hội lúc bấy giờ, mặc dù họ biết việc làm đó nguy hại đến tính mạng. Ga - li - lê đã phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày vì bảo vệ chân lí khoa học. 
- HS quan sát tranh trả lời câu hỏi
- Con chó đang vồ con sẻ.
- HS nghe- ghi đề bài- nhắc lại đề bài.
- 1 em đọc
- Học sinh đọc bài theo trình tự:
+ Học sinh 1: Tôi đi dọc lối... tổ xuống
+ Học sinh 2: Con chó chậm rãi.. con chó.
+ Học sinh 3: Sẻ già lao đến... xuống đất
+ Học sinh 4: Con chó của tôi.. thán phục.
+ Học sinh 5: Vâng... tình yêu của nó
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 em đọc thành tiếng.
- 1 em đọc
- Học sinh lắng nghe
1 HS đọc
+ Đánh hơi thấy 1 con sẻ non vừa rơi trên tổ xuống.
+ Con chó chậm rãi tiến lại gần sẻ con.
+ Đột nhiên, một con sẻ già từ trên cây lao xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ hung dữ khiến con chó phải dừng lại và lùi vì cảm thấy trước mặt nó có 1 sức mạnh làm nó phải ngần ngại.
+ Con sẻ già lao xuống như 1 hòn đá rơi trước mõm con chó; lông dựng ngược, miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết; nhảy hai, ba bước về phía cái mõm há rộng đầy răng của con chó; lao đến cứu con, lấy thân mình phủ kín sẻ con.
Ý1: Kể lại cuộc đối đầu giữa sẻ mẹ bé nhỏ và con chó khổng lồ.
+ Đó là sức mạnh của tình mẹ con, một tình cảm tự nhiên bản năng trong con sẻ khiến nó dù khiếp sợ con chó săn to lớn vẫn lao vào nơi nguy hiểm để cứu con.
+ Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để cứu con là một hành động đáng trân trọng, khiến con người cũng phải cảm phục.
Ý2: Sự ngưỡng mộ của tác giả trước tình mẹ con thiêng liêng, hành động dũng cảm bảo vệ con của sẻ mẹ.
- 1 em đọc
 Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già.
° Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
- Giáo viên treo bảng phụ hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Giáo viên đọc mẫu.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn: “Bỗng từ trên cao... xuống đất”
- 5 em đọc. Cả lớp tìm cách đọc.
- Học sinh nghe.
- 3 em đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương, ghi điểm.
	3. Củng cố, dặn dò:
-H:Qua bài học em học được điều gì? (dũng cảm của sẻ già)
-Về nhà học bài, tập đọc diễn cảm bài. Xem trước bài: Ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kì 2.
- Nhận xét tiết học.
----------------------------------------------------------------------------------
Toán: §. DIỆN TÍCH HÌNH THOI
(Tiết: 134)
	I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tính diện tích hình thoi.
- Bước đầu biết ... n học
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
- Bảng phụ, miếng bìa cắt thành hình thoi ABCD như phần bài học của SGK.
- Giấy kẻ ô li, kéo, thước kẻ.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
H: Hình như thế nào thì được gọi là hình thoi?
-H:Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau?
- GV gọi 1 HS làm bài 3/141
- Giáo viên nhận xét -ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học tóa
b) Hướng dẫn lập công thức tính diện tích hình thoi:
- Giáo viên cho học sinh quan sát miếng bìa hình thoi:
+ Giáo viên nêu: Hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi?
+ Hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau sau đó ghép lại thành hình chữ nhật.
-H:Chiều dài của hình chữ nhật là gì của hình thoi?
-H:Chiều rộng hình chữ nhật là gì của hình thoi?
-H: Tính diện tích hình chữ nhật bằng cách nào?
- Giáo viên hỏi: Theo em diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật AMNC được ghép từ các mảnh của hình thoi như thế nào với nhau?
- Giáo viên: Vậy ta có thể tính diện tích
hình thoi thông qua tính diện tích của hình chữ nhật?
- Giáo viên yêu cầu học sinh đo các cạnh của hình chữ nhật và so sánh chúng với đường chéo của hình thoi ban đầu.
- Gọi học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình thoi (SGK)
- GV cho HS nhắc lại quy tắc và công thức 
c) Luyện tập:
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- HS trả lời (Ghi nhớ SGK)
- HS trả lời
- HS lên bảng thực hành việc gấp và cắt hình thoi theo yêu cầu SGK.
- HS nghe
- Học sinh quan sát.
 m m
- Học sinh lắng nghe.
+ Học sinh suy nghĩ tìm cách ghép hình:
+ Cắt theo hai đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC.
- Là (m) đường chéo dài của hình thoi.
- Là một nửa đường chéo ngắn của hình thoi: 
- Lấy dài x rộng
- Diện tích của hai hình bằng nhau.
- Lấy m x 
(m và n là độ dài hai đường chéo của hình thoi)
- Ta có thể tính diện tích của hình thoi bằng cách lấy tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2.
S = 
- HS nhắc lại
Bài 1: Gọi 2 em đọc yêu cầu đề.
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- GV hướng dẫn: Xác định đường chéo dài, đường chéo ngắn, áp dụng công thức
- Gọi 2 em lên tính
- 2 em đọc đề (SGK)
- Học sinh quan sát.
- Học sinh khác làm vào vở
 B N
 A C M P
 D Q
 AC = 3cm, BD = 4cm MP = 7cm, NQ = 4cm
Học sinh 1:
Diện tích hình thoi ABCD là:
 (m2)
Đáp số: 6 cm2
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Tính diện tích hình thoi, biết:
Học sinh 2:
Diện tích hình thoi MNPQ là:
(cm2)
Đáp số: 14 cm2
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Gọi 2 em lên bảng làm.
- GV cho lớp chữa bài nhận xét ghi điểm
- 2 em lên bảng làm. Học sinh làm vào vở.
a) Diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo là 5 dm và 20 dm là:
(dm2)
b) Diện tích hình thoi có độ dài các đường chéo là 4 m và 15 dm là:
Đổi: 4 m = 40 dm
0 (dm2) = 3m2 
Đáp số: a) 50 dm2 b) 3 m2
- GV gợi ý bài 3 đúng ghi Đ sai ghi S: a: Đ; b: S về nhà làm
	3. Củng cố, dặn dò:
a) GV gợi ý bài 3:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV hướng dẫn HS tính diện tích 2 hình rồi so sánh đúng sai
S hình thoi : nhân hai đường chéo rồi chia cho 2; S chữ nhật = chiều dài x với chiều rộng.
b) H: Em hãy nêu lại qui tắc tính diện tích hình thoi, viết công thức?
- Về nhà em nào chưa xong hoàn thành bài vào vở.
- Xem trước bài: Luyện tập/ 143/SGK
- Nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------------------
Tập làm văn: §. MIÊU TẢ CÂY CỐI 
(Tiết: 49)	 (Kiểm tra viết)
I. MỤC TIÊU:
- Học sinh thực hành bài văn miêu tả cây cối.
- Bài viết đúng nội dung, yêu cầu của đề bài.
- Bài viết hay, sinh động, chân thực, giàu tình cảm, có sáng tạo.
- Giáo dục học sinh yêu thích cây cối có ích.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ảnh chụp một số cây cối trong SGK, một số tranh, ảnh cây cối khác.
- Bảng lớp viết sẵn dàn ý của bài văn miêu tả cây cối.
(1) Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây.
(2) Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.
(3) Kết bài: Nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm đối với cây.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy bút của học sinh.
2. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài (Thực hành viết)
- Giáo viên ra 3 đề yêu cầu học sinh chọn 1 trong 3 đề.
- Ra đề gắn với kiến thức tập làm văn vừa học.
- Giáo viên viết đề lên bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề trước khi chọn và làm.
Đề 1: Hãy tả một cái cây ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
Đề 2: Hãy tả một cái cây do chính tay em vun trồng. Chú ý kết bài theo cách mở rộng.
Đề 3: Em thích loài hoa nào nhất? Hãy tả loài hoa đó. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp.
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vào vở.
- Giáo viên theo dõi uốn nắn cho học sinh yếu.
- Giáo viên thu bài về nhà chấm
- Học sinh làm nháp, sau đó làm vào vở.
- Học sinh lắng nghe và sửa.
- Học sinh nộp vở.
	3. Dặn dò:
- Về nhà các em luyện viết văn miêu tả cây cối.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Trả bài văn miêu tả cây cối (trang94/TV2)
- Nhật xét tiết học 
 -----------------------------------------------------------------
Khoa học: §. NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG
(Tiết: 54) 
	I. MỤC TIÊU: 
Học sinh biết:
- Nêu ví dụ chứng tỏ mỗi loài sinh vật có nhu cầu về nhiệt độ khác nhau.
- Nêu vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái đất.
- Giáo dục HS yêu thích khoa học
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình trang 108, 109/SGK. Phiếu HT
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
H: Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết?
H: Hãy nêu vai trò các nguồn nhiệt, cho ví dụ?
H:Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
b) Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: 
Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng:
- Giáo viên yêu cầu mỗi nhóm cử 1 học sinh tham gia vào BGK. BGK có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm.
- Giáo viên phát phiếu có câu hỏi cho học sinh trao đổi, thảo luận.
- Mỗi câu trả lời đúng 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
- Tổng kết điểm từ phía BGK.
- Tổng kết trò chơi:
Câu hỏi
Đáp án
1. Kể tên 3 cây và 3 con vật có thể sống ở xứ lạnh hoặc xứ nóng mà bạn biết.
a) Xứ lạnh
- Cây xương rồng, cây thông, cây bạch đàn.
- Hải âu, cừu, chim cánh cụt.
b) Xứ nóng:
- Xương rồng, phi lao, thông.
- Cáo, voi, lạc đà
2. Thực vật phong phú phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu nào?
a) Sa mạc b) Nhiệt đới
c) Ôn đới d) Hàn đới
b) Nhiệt đới
3. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu nào?
a) Sa mạc b) Nhiệt đới
c) Ôn đới d) Hàn đới
c) Ôn đới
4. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu nào?
Nhiệt đới
5. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu nào?
Sa mạc và hàn đới
6. Một số động vật có vú sống ở khí hậu nhiệt đới có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
a) Trên 00c. b) 00c. c) Dưới 00c
- 00C
7. Động vật có vú sống ở vùng địa cực có thể bị chết ở nhiệt độ nào?
a) Âm 200c (200c dưới 00c)
b) Âm 300c (300c dưới 00c)
c) Âm 400c (400c dưới 00c)
- Âm 300c
8. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho cây trồng?
- Tưới cây, tre giàn.
- ủ ấm cho gốc cây bằng rơm rạ.
9. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho vật nuôi?
- Cho uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát.
- Cho ăn nhiều chất bột, chuồng trại kín gió...
10. Nêu biện pháp chống nóng và chống rét cho con người.
- Tự điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể.
- Có nhữnng biện pháp nhân tạo để khắc phục.
- Giáo viên kết luận ý đúng: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự lớn lên, sinh sản và phân bố của động vật, thực vật. Mỗi loại động vật, thực vật có nhu cầu và nhiệt độ thích hợp. Nếu phải sống trông điều kiện nhiệt độ không thích hợp mà cơ thể không tự điều chỉnh đựơc hoặc không có những biện pháp nhân tạo để khắc phục. Mọi sinh vật sẽ chết kể cả con người.
Hoạt động 2: Thảo luận vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái đất:
- Cho học sinh thảo luận nhóm 6
- Điều gì sẽ xảy ra nếu trái đất không được mặt trời sưởi ấm?
- Gọi đại diện nhóm trả lời
- Giáo viên gợi ý học sinh sử dụng những kiến thức đã học về sự tạo thành gió, vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên,để giải thích những ý trên.
- GV kết hợp GDBVMT chẳng hạn GD học sinh tiết kiệm nguồn nước trong thiên nhiên....
- GV nhận xét tuyên dương 
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời: 
+ Gió sẽ ngừng thổi
+ Trái đất sẽ trở nên lạnh giá
+ Nước trên trái đất sẽ ngừng chảy và sẽ đóng băng.
+ Không có mưa.
+ Không có sự sống trên trái đất.
+ Không có sự bốc hơi nước, chuyển thể của nước.
+ Không có vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- HS nghe
- Giáo viên kết luận: mục Bạn cần biết SGK/109
	3. Củng cố dặn dò:
- Gọi vài em đọc thuộc mục Bạn cần biết trang 108, 109.
- H: Em có cách nào để chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật?
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài: Ôn tập vật chất và năng lượng (trang 110/SGK).
- Nhận xét tiết học
_________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_thu_5_nam_hoc_2010_2011_ha_van_hung.doc