Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 6 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 6 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng

I. MỤC TIÊU:

- Hiểu được cách đặt câu khiến.

- Luyện tập đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau. Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp

- Giáo dục tôn trọng, tế nhị mọi ngưới.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Giấy khổ to và bút dạ.

- Bảng lớp viết sẵn các bảng. sau:

 

doc 11 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 25/01/2022 Lượt xem 182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 27, Thứ 6 - Năm học 2010-2011 - Hà Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2011
Luyện từ và câu: §. CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN
(Tiết: 54)
	I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được cách đặt câu khiến.
- Luyện tập đặt câu khiến trong các tình huống khác nhau. Nói đúng câu khiến với giọng điệu phù hợp 
- Giáo dục tôn trọng, tế nhị mọi ngưới.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bảng lớp viết sẵn các bảng... sau:
Nhà vua
Hoàn lại gươm cho Long Vương.
Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương
Nhà vua hoàn lại gươm cho Long Vương.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
H: Câu khiến là gì? Cho ví dụ?
+ Đọc bài tập số 3 câu khiến.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Bài học hôm trước các em đã hiểu tác dụng của câu khiến. Tiết học hôm nay giúp các em biết cách tạo ra câu khiến trong các tình huống khác nhau.
b) Tìm hiểu bài:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Giáo viên hỏi:
-H: Động từ trong câu nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương là từ nào?
-H: Hãy thêm một từ thích hợp vào trước động từ để câu kể trên thành câu khiến?
+ Hãy thêm một số từ thích hợp vào cuối câu kể để trở thành câu khiến.
- Gọi học sinh lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Gọi học sinh đọc lại các câu khiến cho đúng giọng.
- Giáo viên kết luận: Với những yêu cầu, đề nghị mạnh có dùng hãy, đừng, chớ ở đầu câu, cuối câu nên dùng dấu chấm than. Với những yêu cầu đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên đặt dấu chấm.
-H: Vậy có những cách nào để đặt câu khiến?
- Giáo viên kết luận cách đặt câu khiến như ghi nhớ SGK.
- Gọi vài em đọc mục ghi nhớ.
c) Luyện tập
Bài 1: Chuyển các câu kể sau thành câu khiến:
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra
- 1 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra
- HS nghe
- 1 học sinh đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
+ Là từ “hoàn”.
+ Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương.
+ Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi!
- 3 em làm ở bảng. Học sinh khác làm vào vở.
Ví dụ:
+ Nhà vua hãy (nên, phải) hoàn gươm lại cho Long Vương!
+ Nhà vua hòan lại gươm cho Long Vương.
đi. (thôi , nào)
+ Xin (mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.
+ Thêm vào các từ: hãy, đừng, chớ nên, phải vào trước động từ.
+ Thêm các từ: lên, đi, thôi, nào.. vào cuối câu.
+ Thêm các từ đề nghị, xin, mong,... vào đầu câu.
+ Thay đổi giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- HS nghe
- Vài HS đọc ghi nhớ.
°Câu kể:
- Thanh đi lao động
- Ngân chăm chỉ.
- Giang phấn đấu học giỏi.
- Giáo viên nhận xét khen ngợi những em đặt giỏi và nhanh.
Bài 2/93: Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau:
Câu khiến
- Thanh đi lao động đi!
- Thanh phải đi lao động!
- Thanh hãy đi lao động!
- Ngân hãy chăm chỉ nào!
- Ngân phải chăm chỉ lên!
- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!
- Giang phải phấn đấu học giỏi!
- Giang hãy phấn đấu học giỏi lên!
- Giang cần phấn đấu học giỏi!
- Mong Giang phấn đấu học giỏi!
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
- Đặt câu đúng với từng tình huống giao tiếp, đối tượng giao tiếp.
- Gọi đại diện nhóm dán phiếu.
- Giáo viên lưu ý cách đặt câu khiến cho học sinh.
- 6 nhóm hoạt động: 2 nhóm 1 tình huống hoặc mỗi nhóm 3 tình huống:
- Đặt câu khiến theo các tình huống:
a) Với bạn:
- Ngân cho tớ mượn bút của cậu với!
- Ngân ơi, cho tớ mượn cái bút nào!
- Tớ mượn cậu cái bút nhé!
- Làm ơn cho mình mượn cái bút nhé!
b) Với bố của bạn:
- Thưa bác, bác cho cháu gặp bạn Giang ạ!
- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Giang ạ!
- Nhờ bác chuyển máy cho cháu nói chuyện với Giang ạ!
c) Với một chu:ù
- Xin chú chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu ạ!
- Chú làm ơn chỉ giúp cháu nhà bạn Oanh ở đâu?
Bài 3, 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu : 
- Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau trả lời.
- Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
- 1 em đọc
- Học sinh làm bài
- Học sinh tiếp nối trả lời.
Tình huống
Cách thêm
Câu khiến
- Khi em không giải được bài toán khó, nhờ bạn hướng dẫn cách giải.
- Khi bạn mất trật tự trong giờ học, em muốn bạn giữ trật tự.
- Em muốn nhờ bạn đóng cửa sổ.
Hãy ở trước động từ
- Cậu hãy giúp mình giải bài toán này nhé!
- Cậu hãy trật từ nào!
- Bạn hãy đóng hộ mình cái cửa sổ với.
- Khi em muốn rủ bạn cùng làm một việc gì đó (làm bài, chơi nhảy dây, về nhà,...)
đi, nào, thôi ở sau động từ
- Chúng mình cùng làm bài đó đi.
- Chúng mình cùng chơi nhảy dây nào?
- Chúng mình cùng về thôi
- Khi em có lỗi và muốn xin lỗi người khác.
- Em muốn xin phép người lớn cho việc gì đó.
- Khi em mong muốn một điều gì tốt đẹp
Xin hoặc mong ở trước chủ ngữ
- Xin mẹ hãy tha lỗi cho con!
- Mong bạn bỏ qua cho mình!
- Xin thầy cho em vào lớp ạ!
- Xin mẹ cho con đi chợ ạ!
- Mong em luôn cố gắng học giỏi.
- Mong bạn luôn mạnh khỏe.
	3. Củng cố, dặn dò:
- H: Nêu cách đặt câu khiến?
- Về nhà viết 3 câu kể, sau đó chuyển thành câu khiến. 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập thi giữa học kì 2
- Nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------------------------------------
Đạo đức: §. TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO 
(Tiết 27)	 (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: 
Học xong bài này, học sinh có khả năng:
- Thế nào là hoạt động nhân đạo.
- Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo.
- Biết thông cảm với những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng.
- Giáo dục HS sống nhân đạo. Tích cực tham gia công tác nhân đạo.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu điều tra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ: 
-H: Kể tên một số việc làm thể hiện lòng nhân đạo?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu bài học
b) Tìm hiểu bài:
Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm đôi (BT4, SGK)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận bài tập bày tỏ ý kiến và giải thích lý do về các ý kiến đưa ra dưới đây:
+ Uống nước ngọt để lấy tiền thưởng
+ Góp tiền vào ủng hộ người nghèo.
+ Biểu diễn nghệ thuật để quyên góp giúp đỡ những trẻ em khuyết tật.
+ Góp tiền để thưởng cho đội bóng đá của trường.
+ Hiến máu tại các bệnh viện.
+ Nhịn ăn sáng để góp tiền ủng hộ các bạn nghèo vượt khó.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- Giáo viên nhận xét và kết luận.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống (BT2, SGK)
HOẠT ĐỘNG DẠY:
- 1 HS thực hiện yêu cầu kiểm tra
- 1 HS đọc ghi nhớ
- HS nghe
- Học sinh thảo luận.
- 4 em trình bày trước lớp.
- (Sai). Vì chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân không mang lại lợi ích chung cho mọi người nhất là những người có hoàn cảnh khó khăn.
- (Đúng). Vì với quỹ này nhiều gia đình và người nghèo sẽ được hỗ trợ và giúp đỡ vượt qua khó khăn.
- (Đúng). Vì giúp đỡ những em khó khăn cũng là giúp đỡ những em vươn lên trong hoàn cảnh khó khăn.
- (Sai). Vì đó là những hỗ trợ thêm cho đội bóng đá, mang tính giải thưởng.
- (Đúng). Vì hiến máu giúp các bác sĩ có thêm nguồn máu bổ sung để giúp đỡ nạn nhân.
- (Sai). Vì để giúp được người nghèo cũng cần phải giúp sao cho phù hợp với khả năng và sức khoẻ của bản thân.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh, đại diện các nhóm cùng lớp trình bày, bổ sung, tranh luận ý kiến.
- 4 nhóm trình bày.
- 4 học sinh đại diện các nhóm trình bày.
-Giáo viên kết luận:
+ Tình huống (a): Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn), quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe và có nhu cầu),...
+ Tình huống (b): Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà những công việc lặt vặt hàng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa.
Hoạt động 3: 
Thảo luận nhóm (Bài tập 5, SGK):
- Giáo viên phát phiếu giao việc cho các nhóm.
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào phiếu
STT
Những người có hoàn cảnh khó khăn
Những công việc em có thể giúp họ
- Đại diện các nhóm dán phiếu và trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Cần phải cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng.
- Giáo viên kết luận chung
- 3 em đọc SGK mục ghi nhớ
	3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu học sinh thực hiện dự án giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng theo kết quả bài tập 5.
- Về nhà các em thu thập những tin tức về An toàn giao thông phát trên kênh VTV1 của Đài truyền hình Việt Nam trong 1 tuần. Chuẩn bị tiết sau học bài mới: Tôn trọng luật giao thông.
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------------
Toán: §. LUYỆN TẬP
(Tiết: 135)
I. MỤC TIÊU: 
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh vận dụng công thức tính diện tích hình thoi để giải các bài toán có liên quan.
- Làm toán nhanh thành thạo.
- HS yêu thích toán học
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 miếng bìa hình tam giác vuông, kích thước như nhau.
- 1 tờ giấy hình thoi.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY:
1. Bài cũ:
-H: Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào?
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài 3/143
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học
b) Luyện tập:
Bài 1: Tính diện tích hình thoi, biết: 
- Học sinh nhắc lại cách tính diện tích hình thoi.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm, chuyển sang bài 2.
HOẠT ĐỘNG HỌC:
- 1 HS nêu: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai dường chéo chia cho 2 (cùng một đơn vị đo)
Giải: Câu a (Sai) Câu b (Đúng)
- HS nghe
- 1 HS đọc đề bài SGK
- 1HS nhắc lại.
- 2 em lên bảng làm. Học sinh khác làm vào vở.
a) Diện tích hình thoi là:
= 114 (cm2)
b)Diện tích hình thoi là:
Đổi 7 dm = 70 cm
= 1 050 (cm2)
Đáp số: a) 114 cm2 b) 1 050(cm2
Bài 2: Gọi học sinh đọc đề.
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Giáo viên nhận xét ghi điểm
- 1 em đọc đề SGK. 1 em giải ở bảng. Học sinh khác làm vào vở
Bài giải
Diện tích miếng kính đó:
= 70 (cm2)
 Đáp số: 70 cm2
Bài 4/144 GV gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
- Giáo viên yêu cầu học sinh gấp thực hành theo hình vẽ SGK.
+ GV hướng dẫn cho học sinh thực hành theo:
- Bước 1:
- Bước 2:
- Bước 3:
- GV nhận xét ghi điểm
3. Củng cố, dặn dò:
GV hướng dẫn bài 3/143 về nhà:
- Giáo viên đưa ra 4 hình tam giác hướng 
dẫn học sinh suy nghĩ tìm cách xếp 4 hình tam giác thành hình thoi. Xác định độ dài đường chéo của hình thoi. Tính diện tích theo công thức.
- GV đường chéo của hình thoi AC ?
- Đường chéo BD?
- Diện tích hình thoi?
- GV yêu cầu học sinh về nhà làm
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài SGK
- Học sinh thực hành theo yêu cầu
- 2 HS nêu
 2cm
	3cm
A
D 	B
C
Đường chéo AC:
2 + 2 = ?
Đường chéo BD 
3 + 3 = ?
Diện tích hình thoi 
- HS về nhà làm
- H: Nêu công thức tính diện tích hình thoi?	(1 HS nêu)
- Về nhà tập làm lại bài tập số 3/143.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung (trang 144 SGK)
- Nhận xét tiết học
 ---------------------------------------------------------------------------
Tập làm văn: §. TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
(Tiết: 54)
I. MỤC TIÊU:
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài văn miêu tả cây cối của bạn và của mình khi đã được thầy, cô giáo chỉ rõ.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa lỗi chung về ý bố cục, cách dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả; biết tự sửa chữa lỗi thầy cô yêu cầu chữa trong bài viết của mình.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
	II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn một số lỗi chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp, ... cần chữa chung cả lớp.
	III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Nhận xét chung về bài làm của học sinh:
a) Nhận xét chung: (HS nghe rút kinh nghiệm)
° Các em đã xác định đúng đề, viết đúng yêu cầu của đề.
+ Xác định đúng đề bài, hiểu bài, viết đúng bố cục bài văn: mở bài, thân bài và kết bài. Một số học sinh khá đã biết viết mở bài theo kiểu gián tiếp.
+ Có sáng tạo khi viết văn miêu tả cây cối, biết cách dùng từ, dùng các loại đã học như câu kể Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
+ Bài viết theo thứ tự từ đầu đến cuối.
° Một số em viết bài còn sơ sài và chưa rõ ràng 3 phần trong bài văn miêu tả cây cối. Khi miêu tả còn thiếu 1 số bộ phận của cây. Chưa gắn hoạt động của con người và quang cảnh xung quanh tác động đến cây.
+ Bài viết còn sai chính tả.
+ Giáo viên viết 1 đoạn văn của 1 học sinh viết sai lên cả lớp cùng sửa chữa.
° Lưu ý: Giáo viên không nêu tên học sinh còn mắc khuyết điểm trước lớp mà chỉ phê vào vở và yêu cầu em đó sửa chữa.
- Giáo viên thông báo điểm cụ thể cho HS.
2. Hướng dẫn chữa bài:
- Giáo viên treo đọan văn còn sai cả lớp sửa chữa. Rút ra kết luận đúng.
- Học sinh ghi ý đúng, hay vào vở nháp về nhà hoàn thiện lại bài văn của mình.
3. Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt:
- Giáo viên đọc 1 số đoạn văn hay đạt điểm cao cho các em nghe.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét cách dùng từ, lỗi diễn đạt và ý.
- Cả lớp nghe và nhận xét.
- Học sinh nhận xét.
4. Hướng dẫn viết lại đoạn văn:
- Đoạn văn em nào còn sai lỗi chính tả nhiều.
- Câu văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
- Đoạn văn viết còn quá đơn giản, câu văn cụt.
- Mở bài gián tiếp viết thành mở bài trực tiếp.
- Kết bài mở rộng viết thành kết bài không mở rộng.
° Gọi vài em đọc các đoạn văn đã viết lại.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung cho học sinh.
	D. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà mượn bài của những bạn được điểm cao đọc và viết lại bài văn (Nếu bài từ 6 điểm trở xuống)
- Về chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa kì 2.
- Nhận xét tiết học.
Sinh hoạt: SINH HOẠT CUỐI TUẦN 27
(Tiết 27) SINH HOẠT THEO CHỦ ĐIỂM
 I. MỤC TIÊU:
- Nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân và có hướng phấn đấu sửa chữa trong tuần tới.
- Giáo dục các em tinh thần phê và tự phê cao.
- Học sinh hiểu được vai trò của Đoàn, lí tưởng của đoàn thanh niên hiện nay.
- Học sinh hiểu được luật về An toàn giao thông từ đó các em chấp hành tốt luật lệ An toàn giao thông.
	II. NỘI DUNG SINH HOẠT :
1. Đánh giá các mặt hoạt động trong tuần 27:
- Nề nếp: Thực hiện tốt nội quy trường lớp, đi học đều và đúng giờ, duy trì tốt sĩ số.
Xếp hàng ra vào lớp ngay ngắn, sinh hoạt nghiêm túc.
- Học tập: Các em có ý thức học tập, nhiều em hăng hái phát biêu xây dựng bài, làm bài tập đầy đủ. Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
- Vệ sinh : Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
- Thực hiện tốt An toàn giao thông và An ninh học đường.
° Tồn tại: Một số em không học bài, chữ viết còn cẩu thả.
° Tuyên dương: H’ Sa, H’ Ngoại , H’ Malk, ...
° Nhắc nhở các em vi phạm nhiều: Ksor Huấn , Glưnh, Sâm, ...
° Các hoạt động khác: 
- Tham gia đầy đủ và nhiệt tình trước mọi hoạt động do trường và Đội đề ra.
- Xếp hàng ra vào lớp nhanh và thẳng.
- Giữ vững ANHĐ và ATGT trong tuần qua.
- Thực hiện tốt vệ sinh .
 2. Sinh hoạt theo chủ điểm :
 HS tập hát và kể chuyện Đoàn, Đội ...
- HS kể được những câu chuyện về Đoàn Đội các em được đọc hoặc được nghe qua sách báo....
- Giáo dục HS biết quyền và bổn phận trẻ em.
-H: Em nào biết tháng 3 có 3 ngày lễ lớn đó là những ngày nào? ( Ngày 8/ 3; ngày 17/ 3; ngày 26/ 3. 
-H:Ngày 8/ 3 là ngày gì? ( Là ngày Quốc tế Phụ nữ. )
-H:Ngày 17/ 3 và 26/ 3 là ngày gì? ( Ngày 17 /3 là ngày giải phóng Pleiku. Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn. )
- GV bắt cho cả lớp hát bài : Tiến lên đoàn viên.
- Sau đó GV tổ chức cho cả lớp thi hát.
- GV yêu cầu các tổ cử người lên hát những bài hát về ngày 26/3 hay các bài về ngày 8/3 
- Tổ nào có nhiều bạn hát được nhiều bài hát thì tổ đó thắng.
- Sau đó GV dạy hát cho HS.
- GV dạy cho HS hát một số bài hát về Đội hoặc Đoàn.
-Ví dụ:
Bài hát: Tiến lên đoàn viên.
- GV hát mẫu lần 1.
- Sau đó GV cho cả lớp đọc lời ca.
- GV tập cho HS hát từng câu. Từng đoạn, cả bài.
- GV gọi một số em lên hát.
- Sau đó đến các tổ thi hát.
- Lớp hát hoặc gõ đệm, vỗ tay.
- GV : Bằng những việc làm đơn giản thường gặp, các em hãy cố gắng thực hiện tốt để xứng đáng là đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
-Về nhà tiếp tục học thuộc bài hát và thực hiện tốt những điều ta đã được học.
- GV dặn HS chuẩn bị nội sinh hoạt tuần sau.
2/ Kế hoạch tuần 28 :
- Tiếp tục học chương trình tuần 28. 
- Ôn tập tốt để thi kiểm tra định kì giữa học kì 2
- Tăng cường việc học phụ đạo thứ bảy.
- Duy trì tốt mọi nề nếp của lớp (hạn chế vấn đề nghỉ học)
- Các em thực hiện đeo khăn quàng đầy đủ.
- Vệ sinh cá nhân và sân trường sạch sẽ.
- Tiếp tục thực hiện tốt an toàn giao thông và an ninh học đường. 
_______________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_27_thu_6_nam_hoc_2010_2011_ha_van_hung.doc