Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG

TIẾT 1

TẬP ĐỌC : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 1)

I. MỤC TIÊU :

- Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

II. CHUẨN BỊ

- 17 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu .

- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 .

- 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL.

- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ .

 

doc 19 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - GV: Lê Thị Thúy Hằng - Trường TH Số 2 ĐAKRÔNG", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 28
THỨ 2 	 Ngày soạn: 19/03/2010
 Ngày dạy: 22/03/2010
TIẾT 1 
TẬP ĐỌC : ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU : 
- Đọc rành mạch, tương đối lưu lốt bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 85 tiếng/phút) ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
-Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài ; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết cĩ ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ 
- 17 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu .
- 11 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 .
- 6 phiếu - mỗi phiếu ghi tên 1 bài tập đọc có yêu cầu HTL.
- Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như BT2 và bút dạ .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1) Phần giới thiệu :
2) Kiểm tra tập đọc : 
-Kiểm tra số học sinh cả lớp .
-Yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm để chọn bài đọc .Yêu cầu đọc một đoạn hay cả bài theo chỉ định trong phiếu học tậ .Gv nêu câu hỏi về nội dung đoạn học sinh vừa đọc
-Theo dõi và ghi điểm theo thang điểm qui định .
 -Yêu cầu những em đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để tiết sau kiểm tra lại .
 3) Lập bảng tổng kết : 
-Các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm " Người ta là hoa của đất "
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu .
-Những bài tập đọc nào là truyện kể trong chủ đề trên ? 
_ Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm . GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn .
+ Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng đọc phiếu các nhóm khác, nhận xét , bổ sung .
+ Nhận xét lời giải đúng .
 3.Củng cố dặn dò : 
- Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài tập đọc đã học từ đầu năm đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra . Xem lại 3 kiểu câu kể ( Ai làm gì ? Ai là gì ? Ai thế nào ?)
-Nhận xét đánh giá tiết học . Dặn dò học sinh về nhà học bài
------------------------------------------------------------
	TIẾT 2
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU :
- Nhận biết được một số tính chất của hình chữ nhật , hình thoi .
- Tính được diện tích hình vuơng , hình chữ nhật , hình bình hành , hình thoi 
II. CHUẨN BỊ : - Chuẩn bị các mảnh bìa hoặc giấy màu .
- Bộ đồ dạy - học toán lớp 4 . Giấy kẻ ô li , cạnh 1 cm , thước kẻ , e ke và kéo .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 3 về nhà .
+ Gọi 2 HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi : Muốn tính diện tích hình thoi ta làm như thế nào ?
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
 a) Giới thiệu bài:
b) Thực hành :
*Bài 1 :	 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng .
Gợi ý :- Quan sát hình vẽ của hình chữ nhật ABCD trong sách giáo khoa , lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) d) với các đặc điểm đã biết của hình chữ nhật . Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng , câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
-Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 2 : -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ hình như SGK lên bảng .
+ Gợi ý : Quan sát hình thoi PQSR trong sách giáo khoa , lần lượt đối chiếu các câu a) , b) , c) d) với các đặc điểm đã biết của hình thoi . Từ đó xác định câu nào là phát biểu đúng , câu nào là phát biểu sai rồi chọn chữ tương ứng .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vào vở .
 -Nhận xét bài làm học sinh .
 Bài 3 :Gọi học sinh nêu đề bài .
+ GV vẽ các hình như SGK lên bảng .
+ Gợi ý HS : Tính diện tích các hình theo công thức .
- So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng .
-Yêu cầu HS cả lớp làm vào vở .Gọi 1 em lên bảng tính .
- Nhận xét ghi điểm HS.
 3. Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
-----------------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
CHÍNH TẢ: ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II ( TIẾT 2) 
I. MỤC TIÊU : 
-Nghe - viết đúng bài chính tả ; (tốc độ khoảng 85 chữ/15phút) ; khơng mắc quá năm lỗi trong bài ; trình bày đúng bài văn miêu tả.
 -Biết đặt câu theo các kiểu câu đã học. (Ai làm gì ? Ai thế nào ? Ai làm gì ? ) để kể, tả hay giới thiệu.
II.CHUẨN BỊ - 17 Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng theo đúng yêu câu Tranh ảnh minh hoạ cho đoạn văn ở BT1.
Ba tờ giấy khổ lớn để 3 HS lên làm bài tập 2 ( các ý a , b , c) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 1) Phần giới thiệu :
2) Nghe - viết chính tả ( Hoa giấy ) : 
- GV đọc mẫu đoạn văn viết .
- Gọi 1 HS đọc lại .
+ Đoạn văn nói lên điều gì ?
+ GV treo tranh hoa giấy để HS quan sát .
- Yêu cầu HS tìm các tiếng khó viết mà các em hay mắc lỗi hoặc viết sai có trong đoạn văn 
- Yêu cầu HS gấp sách giáo khoa . GV đọc từng câu để HS chép bài vào vở .
- GV đọc lại để HS soát lỗi .
3) Ôn luyện về kĩ năng đặt câu : 
Bài 2 .
-Yêu cầu học sinh đọc yêu cầu và mẫu .
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó trình bày . 
- Phát 3 tờ phiếu cho 3 HS làm sau đó dán lên bảng .
+ Nối tiếp đọc câu vừa đặt , nhận xét bổ sung bạn ( nếu có )
 - GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng học si
+ Yêu cầu các cặp khác nhận xét , bổ sung .
+ Nhận xét ghi điểm cho từng HS .
3. Củng cố dặn dò : 
*Nhắc về nhà tiếp tục đọc lại các bài HTL đã học từ đầu học kì II đến nay nhiều lần để tiết sau tiếp tục kiểm tra .
-Nhận xét đánh giá tiết học .- Dặn dò học sinh về nhà học bài
-----------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
KHOA HỌC: ÔN TẬP : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (T 1) 
I. MỤC TIÊU: Giúp 
 Ơn tập về:
- Các kiến thức về nước, khơng khí, âm thanh, ánh sáng, nhiệt.
- Các kĩ năng quan sát, thí nghiệm, bảo vệ mơi trường, giữ gìn sức khỏe.
II. CHUẨN BỊ: GV: Bảng nhĩm viết sẵn câu hỏi 2
III. CÁC HOẠT ĐỢNG DẠY HỌC :
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên bảng trả lời nội dung câu hỏi . 
-Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt đối với con người và động vật, thực vật ? Cho ví dụ +Điều gì sẽ xảy ra nếu như Trái Đất không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời sưởi ấm ?
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a.G iới thiệu bài: 
b.Hoạt động 1: CÁC KIẾN THỨC KHOA HỌC CƠ BẢN . 
- GV lần lượt nêu câu hỏi 1 và 2 để HS trả lời 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân suy nghĩ và trả lời vào giấy 
- Gọi HS nhận xét và chữa bài .
- GV chốt lại ý chính .
+ Gọi HS đọc câu hỏi 2.- GV treo bảng phụ đã chép sẵn nội dung câu hỏi 2.
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu câu hỏi .
- Mời 2 HS lên bảng điền từ , HS cả lớp lắng nghe bổ sung ( nếu có )
+ Gọi HS đọc câu hỏi 3, 4 , 5 , 6 .
-Yêu cầu HS nêu yêu cầu câu hỏi .
- Yêu cầu HS tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi .
- Mời HS tếp nối nhau trả lời , HS cả lớp lắng nghe bổ sung ( nếu có )
* Hoạt động 2: TRÒ CHƠI : " NHÀ KHOA HỌC TRẺ "
- GV treo tờ phiếu đã ghi sẵn các ý sau :
- Bạn hãy thí nghiệm để chứng tỏ :
+ Không khí ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra .
+ Sự lan truyền âm thanh .
+ Bóng của vật thay đổi khi vị trí của vật chiếu sáng đối với vật đó thay đổi .
+ Nước và chất lỏng khác nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi .
+ Không khí là chất cách nhiệt .
- Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm .
- Yêu cầu HS lên bốc thăm và suy nghĩ thảo luận theo nhóm trong 3 phút sau đó cử đại diện lên trả lời .
- Mỗi câu trả lời đúng cho 5 điểm trả lời sai bị trừ 1 điểm .
+ Ban giám khảo tổng kết điểm , công bố đội chiến thắng .
GV khen ngợi nhóm có số điểm cao nhất .
3. Củng cố – Dặn dò: 
- Gv nhận xét giờ học. Dặn : HS về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
 ĐẠO ĐỨC : TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (T 1)
I.MỤC TIÊU:
- Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức 4. ột số biển báo giao thông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC:
 -GV nêu cầu kiểm tra:
 +Nêu phần ghi nhớ của bài: “Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo”
 +Nêu các thông tin, truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ  về các hoạt động nhân đạo.
 -GV nhận xét.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: “Tôn trọng Luật giao thông”
b.Nội dung: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (thông tin- SGK/40) 
 -GV chia HS làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi về nguyên nhân, hậu quả của tai nạn giao thông, cách tham gia giao thông an toàn.GV kết luận.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 1- SGK/41)
 -GV chia HS thành các nhóm đôi và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
 Những tranh nào ở SGK/41 thể hiện việc thực hiện đúng Luật giao thông? Vì sao?
 -GV mời một số nhóm HS lên trình bày kết quả làm việc.
 -GV kết luận: Những việc làm trong các tranh 2, 3, 4 là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Những việc làm trong các tranh 1, 5, 6 là các việc làm chấp hành đúng Luật giao thông. 
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/42)
 -GV chia 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 2 tình huống.
 Điều gì sẽ xảy ra trong các tình huống sau ở Btập 2 - SGK
- Các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV kết luận:
 -GV kết luận:các việc làm trong các tình huống của bài tập 2 là những việc làm dễ gây tai nạn giao thông, nguy hiểm ... ng bóng cọc ngả dài về phía Tây .
2. Buổi trưa bóng cọc ngắn lại và ở ngay dưới chân cọc đó .
3. Buổi chiều bóng cọc ngả về phía Đông .
 HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC 
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học để chuẩn bị tốt cho bài sau .
---------------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
KĨ THUẬT : LẮP CÁI ĐU ( TIẾT 1 )
I. MỤC TIÊU:
 -HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu. 
 -Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kỹ thuật, đúng quy định.
 -Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. CHUẨN BỊ: 
 -Mẫu cái đu lắp sẵn 
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập.
2.Dạy bài mới:
 a)Giới thiệu bài: 
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
 -GV giới thiệu mẫu cái đu lắp sẵn và hướng dẫn HS quan sát từng bộ phận của cái đu, hỏi:
 +Cái đu có những bộ phận nào?
 -GV nêu tác dụng của cái đu trong thực tế:Ở các trường mầm non hay công viên, ta thường thấy các em nhỏ ngồi chơi trên các ghế đu.
 * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật 
 GV hướng dẫn lắp cái đu theo quy trình trong SGK để quan sát.
 a/ GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết
 -GV và HS chọn các chi tiết theo SGK và để vào hộp theo từng loại.
 -GV cho HS lên chọn vài chi tiết cần lắp cái đu.
 b/ Lắp từng bộ phận
 -Lắp giá đỡ đu H.2 SG:trong quá trình lắp, GV có thể hỏi:
 +Lắp gía đỡ đu cần có những chi tiết nào ?
 +Khi lắp giá đỡ đu em cần chú ý điều gì ?
 -Lắp ghế đu H.3 SGK. GV hỏi:
 +Để lắp ghế đu cần chọn các chi tiết nào? Số lượng bao nhiêu ?
 -Lắp trục đu vào ghế đu H.4 SGK.
 GV gọi 1 em lên lắp. GV nhận xét, uốn nắn bổ sung cho hoàn chỉnh.
 GV hỏi:Để cố định trục đu, cần bao nhiêu vòng hãm?
 GV kiểm tra sự dao động của cái đu.
 d/ Hướng dẫn HS tháo các chi tiết
 -Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận , sau đó mới tháo từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự ráp.
 -Tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào trong hộp.
 3.Nhận xét- dặn dò:
 -Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần thái độ học tập của HS. 
 -HS chuẩn bị dụng cụ học tiết sau.
THỨ 6 	 Ngày soạn: 23/03/2010
 Ngày dạy: 26/03/2010
TIẾT 1 
TẬP LÀM VĂN: : KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
 ( Kiểm tra viết: Chính tả – TLV )
 ( Kiểm tra, chấm điểm theo đề và đáp án của trường )
	TIẾT 2
TOÁN LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :Giúp HS : 
- Giải được bài tốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đĩ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 1HS lên bảng làm bài tập 4 về nhà .
-Chấm tập hai bàn tổ 2.
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ?
-Nhận xét ghi điểm từng học sinh .
 2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài:
 b ) Thực hành :
*Bài 1 :
 -Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
+ Hướng dẫn HS giải bài toán theo các bước sau :
- Vẽ sơ đồ .
-Tìm tổng số phần bằng nhau 
- Tìm độ dài mỗi đoạn .
+ Yêu cầu HS tự làm bài vào vở .
-Gọi 1 học sinh lên bảng làm .
-Nhận xét bài làm học sinh .
* Bài 3 :
-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- Hướng dẫn HS phân tích đề bài .
- Tìm tỉ số . Vẽ sơ đồ . Tìm tổng số phần . Tìm hai số .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Gọi 1 HS lên làm bài trên bảng .
 GV: Nhận xét ghi điểm học sinh .
3. Củng cố - Dặn dò:
+ Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số ta làm như thế nào ? 
-Nhận xét đánh giá tiết học .Dặn về nhà học bài và làm bài.
----------------------------------------------------------------
	TIẾT 3
 ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
I.MỤC TIÊU :
 - Biết người Kinh, người Chăm và mợt sớ dân tợc ít người khác là cư dân chủ yếu của đờng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày mợt sớ nét tiêu biểu về haotj đợng sản xuất: trờng trtj, chăn nuơi, đánh bắt, nuơi trròng, chế biến thủy sản
II.CHUẨN BỊ : Bản đồ dân cư VN. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1.KTBC : 
 -Nêu đặc điểm của khí hậu vùng ĐB duyên hải miền Trung.
 -Hãy đọc tên các ĐB duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam (Chỉ bản đồ).
 GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: 
 b.Phát triển bài : 
 1/.Dân cư tập trung khá đông đúc :
 *Hoạt động cả lớp: 
 -GV thông báo số dân của các tỉnh miền Trung và lưu ý HS phần lớn số dân này sống ở các làng mạc, thị xã và TP ở duyên hải. GV chỉ trên bản đồ cho HS thấy mức độ tập trung dân được biểu hiện bằng các kí hiệu hình tròn thưa hay dày .Quan sát BĐ phân bố dân cư VN , HS có thể so sánh và nhận xét được ở miền Trung vùng ven biển có nhiều người sinh sống hơn ở vùng núi Trường Sơn .Song nếu so sánh với ĐB Bắc Bộ thì dân cư ở đây không đông đúc bằng .
 -GV yêu cầu HS quan sát hính 1 ,2 rồi trả lời các câu hỏi trong SGK .HS cần nhận xét được trong ảnh phụ nữ Kinh mặc áo dài , cổ cao ;còn phụ nữ Chăm mặc váy dài , có đai thắt ngang và khăn choàng đầu.
 GV bổ sung thêm trang phục hàng ngày của người Kinh , người Chăm gần giống nhau như áo sơ mi , quần dài để thuận tiện trong lao động sản xuất .
 2/.Hoạt động sản xuất của người dân :
 *Hoạt động cả lớp:
 -GV yêu cầu một số HS đọc ,ghi chú các ảnh từ hình 3 đến hình 8 và cho biết tên các hoạt động sản xuất .
 -GV ghi sẵn trên bảng bốn cột và yêu cầu 4 HS lên bảng điền vào tên các hoạt động sản xúât tương ứng với các ảnh mà HS quan sát . 
 -GV cho HS thi “Ai nhanh hơn” :cho 4 HS lên bảng thi điền vào các cột xem ai điền nhanh ,điền đúng.Gv nhận xét, tuyên dương.
 -GV giải thích thêm
 -GV đề nghị HS đọc bảng: Tên ngành sản xuất và Một số điều kiện cần thiết để sản xuất, sau đó yêu cầu HS 4 nhóm thay phiên nhau trình bày lần lượt từng ngành sản xuất (không đọc theo SGK) và điều kiện để sản xuất từng ngành.
4.Củng cố – Dặn dò : 
 -GV yêu cầu HS:
 +Nhắc lại tên các dân tộc sống tập trung ở duyên hải miền Trung và nêu lí do vì sao dân cư tập trung đông đúc ở vùng này.
 -Nhận xét tiết học. Dặn: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo.
-------------------------------------------------------------------
	TIẾT 4
THỂ DỤC: Bài 56.:MÔN TỰ CHỌN. TRÒ CHƠI : “ TRAO TÍN GẬY”
I. MỤC TIÊU :
 -Ôn và học mới một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 -Trò chơi “Dẫn bóng ”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động để tiếp tục rèn luyện sự khéo léo nhanh nhẹn. 
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện: Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi “Dẫn bóng”ø tập môn tự chọn. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 .Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: Đứng tại chỗ khởi động xoay các khớp đầu gối, hông, cổ chân. 
 -Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng phối hợp và nhảy của bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
2 .Phần cơ bản:
 - a) Môn tự chọn : 
- Đá cầu : 
 * Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
 -Ném bóng 
 -Tập các động tác bổ trợ : 
 * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 GV chú ý: Khi vặn mình không được xoay hai bàn chân và hóp bụng, khuỵu gối. 
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 * Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác. 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 b) Trò Chơi Vận Động: 
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi: “ Trao tín gậy ”. GV nhắc lại cách chơi. 
 -GV tổ chức cho HS chơi thử, xen kẽ GV giải thích thêm để tát cả HS đều nắm vững cách chơi cách chơi. 
 -GV điều khiển cho HS chơi chính thức rồi thay phiên cho cán sự tự điều khiển. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát. 
 -Trò chơi: “Kết bạn”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà .
 -----------------------------------------------------------------------
	TIẾT 5
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
1.Tập hợp lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo.
2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần.
+ Nề nếp. Học tập.Vệ sinh Chuyên cần. Các phong trào của chi đội.
3.Giáo viên đánh giá chung
- Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt.
-Học tập: Có nhiều em tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Thim. Đen, Diên,...). Vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, tỉ lệ chuyên cần cao
- Tuy nhiên còn một số bạn còn quên khăn quàng: Thương, Hạnh, Diên
- Nói chuyện riêng: Linh, Thiếp, Thương, Tương, La Hai.
4.Kế hoạch tới
-Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học.
-Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.
-Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe giảng, hăng say phát biểu và học tập tích cực.
- Học tuần 29
 5.Sinh hoạt Đội: Tổ chức ôn nghi thức Đội. Oân một số bài hát tập thể.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4TUAN 28 CKTKN Ngang.doc