I. Mục tiêu:
1. Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
2. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
3. GD HS ý thức ôn tập tốt.
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27.
+ Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 và bút dạ.
- HS: Ôn từ bài 19 đến bài 27.
TUẦN 28 Soạn ngày: 09/3/2012 THỨ 2 Ngày dạy:12/3/2012 TIẾT 1 SINH HOẠT ĐẦU TUẦN: LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT. ======================== TIẾT 2: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II( TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 85 tiếng/ phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. 2. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài; bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự. 3. GD HS ý thức ôn tập tốt. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 27. + Phiếu kẻ sẵn bảng ở BT2 và bút dạ. - HS: Ôn từ bài 19 đến bài 27. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc và nêu nội dung bài Con sẻ. - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung. * Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng: - Lên bảng bốc thăm bài đọc. - Nhận xét, ghi điểm. * Bài tập: Bài 2(95): Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc là truyện kể đã học . - Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ? - Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm Người ta là hoa đất - Nhận xét, chốt ý. 4. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết bài - Dặn HS về nhà làm BT2 vào vở, tiếp tục học thuộc lòng, tập đọc và xem lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì ? Ai thế nào? - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 8’ 15’ 4’ - Hát chuyển tiết - 2 HS thực hiện yêu cầu - Nhận xét. - Ghi đầu bài - Lần lượt từng HS gắp thăm bài, sau đó về chỗ chuẩn bị : Cứ 1 HS kiểm tra xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc. - Đọc và trả lời câu hỏi. - Theo dõi và nhận xét - Đọc yêu cầu - Thảo luận nhóm đôi. - Những bài tập đọc là truyện kể là những bài có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều có một nội dung nói lên một điều gì đó. - Các truyện kể: + Bốn anh tài trang 4 và 13 + Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa trang 21. - Lắng nghe - Ghi nhớ ========================================== TIẾT 3 TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG( 144) I. Mục tiêu: 1. Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học. 2. Vận dụng các công thức tính chu vi, diện tích các hình để giải toán. 3. GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1, 2. III. Các họat động day học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn tính diện tích hình thoi ta làm thế nào? - Viết công thức tính DT hình thoi? - Nhận xét và ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: Bài 1: Đúng ghi Đ, sai ghi S. (HĐCN) - Vẽ hình như SGK: - Hướng dẫn làm bài - Nhân xét, chữa bài. - Qua bài tập này củng cố điều gì? Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S ( HĐCN) - Gợi ý học sinh làm bài. - Nhận xét, chốt ý. - Bài tập này giúp củng cố điều gì? Bài 3: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:(Cá nhân) - Vẽ các hình như SGK lên bảng . - Gợi ý HS : - Tính diện tích các hình theo công thức. - So sánh diện tích các hình sau đó khoanh vào ô có ý trả lời đúng. - Thu bài chấm, nhân xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Tổng kêt giờ học - Dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 8’ 7’ 9’ 4’ - Hát tập thể. - 2 HS lên bảng - Nhận xét - Ghi đầu bài. - 1 HS đọc yêu cầu. - Quan sát hình vẽ và trả lời . - 1HS lên bảng, lớp làm vào vở: a/ AB và DC là hai cạnh đối diện song song và bằng nhau .( Đ) b/ AB vuông góc với AD ( Đ) c/ Hình tứ giác ABCD có 4 góc vuông (Đ) d/ Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau ( S ) - Nhận xét bài bạn . - Củng cố đặc điểm của hình chữ nhật - Đọc yêu cầu - Quan sát hình vẽ - 1 HS lên bảng làm bảng phụ, lớp làm vở: a/ ( S ) b/ ( Đ) c/ (Đ ) d/ ( Đ) - Nhận xét bài bạn. - Củng cố đặc điểm của hình thoi . - Đọc yêu cầu - Lắng nghe - 1 HS lên bảng, lớp tự làm vào vở. Bài giải Diện tích hình vuông là: 5 x 5 = 25 (cm2 ) Diện tích hình chữ nhật là: 6 x 4 = 24 (cm2) Diện tích hình bình hành là: 5 x 4 = 20 (cm2) Diện tích hình thoi là: 6 x 4 : 2 = 12 (cm 2) => Vậy hình vuông có diện tích lớn nhất. - Lắng nghe =============================== TIẾT 4 KĨ THUẬT: Bài 15: LẮP CÁI ĐU( TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. HS biết chọn đúng và đủ được các chi tiết để lắp cái đu 2. Lắp được từng bộ phận và lắp ráp cái đu đúng kĩ thuật ,đúng quy trình 3. Rèn luyện tính cẩn thận ,làm việc theo quy trình II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật - HS: Đồ dùng học tập. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ghi nhớ - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung bài: * Hoạt động 3: Thực hành lắp cái đu - Đọc phần ghi nhớ * Chọn các chi tiết để lắp cái đu - Kiểm tra và giúp đỡ HS chọn đúng đủ các chi tiết * Lắp từng bộ phận - HD học sinh lắp từng bộ phận * Lắp ráp cái đu - Quan sát giúp đỡ uốn nắn HS còn lúng túng * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập - Tổ chức cho H trưng bày sản phẩm - Nêu tiểu chuẩn đánh giá - Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết bài - Về nhà đọc trước bài mới và chuẩn bị đầy đủ bộ lắp ghép để " Lắp xe nôi" - Nhận xét tiết học. 1’ 3’ 1’ 20’ 7’ 3’ - Hát - 2 HS nêu - Nhận xét - Ghi đầu bài - 2 HS đọc - HSchọn đúng và đủ các chi tiết theo sgk và xếp từng loại vào hộp - Tiến hành lắp từng bộ phận: + Lắp cọc đu ,thanh giằng và giá đỡ trục đỡ + Lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ (thanh 7 lỗ ,thanh chữ u dài ,tấm nhỏ )khi lắp ghế đu + Vị trí của các vòng hãm - Quan sát H1 sgk để lắp ráp hoàn thiện cái đu - Kiểm tra sự chuyển động của cái đu - Trưng bày sản phẩm của mình - Lắng nghe ========================================== TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC: Bài 14: TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Biết một số quy định khi tham gia giao thông 2. Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm luật giao thông. 3. GD HS nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Một số biển báo giao thông III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao phải tham gia các hoạt động nhân đạo? - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: *Hoạt động 1: Trao đổi thông tin * Mục tiêu: Qua thông tin HS nắm được hình thành an toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây * Cách tiến hành: - Đọc đoạn thông tin - Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? - Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông? - Cần làm gì để tham gia GT an toàn? *Hoạt động 2: Bài tập 1(41) * Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về luật an toàn giao thông * Cách tiến hành: - Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh, giải thích tại sao? => Kết luận ý kiến đúng *Hoạt động 3: Bài tập 2(42) * Mục tiêu: Thông qua hoạt động nhóm H nắm được những nguy hiểm khi không thực hiện đúng luật giao thông * Cách tiến hành: - Thảo luận tình huống a. - Tương tự ý a các nhóm đưa ra dự đoán, nhóm khác nhận xét. - Vì sao phải tôn trọng Luật GT? * Ghi nhớ:( SGK) 4. Củng cố- dặn dò: - Đưa HS quan sát một số biển báo hiệu GT - Dặn về xem lại bài và tham gia đúng Luật GT. - Nhận xét giờ học 1’ 3’ 1’ 9’ 9’ 9’ 4’ - 2 HS nêu ghi nhớ - Nhận xét - Ghi đầu bài - 1 HS đọc - Thảo luận nhóm 4 - Đại diện các nhóm nêu: - Tổn thất về người(chết, bị thương, bị tàn tật) về của(xe bị hỏng). - Do thiên tai(bão, lụt, động đất,sạt lở núi..) nhưng chủ yếu là do con người( lái nhanh, vượt ẩu, ko làm chủ phương tiện, k0 chấp hàn - Tôn trọng và chấp hành LGT - Thảo luận nhóm 2 - Đại diện các nhóm trả lời: + Tranh đúng vì: T1: đi xe đạp đúng cỡ, đúng làn đường. T5: Dừng lại khi có đèn đỏ. T6: Có rào chắn khi tàu hoả chạy qua. + Tranh sai vì: T2: Chở hàng và người ko đúng quy định. T3: Trâu bò chạy lung tung trên đường. T4: Đi xe đạp vào đường cấm. - Nhận xét - Lớp chia 3 dãy thảo luận, mỗi dãy 2 tình huống - Có thể bị xô vào xe máy, xe đạp, ô tô ( vì vội chơi nênkhông để ý.).. - 1, 2 HS trả lời - 3 HS đọc - Quan sát - Lắng nghe ========================================= Soạn ngày 10/3/2012 THỨ 3 Ngày dạy:13/3/2012 TIẾT 1 TOÁN: GIỚI THIỆU TỈ SỐ I. Mục tiêu: 1. Biết lập tỉ số của 2 đại lượng cùng loại. 2. Đọc, viết đúng tỉ số số của hai số; vẽ được sơ đồ đoạn thẳng. 3. GDHS yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở ghi III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách tinh diện tích hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật.? - Nhận xét đánh giá 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: * Ví dụ: Một đội xe có 5 xe tải và 7 xe khách. Hỏi số xe khách bằng mấy phần số xe tải? + Coi mỗi xe là 1 phần bằng nhau thì số xe tải bằng mấy phần như thế? + Số xe khách bằng mấy phần ? - Vẽ sơ đồ theo phân tích như trên bảng: + Tỉ số của số xe tải và số xe khách là 5 : 7 hay ? + Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách. + Tỉ số của số xe khách và số xe tải là 7 : 5 hay ? + Tỉ số này cho biết số xe khách bằng số xe tải. b. Ví dụ 2: - Treo bảng phụ đã kẻ sẵn nội dung như phần SGK. + Số thứ nhất là 5 số thứ hai là 7. Hỏi tỉ số của số thứ nhất với số thứ hai là bao nhiêu? Tương tự cho đến hết - Biết a = 2m, b = 7m. Vậy tỉ số của a và b là bao nhiêu ? - GV: Khi viết tỉ số của hai số chúng ta không viết tên đơn vị nên trong bài toán *Luyện tập: Bài 1: Viết tỉ số của a và b, biết (Cá nhân) - Nếu a= 2 và b=3 thì tỉ số a và b là bao nhiêu? Ghi: a, - Nhận xét, chốt ý. Bài 3: Trong 1 tổ có 5 trai và 6 ban gái.( Cá nhân) - Để viết được tỉ số của số bạn trai và số bạn gái của cả tổ chúng ta phải biết được gì ? -Vậy phải tính gì ? - Thu bài chấm, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Muốn tìm tỉ số của a và b ta làm như thế nào ? - Dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 1’ 4’ 1’ 16’ 8’ 9’ 4’ - 2 HS trả lời. - Nhận xét - Ghi đầu bài. - 2 HS đọc, lớp đọc thầm + Số xe tải bằng 5 phần như thế. + Số xe khách bằng 7 phần. + Đọc là năm chia bảy hay năm p ... iếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và HTL từ tuần 19 đến tuần 27. + 4 phiếu khổ to III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3. Bài mới: a Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: * Kiểm tra đọc: - Kiểm tra các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 27 - Nhận xét- ghi điểm * Bài tập: Bài 2: Tóm tắt vào bảng sau nội dung các bài tập đọc. - Hãy kể tên các bài tập đọc là truyện kể thụôc chủ điểm Những người quả cảm? - Nêu nội dung từng bài? 1’ 4’ 1’ 18’ 12’ - Hát - Lần lượt từng em lên bảng bốc thăm bài đọc - HS khác nhận xét - Đọc yêu cầu - Nối tiếp kể: + Khuất phục tên cướp biển. + Gra-vốt ngoài chiến luỹ. + Dù sao trái đất vẫn quay ! + Con sẻ - HĐ nhóm đôi - Đại diện các nhóm báo cáo: Tên bài Nội dung chính Nhân vật Khuất phục tên cướp biển Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sỹ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn - Bác sỹ Ly - Tên cướp biển Gra-vốt ngoài chiến luỹ Ca ngợi lòng dũng cảm của chú bé Gra-vốt bất chấp hiểm nguy, ra ngoài chiến luỹ nhặt đạn về tiếp tế cho nghĩa quân - Gra- vốt - Ăng- giôn- là - Cuốc- phây- rắc Dù sao trái đất vẫn quay Ca ngợi hai nhà khoa học Cô- péc- ních và Ga- li- lê dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lý khoa học. - Cô-péc-ních - Ga-li-lê Con sẻ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu con của sẻ mẹ. - Con sẻ mẹ, sẻ con - Nhân vật tôi - Con chó săn - Nhận xét, bổ xung. 4. Củng cố dặn dò: - Tổng kết bài. - Dặn HS về nhà ghi nhớ nội dung các truyện vừa thống kê, ôn lại 3 kiểu câu kể Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 4’ - Lắng nghe - Ghi nhớ. ======================================= TIẾT 5 TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II ( TIẾT 6 ) I. Mục tiêu: 1. Nắm được định nghĩa và nêu được ví dụ để phân biệt được 3 kiểu câu kể đã học Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? 2. Nhận biết được 3 kiểu câu kể trong đoạn văn và nêu được tác dụng của chúng. - Bước đầu viết được đoạn văn ngắn về một nhân vật trong bài tập đọc đã học, trong đó có sử dụng ít nhất 2 trong 3 câu kể đã học. 3. GD học sinh ý thức học tốt. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: 1 tờ phiếu kẻ sẵn BT 1, 1 tờ phiếu viết đoạn văn BT 2. III. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Không kiểm tra 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: Bài 1: Phân biệt 3 kiểu câu kể...( Nhóm 4) - Phát phiếu và bút cho HS - HD HS trao đổi tìm định nghĩa của từng kiểu câu 1’ 1’ 9’ - Hát - Ghi đầu bài - Đọc yêu cầu - Các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo: Kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? Định nghĩa - CN trả lời câu hỏi: Ai, con gì - VN trả lời câu hỏi: làm gì - VN là ĐT, cụm ĐT - CN trả lời câu hỉ: Ai( cái gì, con gì - VN Trả lời câu hỏi: Thề nào? - VN là TT, Đt cụm TT, cum ĐT CN trả lời câu hỏi: Ai( cái gì, con gì) - VN Trả lời câu hỏi: là gì? VN thường là cụm DT Ví dụ Các cụ già nhặt cỏ đốt lá Bên đường cây cối xanh um Hồng Vân là HS lớp 4A - Nhận xét, chốt ý đúng Bài 2: Tìm 3 câu kể nói trên trong đoạn văn sau.(Cá nhân) - HD HS làm bài - Nhận xét- ghi điểm 9’ - Nhận xét, bổ sung - Đọc yêu cầu. - Làm bài vào vở bài tập. - 3- 5 HS nối tiếp đọc bài. - Nhận xét Câu Kiểu câu Tác dụng Câu 1 Câu 2 Câu 3 - Bấy giờ tôi là 1 cậu bé lên 10 - Mỗi lần đi cắt cỏ , bao giờ tôi cũng bứt 1 nắm cây mía đất , khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một - Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh 1 cách lạ lùng - Alà gì? - Ai làm gì? - Ai thế nào? - Giới thiệu nhân vật ( tôi) - Kể các hoạt động của nhân vật ( tôi) - Kể đặc điểm trạng thái của buổi chiều ở làng ven sông Bài 3: Hãy viết 1 đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện " Khuất phục tên cướp biển .. - Gợi ý học sinh làm bài - Nhận xét ghi điểm những bài làm tốt 4. Củng cố, dặn dò: - Nhắc lại 3 kiểu câu " Ai là gì?, Ai làm gì?; Ai thế nào?"? - Nhắc nhở HS về nhà ôn tập, chuẩn bị kiểm tra giữa kì 2 - Nhận xét giờ học. 10’ 5’ - Đọc yêu cầu - Làm bài vào vở bài tập - 3, 4 HS nối tiếp đọc bài - Lớp theo dõi nhận xét - 1, 2 HS thực hiện yêu cầu. - Lắng nghe ========================================= Soạn ngày: 13/3/2012 THỨ 6 Ngày dạy: 16/3/2012 TIẾT 1 TOÁN: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: 1. Củng cố cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. 2. Vận dụng kiến thức đã học giải đúng các bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số đó. 3. Giáo dục HS tích cực học bài. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: SGK, giáo án III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ? - Nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. HD HS làm bài tập: Bài 1 (149)( Cá nhân) - Xác định tổng và tỉ? - HD HS vẽ sơ đồ: Đoạn 1 ? m 28 m Đoạn 2 ? m - Nhận xét, ghi điểm. Bài 3(149) ( Cá nhân) - Xác định tổng, tỉ số? - Tìm tỉ số bằng cách nào? - Thu 5, 7 bài chấm, nhận xét 4. Củng cố, dặn dò: - Nêu các bước giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó? - Nhắc nhở học sinh. - Nhận xét giờ học 1’ 5’ 1’ 12’ 15’ 5’ - 2 HS thực hiện - Nhận xét - Ghi đầu bài. - Đọc đề bài. - Tổng là 28; tỉ 3 lần. - 1 HS lên bảng, lớp làm vở: Bài giải Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là : 3 + 1 = 4 (phần) Đoạn thứ nhất dài là : 28 : 4 x 3 = 21 (m) Đoạn thứ hai dài là : 28 21 = 7 (m) Đáp số : Đoạn 1: 21m; Đoạn 2: 7m - Nhận xét - 2 HS đọc đề. - Tổng là 12; Tỉ chưa biết. - 1 HS lên bảng, lớp làm vở: Bài giải Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé. Ta có sơ đồ: Số lớn 72 Số bé Tổng số phần bằng nhau là: 5 + 1 = 6 ( phần ) Số bé là: 72 : 6 = 12 Số lớn là: 72 - 12 = 60 Đáp số: số lớn: 60; số bé: 12 - Nhận xét. - 2 HS nêu - Lắng nghe ======================================= TIẾT 2 ĐỊA LÍ: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (TIẾP THEO) I. Mục tiêu: 1. Trình bày một số nét tiêu biểu về một số hoạt động kinh tế như du lịch công nghiệp, lễ hội của nười dân ĐBDHMT 2. Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành kinh tế của đồng bằng duyên hải Miền Trung. + Sử dụng tranh ảnh mô tả tìm thông tin có liên quan 3. GD HS ý thức học tốt. II. Đồ dùng dạy- học: - GV: Bản đồ hành chính VN + Tranh ảnh một số địa điểm du lịch đồng bằng duyên hải miền trung III. Các hoạt động dạy- học. Hoạt động dạy TG Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu nhận xét gì về dân cư của vùng ĐBDHMT? - Kể tên những nghề chúnh của ĐBDHMT? - Nhận xét - ghi điểm 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi bảng b. Nội dung: *Hoạt động du lịch ở ĐBDHMT - Quan sát lược đồ - Người dân miền trung sử dụng cảnh đẹp đó để làm gì? - Duyên hải miền trung có điều kiện thuận lợi gì để phát triển ngành du lịch? - Kể tên 1 số bãi biển nổi tiếng ở miền trung? - Nhận xét, kết luận - Hãy cho biết vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và sửa chữa tàu thuyền ở duyên hải miền trung? - Dựa vào H11 cho biết việc sx đường từ cây mía? *Lễ hội ở ĐBDHMT - Kể tên 1 số lễ hội của miền trung? - Dựa vào H13 hãy mô tả lại lễ hội Tháp Bà? 4. Củng cố, dặn dò: - Tổng kết bài - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: - Nhận xét tiết học 1’ 4’ 1’ 11’ 12’ 4’ - Hát - Dân cư tập trung khá đông đúc chủ yếu là dân tộc Kinh, Chăm, và 1 số dân tộc khác - Trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thuỷ sản, làm muối - Ghi đầu bài. - Hoạt động cả lớp. - Quan sát H9 của bài và hỏi: - Người dân miền trung sử dụng cảnh đẹp đó phát triển ngành du lịch. - Có nhiều bãi biển đẹp, bằng phẳng phủ cát trắng rợp bóng dừa, phi lao, nước biển trong xanh dó là những dk thuận lợi để miền trung phát triển ngành du lịch. - HS lần lượt kể - Đọc mục 4 nội dung qs sgk - Vì ở duyên hải miền trung có đường bờ biển dài nằm dọc theo miền duyên hải đất cát pha, khí hậu nóng phù hợp cho việc trồng mía. Nên ở đây đã XD nhiều nhà máy đường có nhiều xưởng sửa chữa tàu thuyền ở các thành phố do có tàu đánh bắt cá, tàu chở hàng, chở khách nên cần xưởng sửa chữa. - Thu hoạch mía, vận chuyển mía. làm sạch ép lấy nước, quay li tâm để bỏ bớt nước làm trắng rồi đóng gói. - Đọc nội dung phần 3. Quan sát H13 sgk và trả lời: - Lễ rước cá ông (cá voi) lễ mừng năm mới của người chăm (lễ hội ka-tê) - Vào đầu mùa hạ, ở nha trang có lễ hội Tháp Bà. - Nghe ======================================== TIẾT 3 TẬP LÀM VĂN KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II ========================================= TIẾT 4 CHÍNH TẢ: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ II ========================================= TIẾT 5 SINH HOẠT: NHẬN XÉT TUẦN 28 I. Mục tiêu: - Qua tiết sinh hoạt HS thấy được ưu nhược điểm. Từ đó có hướng phấn đấu trong tuần tới - Rèn cho HS có thói quen thực hiện nề nếp - Giáo dục HS chăm học, ngoan II. Nội dung: - HS tự nhận xét - GV nhận xét chung 1. Đạo đức: - Nhìn chung các em ngoan ngoãn lễ phép với thầy cô giáo. Đoàn kết với bạn bè. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau 2. Học tập: - Thực hiện tương đối đầy đủ mọi nội quy đề ra - Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn. - Đầu giờ truy bài tương đối nghiêm túc - Có đầy đủ sách vở đồ dùng học tập - Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà học bài và làm bài tập tương đối đầy đủ: Nam, Xuân, Chưa, Xong vẫn còn 1 số em trong lớp còn mất trật tự nói chuyện , còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng: An, Thắng, Cường, - Các em tham gia học buổi chiều tương đối đều + 1 số em đọc yếu, đã chịu khó luyện đọc bài. + Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu. 3. Công tác khác: - Vệ sinh đầu giờ: tham gia đầy đủ, vệ sinh trường- lớp sạch - Đội viên đeo khăn quàng đỏ đầy đủ tương đối đầy đủ II. Phương hướng: - Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy. Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt. - Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà đầy đủ - Tiếp tục duy trì nề nếp học tập - Thực hiện nội quy đề ra - Các công tác khác: y/c thực hiện cho tốt ==========================================
Tài liệu đính kèm: