Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Vũ Thị Thanh Hường

I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố kỹ năng: Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.

- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.

II. Đồ dùng dạy học.- SGK: Bảng phụ.

III. Hoạt động dạy học.

1. Kiểm tra bài cũ.? Hãy nêu lại các đặcđiểm của hình thoi.

2. Bài mới

a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích - yêu cầu.

b. Hướng dẫn HS làm bài tập.

 

doc 24 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 21/01/2022 Lượt xem 287Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 28 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28
Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
mĩ thuật
(GV chuyên dạy)
Tập đọc : Ôn tập Tiết 1
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu (HS trả lời được 1 - 2 câu hỏi về ND bài học).
- Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về các bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm: "Người ta là hoa đất".
II. Đồ dùng dạy học.
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 9 tuần đầu học SGK tập 2; bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài.- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của tiết ôn tập.
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (1/3 số học sinh trong lớp).
- GV gọi 5 học sinh lên một lượt, bốc thăm chọn bài; chuẩn bị 2 phút rồi lên đọc bài.
- Lần lượt học sinh đọc bài.
? Nội dung bài đọc là gì? Đoạn vừa đọc có nội dung như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm đọc.
3. Tóm tắt chủ điểm "Người ta là hoa đất"
- HS đọc yêu cầu BT 2 (SGK - 94)
? Những bài nào là "truyện" trong chủ điểm đó?
- HS làm bài theo nhóm đôi vào vở bài tập. GV phát phiếu cho 3 nhóm làm bài (7phút)
- HS dán phiếu kết quả. GV và HS khác nhận xét, bổ sung.
? ND chủ điểm là gì?
* Kết luận: Truyện kể phải có người vật, tình tiết phù hợp với ND chủ điểm: những con người tài giỏi...
Tên bài
Nội dung chính
Nhân vật
Bốn anh tài
Ca ngợi SK, tài năng, nhiệt thành làm việc nghĩa; trừ ác, cứu dân lành của 4 anh em Cẩu Khây
Cẩu Khây, Nắm tay đóng cọc, Lấy Tai, Tát nước, Móng tay, yêu tinh, bà lão chăn bò.
Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa
Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của nước nhà.
Trần Đại Nghĩa
3. Củng cố - Dặn dò.- GV nhận xét giờ học
Toán: 
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố kỹ năng: Nhận biết hình dạng và đặc điểm của một số hình đã học.
- Vận dụng các công thức tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, các công thức tính diện tích của hình bình hành và hình thoi.
II. Đồ dùng dạy học.- SGK: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ.? Hãy nêu lại các đặcđiểm của hình thoi.
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích - yêu cầu.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1 (144)
- HS đọc yêu cầu bài tập và quan sát hình và nhận xét, ghi kết quả vào ‡
- Giáo viên nhận xét.
? + Hình chữ nhật ABCD có những đặc điểm gì?
? + Bài tập ôn lại những kiến thức nào
Bài 1(144) Đúng ghi Đ, sai ghi S.
 A B
 C D
a)AB và DC là hai cạnh đối diện song song và bằng nhau 
b)AB vuông góc với AD 
c)Hình tứ giác ABCD có 4 góc vuông 
d)Hình tứ giác ABCD có 4 cạnh bằng nhau 
Bài 2 (144).
- GV treo bảng phục. HS đọc yêu cầu và nghe phổ biến luật chơi "Tiếp sức"
- 2 nhóm (2 HS/1 nhóm) lên bảng thi điền nhanh, đúng kết quả vào ‡
- Lớp cổ vũ và nhận xét kết quả.
? + Hình thoi có những đặc điểm gì?
- HS làm bài vào VBT.
*Bài 2(144)
Q
P
R
S
S
a)
Đ
b)
Đ
c)
Đ
d)
Bài 3 (145)
- Học sinh đọc đề bài và thảo luận nhóm 3 người (2')
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả. Lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung
? S của từng hình được tính bằng cách nào?
? Bài tập ôn kiến thức nào?
Bài 3(145)
Hình có S lớn nhất là
A. Hình vuông (25cm2)
Vì 25cm2= 5 x 5(cm)
Bài 4 (145)
- HS đọc bài toán và tóm tắt
? Bài toán cho biết, hỏi gì?
? Muốn tính S hình CN, cần phải biết những gì?
- HS làm bài, 2 HS lên bảng giải bài toán
- HS nhận xét, GV chốt kết qủa
? Từ chu vi hình CN và chiều dài đã biết, ta tìm chiều rộng như thế nào?
? Diện tích hình CN được tính như thế nào?
- HS đổi chéo VBT để kiểm tra cho bạn
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học
Bài 4(145)
Bài giải
Nửa chu vi hình CN là
56 : 2 = 28(m)
Chiều rộng hình CN là 
28 - 18 = 10(m)
Diện tích hình CN là
18 x 10 = 180(m2)
Đáp số: 180m2
Thứ 3 ngày 23 tháng 3 năm2010
Chính tả :
Ôn tập Tiết 2 (Nghe – viết) Hoa giấy
I/ Mục đích yêu cầu
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn miêu tả hoa giấy
- Ôn luyện về 3 kiểu câu kể: Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?
II/ Đồ dùng dạy học- Bảng phụ cho bài tập 1; Phiếu học tập cho BT2
III/ Hoạt động dạy học
1. KTBC
- 2 HS nêu kết qủa BT2 (giờ ôn tập tiết 1)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài : "Hoa giấy". nghe - viết
b) Dạy bài mới
Họat động 1: Nghe viết chính tả
 Giáo viên đọc bài viết trong SGK(95) Học sinh theo dõi trong SGK
? Tại sao hoa có tên là hoa giấy?
? Hoa đẹp như thế nào?
- Cho HS quan sát tranh về hoa giấy
- Học sinh gấp SGK, nghe Giáo viên đọc từng câu rõ ràng và viết bài
- Giáo viên đọc HS soát bài một lần- HS đổi chéo vở để soát lỗi cho bạn
- Thu bài và chấm 5 bài tại lớp - nhận xét 
+ Vì cánh hoa mỏng
+ Hoa nhiều màu: Đỏ, tím, da cam, trắng..
+ 3 lần/ một đội đọc
Hoạt động 2: Đặt câu
HS đọc yêu cầu BT
?Từng yêu cầu ứng với kiểu câu nào đã học?
HS đặt câu vào VBT. Giáo viên phát phiếu cho 3 HS làm bài
- HS dán kết quả lên bảng. Lớp nhận xét kết quả
- Lần lượt HS đọc kết quả BT. GV bổ sung, chốt kết quả
? Nêu CT của từng loại câu kể đó
Bài 2: Đặt câu kể theo yêu cầu
a) Kể về các hoạt động (Ai làm gì?)
VD: Em cùng Lan đọc truyện. Bạn Hằng lau bảng lớp. Bạn Long đá cầu
b) Tả vè các bạn trong lớp (ai thế nào?)
VD: Tuấn nghịch ngầm, thông minh. Đức hay giúp đỡ bạn bè; Hoa dịu dàng, cẩn thân
c) Giới thiệu về từng bạn (ai là gì?)
VD: bạn Hương là tổ trưởng Tổ 2. Bạn Giang là người ngồi cạnh em. Bạn Dung rất nhát.
3. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học
Tin học
( GV chuyên dạy)
Toán:
Giới thiệu tỉ số
I / Mục tiêu
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa thực tiễn tỉ số của hai số
- Biết đọc, viết tỷ số của hai số, biết vẽ sơ đồ đoạn thẳng biểu thị tỉ số của hai số
II/ Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ; SGK phấn màu
III/ Hoạt động dạy học
1. KTBC
- Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh
2. Bài mới
5 xe
a) giới thiệu bài: " Giới thiệu tỷ số"
b) Giới thiệu tỷ số: 5 :7 và 7: 5
* Ví dụ: - Giáo viên vẽ sơ đồ minh hoạ ở bảng
? Tỷ số của xe tải xe khách là như thế nào?
? Tỷ số đó có ý nghĩa như thế nào?
7 xe
-Xe tải:
- Xe khách:
+ Tỉ số của xe tải và xe khách là 5 : 7 hay 
Đọc là: "Năm chia bảy" hay "Năm phần bảy"
- HS nêu lại cách nói, đọc.
? Tỉ số giữa xe khách và xe tải sẽ như thế nào? Cho biết cách đọc và ý nghĩa?
? Giới thiệu tỉ số a : b (b khác 0)
- Cho HS quan sát bảng mẫu và lần lượt lập tỉ số của số thứ hai.
? Lập tỉ số giữa a & b (b khác 0)?
c. Kết luận: Có 2 đại lượng bậc1
Tỉ số này cho biết số xe tải bằng số xe khách.
+ Tỉ số của xe khách & xe tải là 7:5 hay 
Số thứ nhất
Số thứ hai
Tỉ số của số thứ nhất & số thứ hai
5
7
5 : 7 hay 
3
6
3 : 6 hay 
a
b (ạ0)
a : b hay 
Bài 1 (147)
- HS đọc yêu cầu BT và làm bài vào VBT. 3 HS lên bảng lập tỉ số.
- Lớp và GV nhận xét bài, cách trình bày.
? Tại sao lập được tỉ số đó?
- HS đổi chéo VBT để soát bài bạn.
Bài 1(147) Viết tỉ số của a & b.
a. = ; b. = 
c. = ; b. = 
Bài 2 (147)
- HS đọc bài toán và TT
? Bài toán yêu cầu gì? Đã có những điều kiện nào?
- Cả lớp làm bài. GV phát phiếu cho 2 HS viết kết quả.
- HS dán kết quả. HS ạ Nx, bổ sung.
? Tỉ số có ý nghĩa như thế nào?
Bài 2(147)
a. Tỉ số của bút đỏ & bút xanh là 
b. Tỉ số của bút xanh & bút đỏ là 
Bài 3 (147)
- HS đọc bài toán và TT:
? Bài toán cho biết, hỏi gì?
? Muốn viết được tỉ số đó, cần tìm đơn vị nào trước?
- HS áp dụng & làm bài, 1 HS lên bảng trình bày BT.
- Dưới lớp đối chiếu bài và Nx.
? Số Hs cả tổ là bao nhiêu?
? Tỉ số cho biết gì?
Bài 3(147)
Cả tổ có số bạn là:
5 + 6 = 11 (bạn)
- Tỉ số của số bạn trai và số bạn cả tổ là 
- Tỉ số của số bạn gái và số bạn cả tổ là 
Bài 4 (147)
- Hs đọc bài toán và TT:
? Bài toán cho biết những gì? Hỏi gì?
? Tỉ số có nghĩa như thế nào?
- HS tìm đáp số của Bái toán. 2 HS lên bảng thi giải BT nhanh.
- Lớp Nx, Gv chốt kết quả đúng.
? Dạng BT này? Cách làm?
Bài 4(147) 
 Bài giải
Số trâu trên bãi có là:
20 x = 5 (con)
 Đáp số: 5 con
3. Củng cố - Dặn dò: GV nhận xét tiết học
Khoa học:
 Ôn tập Vật chất và năng lượng
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng: Các kỹ năng quan sát thí nghiệm.
- Củng cố các kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới ND phần vật chất và năng lượng.
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kỹ thuật.
II. Đồ dùng dạy học.- Đồ dùng TN (phích nước, cốc nước, túi nilông, xốp, đèn, nhiệt kế...)
III. Hoạt động dạy học.
1. KTBC : ? Nếu không có mặt trời, trái đất sẽ như thế nào? Tại sao?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ôn tập "Vật chất và năng lượng" - Tiết 1
b. Hướng dẫn ôn tập:
* Hoạt động 1: Trả lời câu hỏi ôn tập.
- HS theo nhóm đôi đọc các câu hỏi 1, 2, 3 (SGK - 110, 111) và TLCH (10')
- HS lần lượt báo cáo kết quả. GV điền thông tin vào bảng.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 2 HS đọc lại các kết quả BT.
Câu 1: Dựa vào bảng, so sánh tính chất của nước ở các thể rắng - lỏng - khí.
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể khí
Nước ở thể rắn
Có mùi không?
Không
Không
Không
Có vị không?
Không
Không
Không
Có nhìn thấy bằng mắt bình thường không?
Có
Không (có)
Có
Có hình dạng nhất định không?
Không
Không
Có
Câu 2: Vẽ sơ đồ vào vở và điền từ: "Bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy" vào đúng vị trí.
 đông đặc
nóng chảy
Nước ở thể rắn
Nước ở thể lỏng
Nước ở thể lỏng
 bay hơi
ngưng tụ
Hơi nước
Câu 3: Khi gõ tay xuống bàn, ta nghe thấy tiếng gõ do có sự lan truyền âm thanh do không truyền tới tai người nghe.
Hoạt động 2: Trò chơi "Đố bạn chứng minh được"
* Mục tiêu: Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
* Cách tiến hành:
- Gv chuẩn bị một số phiếu bốc thăm có ND yêu cầu Hs CM một lĩnh vực. Hs hoạt động nhóm 5 người.
- HS chuẩn bị trong 2 phút - 3 phút rồi trả lời.
VD: Bạn hãy CM rằng:
+ Nước không có hình dạng xác định?
+ Ta chỉ có thể thấy ánh sáng từ vật tới mắt.
+ Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
- Hs khác Nx, Gv chốt kết quả.
3. Củng cố - Dặn dò.
- GV nx giờ học. Ngợi khen HS chăm học, thuộc bài.
Khoa học: (Dạy buổi 2)
Ôn tập Vật chất và năng lượng (tiết 2)
I. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng, các kỹ năng quan sát,thí nghiệm
- Củng cố những kỹ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn SK liên quan tới ND phần "Vật chất và năng lượng"
- HS biết yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng với các thành tựu khoa học kĩ thuật
II. Đồ dùng dạy họcSGL. ... g của câu đó? xác định CN - VN?
- 3-5 HS dưới lớp đọc kết qủa bài tập, Giáo viên nhận xét.
Bài 3(98) Viết đoạn văn có sử dụng 3 kiểu câu đó.
Bác sĩ Ly là người rất bình tĩnh, điềm đạm.mặc dù tên cướp hung hăng doạ nạt, ông từ tốn giải thích cho hắn hiểu. Cuối cùng, bác sĩ đã khuất phục được tên cướp.
3. Củng cố - Dặn dò- Dặn HS về ôn lại các dạng BT tương tự trong bài học
Thể dục
( GV chuyên dạy)
Kĩ thuật: (dạy buổi 2)
Lắp cái đu (Tiết 2)
I/ Mục tiêu
- HS biết tự thực hiện lắp ráp các bộ phận của cái đu theo quy trình kĩ thuật.
- HS lắp ráp nhanh, thành thạo, cẩn thận cái đu; biết tháo các chi tiết và cất đặt gọn gàng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Mẫu cái đu đã lắp sẵn; bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
III/ Các hoạt động dạy học
1/ Kiểm tra bài cũ
? Để lắp ráp cái đu, cần những chi tiết nào
- 1 HS lên bảng lắp cái giá đỡ đu.
2/ Bài mới
a/ Giới thiệu bài
- Lắp cái đu (Tiết 2)
b/ Thực hành
*Hoạt động 1: HS thực hành lắp cái đu
- 1 HS đọc lại “Ghi nhớ” của bài và dặn HS quan sát kĩ hình trong SGK.
- Yêu cầu HS chọn đúng, đủ các chi tiết theo SGK, xếp từng loại vào nắp hộp.
- GV đến từng nhóm quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- HS lắp từng bộ phận của cái đu; GV lưu ý:
+ Vị trí trong, ngoài giữa các bộ phận của giá đỡ đu.
+ Thứ tự bước lắp tay cầm và thành sau ghế vào tấm nhỏ.
+ Vị trí của các vòng hãm.
- HS lắp hoàn thiện cái đu, kiểm tra sự chuyển động của cái đu.
- GV kiểm tra HS thao tác, uốn nắn.
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- GV nêu tiêu chuẩn đánh sản phẩm:
+ Sản phẩm lắp đúng mẫu, đúng quy trình.
+ Đu lắp chắc chắn, không bị xộc xệch.
+ Ghế đu dao động nhẹ nhàng.
- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.
- GV nhận xét chung kết quả học tập của HS.
- Yêu cầu HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
3/ Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học, biểu dương HS ngoan.
- Dặn HS chuẩn bị cho giờ sau: “Lắp xe lôi”
Sinh hoạt lớp, đội
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức:- HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua:
 + Đồng phục 
- Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp 
 - Vệ sinh lớp học+ Bài tập về nhà 
 3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học - Bài tập về nhà 
- Về đồng phục 
- Đồ dùng học tập - Nề nếp tự quản 
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.
- Nâng cao ý thức tự quản. 
Thứ bảy ngày 27 tháng 3 năm 2010
LUYệN Từ Và CÂU:
Bài luyện tập (Tiết 7)
I. Mục tiêu
- Rèn luyện cho HS các kỹ năng đọc hiểu; các kiến thức về các kiểu câu kể
- Nâng cao kỹ năng viết chính tả, Viết TLV về loại văn miêu tả cây cối
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu điều tra
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích - Yêu giờ
2. Bài luyện tập
- GV phát đề , yêu càu HS đọc đề và tự giác làm bài: Dựa vào ND bài đọc "Chiéc lá", chọn ý đúng trong các câu trả lời (ở phần B)
- HS làm bài; GV bao quát lớp
Thu bài > GV cùng HS lần lượt chữa bài
Câu 1: C (chim sâu, bông hoa va chiếc lá)
Câu 2: B (Vì lá đem lại sự sống cho cây)
Câu 3: D (Hãy biết quý trọng những người bình thường)
Câu 4: C (Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá)
Câu 5: C (Nhỏ bé)
Câu 6: C (Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến)
Câu 7: a( Có cả 3 kiể câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?)
Câu 8: B (Cuộc đời tôi)
- HS đọc bài viết miêu tả cây cối đã (lập dàn ý ở tiết trước)
- GV nhận xét, góp ý HS
3. Củng cố - dặn dò
- Gv nhận xét giờ học
Toán:
 Luyện tập
I/ Mục tiêu- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán: " Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó"
- Giúp HS biết nhận dạng đề, phân tích đề, tìm đúng các bước giải toán,
II/. Đồ dùng dạy học- SGK, bảng phụ
III/ Hoạt động dạy học
1. KTBC
? Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số, ta cần làm như thế nào?
- 2 HS đọc lại kết quả bài tập 3, 4 (148)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài"Luyện tập"
b) Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1(149)
- HS đọc Bài toán và tóm tắt
? Bài toán hỏi gì? đã cho biết gì?
- 1 HS lên bảng tóm tắt và giải BToán. Cả lớp làm vào VBT
- HS nhận xét, góp ý
? Tỉ số trong bài toán là bao nhiêu? ý nghĩa?
KL: Từ tỉ số và tổng hai số, ta có sơ đò đoạn thẳng => từ đó giải Bài toán
Bài 1(149)
Ta có sơ đồ:28m
? m
? m
3
Đoạn 1:
Đoạn 2:
Tổng só phần bằng nhau: 3 + 1 = 4 (phần)
Đoạn 1 dài là: 28: 4 x 3 = 21 (m)
Đoạn 2 dài là: 28 - 21 = 7(m)
Đáp số: 21m; 7m
Bài 2 (149)
- HS đọc đề bài và nhận xét
? Số bạn trả bằng nửa số bạn gái có ý nghĩa như thế nào?
?Dạng bài toán? các bước giải?
- HS làm bài vào vở. 1HS lên bảng thực hiện giải bài toán
- Lớp nhận xét, bổ sung
? Số bạn trai, bạn gái được tìm như thế nào?
- Yêu cầu HS đổi chéo VBT và kiểm tra
Bài 2(149) - Vẽ sơ đồ
- Tìm tổng số phần bằng nhau
- Tìm số bạn trai, số bạn gái
? bạn
12 bạn
Số bạn trai:
? bạn
Số bạn gái
Tổng số phần bằng nhau: 1 + 2 = 3 (phần)
Số bạn trai là: 12 : 3 = 4 (bạn)
Số bạn gái là: 12 - 4 = 8 (bạn)
Đáp số: 4 bạn; 8 bạn.
Bài 3 (149)
- HS đọc đề bài và tóm tắt
? Bài toán cho biết, hỏi gì?
? Tỉ số của bài toán được tìm như thế nào?
- Cả lớp làm bài. 1HS lên bảng giải bài toán
- HS nhận xét, góp ý bài bạn
? Dạng bài tập. Tại sao phải tìm tỉ số trong bài?
Bài 3(149)
? 
? 
Vì số lớn giảm 5 lần thì được số bé nên số lớn gấp 5 lần số bé:
72
Số lớn:
Số bé:
Tổng số phần bằng nhau: 5 + 1 = 6 (phần)
Số bé là: 72 : 6 = 12
Số lớn là: 72 - 12 = 60
Đáp số: 12; 60
Bài 4(149)
- HS đọc yêu cầu bài toán và nhìn sơ đồ rồi nêu bài toán.
- 2 HS lên bảng thi giải toán nhanh. Cả lớp làm bài
- HS nhận xét bài bạn, sửa bài, GV chốt Kết quả
- 2 HS đọc to bài giải đúng
Bài 4(149)
Tổng số phần bằng nhau: 1 + 4 = 5 (l)
Thùng 1 có số lít xăng là: 180: 5 x 1 = 36 (l)
Thùng 2 có số lít xăng là: 180 - 36 = 144 (l)
Đáp số: 36 l; 144 l
3. Củng cố - dặn dò- GV nhận xét giờ học
Đạo đức: 
 Tôn trọng luật giao thông (tiết 1)
I. Mục tiêu
- Học sinh hiểu: Cần phải tôn trọng luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người
- Học sinh có thái độ tôn trọng luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng Luật giao thông
- Học sinh biết tham gia giao thông an toàn
II. Tài liệu và phương tiện
- SGK đạo dức 4: Biển báo giao thông
III. Hoạt động dạy học
1. KTBC:
- 2 Học sinh nêu "ghi nhớ' bài trước (Tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo)
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài: "Tôn trọng luật giao thông (Tiết 1)
b) Dạy bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Thông tin trong SGK - 40)
- GV chia lớp thành 6 nhóm đọc thông tin và TLCH 000
? Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì?
+ Gây tổn thương về người, về của, về kinh tế
? Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông?
+ Do người điều khiển phương tiện giao thông không là chủ mình, làm chủ tốc độ, do điều kiện khác mang lại
? Em cần làm gì để tham gia Giao thông an toàn?
Tuân thủ đúng luật ATGT
- Có ý thức khi tham gia GT
- Các nhóm báo cáo kết quả. HS bổ sung, chất vấn,
Kết luận: ở đâu cũng thường xuyên xay ra tai nạn do nhiều nguyên nhân khác. Tai nạn đó đều để lại những mất mát, đau thương cho mọi người về tiền của, tính mạng
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (BT1 - SGK- 41)
- HS theo nhóm đôi đọc yêu cầu BT và quan sát tranh
? Nội dung tranh là gì?
?Những việc làm nào đúng theo Luật GT? nên làm như thế nào thì đúng luật GT?
- HS báo cáo kết quả. Lớp và giáo viên nhận xét, góp ý
Kết luận: Tranh 2, 3, 4, là những việc làm nguy hiểm, cản trở giao thông. Việc làm trong các tranh 1,5,6 là việc làm chấp hành đúng uạt giao thông
Bài 1:
Tranh 1: Đội mũ bảo hiểm, đi xe tốc độ vừa phải
Tranh 2: Xe lam chở hàng hoá quá cồng kềnh
Tranh 3: Không nên chăn, thả trâu bò trên đường
Tranh 4: Không được đi vào đường một chiều
Tranh 5: Tham gia giao thông đúng luật
Tranh 6: Rào chắn nơi giao nhau giữa đường sắt và đường bộ
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (BT2 - SGK - 42)
- GV yêu cầu HS thảo luận nhómcác tình huống trong bài (1nhóm/ 1 tình huống : 5'
? Dự đoán kết qủa của tình huống đó? Tại sao em chọn kết quả đó?
- GV nhận xét kết quả và bổ sung
Kết luận : Mọi người, mọi lúc, moi nơi cần cố gắng có ý thức và thực hiện đúng luật ATGT
GV mời HS đọc "ghi nhớ" SGK (41)
? Ai sẽ phải thực hiện luật GT?
?Tại sao phải tuân thủ luật giao thông?
Bài 2: Dự đoán kết quả tình huống
a) ..Sẽ gây tai nạn cho người đi đường
b) Tàu đến sẽ nguy đến tính mạng
c) Gây cản trở GT
d) Sẽ bị ảnh hưởng do tai nạn
đ) Gây cản trở GT
e) Gây ảnh hưởng đến tốc dộ xe đi trên đường
g) tai nạn đường thuỷ
* Ghi nhớ (SGK - 41)
3. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học
TậP LàM VĂN:
 Ôn tập (tiết 8)
I. Mục tiêu
- HS biết vận dụng các kiến thức đã học để viết một bài văn hoàn chỉnh miêu tả cây cối
- HS biết sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, màu sắc, có cảm xúc
- Bài viết tự nhiên, sáng tạo, bố cục rõ ràng.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ, SGK
III. Hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài : GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học
- Kiểm tra ĐDHT của HS
2. Luyện tập
A. Phần chính tả: Nhớ viết : Đoàn thuyền đánh cá (3 khổ thơ đầu)
- HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ dầu của bài viết
"Mặt rời xuống biển như hòn lửa"
? Thể loại bài viết ? Cách trình bày?
Nuôi lớn đời ta tự thủơ nào"
? Mỗi khổ thơ gồm mấy dòng? Số chữ trong một dòng
- GV đọc mẫu bài viết một làn. HS nghe và nhận xét cách viết một số từ khó trong bài
- yêu cầu HS ngồi ngay ngắn viết bài(15')
- GV thu bài HS, chám 7 - 10 tại lớp và nhận xét kết quả
B. Phần Tập làm văn:
- Giáo viên treo bảng phụ ghi đề bài
Đề bài
1) Tả một đồ dùng học tập mà em thích
2) Hãy tả một cây bóng mát ở trường em
3) Tả cây ăn quả trong vườn nhà em
4) Bạn thích cây hoa nào? Hãy tả lại cây hoa đó
HS đọc đề và lựa chọn một trong số các đề bài đó
? Em chọn đề tài nào?
? Cây đó là cây gì? Đó là dồ vật nào?
- Yêu cầu HS lập dàn ý cho bài văn (cho đầy đủ từng phần)
- GV quan sát lớp nhận xét, kèm cặp HS
- Cả lớp viết bài vào VBT
- Thu bài viết của HS
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Dặn HS về ôn bài, chuẩn bị cho bài sau:"Tiết 7"

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_28_vu_thi_thanh_huong.doc