A. Mục tiêu:
- Ôn tập về tỉ số của hai số.
- Rèn kỹ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó
- GD HS say mê học toán
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: SGK, giáo án
- HS: SGK, vở ghi
C. Các hoạt động dạy – học:
TUẦN 29 NS: 3 - 4 - 2009. NG: Thứ hai ngày 6 tháng 4 năm 2009. CHÀO CỜ: ............................&&&&&............................ TẬP ĐỌC: ĐƯỜNG ĐI SA PA A. Mục tiêu: - Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa. - Hiểu nội dung và ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài. - Giáo dục cho học sinh yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, bảng phụ. - HS: SGK, vở - bút. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: - Gọi HS đọc bài Con sẻ. - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Đường đi Sa Pa. 2. Nội dung: a. Luyện đọc: - GV gọi HS đọc bài. - GV chia đoạn: Bài chia 3 đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp lần 1. ? Trong bài có từ nào khó đọc ? - HDHS đọc ngắt nhịp câu văn dài trên bảng phụ. - Gọi HS đọc nối tiếp lần 2. - Cho HS đọc chú giải. - Cho HS luyện đọc theo cặp. - GVHD và đọc mẫu: Bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa. b. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. ? Tìm những chi tiết tả cảnh đẹp trên đường đi Sa Pa ? ? Ý của đoạn ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 2. ? Tác giả tả cảnh một thị trấn ở Sa Pa như thế nào ? ? Ý của đoạn ? - Yêu cầu HS đọc đoạn 3. ? Ở Sa Pa có gì đặc biệt ? ? Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên ? ? Qua bài tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh đẹp Sa Pa như TN ? ? Ý của đoạn ? ? Nội dung của bài nói lên điều gì ? c. Đọc diễn cảm: - Cho HS đọc nối tiếp bài. - Treo bảng đoạn 1 và đọc mẫu. ? Tìm từ ngữ thể hiện giọng đọc ? - Cho HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Cho HS luyện đọc HTL từ Hôm sau chúng đến đất nước ta. - Tổ chức thi đọc HTL. - Đánh giá, ghi điểm. IV. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS nhắc lại ND bài. - Về học bài, kể lại cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài: Trăng ơi từ đâu đến ? - Nhận xét tiết học. - HS hát. - 2 em đọc bài. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - HS đánh dấu đoạn sgk. - 3 em đọc nối tiếp đoạn, lớp đọc thầm. - Cá nhân nêu và luyện đọc: rực lên, lướt thướt, đen huyền, lay ơn, long lanh. - Đọc ngắt nhịp câu văn dài theo hướng dẫn của GV. - 3 em đọc, lớp đọc thầm. - 1 em đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GVHD và đọc mẫu. - HS đọc thầm đoạn 1. + Những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, thác trắng xoá tựa mây trời, rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa, ... * Phong cảnh trên đường lên Sa Pa. - HS đọc thầm đoạn 2. + Cảnh thị trấn ở Sa Pa rất vui mắt: nắng phố huyện vàng hoe, những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá, cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ, người ngựa dập dìu, đi chợ, ... * Phong cảnh một thị trấn trên đường đi Sa Pa. - HS đọc thầm đoạn 3. + Ở Sa Pa khí hậu liên tục thay đổi: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy, ... + Vì phong cảnh ở Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có. + Tác giả đã ca ngợi Sa Pa quả là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta. * Cảnh đẹp ở Sa Pa và cảm xúc của tác giả. * ND: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. - 3 em đọc nối tiếp, phát hiện giọng đọc. - HS nghe GV đọc và nêu giọng đọc. - HS nêu GV gạch chân: chênh vênh, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xoá, âm âm, rực lên, đen huyền, trắng tuyết, đỏ son, lướt thướt. - Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm đoạn, bài. - Luyện đọc HTL. - Cá nhân thi đọc HTL. - 2 em nhắc lại. ............................&&&&&............................ Tiết 3: TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: - Ôn tập về tỉ số của hai số. - Rèn kỹ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó - GD HS say mê học toán B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án - HS: SGK, vở ghi C. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định: II. Bài cũ: ? Nêu các bước giải BT tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số ? - GV nhận xét, ghi điểm. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp. 2. Nội dung: * Bài 1(149): ? Muốn tìm tỉ số của a và b ta làm thế nào ? ? Tỉ số đó cho biết a so với b ntn ? - Yêu cầu HS làm vào bảng con. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. * Bài 2(149): ? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV gọi HS lên bảng, lớp làm vào vở. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3(149) ? Bài toán thuộc dạng toán gì ? ? Tổng của hai số là bao nhiêu ? ? Hãy tìm tỉ số của hai số. - GV gọi HS lên bảng làm, lớp làm vào vở. - Lớp và GV nhận xét, chữa bài. Bài 4(149) - GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài. - GV chấm bài: 4 đ và 1 đ trình bày. Bài 5(149) - Hãy đọc đề bài. - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - GV yêu cầu HS làm bài. IV- Củng cố – dặn dò:2’ - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại các bài tập và chuẩn bị bài sau - HS hát. - 2 nêu miệng. - 2 em nêu y/c. - HS làm bảng con. a) a = 3, b = 4. Tỉ số = . b) a = 5m, b = 7m. Tỉ số = . c) a = 12kg, b = 3kg. Tỉ số = = 4 d) a = 6l, b = 8l. Tỉ số = = - 2 em nêu y/c. + Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, sau đó điền vào ô trống trong bảng. - 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở. Tổng hai số 72 120 45 Tỉ số của hai số Số bé 12 15 18 Số lớn 60 105 27 - 2 em nêu y/c. + Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. + Tổng của hai số là 1080. + Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai. - 1 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai Ta có sơ đồ : Sốthứ nhất : 1080 Số thứ hai : Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là : 1 + 7 = 8 (phần) Số thứ nhất là : 1080 : 8 = 135 Số thứ hai là : 1080 – 135 = 945 Đáp số: Số thứ nhất: 135; Số thứ hai: 945 Bài giải Ta có sơ đồ : Chiều rộng : 125m Chiều dài : Tổng số phần bằng nhau là : 2 + 3 = 5 (phần) Chiều rộng hình chữ nhật là : 125 : 5 x 2 = 50 (m) Chiều dài hình chữ nhật là : 125 – 50 = 75 (m) Đáp số : Chiều rộng : 50m Chiều dài :75m - HS làm bài vào vở - 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc đề bài trong SGK. - Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. Bài giải Nửa chu vi hình chữ nhật là: 64 : 2 = 32 ( m) Ta có sơ đồ: Chiều rộng: 8 m 32 m Chiều dài: Chiều dài hình chữ nhật là: ( 32 + 8 ) : 2 = 20 ( m) Chiều rộng hình chữ nhật là: 32 - 20 = 12 ( m ) Đáp số: Chiều dài: 20m ; Chiều rộng: 12 m ............................&&&&&............................ TUẦN 29 ĐẠO ĐỨC: BÀI 13 TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG ( Tiết 2 ). A. Mục tiêu: - Giúp cho HS nắm chắc hơn sự tôn trọng Luật giao thông qua các bài tập thực hành. - Học sinh có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông. Không đồng tình với những hành vi chưa chấp hành luật lệ an toàn giao thông. - Học sinh biết tuyên truyền cho mọi người xung quanh cùng chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, một số biển báo hiệu giao thông. - HS: SGK, vở - bút, phiếu điều tra. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức: II. Kiêm tra bài cũ: ? Vì sao phải tôn trọng Luật giao thông? - Đánh giá, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tôn trọng luật giao thông ( Tiết 2 ) 2. Nội dung: a. Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông. * Mục tiêu: Thông qua trò chơi giúp cho HS nắm chắc luật an toàn giao thông. * Cách tiến hành: - Phổ biến trò chơi và luật chơi: HS có nhiệm vụ quan sát biển báo hiệu giao thông ( khi GV giơ lên ) và nói ý nghĩa của biển báo. Mỗi nhận xét đúng được 1 điểm. Nhóm nào nhiều điểm nhất nhóm đó thắng cuộc. - Cho HS chơi theo 4 nhóm. . Biển báo đường một chiều. . Biển báo có HS đi qua. . Biển báo có đường sắt. . Biển báo cấm đỗ xe. - Lớp và GV đánh giá kết quả. * Kết luận: Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thong là phải tuân theo và làm đúng biển báo hiệu giao thông. b. Hoạt động 2: Bài tập 3 (42). * Mục tiêu: Giúp cho HS phân biệt được những việc làm đã thực hiện đúng luật giao thông và những việc làm chưa thực hiện đúng luật giao thông. * Cách tiến hành: - Cho HS đọc các tình huống trong SGK. - Cho HS làm việc theo nhóm đôi. . Bạn em nói: " Luật giao thông chỉo cần ở thành phố, thị xã ". . Bạn ngồi cùng em trong ô tô thò đầu ra ngoài. . Bạn rủ em ném đất đá lên tàu hỏa. . Bạn em đi xe đạp va vào một người đi đường. . Các bạn em xúm lại xem một vụ tai nạn giao thông. . Một nhóm bạn em khoác tay nhau đi bộ giữa lòng đường. * Kết luận: Những việc làm trên là chưa nghiêm túc thực hiện luật an toàn giao thông. c. Hoạt động 3: Bài tập 4 ( 42 ). * Mục tiêu: Học sinh biết điều tra thực tiễn việc thực hiện an toàn giao thông ở địa phương. * Cách tiến hành: - Cho HS đọc yêu cầu trong SGK. - Cho các nhóm lên báo cáo kết quả điều tra đã chuẩn bị trước. - Lớp và GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. * Kết luận: Mọi người dân cần thực hiện tốt luật an toàn giao thông ở mọi nơi, mọi lúc như vậy sẽ góp phần làm cho cuộc sống tươi đẹp hơn. IV. Củng cố - dặn dò: (2-3') - Về nhà thực hiện tốt luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. - Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ môi trường. - Nhận xét tiết học - Vì thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông. - Nghe GV hướng dẫn và phổ biến luật chơi. - Chơi trò chơi theo 4 nhóm (Quan sát biển báo nói tên và ý nghĩa biển báo). - Các xe chỉ được đi đường đó theo một chiều xuôi ( hoặc ngược ). - Báo hiệu gần đó có trường học, đông HS. Do đó các phương tiện đi lại cần chú ý, giảm tốc độ để tránh HS qua đường. - Báo hiệu có đường sắt, tàu hỏa. Do đó các phương ... Chăm chú nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện, theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn. - Giáo dục cho HS mạnh dạn học hỏi. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, chuyện. - HS: SGK, vở - bút. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS kể lại câu chuyện nói về lòng dũng cảm. - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Đôi cánh của ngựa trắng. 2. Nội dung: a. Giáo viên kể chuyện: - Cho HS quan sát tranh minh họa và đọc yêu cầu 1, 2 trong SGK. - GV kể toàn chuyện 1 lần. . Kể chuyện theo tranh 1 lần. ? Ngựa con là chú ngựa như thế nào? ? Đại Bàng núi có gì lạ mà ngựa con ao ước? ? Anh Đại Bàng nói gì với ngựa con? ? Chuyện gì xảy ra khi ngựa con đi với anh Đại Bàng núi? ? Anh Đại Bàng đã làm gì khi ngựa con gặp nạn? ? Ngựa Trắng có cánh như thế nào? b. Hướng dẫn kể chuyện: - Cho HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. ? Hãy kể lại các chi tiết của mỗi tranh bằng một đến hai câu? - Lớp và GV nhận xét. - Cho HS thực hành kể trong nhóm, trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện. - Cho HS kể trước lớp. - Lớp và GV nhận xét, đánh giá. IV. Củng cố - dặn dò: - Về kể chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. - Nhận xét tiết học. - 1 em kể lại chuyện. - Quan sát tranh và đọc yêu cầu 1, 2 trong SGK. - Nghe GV kể chuyện. - Là một chú ngựa trắng, trắng nõn nà như một đám mây hồng. - Là một con chim non nhưng sải cánh đã vững vàng trên bãi cỏ. - Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ, biết bao giờ mới có cánh! - Ngựa con gặp một con sói xám. - Đại Bàng núi cứu và đưa ngựa con về với mẹ. - Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng. . Quan sát tranh, thảo luận nhóm và báo cáo. - Các chi tiết của mỗi tranh. . Tranh 1: Mẹ con Ngựa Trắng quấn quýt bê nhau. . Tranh 2: Ngựa Trắng ao ước có cánh để bay như Đại Bàng núi. Đại Bàng bảo nó muốn có cánh thì phải đi tìm, đừng suốt ngày quanh quẩn cạnh mẹ. . Tranh 3: Ngựa Trắng xin phép mẹ đi tìm cánh. . Tranh 4: Ngựa Trắng gặp Sói Xám và bị Sói Xám dọa ăn thịt. . Tranh 5: Đại Bàng núi cứu Ngựa Trắng. . Tranh 6: Ngựa Trắng chồm lên và thấy bốn chân mình thật sự bay như Đại Bàng. - Luyện kể trong nhóm, trao đổi với bạn về nội dung chuyện. - Cá nhân thi kể trước lớp, trao đổi với bạn về nội dung chuyện. ? Vì sao Ngựa Trắng xin mẹ được đi xa cùng với Đại Bàng núi? ? Chuyến đi đã mang lại cho Ngựa Trắng những gì? TUẦN 29 ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ HUẾ. A. Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết: - Xác định vị trí Huế trên bản đồ Việt Nam. - Giải thích được vì sao Huế được gọi là cố đô và ở Huế du lịch lại phát triển. - Giáo dục cho HS tự hào về thành phố Huế ( Được công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993 ). B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, bản đồ hành chính VN, lược đồ. - HS: SGK, vở - bút. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ghi nhớ. - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Thành phố Huế. 2. Nội dung: a. Thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ. - Cho HS đọc mục 1 trong SGK. - Cho HS quan sát bản đồ hành chính VN lược đồ trong SGK. ? Thành phố Huế thuộc tỉnh nào? Thành phố nằm phía nào của dãy Trường Sơn? ? Nêu tên dòng sông chảy qua thành phố Huế? b. Huế - thành phố du lịch. - Cho HS đọc mục 2 trong SGK. - Cho HS quan sát hình 1 trong SGK. ? Nếu đi thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể dến thăm những địa điểm du lịch nào của thành phố Huế? ? Quan sát các ảnh trong bài, em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của thành phố Huế? ? Vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch? * Bài học: SGK (146 ) IV. Củng cố - dặn dò: - Về học bài. - Chuẩn bị bài sau: Thành phố Đà nẵng. - Nhận xét tiết học. - Cá nhân nêu - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Quan sát bản đồ và lược đồ. - Thành phố Huế thuộc thừa thiên Huế . Thành phố nằm ở phía Đông của dãy Trường Sơn. - Sông Hương là dòng sông chảy qua thành Phố Huế. - 1 em đọc, lớp đọc thầm. - Lớp quan sát hình 1 SGK. - Dọc theo dòng sông Hương có thể ngắm những cảnh đẹp: Điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác Hồ. - Cá nhân nối tiếp nhau mô tả. * Ví dụ: Kinh thành Huế. Nhiều khu nhà cổ kính nằm sát nhau, cửa Ngọ Môn cao, đẹp, điện của vua đầy uy nghi, đẹp đẽ. Trên sân chầu còn lưu lại rất nhiều pho tượng mô phỏng các quan đang dự triều. Khu nhà của các vua chúa rất đẹp, sơn son thiếp vàng. . Sông Hương: Dòng sông thơ mộng, nước chảy êm đềm, uốn lượn trong thành phố. Xung quanh hai bờ sông là các cảnh đẹp, các vườn xanh mát, tĩnh lặng. - Vì ở Huế có nhiều cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ thuật cao . - 4 - 5 em đọc, lớp đọc thầm. TẬP LÀM VĂN CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT. A. Mục tiêu: - Học sinh nắm được cấu tạo ba phần ( mở bài, thân bài, kết bài ) của một bài văn miêu tả con vật. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để lập dàn ý cho một bài văn miêu tả con vật. - Giáo dục cho HS có ý thức trong học tập. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: SGK, giáo án, phiếu bài tập. - HS: SGK, vở - bút, chuẩn bị bài. C. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS đọc lại bài tóm tắt bản tin ở bài tập 3 tiết trước. - Đánh giá, ghi điểm, củng cố. III. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Cấu tạo bài văn miêu tả con vật. 2. Nội dung: a. Nhận xét: * Bài 1, 2, 3 (112, 113): ? Bài yêu cầu gì? - Cho HS đọc bài Con mèo hung. ? Bài văn có mấy đoạn? ? Nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì? - Lớp và GV nhận xét. * Bài 3 (113): Từ bài văn trên ? Từ bài văn trên, nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu tả con vật? b. Ghi nhớ: SGK (31) - Cho HS đọc nội dung ghi nhớ. 3. Luyện tập: - Cho HS yêu cầu trong SGK. ? Bài yêu cầu gì? ? Em lập dàn ý tả con vật gì? - Cho HS làm bài độc lập. - Lớp và GV nhận xét. IV. Củng cố - dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập quan sát con vật. - Nhận xét tiết học. - 1 - 2 em đọc trước lớp. - 3 em nối tiếp đọc yêu cầu. - Đọc bài văn, phân đoạn bài văn, xác định nội dung chính của mỗi đoạn văn. - 2 em nối tiếp đọc, lớp đọc thầm. - Có 4 đoạn: . Đoạn 1: " meo meo " tôi đấy. . Đoạn 2: Chà, nó có bộ đáng yêu. . Đoạn 3: Có một hôm với chú một tí. . Đoạn 4: Con mèo của tôi là thế đấy. - Nội dung chính của mỗi đoạn văn: . Đoạn 1: Giới thiệu con mèo định tả. . Đoạn 2: Tả hình dáng con mèo. . Đoạn 3: Tả hoạt động, thói quen của con mèo. . Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về con mèo. - 2 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Bài văn miêu tả con vật gồm có 3 phần: . Mở bài: Giới thiệu con vật định tả. . Thân bài: Tả hình dáng, hoạt động, thói quen của con vật đó. . Kết bài: Nêu cảm nghĩ về con vật. - 5 em đọc ghi nhớ, lớp đọc thầm. - 2 - 3 em đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Lập dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà. - Cá nhân nối tiếp nhau nêu: . Em lập dàn ý tả con mèo. . Em lập dàn ý tả con chó. . Em lập dàn ý tả con trâu. - Làm bài theo độc lập, 1 em làm phiếu và báo cáo. Tiết 3:TOÁN : LUYÊN TẬP CHUNG A. Mục tiêu: Giúp HS : - Rèn kỹ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó. - Giáo dục học sinh tích cực học bài B. Đồ dùng dạy - học - GV: SGK; giáo án - HS: SGK; vở ghi C . Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học I- Ổn định tổ chức II- Kiểm tra bài cũ: 3’ - Nêu bài 4(151) - GV nhận xét và cho điểm HS. III - Bài mới: 35’ 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Nội dung bài Bài 1(152) - GV treo bảng phụ có kẻ sẵn nội dung của bài toán trên bảng. - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. Bài 2(152) - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - GV yêu cầu HS nêu tỉ số của hai số. - GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài của HS . Bài 3(152) - GV gọi 1 HS đọc đề bài toán. + Bài toán cho em biết những gì ? + Bài toán hỏi gì ? + Muốn tính số ki-lô-gam gạo mỗi loại chúng ta làm thế nào ? + Làm thế nào để tính được số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi. + Vậy đầu tiên chúng ta cần tính gì ? - GV yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 4(152) - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán. - Bài toán thuộc dạng toán gì ? - GV yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài. - Gọi 1 HS đọc bài trước lớp và chữa bài. IV- Củng cố – dặn dò: 2’ - GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau. - 1 HS lên bảng thực hịên yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - Nghe GV giới thiệu bài. 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Kết quả : Hiệu hai số Tỉsố của hai số Số bé Số lớn 15 30 45 36 12 48 - HS nhận xét bài bạn và tự kiểm tra bài của mình. - 1 HS - HS nêu : Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng số thứ nhất. Bài giải Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần số thứ hai. Ta có sơ đồ : Theo sơ đồ, hiệu số phần bằng nhau là : 10 – 1 = 9 (phần) Số thứ hai là : 738 : 9 = 32 Số thứ nhất là : 82 + 738 = 820 Đáp số : Số thứ nhất : 820 Số thứ hai : 82 - 1 HS + Vì số ki-lô-gam gạo trong mỗi túi bằng nhau nên ta lấy tổng số gạo chia cho tổng số túi. + Tính tổng số túi gạo. - 1 hS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải Tổng số túi gạo là : 10 + 12 = 22 (túi) Mỗi túi nặng là : 220 : 22 = 10 (kg) Số gạo nếp nặng là : 10 x 10 = 100 (kg) Số gạo tẻ nặng là : 12 x 10 = 120 kg Đáp số : Gạo nếp : 100kg; Gạo tẻ : 120 kg - 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK. - Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. - 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ xung ý kiến. - HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và làm bài. Bài giải Ta có sơ đồ: Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là: 5 + 3 =8 ( phần) đoạn đờng từ nhà An đến hiệu sách là: 840 : 8 3 = 315 ( m) Đoạn đường từ hiệu sách đến trờng dài là: 840 - 315 = 525 ( m) Đáp số: Đoạn đầu dài: 315 m Đoạn đường sau: 525 m
Tài liệu đính kèm: