Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)

Chính tả (Nhớ viết)

CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI

I. Mục tiêu:

- Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ

-Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).

- Rèn học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp

II. Đồ dùng và phương pháp dạy học

Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.

III. Các hoạt động dạy - học:

1. Kiểm tra bài cũ:

Một em đọc cho 2 em viết bảng lớp các từ có vần uốt, uốc.

2. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 09/02/2022 Lượt xem 169Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 21 - Năm học 2011-2012 (Bản tổng hợp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 21:	
Ngày soạn :27 /1/2012 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 01 năm 2012.
Giáo dục tập thể
CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tổng phụ trách đội soạn 
Tập đọc
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
 Theo từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam.
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi 
- Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước.( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Tự nhận thức; xác định giá trị cá nhân. Tư duy sáng tạo.
II.Đồ dùng và phương pháp dạy học
1.Đồ dùng; Anh chân dung Trần Đại Nghĩa.
2 Phương pháp: Trình bày ý kiến cá nhân. trình bày 1 phút . thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: 
2 HS đọc bài trước và trả lời câu hỏi SGK
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
*. Luyện đọc: 
HS: Nối tiếp nhau đọc 2 đoạn của bài.
- GV nghe sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn cách ngắt nghỉ những câu dài.
HS: Luyện đọc theo cặp.
1- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và TLCH.
+ Em hiểu “Nghe theo tiếng gọi” thiêng liêng của Tổ quốc là gì?
- Đất nước đang bị giặc xâm lăng nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc là nghe theo tình cảm yêu nước, trở về xây dựng và bảo vệ đất nước.
+ Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có những đóng góp gì cho kháng chiến?
- Ông đã cùng anh em nghiên cứu chế ra những loại vũ khí có sức công phá lớn.
+ Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc?
- Ông có công lớn trong việc xây dựng nền khoa học trẻ tuổi của nước nhà.
+ Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông như thế nào?
- Năm 1948, ông được phong thiếu tướng. Năm 1952, ông được phong Anh hùng lao động. Ông còn được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và nhiều huân chương cao quý.
+ Nhờ đâu ông có được những cống hiến lớn như vậy?
- Nhờ ông yêu nước, tận tụy hết lòng vì nước, ông lại là nhà khoa học xuất sắc ham nghiên cứu, học hỏi.
* ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước
*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 đoạn.
- GV đọc mẫu.
HS: Đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV và cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài. Chuẩn bị bài giờ sau học.
Chính tả (Nhớ viết)
CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
- Nhớ- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ 
-Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).
- Rèn học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học 
Bảng phụ viết nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Một em đọc cho 2 em viết bảng lớp các từ có vần uốt, uốc.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
b. Hướng dẫn HS nhớ- viết:
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
HS: 1 em đọc thuộc lòng 4 khổ thơ.
- Cả lớp nhìn SGK đọc thầm để ghi nhớ 4 khổ thơ.
- GV nhắc các em chú ý cách trình bày thể thơ 5 chữ, những chữ cần viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả.
- Gấp SGK, nhớ lại 4 khổ thơ và tự viết bài.
- Tự soát lỗi hoặc đổi vở cho bạn để soát.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- Đọc thầm khổ thơ hoặc đoạn văn sau đó làm bài vào vở bài tập.
- GV dán 3, 4 tờ phiếu lên bảng.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Từng em đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
a. Mưa giăng, theo gió, rải tím.
b. Mỗi cánh hoa- mỏng manh- rực rỡ- rải kín- làn gió thoảng- tản mát.
+ Bài 3: GV tổ chức cho các nhóm thi tiếp sức.
HS: Đọc yêu cầu, làm bài vào vở.
- Một số nhóm lên thi tiếp sức (gạch bỏ những tiếng không thích hợp, viết lại những tiếng thích hợp).
- GV chốt lại lời giải đúng:
+ Dáng thanh, thu dần, một điểm, rất chắc chắn, vàng thẫm, cánh dài, rực rỡ, cần mẫn.
- Cho điểm các nhóm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài và làm bài vào vở..
Toán
RÚT GỌN PHÂN SỐ
I.Mục tiêu:
- Bước đầu nhận biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản. (trong 1 số trường hợp đơn giản)
- Biết cách rút gọn phân số .
II. Đồ dùng: 
	- Bảng lớp, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Tổ chức cho HS hoạt động để nhận biết thế nào là rút gọn phân số:
a. GV ghi bảng:
Cho phân số . Tìm phân số bằng phân số nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ tìm cách giải.
- Theo tính chất cơ bản của phân số ta có:
Vậy: 
- Nhận xét: 
* Tử số và mẫu số của phân số đều bé hơn tử số và mẫu số của phân số .
* Hai phân số và bằng nhau.
Ta nói rằng : phân số đã được rút gọn thành phân số .
KL: Có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới vẫn bằng phân số đã cho. 
b. Cách rút gọn:
HS: Đọc lại kết luận trên.
- GV hướng dẫn HS rút gọn phân số rồi giới thiệu thiệu phân số không thể rút gọn được nữa.
+ (phân số tối giản) vì 3 và 4 không thể cùng chia hết cho 1 số tự nhiên nào lớn hơn 1.
+ Rút gọn phân số 
HS: 1 em lên làm.
c. Thực hành:
+ Bài 1:
HS: Đọc y/c, tự làm bài và chữa bài.
a. ; 
 ; 
 ; 
b. HSKG
 ; 
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Đọc lại yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS chữa bài.
a. Phân số tối giản là: ; ; vì 3 phân số này không chia hết cho số tự nhiên nào lớn hơn 1.
b. HSKG 
Bài 3: HSKG
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng làm.
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
Ngày soạn : 28 /1/2012 
Ngày giảng: Thứ ba ngày 31 tháng 01 năm 2012.
Mĩ thuật
GV bộ môn soạn giảng
Luyện từ và câu
CÂU KỂ: “AI THẾ NÀO?”
I. Mục tiêu:
- Nhận diện được câu kể “Ai thế nào?”
- Xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể tìm được(BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào?(BT2).
- Rèn học sinh tự giác làm bài.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Hai HS lên bảng chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1, 2: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập, cả lớp theo dõi SGK.
- Tự đọc kỹ đoạn văn dùng bút gạch dưới chân những từ chỉ đặc điểm, tính chất họăc trạng thái của sự vật trong đoạn văn.
- GV gọi HS phát biểu ý kiến hoặc chữa bài trên phiếu.
Câu 1: xanh um.
Câu 2: thưa thớt dần.
Câu 3: hiền lành.
Câu 6: trẻ và thật khỏe mạnh.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ, đặt câu hỏi cho các từ ngữ vừa tìm được.
- GV gọi HS đặt câu:
Câu 1: Bên đường cây cối thế nào?
Câu 2: Nhà cửa thế nào?
Câu 4: Chúng (đám voi) thế nào?
Câu 6: Anh thế nào?
+ Bài 4, 5: 
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ trả lời câu hỏi. Đặt câu cho các từ ngữ vừa tìm được.
c. Ghi nhớ:
HS: 2 -3 HS đọc ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Cả lớp đọc yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
Câu 1: Rồi những người con/ cũng lớn lên 
 CN 
và lần lượt lên đường.
 VN
Câu 2: Căn nhà/ trống vắng.
 CN VN
Câu 4: Anh Khoa/ hồn nhiên xởi lởi.
CN VN
Câu 5: Anh Đức/ lầm lì, ít nói.
CN VN
Câu 6: Còn anh Thịnh/ thì đĩnh đạc, chu 
CN VN
đáo.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu suy nghĩ viết ra nháp các câu văn có dùng câu kể “Ai thế nào?”.
- GV nhận xét, cho điểm.
- Nối tiếp nhau đọc đoạn văn mình viết.
3. Củng cố, dặn dò: 
`- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.	
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Rút gọn được phân số.
- Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số.
- HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bnảg phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Hai HS lên bảng chữa bài về nhà.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu+ ghi đầu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc y/c, tự làm bài rồi chữa bài.
GV cho HS trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn nhanh nhất.
VD: ta thấy 81 chia hết cho 3, 9, 27, 81 còn 54 chia hết cho 2, 3, 6, 9, 18, 27, 54. Như vậy tử số và mẫu số đều chia hết cho 3, 9, 27 trong đó 27 là số lớn nhất. Vậy:	
 ; 
+ Bài 2, 
HS: Đọc y/c, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV và cả lớp chữa bài, nhận xét.
VD: Bài 2: Nhận xét:
 là phân số tối giản không rút gọn được.
Vậy các phân số và đều bằng .
+ Bài 3: HSKG
+Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu.
- 
HS đoc yêu cầu.
- GV giới thiệu cho HS dạng bài tập mới: 
- Đọc là 2 nhân 3 nhân 5 chia cho 3 nhân 5 nhân 7.
- Trên tử và dưới mẫu đều có 3 thừa số giống nhau là 3 và 5.
- Vậy cùng chia nhẩm tích trên và dưới cho 3 và 5.
a.; b. 
- Kết quả được là .
c. 
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
 Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
-Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu truyện ( được chứng kiến hoặc tham gia ) nói về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt 
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. 
Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
- KN giao tiếp,Thể hiện sự tự tin, ra quyết định, tư duy sáng tạo.	
II. Đồ dùng và phương pháp dạy - học:
1. Đồ dùng :Bảng phụ, phiếu khổ to.
2. Phương pháp:Trình bày 1 phút. Hỏi và trả lời.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. kiểm tra bài cũ:
 Một HS kể lại chuyện đã nghe về một người có tài.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài:
HS: 1 em đọc đề bài.
- GV gạch dưới chân những từ ngữ quan trọng.
HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK.
HS: Suy nghĩ, nói nhân vật em chọn kể: Người ấy là ai? ở đâu? Có tài gì?
VD: Em muốn kể chuyện về một chị chơi đàn Pi- a- nô rất giỏi. Chị là bạn của chị gái em, thường đến nhà em vào các buổi sáng chủ nhật.
- GV dán lên bảng 2 phương án kể chuyện theo gợi ý 3.
HS: Suy nghĩ, lựa chọn kể chuyện theo 1 trong 2 phương án đã nêu.
- Lập nhanh dàn ý cho bài kể chuyện.
c. Thực hành kể chuyện:
*. Kể chuyện theo cặp:
- Từng HS quay mặt vào nhau kể cho nhau nghe câu chuyện của mình.
- GV đến từng nhóm nghe và đóng góp ý kiến.
*. Thi kể chuyện trước lớp:
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
- Một vài em nối tiếp nhau thi kể chuyện trước lớp.
- GV ghi tên những em tham gia kể lên bảng để nhận xét.
- Mỗi em  ...  thường phân bố ở đâu
- Các nhóm trình bày
Giáo viên nhận xét và bổ sung
GVKL: Người dân ĐBNB thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều nhà kiên cố đã được xây dựng.
2. Trang phục và lễ hội
+ HĐ3: Làm việc theo nhóm
- Cho các nhóm dựa vào tranh ảnh thảo luận
* Trang phục thường ngày của người dân trước đây có gì đặc biệt?
* Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
* Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
* Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ?
- Học sinh báo cáo kết quả
 - Giáo viên nhận xét
 - Vài em trả lời
 - Nhận xét và bổ sung
 - Chủ yếu là người Kinh, Khơ Me, Chăm, Hoa. 
 - Người dân thường lập ấp làm nhà ở ven sông, ngòi, kênh rạch
 - Phương tiện đi lại phổ biến là xuồng, ghe
- Đại diện các nhóm trình bày. 
- Nhận xét và bổ sung
- Trước đây phổ biến là mặc quần áo bà ba và chiếc khăn rằn
 - Lễ hội tổ chức để cầu được mùa và những điều may mắn cho cuộc sống
 - Trong lễ hội có đua ghe, cúng Trăng, tế thần Cá
 - Nổi tiếng là lễ hội bà Chúa Sứ ở Châu Đốc, hội xuân núi Bà, lễ tế thần cá Ông
3- Củng cố dặn dò :
- Đồng bằng Nam Bộ có những dân tộc nào sinh sống ? Nhà ở có đặc điểm gì ?
- Kể tên về một số lễ hội nổi tiếng.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học bài, chuẩn bị bài sau. 
Ngày soạn : 31 /1/2012 
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 3 tháng 2 năm 2012.
Toán
LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số.
- Bước đầu làm quen với quy đồng mẫu số ba phân số.
II.Đồ dùng dạy học:
	Bảng lớp+SGK
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài vào vở.
- GV cùng nhận xét và chữa bài.
a. ; 
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng cả lớp chữa bài.
a. và 2 viết được là và quy đồng mẫu số thành giữ nguyên .
b. 5 và viết được là và 
 và quy đồng mẫu số thành 
 giữ nguyên 
 và quy đồng mẫu số với MSC là 18 thành:
+ Bài 3: HSKG
HS: Tự quy đồng theo mẫu.
a. MSC : 3x4x5=60
Vậy sau khi quy đồng ta được: 
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
 và với MSC là 60 được 
- GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 5: HSKG
- GV cho HS quan sát bài tập phần a sau đó tự tính phần b.
b. 
c.
- GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
 Âm nhac
HỌC HÁT BÀI : BÀN TAY MẸ
 Nhạc: Bùi Đình Thảo
 Lời: Tạ Hữu Yên
I: Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và lời ca
- HS hát chuẩn xác các tiếng hát có luyến
- Qua bài hát nhắn nhủ các em càng thêm biết ơn và kính yêu mẹ
II: Đồ dùng dạy học
 - Đàn, nhạc cụ gõ
III: Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 1: Phần mở đầu
 - Giới thiệu nội dung bài hát, tác giả
 2: Phần hoạt động
Hoạt động của trò
Hỗ trợ của GV
a: HĐ 1: Học hát bài: Bàn tay mẹ
- HS nghe hát mẫu
- HS đọc lời ca theo tiết tấu
- Học hát từng câu
- HS tập hát đúng các tiếng có luyến và những chỗ ngân dài 3 phách
b: HĐ 2: Hát kết hợp gõ đệm
- HS hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp
+ Bàn tay mẹ bế chúng con bàn tay mẹ 
 x x x x x x
 x x x
chăm chúng con
 x x
 x
- Luyện tập nhóm, tổ
- HS hát kết hợp vận động nhẹ nhàng
c: HĐ 3: Kể tên những bài hát viết về mẹ
+ HS kể tên những bài hát viết về mẹ
(Lời ru của mẹ "Vũ trọng Tường", Chỉcó một trên đời)
- GV h¸t mÉu
- Cho hs ®äc lêi ca theo tiÕt tÊu
- D¹y h¸t tõng c©u
+ §µn giai ®iÖu tõng c©u ng¾n
- GV ®¸nh dÊu d­íi c¸c tiÕng h¸t cÇn gâ
- GV ®Öm ®µn
+ Em h·y kÓ tªn nh÷ng bµi h¸t viÕt vÒ mÑ mµ em biÕt?
- GV ®Öm ®µn
3: Phần kết thúc:
	- Nhận xét giờ học.
	- HD về nhà
Tập làm văn
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI
I. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo 3 phần của một bài văn tả cây cối( mở bài, thân bài, kết bài) ND ghi nhớ
-Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn miêu tả cây cối(BT1,mụcIII); biết lập dàn ýtả một cây ăn quả quen thuộcthêo một trong hai cách đã học(BT2).
- HS cảm nhận vẻ đẹp của cây cối trong môi trường thiên nhiên.
- Giáo dục học sinh tự giác làm bài.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học
Tranh ảnh 1 số cây ăn quả.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. kiểm tra;
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Phần nhận xét:
+ Bài 1: HS: 1 em đọc nội dung bài tập, cả lớp
theo dõi.
- Đọc thầm lại bài cũ bãi ngô, xác định các đoạn và nội dung từng đoạn.
- GV gọi HS nhận xét, chốt lời giải đúng.
- HS phát biểu ý kiến.
+ Bài 2: GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: Xác định đoạn và nội dung từng đoạn trong bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lời giải đúng:
* Đoạn 1: 3 dòng đầu.
- Giới thiệu bao quát về cây Mai.
* Đoạn 2: 4 dòng tiếp.
- Đi sâu tả cánh hoa, trái cây.
* Đoạn 3: Còn lại.
- Nêu cảm nghĩ của người miêu tả.
+ Bài 3: Nêu yêu cầu của bài tập.
HS: Trả lời miệng.
c. Phần ghi nhớ:
- 3- 4 em đọc nội dung ghi nhớ.
d. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: 1 em đọc nội dung bài, cả lớp đọc thầm, xác định trình tự miêu tả trong bài.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng:
- Bài văn tả cây gạo già theo từng thời kỳ phát triển của bông gạo từ lúc hoa còn đỏ mọng đến lúc mùa hoa hết, những bông hoa đỏ trở thành những quả gạo, những mảnh vỏ tách ra, lộ những múi bông khiến cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và lập dàn ý cho bài văn của mình.
- Nói tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- GV nhận xét, chọn 1 dàn ý tốt nhất dán lên bảng.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập làm bài.
Khoa học
SỰ LAN TRUYỀN ÂM THANH
I. Mục tiêu:
- Nêu VD chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn.
- HS nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền trong môi trường (khí, lỏng, rắn) tới tai.
II. Đồ dùng và phương pháp dạy học	
 Hai ống bơ, vài vụn giấy .
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
2 Dạy bài mới:
a. Giới thiệu:
b. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các sự lan truyền âm thanh.
* Mục tiêu:Nhận biết được tai nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanhđược lan truyền tới tai.
* Cách tiến hành:
? Tại sao gõ trống tai ta nghe được tiếng trống.
HS: Trả lời.
- Quan sát hình 1 trang 84 SGK và dự đoán điều gì sẽ xảy ra khi gõ trống?
HS: Tiến hành các thí nghiệm, gõ trống quan sát các giấy nảy. 
- Thảo luận về nguyên nhân làm cho tấm ni lông rung và giải thích âm thanh truyền từ trống đến tai ta như thế nào? 
- Mặt trống rung động làm cho không khí gần đó rung động. Rung động này được truyền đến không khí liền đó và lan truyền trong không khí.
Khi rung động lan truyền tới miệng ống sẽ làm cho tấm ni lông rung động.
- Khi rung động lan truyền tới tai ta sẽ làm màng nhĩ rung động.
Nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh.
c. Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự lan truyền âm thanh qua chất lỏng, chất rắn
* Mục tiêu:Nêu VD chứng tỏ âm thanhcó thể lan truyền qua chấtlỏng, chất rắn.
* Cách tiến hành: 
HS: Tiến hành thí nghiệm hình 2 trang 85 SGK.
? Qua thí nghiệm trên các em có nhận xét gì
- Âm thanh có thể truyền qua nước qua thành chậu ® qua chất lỏng và chất rắn.
? Tìm thêm dẫn chứng tương tự
VD: Gõ thước vào hộp bút trên mặt bàn, áp tai xuống bàn, bịt tai kia lại ta sẽ nghe được âm thanh. 
- áp tai xuống đất nghe vó ngựa từ xa .
d. Hoạt động 3: Tìm hiểu âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
*Mục tiêu: Nêu VD hoặc làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm.
*Cách tiến hành:
- GV có thể đưa ra câu hỏi chung cho cả lớp sau đó cho 1 số HS trình bày.
HS: Có thể làm thí nghiệm để thấy âm thanh yếu đi khi đi ra xa trống.
e. Hoạt động 4: Trò chơi nói chuyện qua điện thoại.
* Mục tiêu:Củng cố, vận dụng tính chất âm thanhcó thẻ truyền qua vật rắn.
*Cách tiến hành: 
- GV hướng dẫn cách chơi.
 - HS thực hành nối ống bơ. 
HS: Tự chơi trò chơi để nhận ra âm thanh có thể truyền qua sợi dây trong trò chơi.
3.Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Về nhà ôn bài và chuẩn bị giờ sau
Giáo dục tập thể
SINH HOẠT LỚP CUỐI TUẦN
I. Mục tiêu:
- HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
- Phát động phong trào thi đua mừng đảng mừng xuân.
II. Nội dung:
1. Ổn định:
2. GV nhận xét những ưu điểm và khuyết điểm của HS.
a.Ưu điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
..............................................................................................................................
b. Nhược điểm:
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
3. Đánh giá kết quả hoạt động theo chủ điểm :
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
4. Phương hướng: 
...............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................
5. Văn nghệ :
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_21_nam_hoc_2011_2012_ban_tong_hop_chuan_k.doc