I. Mục tiêu:
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
- Bài tập: bài 1, 3, 4
- HS thích giải bài toán có lời văn và cân đo, đong đếm
II. Đồ dùng:
Kẻ sẵn bài tập 2SGK.
III. Hoạt động dạy học:
TUẦN 29 Thứ hai, ngày 29 tháng 3 năm 2010 Soạn ngày 26 tháng 03 năm 2010 Tập đọc: tiết 57 ĐƯỜNG ĐI SA PA I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu nội dung: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước( trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài). - GD tình yêu cảnh đẹp của đất nước II. Đồ dùng: Tranh minh hoạ bài đọc. Đoạn văn luyện đọc. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: Đọc và trả lời câu hỏi bài: Con sẻ - GV đánh giá - 2HS đọc B. Bài mới: 1. Giới thiệu: GV giới thiệu & ghi bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. HĐ1: 12’- Luyện đọc: - Đọc nối tiếp (3 lượt) kết hợp sửa phát âm, ngắt giọng cho từng HS. Giải nghĩa các từ: rừng cây âm u, áp phiên - 3 HS đọc nối tiếp - Đọc theo cặp - HS hoạt động nhóm 2 - Đọc toàn bài - GV đọc mẫu - 1HS đọc - HS nghe b./HĐ2: 10’- HD tìm hiểu bài: HS đọc thầm lướt toàn bài - Đọc câu hỏi 1 - GV yêu cầu thảo luận nhóm 2 để trả lời - 1em đọc. Lớp theo dõi - GV chốt ý đúng - Hoạt động nhóm 2 + Hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho ta biết điều gì về SaPa - HS nêu kết quả + Những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế của tác giả? + Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng điệu kì của thiên nhiên”? - HS nêu ý trả lời - Lớp thống nhất ý đúng - Tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? - Nêu ý chính của bài văn? - GV theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS nêu ý chính, lớp nhận xét, bổ sung c.HĐ3: 8’- Luyện đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 em đọc nối tiếp bài. + Nêu cách đọc bài văn - 3 em đọc. Lớp theo dõi - Rút ra cách đọc - GV Tổ chức luyện đọc đoạn 1 - Thi đọc diễn cảm – GV đánh giá - HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc IV. Củng cố-dặn dò: 2’ - Nhận xét giờ học - GV n/x giờ học - dặn dò ---------------------------------------------------------- Toán: tiết 141 LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. - Giải được bài toán tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của hai số. - Bài tập: bài 1, 3, 4 - HS thích giải bài toán có lời văn và cân đo, đong đếm II. Đồ dùng: Kẻ sẵn bài tập 2SGK. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 4’- Giải bài tập: Cửa hàng bán: 126kg đường. Ngày 1 bán bằng 2/3 số đường ngày 2. Ngày 2 bán bằng 3/4 số đường ngày 3. Hỏi mỗi ngày bán được bao nhiêu kg đường? + Nêu cách giải BT Tìm hai số biết Tổng và tỉ của 2 số?- GV đánh giá kết quả , ghi điểm - 1 HS làm bài - Lớp làm ra nháp - Nhận xét - 1HS nêu B. Bài mới: 1.HĐ1: 1’Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi bài - HS ghi bài 2.HĐ2: 30’ Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Bài 1: Làm trong vở - Lớp làm. 1HS nêu kết quả, bạn nhận xét - GV nhận xét kết quả - Củng cố về tỉ số - HS nhận xét kết quả * Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu BT rồi tóm tắt bài - Yêu cầu HS làm vào vở, 1 em làm vào phiếu nhóm, dán phiếu và trình bày bài. - Cho lớp nhận xét, GV đánh giá: - 1 em đọc yêu cầu - 1 em tóm tắt sơ đồ. - HS làm bài cá nhân – Nhận xét thống nhất kết quả * Bài 4: GV hướng dẫn tương tự - GV lưu ý HS: Tổng chiều dài và chiều rộng chính là nửa chu vi. - HS hoạt động tương tự IV. Củng cố – dặn dò: 2’ + Hôm nay luyện tập mấy dạng toán ? + Muốn tìm 2 số biết tổng và tích ta làm thế nào? + Muốn tìm 2 số biết tổng và hiệu ta làm thế nào? - Nhận xét tiết học ---------------------------------------------------------------- Khoa học: tiết 57 THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG I. Mục tiêu: - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng. - HS ý thức được các yếu tố cần thiết để duy trì sự sống của thực vật II. Đồ dùng dạy học: GV: có 5 cây trồng theo yêu cầu SGK. Phiếu học tập nhóm - HS: mang đến lớp cây đã trồng theo sự phân công. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 4’- GV yêu cầu các nhóm HS báo cáo sự chuẩn bị - GV nhận xét, ghi điểm - Các nhóm trưởng báo cáo B. Bài mới: 1. Giới thiệu:1’- GV giới thiệu & ghi bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Hoạt động 1: 15’-mô tả thí nghiệm - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 4. - HS hoạt động nhóm 4 - Gv đi giúp đỡ các nhóm HS. - Từng thành viên trong nhóm mô tả cách chăm sóc cây của mình. - Gọi HS báo cáo kết quả - Đại diện nhóm trình bày - GV ghi nhanh điều kiện sống của từng cây - GV nhận xét, khen nhóm có sự chuẩn bị tốt + Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau? - HS trao đổi theo cặp và trả lời - Lớp nhận xét, bổ sung + Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết? + Trong các cây trồng trên, cây nào đã có đủ những điều kiện đó? - GV kết luận b. Hoạt động 2: 13’-Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường - GV phát phiếu học tâp cho các nhóm, yêu cầu HS quan sát các cây và hoàn thành nội dung phiếu - Các nhóm quan sát cây và hoàn thành phiếu - Gọi các nhóm trình bày kết quả-GV nhận xét - Đại diện trình bày, lớp nhận xét, bổ sung IV. Củng cố-dặn dò: 2’ -Thực vật cần gì để sống - Dặn dò: sưu tầm tranh ảnh chuẩn bị bài sau - Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------------------- Thứ ba, ngày 30 tháng 3 năm 2010 Soạn ngày 27 tháng 03 năm 2010 Chính tả (Nghe viết): tiết 29 AI NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4? I. Mục tiêu: - Nghe- viết đúng bài chính tả bài; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số - Làm đúng bài tập 3 (kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh bài tập), hoặc bài tập chính tả phương ngữ( 2 ) a/b - Giáo dục học sinh tính cần cù, chịu khó II. Đồ dùng: Bảng nhóm, bút dạ III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 4’ - GV đọc 1 số từ ngữ để HS viết: xộc xệch, loẹt xoẹt, nói suông. hen suyễn, - GV nhận xét, đánh giá - 2 HS lên viết bảng lớp - HS viết nháp B. Bài mới: 1. Giới thiệu: GV giới thiệu & ghi bài tên bài - HS ghi vở 2.HĐ1: 20’- Hướng dẫn tìm hiểu bài: a./Hướng dẫn chính tả: - GV đọc mẫu bài viết. - HS đọc thầm + Đầu tiên người ta cho rằng ai là người đã nghĩ ra các chữ số? - 1 vài em trả lời + Vậy ai là người đã nghĩ ra các chữ số? - HS trả lời câu hỏi - Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài, chú ý những từ khó viết, dễ lẫn - HS đọc - GV đọc cho HS viết: ả-rập, Bát-đa, ấn Độ, dâng tặng, truyền bá rộng rãi, - Cả lớp viết nháp - 2HS lên bảng viết b./Viết bài: - Yêu cầu HS nghe viết bài - HS nghe Gv đọc để viết - GV nhắc HS chú ý cách viết các chữ số, các tên địa danh nước ngoài - GV đọc cho HS soát lỗi - HS soát bài theo nhóm 2 3./HĐ 2: 8’- Hướng dẫn HS làm bài tập * Bài tập 2 a: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 - tìm và viết từ ra phiếu - HS đọc yêu cầu bài - HS hoạt động nhóm 4 - Yêu cầu các nhóm dán bài lên bảng - Đại diện nhóm dán và đọc các từ của nhóm - GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài IV. Củng cố – dặn dò:2’ - GV nhận xét giờ học - Liên hệ thực tế --------------------------------------------------------------------- Kể chuyện: tiết 29 ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG I. Mục tiêu: - Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1). - Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2) - GD học sinh thích kể và nghe bạn kể chuyện. II. Đồ dùng: - Tranh minh hoạ câu chuyện, Băng giấy ghi nội dung từng tranh. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 4’-Gọi HS kể lại câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia nói về lòng dũng cảm. - GV nhận xét, cho điểm. - 1HS kể B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:1’- GV giới thiệu và ghi bài 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * HĐ1: 10’- GV kể chuyện - GV kể lần 1: không tranh - HS lắng nghe - GV kể lần 2: GV treo tranh lên bảng và kể kếp hợp với chỉ minh hoạ trên tranh - HS lắng nghe - GV giải thích: vó ngựa, chận ngựa, phi nước đại: chạy rất nhanh - HS hoạt động nhóm 2 *HĐ2: 8’- Nêu ND tranh - Gọi HS nêu ý kiến về nội dung từng bức tranh - HS nêu ý kiến của mình - GV kết luận và thống nhất nội dung từng bức tranh Tranh1: Mẹ con ngựa trắng quấn quýt bên nhau Tranh 2: Ngựa trắng ao ước có cánh để bay như Đại bàng núi. Tranh 3: Ngựa trắng xin phép Mẹ đi tìm cánh Tranh 4: Ngựa trắng gặp sói Xám và suýt bị sói Xám ăn thịt Tranh 5: Đại bàng núi cứu ngựa Trắng Tranh 6: Ngựa trắng thấy mình thật sự bay như đại bàng núi - Lớp nhận xét, bổ sung - Gọi 2 HS lên gắng nội dung từng bức tranh 1 cho phù hợp - HS thực hiện - Lớp nhận xét * HĐ3: 15’- Kể chuyện theo nhóm, cá nhân. - GV hướng dẫn HS kể theo nhóm. - HS hoạt động nhóm 5 - Gọi 1 nhóm lên kể nối tiếp - Mỗi HS tập kể 1 đoạn - Kể trước lớp. Nhận xét giọng kể từng bạn - Gọi 2 HS lên kể câu chuyện - GV nhận xét, tuyện dương - HS lên kể chuyện IV. Củng cố – dặn dò: 2’ -GV nhận xét tiết học tuyên dương em tích cực - Liên hệ thực tế --------------------------------------------------------------- Toán: tiết 142 TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I. Mục tiêu: - Biết cách giải bài toán dạng tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - HS yêu thích giải bài toán có lời văn - Bài tập: bài 1 II. Đồ dùng: - Bảng nhóm, bảng cá nhân. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 4’-Yêu cầu HS giải BT Tổng số tuổi hai mẹ em là 32. Tuổi con bao nhiêu ngày thì tuổi mẹ bấy nhiêu tuần 1. Tính tuổi của mỗi người. - GV nhận xét, cho điểm - 1HS lên bảng giải. Lớp làm nháp – Nhận xét. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài:1’- GV giới thiệu và ghi bài - HS ghi vở 2.HĐ1: 20’- Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Bài toán 1: - HS đọc đề bài và tóm tắt + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS trả lời + Bước 1 để giải bài toán là gì? + Vận dụng kiến thức về BT tìm 2 số biết tổng & tỉ, con hãy tìm cách để giải BT này? - HS phát biểu - HS thảo luận nhóm 2 để giải - 1 em chữa bài ở bảng lớp - GV đánh giá & chốt lại b. Bài toán 2: - HS đọc đề bài + Bài toán thuộc dạng nào? - HS thảo luận nhóm 2 + Hiệu 2 số là bao nhiêu và tỉ số là bao nhiêu? - HS phát biểu - GV hướng dẫn vẽ sơ đồ và thực hiện như BT 1 - Nhóm khác bổ sung - GV yêu cầu học sinh rút ra các bước giải - HS nêu - GV chốt 4 bước như sau & ghi bảng: B1: Vẽ sơ đồ B2: Tìm hiệu số phần bằng nhau B3: Tìm giá trị một phần B4: Tìm các số - 2HS nhắc lại cách giải 3.HĐ2: 8’- Luyện tập: GV hướng dẫn HS làm và chữa bài - 1 HS đọc * Bài: Bài toán thuộc dạng toán gì? - Hiệu của hai số là bao nhiêu? - Tỉ số của hai số là ba ... và các yêu cầu - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm - 2HS đọc - HS hoạt động nhóm trao đổi thảo luận + Bài văn có mấy đoạn? - HS trả lời + Nội dung chính của mỗi đoạn văn trên là gì? + Bài văn miêu tả con vật gồm có mấy phần/ Nội dung chính của mỗi phần là gì? - GV giảng bài - HS lắng nghe - GV kết luận HĐ2: 4’-Ghi nhớ ( SGK) - 3HS đọc. Cả lớp đọc thầm HĐ3: 15’-Luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - 3HS đọc yêu cầu - Gọi HS dùng tranh minh hoạ giới thiệu con vật mình sẽ lập dàn ý tả - 3-5 HS giới thiệu - Yêu cầu HS lập dàn ý - 2HS viết giấy khổ to - GV gợi ý: + Lập dàn ý cụ thể, chi tiết về hình dáng, hoạt động của con vật + Các em tham khảo bài con mèo hung của Hoàng đức Hải - Gọi HS dán phiếu lên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung - Nhận xét, bổ sung - Chữa dàn ý cho một số HS - Chữa bài - Cho điểm cho một số HS viết tốt IV. Củng cố – dặn dò: 2’ -GV nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả con vật mà quan sát ngoại hình hoạt động của một con chó hoặc con mèo ------------------------------------------------------------- Toán: tiết 144 LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” - Biết nêu bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” theo sơ đồ cho trước - Học sinh yêu thích giải bài toán có lời văn - Bài tập: 1, 3, 4 II. Đồ dùng: Bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra: 4’- Bài 4: ( trang 151 – SGK ) - GVđánh giá, cho điểm. 2.Bài mới: HĐ1: 1’- Giới thiệu bài HĐ2: 30’- Hướng dẫn luyện tập Bài 1: GV vẽ sơ đồ Số lớn: /----/----/----/ 30 Số bé: /----/ Bài 3: -GV vẽ sơ đồ lên bảng. gạo nếp: /----/ gạo tẻ :/----/----/--540/----/ Bài 4: - GV yêu cầu 1 HS lên vẽ sơ đồ - GV phân tích đề và hướng dẫn cách giải - GV theo dõi nhận xét, chữa bài - 1 HS lên bảng làm bài 4 - HS nhận xét. + 1HS đọc yêu cầu của bài 1. + HS làm việc cá nhân vào giấy nháp + 1 HS lên bảng. + HS và GV nhận xét, kết luận. + 1 HS đọc đầu bài. + HS chỉ ra hiệu của hai số và tỉ số của hai số đó. + 1 HS lên bảng trình bày bài giải. + Cả lớp nhận xét, chữa bài. + 1HS đọc yêu cầu của bài 1. + Gọi 1 HS chỉ ra hiệu và tỉ số của 2 số. + Gọi 1 HS lên bảng giải + Cả lớp nhận xét kết quả và kết luận. IV. Củng cố, dặn dò:2’ - GV cho HS nhắc lại các nội dung của bài học - .GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------- Lịch sử: tiết 29 QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUAN THANH(1789) I. Mục tiêu: - Dựa vào lược đồ tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân thanh - Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Quang Trung kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh - Nêu công lao của Nguyễn Huệ – Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh, bảo vệ nền độ lập dân tộc - GD học sinh lòng tự hào về các vị anh hùng của dân tộc II. Đồ dùng: - Lược đồ Quang Trung đại phá quân Thanh.Tranh trong SGK. Phiếu học tập nhóm III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 4’ - Gọi HS trả lời câu hỏi cuối bài 24 SGK - GV nhận xét đánh giá - 3 HS lên bảng trả lời - Lớp nhận xét B. Bài mới: 1. Giới thiệu:1’- GV giới thiệu & ghi bài - HS ghi vở 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài: a. Hoạt động 1:10 Quân Thanh xâm lược nước ta - GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi: - HS đọc SGK + Vì sao quân Thanh sang xâm lược nước ta? - HS thảo luận theo cặp - GV kết luận và ghi bảng: Quân Thanh muốn thôn tính nước ta và mượn cớ vua Lê Chiêu Thống xin cầu viện nhà Thanh nên quân Thanh xâm lược nước ta - HS phát biểu - Lớp nhận xét, bổ sung - HS ghi bảng b. Hoạt động 2:10’- Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh -Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời câu hỏi gợi ý - HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi + Khi quân Thanh sang xâm lược nước ta Nguyễn Huệ đã làm gì? - Lần lượt các đại diện nhóm phát biểu - Lớp nhận xét, bổ sung + Vua Quang Trung tiến quân đến Tam Điệp khi nào? Để làm gì? + Dựa vào lược đồ nêu đường tiến của 5 đạo quân - 2 đại diện nhóm lên chỉ trên lược đồ + Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi? + Hãy thuật lại trận Đống Đa? - 2 em lên thuật lại các trận đánh - GV kết luận và nhắc lại diễn biến GV ghi vắn tắt ý lên bảng - Lớp nhận xét, bổ sung c. Hoạt động 3: 10’- Lòng quyết tâm đánh giặc và sự mưu trí của vua Quang Trung - Quang Trung thể hiện sự mưu trí của mình như thế nào để đánh thắng được quân Thanh? - HS thảo luận và phát biểu - GV kết luận - Lớp nhận xét, bổ sung IV. Củng cố-dặn dò: 2’ -GV nhận xét giờ học - Liên hệ thực tế ------------------------------------------------------------- Thư sáu, ngày 02 tháng 4 năm 2010 Soạn ngày 30 tháng 03 năm 2010 Luyện từ và câu: tiết 58 GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ I. Mục tiêu: - Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự, phân biệt được lời yêu đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự( BT3) bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước( BT4) - GD học sinh có ý thức khi nói lời yêu cầu, đề nghi, mong muốn phù hợp với đối tượng II. Đồ dùng: + Phiếu ghi lời giải bài tập 2-3 phiếu nhóm, bút dạ để làm bài tập4. III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ : 4’ + Em hiểu du lịch, thám hiểm là gì? + Em hiểu câu “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” nghĩa là gì? - GV nhận xét, ghi điểm - 2HS trả lời B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: ghi tựa - HS ghi vở 2. HĐ1: 10’ Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Đọc nối tiếp các bài tập 1, 2, 3, 4 - 4HS đọc nối tiếp - HS đọc thầm lại đoạn văn ở bài tập 1 và trả lời lần lựơt các câu hỏi 2, 3, 4 - HS đọc thầm và trả lời Bài2: Câu nêu yêu cầu, đề nghị trong đoạn văn 1 - Lớp nhận xét - GV chốt Bài 3: Lời yêu cầu của Hùng đối với bác Hai là yêu cầu bất lịch sự - HS nêu ý kiến - Yêu cầu của Hoa đối với Bác Hai là yêu cầu lịch sự - Bạn nhận xét Bài4: - Lời yêu cầu lịch sự là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp - HS nêu ý kiến - Khi muốn yêu cầu lịch sự, đề nghị một việc gì đó cần thêm và trước họăc sau động từ làm ơn, giùm, giúp.. 3. HĐ2: 5’ Ghi nhớ: - HS đọc ghi nhớ SGK - 2 - 3HS đọc 4.HĐ3: 15’-Luyện tập: Bài1: - yêu cầu HS đọc bài tập - Yêu cầu HS đọc đúng ngữ điệu các câu khiến rồi lựa chọn cách nói lịch sự - HS lựa chọn cách nói lịch sự và nêu ý kiến - GV chốt lời giải đúng - Bạn nhận xét Bài2: - Yêu cầu HS đọc đúng ngữ điệu các câu khiến - HS lựa chọn cách nói lịch sự - GV chốt - Tiến hành tương tự bài tập1 Bài3: - Yêu cầu HS đọc đúng ngữ điệu các câu khiến - GV nhận xét, tuyên dương bạn đọc đúng ngữ . - HS đọc yêu cầu. - HS đọc nối tiếp câu khiên IV. Củng cố: - dặn dò: 2’ GV nhận xét đánh giá giờ học ---------------------------------------------------------- Toán: tiết 145 LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: - giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ số của hai số đó - Học sinh yêu thích giải bài toán có lời văn thuộc 2 dạng toán tổng - tỉ , hiệu - tỉ. - Bài tập: bài 2, 4 II. Đồ dùng: bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: A. Bài cũ: 5’- Nêu các bước giải bài toán khi biết tổng số và tỉ số của hai số. Nêu các bước giải bài toán khi biết hiệu số và tỉ số của hai số - GV nhận xét, cho điểm - 2HS trả lời - Lớp nhận xét B. Bài mới: 1. HĐ1: 1’Giới thiệu bài: GV giới thiệu, ghi bài - HS ghi vở 2. HĐ2: 30’-Hướng dẫn tìm hiểu bài: b. Bài 2: - HS đọc đề toán + Bài toán thuộc dạng gì? - HS trả lời, lớp nhận xét + Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số hai số đó? - HS nêu - 1HS lên tóm tắt ở bảng - Lớp làm vào vở, 1 em làm bảng lớp - GV chốt kết quả - Cả lớp nhận xét d. Bài4: - HS đọc yêu cầu + Bài toán thuộc dạng gì? - HS trả lời + Nêu các bước giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số hai số đó? - HS nêu - 1HS lên tóm tắt ở bảng - Lớp làm vào vở, 1 em làm bảng lớp - GV chốt kết quả đúng - Cả lớp nhận xét IV. Củng cố – dặn dò:2’ + Nêu cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó? - GV nhận xét tiết học ------------------------------------------------------------ Tiết 29: NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐÔNNG SẢN XUẤT CỦA ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I- MỤC TIÊU Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng duyên hải miền Trung: + Hoạt động du lịch ở đồng bằng duyên hải miền Trung rất phát triển. + Các nhà máy, khu công nghiệp phát triển càng nhiều: nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền: trồng nhiều mía, nghề đánh cá trên biển. HS khá giỏi: + Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. + Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây phát triển: cảnh đẹp, nhiều di sản văn hóa - Giáo dục học sinh biết giữ gìn và yêu quý một số di sản văn hóa của đất nước. II. Đồ dùng dạy học Bản đồ dân cư VN, phiếu học tập (HĐ3) III . Các hoạt động dạy học 1/ Ổn định: 2/ Bài cũ :Dải đồng bằng DHMT. - GV nhận xét, ghi điểm 3/ Bài mới : * Giới thiệu bài: 1’ 1 . Hoạt động du lịch * Hoạt động 1 : 7’Làm việc cả lớp hoặc theo cặp. - GV giới thiệu tranh ở H9 (SGK) - GV yêu cầu học sinh đọc mục 3 (SGK) - GV nêu câu hỏi: + Hãy kể tên một số bãi biển nổi tiếng ở miền Trung mà em biết. - GV theo dõi nhận xét, chốt lại. 2. Phát triển công nghiệp * Hoạt động 2 : 8’- Làm việc cả lớp - Bước 1 : GV yêu cầu một số HS đọc ghi chú các ảnh từ hình a -> đ của H11 (SGK) và cho biết một số công việc để sản xuất đường từ cây mía. * Hoạt động 3: 10’- Làm việc cá nhân ( dùng cho học sinh khá giỏi) - GV phát phiếu học tập cho học sinh với hệ thống câu hỏi sau: + Giải thích vì sao có thể xây dựng nhà máy đường, nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu thuyền. + Giải thích những nguyên nhân khiến ngành du lịch ở đây phát triển: - GV theo dõi, nhận xét và chốt lại ý đúng. -> Bài học SGK/140 (5’) - 2 HS trả lời câu hỏi 1,3 SGK /137. - HS quan sát SGK, lắng nghe -1HS đọc, cả lớp theo dõi SGK - HS theo dõi. - HS trao đổi theo cặp, nêu ý kiến - Lớp nhận xét, bổ sung - HS quan sát bản đồ và thảo luận theo cặp. - Trả lời câu hỏi, lớp nhận xét, sửa chữa - HS làm vệc, dán phiếu đọc kết quả - Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung - 2 – 3 HS đọc IV/ Củng cố, dặn dò : 2’ - Hệ thống lại ND bài - Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: