Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú

1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc bài Con sẻ, trả lời các câu hỏi SGK.

-Nhận xét bài cũ.

2 Bài mới: Giới thiệu bài.

HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc

-Gọi 1 em đọc toàn bài.

-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.

-Chú ý sửa lỗi đọc.

-Gọi 1 em đọc phần chú giải

-Yêu cầu luyện đọc theo cặp.

-Gọi HS đọc toàn bài.

-Đọc mẫu.

HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài

Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi

+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh?

+Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả?

+Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên ?

-Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh đẹp ở Sa Pa như thế nào?

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Thanh Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29 Ngày soạn: Ngày 26 tháng 3 năm 2011
Ngày dạy: Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
 MÔN: HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 57	BÀI : CHÀO CỜ + SINH HOẠT VUI CHƠI
Tiết 57 MÔN: TẬP ĐỌC 
 BÀI  : ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu:- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn với giọng nhẹ nhàng, tình cảm , bước đầu biết nhấn giọng các từ gợi tả thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa
- Hiểu nội dung, ý nhĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với vẻ đẹp đất nước.( trả lời các câu hỏi SGK)
- Thêm yêu quê hương, đất nước .
II.Chuẩn bị:- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ : Gọi HS đọc bài Con sẻ, trả lời các câu hỏi SGK.
-Nhận xét bài cũ.
2 Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc
-Gọi 1 em đọc toàn bài.
-Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-Chú ý sửa lỗi đọc.
-Gọi 1 em đọc phần chú giải
-Yêu cầu luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc toàn bài.
-Đọc mẫu.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh, về người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh?
+Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát rất tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả?
+Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên ?
-Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh đẹp ở Sa Pa như thế nào?
-Nội dung chính của bài văn là gì ?
HĐ3:Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm
-Gọi HS đọc nối tiếp cả bài.
-Yêu cầu HS nhận xét cách đọc.
-Treo bảng phụ ghi hai đoạn cuối và hướng dẫn cách đọc.
-Đọc mẫu.
-Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-Gọi HS đọc diễn cảm.
-Nhận xét, ghi điểm
3.Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại nội dung của bài
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS học thuộc lòng 2 đoạn cuối.
-3 HS thực hiện theo yêu cầu.
-Nhận xét bạn đọc bài
-1 em đọc, lớp theo dõ
-3 HS nối tiếp nhau đọc (2-3 lượt )
-1 HS đọc phần chú giải.
-Luyện đọc theo cặp
-HS đọc toàn bài
-Theo dõi GV đọc mẫu.
-Đọc thầm và trả lời câu hỏi
+HS miêu tả 
Ví dụ: Đường lên Sa Pa thật đẹp, du khách lên Sa Pa có cảm giác như đang đi trong những đám mây bồng bềnh huyền ảo, đi giũa những thác nước trắng xoá tựa mây trời. 
+Những đám mây trắng nhỏ xà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+Thoắt cái lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu
+Hoàng hôn, áp phiên của chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
-Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
-Tác giả háo hức, ngưỡng mộ, ca ngợi Sa Pa là món quà kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
-Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ của Sa Pa, qua đó thể hiện tình yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
-3 em đọc 3 đoạn, lớp theo dõi nêu cách đọc từng đoạn
-Theo dõi.
-Nghe đọc mẫu.
-Luyện đọc diễn cảm theo cặp
-HS thi đọc cá nhân.
-Nhận xét, chọn bạn đọc hay 
-1 em nhắc lại
	MÔN: TOÁN
Tiết 141 	 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
 - Giải được bài toán “Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”.
 - Có ý thức trình bày bài sạch sẽ, khoa học.
II. Chuẩn bị: Bảng phụ.
III. Các hoạt động – học:
Giáo viên
Học sinh
1 .Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên bảng làm bài tập : Tổng của hai số là 155. Số lớn gấp 4 lần số bé. Tìm hai số đó ?
-Nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
HD Luyện tập.
Bài 1. Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
-Cho HS làm bảng con.
-Nhận xét kết quả.
Bài 2. Gọi HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài theo nhóm 
-Cho các nhóm dán bảng và nhận xét kết quả.
-Nhận xét cho điểm các nhóm.
Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
-Nêu tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai ?
-Cho HS tóm tắt và giải.
Tóm tắt 
 ?
Số thứ nhất
 1080 
Số thứ hai
 ?
-Nhận xét cho điểm.
Bài 4: HS đọc đề- nêu yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu gì ?
-Bài liên quan đến dạng toán nào đã học ?
 ? m
Chiều rộng : 125m 
Chiều dài :
 ?m
-Cho HS làm bài vào vở. 
Bài 5 : Gọi HS nêu yêu cầu
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán yêu cầu gì ?
-Bài liên quan đến dạng toán nào đã học ?
-Tổng của chiều dài và chiều rộng còn gọi là gì của hình chữ nhật ?
-Gọi HS nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ?
Tóm tắt: ?m
Chiều rộng : 
 8m 64:2
Chiều dài :
 ?m
-Cho HS làm bài vào vở. 
-Chấm một số bài, nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
-Gọi HS nhắc lại cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu, tổng và tỉ số của hai số.
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS luyện tập thêm .
-1HS lên bảng, lớp làm nháp.
Số lớn là : 155 : (1 + 4 ) x 4 = 124
Số bé là : 155 – 124 = 31
Đáp số: số lớn: 124; số bé : 31
-Nhắc lại tên bài học
* HS khá giỏi: Bài 1c,d. Bài 2,5
Bài 1. 1HS đọc yêu cầu của bài tập.
-Làm bảng con
a) a = 3 ; b = 4 Tỉ số của a và b là : 
b) Tỉ số của a và b là: 
c) Tỉ số của a và b là (HS khá giỏi)
d) Tỉ số của a và b là hay (HS khá giỏi)
Bài 2. (HS khá giỏi ) 1 em nêu yêu cầu.
-Làm bài theo nhóm vào bảng nhóm.
-Các nhóm dán kết quả.
-Nhận xét bài làm 
Tổng hai số
72 
120
45
Tỉ số của hai số
Só bé 
12
15
18
Số lớn 
60
105
27
Bài 3. 1HS đọc yêu cầu của bài.
-Tỉ số của số thứ nhất và số thứ hai là 
-1HS lên bảng tóm tắt. Lớp tóm tắt vào vở.
-nhận xét tóm tắt của bạn.
-1HS lên bảng giải, lớp làm bài vào vở.
Bài giải Tổng số phần bằng nhau là:
 1 + 7 = 8 (Phần)
 Số thứ nhất là:
 1080 : 8 = 135
 Số thứ hai là:
 1080 - 135 = 945
 Đáp số: Số thứ nhất : 135
 Số thứ hai : 945
-Nhận xét sửa bài trên bảng.
Bài 4: 1HS đọc yêu cầu của bài.
-Phân tích bài theo gợi ý của GV.
-Bài liên quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở
Tổng số phần bằng nhau là :
2 + 3 = 5 ( phần)
Chiều rộng của hình chữ nhật :
125 : 5 x 2 = 50 ( m)
Chiều dài của hình chữ nhật :
125 – 50 = 75 ( m)
Đáp số : chiều rộng : 50 m
 Chiều dài 75 m
Bài 5. (HS khá giỏi )1 em nêu yêu cầu
-Phân tích bài theo gợi ý của GV.
-Bài liên quan đến bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Số lớn = (tổng + hiệu ): 2
Số bé = (tổng – hiệu ):2
Chiều dài = (nửa chu vi ) + 8 ): 2
Chiều rộng =(nửa chu vi ) – 8 ): 2 
 64 : 2 
- 1 em lên bảng giải, lớp làm vào vở
 Giải : Nửa chu vi hình chữ nhật là :
 64 : 2 = 32 (m)
 Chiều dài hình chữnhật là :
 (32 + 8) : 2 = 20 (m)
 Chiều rộng hình chữ nhật là :
 20 – 8 = 12 (m)
 Đáp số: Chiều dài : 20 m
 Chiều rộng : 12 m
-Nhận xét bài .
-2 em nhắc lại
Tiết 29: MÔN: CHÍNH TẢ 
BÀI : Nghe-viết:AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4?
I. Mục tiêu:
-Nghe-viết đúng bài chính tả; chính xác, trình bày đúng, đẹp bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1,2,3,4?
- Làm đúng bài tập 3( kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi làm xong BT), hoặc BT phương ngữ 2a/b). 
-Rèn tính cẩn thận, khoa học khi trình bày bài viết.
II.Chuẩn bị: Bảng phụ chép sẵn bài tập 3
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ
Cho HS viết bảng con: sa mạc, xen kẽ, xinh xắn, lung củng, thung lũng.
-Nhận xét .
2 Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn nghe –viết.
-Gọi HS đọc bài văn.
+Đầu tiên người ta cho rằng Ai đã nghĩ ra các chữ số?
+Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số ?
-Cho HS viết từ khó : A Rập, Ấn Độ, Bát - đa, trị vì, nhanh chóng, truyền bá rộng rãi.
-Nhắc nhở HS trước khi viết bài
-Đọc cho HS viết chính tả
-Đọc lại đoạn văn.
-Chấm một số bài, nhận xét.
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
Bài 2a. Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Cho nhiều HS làm miệng
-Nhận xét.
Bài 2b: tổ chức tương tự.
Bài 3. Gọi HS đọc yêu cầu.
-Đọc từng câu cho HS làm bảng con (điền tiếng thích hợp )
-Nhận xét kết luận lời giải đúng.
-Truyện buồn cười ở điểm nào?
3.Củng cố, dặn dò:
Gọi HS đọc lại mẩu chuyện BT3
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS sửa lỗi và viết lại bài nếu còn sai nhiều lỗi.
-1 HS lên bảng viết. Lớp viết bảng con.
-Nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm
-Trước đây người ta cho rằng người A Rập đã nghĩ ra các chữ số.
-Người nghĩ ra các chữ số là một nhà thiên văn học người Ấn Độ.
 -Viết bảng con, 1 em lên bảng.
-Nhận xét, sửa lỗi.
-Nghe - viết chính tả.
-Soát lỗi.
Bài 2a .1 HS đọc yêu cầu bài tập.
-Nối tiếp nhau làm miệng
+Trai, trái, trải, trại, trạm, tràn, trán, trâu, trầu, trăng, trắng, trân, trần, trấn, trận
-Mấy bạn trai lớp em rủ nhau đi cắm trại.
+Chai, chài, chải, chàm, chạm, chan, chán,, châu, chấu, chậu, chăng, chằng, chẳng, chặng, chân, chẩn,
-Cái chậu rửa mặt này thật chán, nó bị thủng chẳng dùng được nữa.
Bài2b: Nối tiếp nhau làm miệng
-bết, bệt, chết, dết, dệt, hết, hệt, kết, tết .
-bệch, chếch, chệch, hếch, kếch, kệch, tếch
+Bạn Mai có bím tóc tết lại thật gọn gàng.
+ Chú voi kia to kếch xù.
Bài 3. 1 em đọc yêu cầu
-Làm bảng con, 1 em làm bảng phụ.
-Nhận xét, chữa ... à mui xe vào tấm sau của chữ U.
- Dựa vào hình 6, 1 em nêu cách lắp.
-Lắp trục bánh xe.
-Trình bày theo nhóm.
- Cùng đánh giá sản phẩm của nhau và nhận xét.
-Tháo, xếp và thu dọn.
THỂ DỤC (tiết 57)
Môn thể thao tự chọn-Nhảy dây
I.Mục tiêu:
-Thực hiện được động tác chuyền cầu bằng mu bàn chân. Bước đầu biết cách thực hiện chuyền cầu bằng má trong bàn chân. 
- Ôn và học mới một số nội dung môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng những nội dung ôn tập mới học.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.-Chuẩn bị:Mỗi HS 1 dây nhảy và cầu.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Xoay các khớp cổ chân đầu gối, hông, vai
-Một số động của bài phát triển chung
B.Phần cơ bản.
a)Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
+Ôn tâng cầu bằng đùi, mu bàn chân.
-Cho HS tự tập
-Tổ chức tập theo hai hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.
-Cho HS thi tâng cầu thi .
-Nhận xét, khen ngợi những em có kĩ thuật tốt.
b)Nhảy dây
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
+ Tập cá nhân theo đội hình vòng tròn. Khi có lệnh các em cùng bắt đầu nhảy, ai để dây vướng chân thì dừng lại. Người để vướng dây cuối cùng là người vô địch của đợt đó.
+Nhận xét.
C.Phần kết thúc.
- Tập hợp lớp vòng tròn, chọn 2 em tâng cầu tốt lên biểu diễn.
-Đi vòng tròn và hát
-GV nhận xét.
-Về nhà tự tập tâng cầu, nhảy dây.
5-6’
18-22’
9-10’
7-8’
4-5’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
THỂ DỤC (tiết 58)
Môn thể thao tự chọn - Nhảy dây
I.Mục tiêu:
-Biết cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị- ngắm đic- ném bóng.
-Ôn 1 số nội dung của môn tự chọn.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-HS :Mỗi HS 1 dây nhảy , cầu.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
Nội dung
Thời lượng
Cách tổ chức
A.Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học.
-Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc 
-Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, vai
*Một số động tác của bài thể dục phát triển chung
B.Phần cơ bản.
a)Môn thể thao tự chọn: Đá cầu
+Ôn tâng cầu bằng đùi.Tập theo đội hình vòng tròn. 
+Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 người. 
+Tổ chức thi tâng cầu cá nhân.
+Nhận xét, tuyên dương những em có kĩ thuật tốt.
b)Nhảy dây:
-Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. 
-Tổ chức cho HS thi nhảy dây theo tổ.
-Nhận xét , tuyên dương tổ thắng cuộc.
C.Phần kết thúc.
-Chọn 2-3 em nhảy dây tốt lên biểu diễn
-Đi nhẹ nhàng theo vòng tròn, hít thở sâu
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học 
-Dặn HS về nhà tự ôn luyện hàng ngày
5-6’
18-22’
9-10’
7-8’
5-6’
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
´
 Tuần 29 Ngày soạn 31 tháng 3 năm 2010
Ngày dạy thứ sáu ngày 2 tháng 4 năm 2010
ÂM NHẠC (tiết 29)
Ôn tập bài hát : Thiếu nhi thế giới liên hoan
Tập đọc nhạc : TĐN số 8
I. Mục tiêu :
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2.( biết T ĐN số 8)
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa. 
- HS đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN số 8 ( Bầu trời xanh )
II.Chuẩn bị : 
Giáo Viên : - Nhạc cụ , bài TĐN số 8 ( Bầu Trời Xanh )
Học Sinh : - Nhạc cụ gõ ( thanh phách , trống nhỏ ) SGK âm nhạc 4.
III. Hoạt động dạy - học
Giáo Viên
Nội Dung
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số .
2. Kiểm tra bài cũ :Cho cả lớp hát bài Thiếu nhi thế giới liên hoan
3. Bài mới :Giới thiệu bài.
Hoạt động 1. Ôn tập bài hát : Thiếu nhi thế giới liên hoan.
- Cho cả lớp hát.
-Cho tập hát lĩnh xướng, đối đáp.
* Hoạt động 2 : Tập động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Mời 2-3 HS đã chuẩn bị trước động tác phụ hoạ lên bảng trình bày 
- GV chọn động tác thích hợp hướng dẫn HS tập luyện . 
-Cho HS biểu diễn nhóm, cá nhân.
Hoạt động 3. Tập đọc nhạc.
-Giới thiệu bài TĐN số 8.
GV cho HS luyện thanh
* Hướng dẫn HS luyện tập tiết tấu của bài.
* Hướng dẫn HS đọc TĐN
-Cho HS đọc tên nốt của câu nhạc.
-Gọi HS nhận xét.
-Đọc mẫu bài TĐN.
-Tập cho HS đọc nhạc.
-Kết hợp ghép lời ca.
-Cho HS đọc cá nhân, nhóm.
-Nhận xét.
4. Củng cố , dặn dò:
- Cả lớp hát lại bài hát thiếu Nhi thế giới liên hoan và đọc bài TĐN số 8 một lần 
- Nhận xét tiết học
- Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau ./.
-Cả lớp hát 1 lần
- Cả lớp hát 1-2 lần.
- HS tập hát lĩnh xướng : 1 HS hát tốt hát lĩnh xướng đoạn 1 , đoạn 2 cả lớp hát.
-Tập động tác phụ hoạ
-Cả lớp hát bài hát và kết hợp động tác phụ hoạ.
-Biểu diễn nhóm, cá nhân
 TĐN số 8 : Bầu trời xanh
 Nhạc và lời : Nguyễn Văn Quỳ
-Luyện tập tiết tấu
- Đọc từng nốt nhạc .
- HS nhận xét cao độ 
-Tập đọc nhạc kết hợp trường độ , cao độ .
-Ghép lời ca.
-Đọc nhóm, cá nhân.
-Cả lớp hát lại 1 lần.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ (tiết 58)
Tìm hiểu an toàn giao thông bài 6 (tiết 2)
Sơ kết tuần 29
A.Tìm hiểu an toàn giao thông bài 6.
I.Mục tiêu :Giúp HS biết được một số quy tắc an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng.
-Có ý thức chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông.
II. Hoạt động dạy – học:
Giáo viên
Học sinh
1. Nhắc lại kiến thức.
-Gọi HS nhắc lại các phương tiện giao thông công cộng ?
-Nhắc lại một số điều cần ghi nhớ khi đi tàu, đi xe.
2. Hướng dẫn chơi trò chơi thực hành
- Cho HS thực hiện một số động tác lên, xuống xe buýt .
+Hướng dẫn cách chơi.
+Cho HS chơi thử- chơi thật
+ Nhận xét, kết luận.
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
-Lần lượt phát viểu, lớp bổ sung
- 3 em nối tiếpnhau nhắc lại
-Nghe HD cách chơi
-Chơ trò chơi học tập
B. Sơ kết tuần 29.
- Lớp trưởng cho lớp sinh hoạt, bình xét thi đua.
- HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét cụ thể:
+ Nề nếp tương đối tốt, đi học đầy đủ, đúng giờ.
+ HoÏc tập đa số có cố gắng và tiến bộ.
+ Bên cạch vẫn còn một vài em chưa thật sự cố gắng, kết quả học tập còn thấp.
-Nhiệm vụ tuần 30:
+Duy trì nề nếp lớp.
+Tăng cường ôn tập kiến thức cuối năm
+Cố gắng nhiều hơn trong học tập chuẩn bị hoàn thành chương trình năm học.
	TUẦN 29 
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Tiết 29: ĐẠO ĐỨC 
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG( tt)
I .MỤC TIÊU : Học xong bài này, HS biết :
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông( những quy định có liên quan tới HS).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm luật giao thông.
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hàng ngày.( Biết nhắc nhở bạn cùng tôn trọng Luật giao thông).
II.CHUẨN BỊ:
-Một số biển báo giao thông.
-Đồ dùng hoá trang để chơi đóng vai.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 -Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ?
-Em cần làm gì để tham gia giao thông an toàn ?
-Nhận xét đánh giá.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động1: Tìm hiểu biển báo giao thông
-GV chuẩn bị một số biển báo giao thông .
-GV lần lượt giơ biển và đố HS về ý nghĩa của biển báo.
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Cho HS chơi trò chơi :
+Cho HS lên chọn biển báo theo yêu cầu: GV –HS dưới lớp đọc tên biển báo nào (vừa tìm hiểu )thì bạn lên bảng phải tìm đúng biển báo ấy.
Kết luận: Thực hiện nghiêm túc an toàn giao thông là phải tuân theo và làm đúng mọi hiệu lệnh của biển báo giao thông.
Hoạt động 2: Bài tập 3. Yêu cầu HS thảo luận và xử lý tình huống bài 3. Mỗi nhóm hai tình huống
-Mời các nhóm trình bày ý kiến.
-Cho các nhóm khác nhận xét.
-Nhận xét, kết luận cách xử lý đúng của các nhóm.
Hoạt động 4. Bài tập 4.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu trao đổi nhóm và trình bày.
-Nhận xét, kết luận: Tình hình giao thông trên địa bàn phường rất phức tạp: đường hẹp, người đông, một số người chưa có ý thức chấp hành tốt an toàn giao thông nên còn hay xảy ra tai nạn.
-Mỗi người cần tìm hiểu kĩ luật giao thông và luôn có ý thức chấp hành tốt các quy định về an toàn giao thông là các phòng tránh tai nạn giao thông tốt nhất .
3.Củng cố dặn dò.
-Gọi HS nhắc lại các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS thực hiện tốt những điều vừa học
-2HS lên bảng trả lời câu hỏi
-HS quan sát biển báo và nêu ý nghĩa.
-Nhận xét, bổ sung.
-Lần lượt mỗi nhóm cử 1 em lên tìm biển báo, các nhóm khác đọc tên biển báo cho bạn tìm ; nhóm nào có bạn tìm đúng nhiều nhất là thắng.
-Thảo luận nhóm bài tập 3.
N1 tình huống a; b
N2 tình huống c;d
N3 tình huống đ;e
-Đại diện các nhóm lần lượt trình bày (Hoặc nhóm trình bày dưới hình thức đóng vai )
-Lớp cùng nhận xét, bổ sung.
-Bài tập 4: 1 em đọc yêu cầu.
-Trao đổi nhóm.
-Đại diện các nhóm nêu nhận xét và đưa ra các biện pháp phòng tránh tai nạn giao thông.
-Nghe
-2 HS nhắc lại

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc