Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

I. Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).

II. Đồ dùng dạy – học

• Tranh minh họa bài tập đọc trong SGk.

• Tranh ảnh về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa (nếu có)

• Bảng phụ.

III. Phương pháp

Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,.

IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu

 

doc 38 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Hai ngày 16/03/2012
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 3B)
-----------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: TẬP ĐỌC.
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước (trả lời được các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài).
II. Đồ dùng dạy – học
Tranh minh họa bài tập đọc trong SGk.
Tranh ảnh về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa (nếu có)
Bảng phụ.
III. Phương pháp
Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,...
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ÔĐTC(1’)
2. KT bài cũ(4’)
- Kiểm tra 3 HS đọc và trả lời câu hỏi về nội dung bài Con sẻ.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
3. Dạy – học bài mới (30’)
a. Giới thiệu bài
- Hỏi : Tên của chủ điểm tuần này là gì ? Tên của chủ điểm gợi cho em nghĩ đến điều gì ?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, bài tập đọc và giới thiệu.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*) Luyện đọc
- Yêu cầu 1 HS đọc
Bài chia làm mấy đoạn?
GV gọi 3 HS đọc nối tiếp
+ Lần 1: Luyện đọc từ khó
+ Lần 2:Kết hợp chú giải
+ Lần 3:Đọc theo cặp
GV HD cách đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
*) Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc câu hỏi 1.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp
- Các em đọc thầm từng đoạn, nói lại những điều em hình dung về đường lên Sa Pa hay phong cảnh Sa Pa được miêu tả trong mỗi đoạn văn của bài.
- Gọi HS phát biểu. Nghe và nhận xét ý kiến của HS.
+ Đoạn 1: Du khách lên Sa Pa: có cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh, huyền ảo, trong rừng cây âm u, những cảnh vật sặc sỡ sắc mầu.
+ Đoạn 2 : Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ sắc mầu : nắng vàng hoe, những em bé mặc quần áo sặc sỡ đang chơi đùa...
+ Đoạn 3: Ở Sa Pa, khí hậu liên tục thay đổi: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảng khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh như một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận.
- Giảng bài: Mỗi đoạn văn nói lên một nét đẹp đặc sắc, diệu kì của Sa Pa. Qua ngòi bút tác giả, người đọc như cảm thấy mình đang cùng du khách thăm Sa Pa được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên và con người Sa Pa.
- GV hỏi : Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa ?
- Kết luận, ý chính của từng đoạn.
- GV hỏi: Những bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra trước mắt ta thật sinh động và hấp dẫn. Điều đó thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Theo em những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả?
+ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng kì diệu của thiên nhiên” ?
- Giảng bài : Sa Pa là một vùng núi cao trên 1600m. Thời tiết ở đây biến đổi theo từng buổi trong ngày. Sáng sớm lạnh như mùa đông, khoảng 8,9 giờ sáng là mùa xuân, giữa trưa có cái nắng của mùa hè và xế chiều đổi xang mùa thu, để rổi chập tối và đêm lại chuyển sang đông. Chính sự biến đổi ấy làm cho cảng vật thêm hấp dẫn khiến du khách tò mò háo hức theo dõi, quan sát, chiêm ngưỡng. Vì vậy tác giả đã gọi Sa Pa là “món quà tặng kỳ diệu của thiên nhiên”
+ Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
+ Em hãy nêu nội dung chính của bài văn.
- Kết luận, ghi ND chính của bài.
c) Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc tiếp nối cả bài. HS cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn.
+ Treo bảng phụ có đoạn văn.
+ GV đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Gọi HS đọc diễn cảm.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
Xe chúng tôi chênh vênh.... lướt thướt liễu rủ.
- Tổ chức cho HS ĐTL đoạn 3
+ HS nhẩm học thuộc lòng.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
4. Củng cố – dặn dò (5’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng đoạn 3 và toàn bài Trăng ơi...từ đâu đến ?
- 3 HS thực hiện yêu cầu.
- Tên của chủ điểm là Khám phá thế giới. Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những chuyến du lịch đến những miền đất lạ mà em chưa biết...
- Theo dõi.
HS đọc 
3 đoạn
+ HS 1 : Xe chúng tôi...lướt thướt liễu rủ.
+ HS 2 : Buổi chiều...sương núi tím nhạt.
+ HS3 : Hôm sau...đất nước ta.
- HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của các từ mới, khó.
- 2 HS ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, nói cho nhau nghe về những gì mình hình dung ra.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu, Sau mỗi lần HS phát biểu, HS khác bổ xung ý kiến để có câu trả lời đầy đủ.
+ HS lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau phát biểu.
+ Đoạn 1 : Phong cảnh đường lên Sa Pa.
+ Đoạn 2 : Phong cảnh một thị trấn trên đường Sa Pa.
+ Đoạn 3 : Cảnh đẹp Sa Pa.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, các chi tiết là :
• Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
• Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
• Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng..
+ Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng hiếm có.
- Sa Pa quả là món quà tặng kì diệu của thiên nhiên dành cho đất nước ta.
+ Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- 2 HS nhắc lại ý chính của bài.
- Đọc bài, tìm cách đọc.
- Theo dõi
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
+ 3 đến 4 HS thi đọc.
+ 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
+ 3 HS đọc thuộc lòng.
Tiết 3: THỂ DỤC.
(Đ/C TÌNH DẠY)
-------------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: KĨ THUẬT.
(Đ/C THU DẠY)
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: LỊCH SỬ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
--------------------------------------------------------------------------------
Tiết 6: TOÁN.
Bài 141. LUYỆN TẬP CHUNG
(Trang 149)
I. Mục tiêu
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
- Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
Bài 1 (a, b), bài 3, bài 4
II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 139.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài mới
- Trong giờ học này chúng ta sẽ cùng ôn lại về tỉ số và giải các bài toán về Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1(a,b)
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
Bài 2 (Nếu còn thời gian)
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài trên bảng và hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- Nghe GV giới thiệu bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a) a = 3, b = 4. Tỉ số = .
b) a = 5m, b = 7m. Tỉ số = .
c) a = 12kg, b = 3kg. Tỉ số = = 4
d) a = 6l, b = 8l. Tỉ số = = 
- Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó, sau đó điền vào ô trống trong bảng.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Tổng hai số
72
120
45
Tỉ số của hai số
Số bé
12
15
18
Số lớn
60
105
27
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV hỏi :
+ Bài toán thuộc dạng toán gì ?
+ Tổng của hai số là bao nhiêu ?
+ Hãy tìm tỉ số của hai số.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- HS trả lời :
+ Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
+ Tổng của hai số là 1080.
+ Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai
Ta có sơ đồ : ?
 Số thứ nhất :
1080
 Số thứ hai : 
 ? 
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
1 + 7 = 8 (phần)
Số thứ nhất là :
1080 : 8 = 135
Số thứ hai là :
1080 – 135 = 945
Đáp số : Số thứ nhất : 135; Số thứ hai : 945
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài giải
Ta có sơ đồ :
? m
 Chiều rộng :
 125 m
 Chiều dài :
 ? m
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là :
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là :
125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là :
125 – 50 = 75 (m)
Đáp số : Chiều rộng : 50m; Chiều dài : 75m
Bài 5 (Hướng dẫn thực hiện ở nhà)
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV hỏi : Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- GV yêu cầu HS nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- GV yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố – dặn dò
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc đề bài trong SGK.
- Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
============================================
Thứ Ba ngày 20/03/2012
BUỔI SÁNG:
Tiết 1: TOÁN.
Bài 141: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ 
CỦA HAI SỐ ĐÓ.
A.Mục tiêu:
Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
Bài 1 
B.Đồ dùng dạy học: 
+ Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ.
+ Học sinh: Bút chì, thước kẻ.
C.Nội dung tiết học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Kiểm tra bài cũ(5p)
Chữa Bài tập tiết 141 – SGK
2 Học sinh lên bảng
-Cả lớp làm vào vở
II. Bài mới
1, GTB(1’)
2, ND(10’)
* VD:
Bài toán 1
- HS đọc bài toán 1
+ HS vẽ sơ đồ
+ HS tìm hiểu đâu là sơ đồ ? số bé? Hiệu?
.Số lớn được biểu thị mấy phần?
.Số bé được biểu thị mấy phần?
.Để tìm được số lớn, số bé ta phải làm như thế nào?
+ HS tự tìm hiểu cách làm
+ Chữa và thống nhất cách làm
Bài toán 2: tương tự bài 1
rút ra cách giải Bài tập ở dạng này.
*. Luyện tập
Bài 1(10’)
*Đọc yêu cầu bài tập 1
- Bài thuộc dạng toán gì? xác định tỉ số và hiệu.
. 2 HS lên bảng-Cả lớp làm vở
. Nhận xét
. Chữa Đ_ S
Bài 2(Nếu còn thời gian)
*Gọi hs đọc y/c
- Nêu dạng toán và cách giải.
Cả lớp làm vở
.Nhận xét, bổ sung
.Đổi vở chữa chéo
Bài 3 ( ...  : 100kg;
 Gạo tẻ : 120 kg
* 1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc thầm trong SGK.
- Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
- 1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi để nhận xét và bổ xung ý kiến.
- HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và làm bài.
Giải
Tổng số phần bằng nhau là
3+5 = 8(phần)
Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là. 840:8 x3 =315(m)
Đoạn đường từ hiệu sách đến trường là. 840- 315 = 525(m)
 Đ/S: 315m, 525m
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TIẾNG ANH.
(GV CHUYÊN DẠY)
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với 2 tình huống đó cho ở BT4.
II. Đồ dùng dạy – học
Bảng phụ ghi BT3
Giấy khổ to và bút dạ.
III. Phương pháp
Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,...
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ÔĐTC(1’)
2. KT bài cũ(4’)
- GV kiểm tra HS làm bài 4 tiết luyện từ và câu trước.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3. Dạy học bài mới( 30’)
a. Giới thiệu bài
- GV yêu cầu một số HS đặt câu khiến trước lớp.
b. Tìm hiểu ví dụ
Có những cách nào để tạo ra câu khiến
Bài 1 , 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm và tìm các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- Gọi HS phát biểu.
Bài 3
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, đề nghị của hai bạn Hùng và Hoa?
- Giảng bài : Hùng và Hoa đều có yêu cầu như nhau là muốn mượn bơm, muốn nhờ bác Hai bơm xe cho mình, nhưng cách nói của hai bạn khác hẳn nhau. Hùng nói cộc lốc trống không thể hiện thái độ thiếu tôn trọng người có tuổi khiến bác Hai phật ý, không cho mượn bơm và cũng không bơm hộ. Hoa lễ phép chào hỏi, thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi, lời nói nhẹ nhàng, khiến bác Hai hài lòng và tự nguyện bơm xe cho bạn.
Bài 4
- GVhỏi : 
+ Theo em, như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ?
+ Tại sao cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu đề nghị ?
- Lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời nói phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp. Trong mẩu hội thoại trên, lời yêu cầu của Hoa với bác Hai chữa xe đạp thể hiện thái độ kính trọng của người dưới với người trên. Hoa gọi bác xưng cháu, Hoa nói lễ độ cho cháu mượn cái bơm nhé nên bác Hai vui vẻ làm giúp Hoa.
c. Ghi nhớ
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS nói các câu yêu cầu, đề nghị để minh hoạ cho ghi nhớ.
d. Luyện tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu các em hoạt động theo cặp. Các em hãy đọc đúng ngữ điệu của các câu khiến đó sẽ biết mình chọn cách nói nào.
- Gọi HS phát biểu.HS khác nhận xét.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm làm bài tập 1.
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- Gợi ý : Các em hãy đọc đúng ngữ điệu của từng câu, tìm các từ xưng hô phù hợp.
- Gọi HS phát biểu. GV ghi nhanh vào cột tương ứng ở trên bảng phụ.
- Nhận xét, kết luận.
a) Lan ơi, cho tớ về với !
- Cho đi nhờ một cái !
b) Chiều nay, chị đón em nhé :
- Chiều nay, chị phải đón em đấy.
c) Đừng có mà nói như thế :
Theo tớ, cậu không nên nói như thế.
Bài 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gợi ý : Với mỗi tình huống, chúng ta có nhiều cách đặt câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc yêu cầu HS đọc đúng ngữ điệu từng câu.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
4 . Củng cố – dặn dò (5’)
Tại sao cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu đề nghị ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đặt 4 câu yêu cầu, đề nghị, học thuộc phần ghi nhớ, luôn giữ phép lịch sự khi nói, yêu cầu, đề nghị và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ 3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình trước lớp.
• Mẹ cho con đi chơi nhé ?
• Cậu hãy cố gắng lên !
+ Muốn tạo câu khiến có thể dùng các cách :
• Thêm các từ hãy, đừng, chớ, nên... vào trước động từ.
• Thêm các từ lên, đi, thôi, nào...vào cuối câu.
• Thêm các từ đề nghị xin, mong...vào đầu câu.
• Dùng giọng điệu phù hợp với câu khiến.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, dùng bút chì gạch chân dưới các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
+ Các câu nêu yêu cầu, đề nghị.
- Bơm cho cái bánh trước. Nhanh lên nhé, trễ giờ học rồi.
- Vậy, cho mượn cái bơm, tôi bơm lấy vậy.
- Bác ơi, cho cháu mượn cái bơm nhé.
- Nào để bác bơm cho.
- HS trả lời: Bạn Hùng nói trống không, yêu cầu bất lịch sự với bác Hai. Bạn Hoa yêu cầu lịch sự với hai bác.
- Lắng nghe.
- HS trao đổi và trả lời :
+ Lịch sự khi yêu cầu, đề nghị là lời yêu cầu phù hợp với quan hệ giữa người nói và người nghe, có cách xưng hô phù hợp.
+ Cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu, đề nghị để người nghe hài lòng, vui vẻ, sẵn sàng làm cho mình.
- Lắng nghe.
- 3 HS đọc thành tiếng, Cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp.
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau nói.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc và trao đổi.
- Tiếp nối nhau phát biểu và nhận xét
- CHữa bài.
- Lời giải.
+ Khi muốn hỏi giờ một người lớn tuổi, các em có thể nói :
b) Bác ơi, mấy giờ rồi ạ !
c) Bác ơi, bác làm ơn cho cháu biết mấy giờ rồi !
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- 2 HS ngồi cùng bàn thực hiện yêu cầu.
HS tiếp nối nhau trình bày từng cặp câu.
- Lắng nghe.
- Lời nói lịch sự vì có các từ xưng hô Lan, ơi, tớ, với, thể hiện quan hệ thân mật.
 - Câu bất lịch sự vì nói trống không, thiếu từ xưng hô.
- Câu lịch sự, tình cảm, thể hiện sự thân mật. 
- Từ phải trong câu có tính bắt buộc, khô khan, ít tình cảm.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Trao đổi, viết các câu khiến vào giấy.
- Dán phiếu đọc bài.
- Bổ xung những câu mà nhóm bạn chưa có.
- Viết vào vở.
a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép :
- Bố ơi, bố cho con tiền để mua một quyển sổ ạ !
- Xin bố cho con tiền mua một quyển sổ ạ!
- Bố ơi, bố cho con tiền mua một quyển sổ bố nhé !
b) Em đi học về nhà nhưng nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên hàng xóm để chờ bố mẹ về
- Bác ơi, cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ !
- Bác ơi, cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc được không ạ !
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG.
ÔN GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ).
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với 1 tình huống giao tiếp cho trước (BT4).
HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với 2 tình huống đó cho ở BT4.
II. Đồ dùng dạy – học
III. Phương pháp
Đàm thoại, giảng giải, trực quan, thảo luận nhóm,...
IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ÔĐTC(1’)
2. KT bài cũ(4’)
3. Dạy học bài mới( 30’)
a. Giới thiệu bài
- Tiết này các em sẽ luyên tập đặt câu khiến.
*HS thực hiện BT 4
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Gợi ý : Với mỗi tình huống, chúng ta có nhiều cách đặt câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự.
- Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng và cử đại diện đọc yêu cầu HS đọc đúng ngữ điệu từng câu.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
4. Củng cố – dặn dò (5’)
Tại sao cần phải giữ lịch sự khi yêu cầu đề nghị ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà đặt 4 câu yêu cầu, đề nghị, học thuộc phần ghi nhớ, luôn giữ phép lịch sự khi nói, yêu cầu, đề nghị và chuẩn bị bài sau.
- 4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- Trao đổi, viết các câu khiến vào giấy.
- Dán phiếu đọc bài.
- Bổ xung những câu mà nhóm bạn chưa có.
- Viết vào vở.
a) Em muốn xin tiền bố mẹ để mua một quyển sổ ghi chép :
- Bố ơi, bố cho con tiền để mua một quyển sổ ạ !
- Xin bố cho con tiền mua một quyển sổ ạ!
- Bố ơi, bố cho con tiền mua một quyển sổ bố nhé !
b) Em đi học về nhà nhưng nhà chưa có ai về, em muốn ngồi nhờ bên hàng xóm để chờ bố mẹ về
- Bác ơi, cho cháu ngồi nhờ bên nhà bác một lúc ạ !
- Bác ơi, cháu có thể ngồi nhờ bên nhà bác một lúc được không ạ !
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 29
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Có ý thức truy bài đầu giờ
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	 - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
	Phê: Một số em còn nô đùa trong lúc tập: Thiệp, Ái, Chìa,...
 - Có ý thưc đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo 
Nhược điểm:
- Một số em còn chưa làm bài tập: Thiệp, Ái, Chìa, Thuận, Hưng...
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Dũng, Trang, Hiếu, Quang, Huyền Hăng hái phát biểu XD bài 
	- Được điểm giỏi: Huyền, Hường, Dũng.
c. Phương hướng:
	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
	- Thi đua giành nhiều hoa điểm tốt, Chào mừng ngày TL Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
*Phần bổ sung:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc