Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (Hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (Hay nhất)

Tiết4 Tập đọc

 ĐƯỜNG ĐI SA PA

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( Trả lời đươcï các câu hỏi, thuộc hai đoạn cuối bài).

II.Đồ dùng dạy học

 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.

III.Các hoạt động dạy-học:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 375Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 29 - Năm học 2011-2012 (Hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 25/3/2012
 Ngày dạy:Thứ hai, 26/3/2012.
Tiết1 Chào cờ
.......................................................................
Tiết2 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG 
I.Mục tiêu:
- Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
 - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
-Bài tập cần làm: Bài 1(a;b), bài 3, Bài 4 và bài 2 dành cho HS khá, giỏi.
II.Đồ dùng dạy học
-Bảng phụ ghi các bước giải
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
-Gọi HS lên bàng làm bài tập
-GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu: -Nêu yêu cầu giờ học 
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:YC hs thực hiện phần a,b 
Hướng dẫn: Khi thực hiện viết tỉ số, các em có thể rút gọn như phân số. 
-Gọi HS nêu KQ
Bài 2:dành cho HS khá, giỏi
-Treo bảng phụ có ghi nội dung BT 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- YC hs tính nháp, sau đó điền kết quả vào SGK
- Gọi hs nêu kết quả và cách làm 
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- YC hs nêu các bước giải 
- YC hs thực hiện giải bài toán trong nhóm đôi 
-Gọi HS lên bảng làm 
-Gọi các HS khác nhận xét và nêu KQ bài làm của mình
- Cùng hs nhận xét, kết luận bài giải đúng 
Bài 4: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs nêu các bước giải
- YC hs thực hiện vào vở 
- Chấm bài, YC hs đổi vở nhau kiểm tra 
3.Củng cố, dặn dò: 
- Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó ta làm sao? 
- Về nhà làm bài 5
- Bài sau: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó. 
-2HS lên bảng làm
- Lắng nghe 
- HS thực hiện 
 a)
-Vài HS nêu
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó.
- HS tự làm bài 
- Lần lượt nêu kết quả và cách làm 
- 1 hs đọc đề bài
- Nêu các bước giải 
+ Xác định tỉ số 
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm các số. 
- Giải bài toán trong nhóm đôi 
 Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai nên số thứ nhất bằng số thứ hai 
Số thứ nhất: 
Số thứ hai 
 Tổng số phần bằng nhau là:1 + 7 = 8 (phần) 
 Số thứ nhất là: 1080 : 8 = 135
 Số thứ hai là: 1080 - 135 = 945 
 Đáp số: số thứ nhất: 135; số thứ hai: 945 
- 1 hs đọc đề bài 
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm chiều rộng, chiều dài
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng giải 
Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 3 = 5 (phần)
Chiều rộng hình chữ nhật là:
125 : 5 x 2 = 50 (m)
Chiều dài hình chữ nhật là:
125 - 50 = 75 (m)
 Đáp số: chiều rộng 50 m; chiều dài: 75 m
- Đổi vở nhau kiểm tra 
- 1 hs trả lời 
-HS lắng nghe
........................................................................
Tiết3 Âm nhạc
Thầy Lanh dạy
.......................................................................
Tiết4 Tập đọc
 ĐƯỜNG ĐI SA PA
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa thể hiện hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. ( Trả lời đươcï các câu hỏi, thuộc hai đoạn cuối bài).
II.Đồ dùng dạy học
 Bảng phụ viết đoạn luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
-Gọi HS lên bàng đọc bài tập đọc tuần trước
-GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu: -Nêu yêu cầu giờ học 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
 Luyện đọc
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài 
- Nhắc nhở hs chú ý câu dài: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kình ô tô / tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. 
+ Lượt 1: Luyện phát âm: sà xuống, trắng xóa, trắng tuyết, Tu Dí, Phù Lá, Hmông, Khoảnh khắc. 
+ Lượt 2: Giảng nghĩa từ khó trong bài: rừng cây âm âm, Hmông, Tu Dí, Phù Lá, hoàng hôn, áp phiên
- Bài đọc với giọng như thế nào? 
- YC hs luyện đọc theo cặp
- Gọi hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu 
c.Tìm hiểu bài
- Gọi hs đọc câu hỏi 1
- 2 em ngồi cùng bàn hãy nói cho nhau nghe những điều em hình dung được khi đọc đoạn 1
-Hãy đọc thầm đoạn 2, nói điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa? 
- YC hs đọc thầm đoạn còn lại, miêu tả điều em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa? 
- Những bức tranh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy. 
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là "món quà kì diệu của thiên nhiên"?
c. HD đọc diễn cảm và HTL
- Gọi 3 hs đọc lại 3 đoạn của bài
-YC hs lắng nghe, theo dõi tìm những từ cần nhấn giọng trong bài
- Khi đọc các em nhớ nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả cảnh đẹp Sa Pa
- HD hs đọc diễn cảm 1 đoạn
+ Gv đọc mẫu
+ YC hs luyện đọc theo cặp
+ Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm trước lớp
+ Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn đọc hay
- YC hs nhẩm HTL hai đoạn văn cuối bài. 
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng trước lớp.
- Cùng hs nhận xét, tuyên dương bạn thuộc tốt.
- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? 
3.Củng cố, dặn dò: 
 - Giáo dục: Tự hào, yêu mến đất nước mình 
-Dặn luyện đọc, thuộc lòng 2 đoạn cuối
- Bài sau: Trăng ơi...từ đâu đến? 
-2Hs đọc
- Lắng nghe 
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
+ Đoạn 1: Từ đầu...lướt thướt liễu rủ
+ Đoạn 2: Tiếp theo...sương núi tím nhạt
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Luyện cá nhân 
- Lắng nghe, giải nghĩa 
- Nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa
- Luyện đọc theo cặp
- 1 hs đọc cả bài 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp 
- HS cùng nhau trao đổi những điều mình hình dung được. 
- Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe; những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa; người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
- Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ: thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung quý hiếm. 
+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kình ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo 
+Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
+ Những con ngựa nhiều màu sắc màu khác nhau, với đôi chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
+ Nắng phố huyện vàng hoe
+ Sương núi tím nhạt
+Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. THoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn.
- Vì phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
- 3 hs đọc 3 đoạn của bài 
- Lắng nghe, trả lời: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên...
- Lắng nghe, ghi nhớ 
+ Lắng nghe 
+ Luyện đọc theo cặp
+ vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp 
+ Nhận xét 
- Nhẩm 2 đoạn văn cuối bài 
- Vài em thi đọc thuộc lòng 
- Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước. 
- HS lắng nghe.
.............................................................................
Tiết5 Khoa học
 THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I.Mục tiêu:
 - Nêu được những yếu tố cần phải duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
KNS: - Kĩ năng làm việc nhóm.- Kĩ năng quan sát, so sánh có đối chứng để thấy sự phát triển khác nhau của cây trong những điều kiện khác nhau.
II.Đồ dùng dạy học
- Hìng trang 1,2/114,115 SGK
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ 5 chậu nhỏ để trồng cây như hình 1/114. Các chậu nhỏ có kích thước bằng nhau: 4 chậu đựng đất màu (đất trồng có chứa chất khoáng), 1 chậu đựng sỏi đã rửa sạch.
+ Các cây đậu xanh hoặc ngô nhỏ được hướng dẫn gieo trước khi có bài học khoảng 3-4 tuần
- GV chuẩn bị: 1 lọ keo trong suốt.
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
-Gọi HS lên bàng nêu mục bạn cần biết bài trước
-GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu: -Nêu yêu cầu giờ học 
b.Hướng dẫn luyện tập
HĐ1 Trình bày cách tiến hành thí nghiệm thực vật cần gì để sống.
- YC các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm.
- YC hs đọc các mục quan sát/114 để biết cách làm. 
- YC các nhóm làm việc như hướng dẫn trong vòng 5 phút. 
- GV kiểm tra, giúp đỡ các nhóm làm việc 
- YC các nhóm nhắc lại công việc đã làm và trả lời câu hỏi: Điều kiện sống của cây 1,2,3,4 là gì? 
- Tiếp theo GV hd hs làm phiếu để theo dõi sự phát triển của các cây đậu. 
- Các em về nhà tiếp tục chăm sóc các cây đậu hàng ngày theo đúng hd và ghi lại những gì quan sát được theo mẫu trên 
- Muốn biết thực vật cần gì để sống có thể làm thí nghiệm như thế nào? 
Kết luận: Muốn biết cây cần gì để sống, ta có thể làm thí nghiệm bằng cách trồng cây trong điều kiện sống thiếu từng yếu tố. Riêng đối với cây đối chứng phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống. 
HĐ2: Dự đoán kết quả của thí nghiệm 
 -Làm việc nhóm đôi đánh dấu x vào các yếu tố mà cây được cung cấp và dự đoán sự phát triển của cây vào phiếu.
- Dựa vào kết quả làm việc, các em hãy trả lời các câu hỏi sau: 
+ Trong 5 cây đậu trên, cây nào sống và phát triển bình thường? Tại sao?
+ Những cây khác sẽ như thế nào? Vì lí do gì mà những cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh? 
+ Hãy nêu những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường. 
Kết luận: Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường. 
3.Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài
- Bài sau: Nhu cầu nước của thực vật
- Nhận xét tiết học 
-2HS lên trình bày
- Lắng nghe 
- Nhóm trưởng báo cáo 
- 1 hs đọc to trước lớp,lớp đọc thầm. 
- Làm việc theo nhóm 4
+ Đặt các cây đậu và 5 lon sữa bò đã chuẩn bị trước lên bàn. 
+ Qs hình 1 và thực hiện theo hướng dẫn 
+Cây 2, dùng keo trong suốt để bôi vào 2 mặt lá của cây. 
+ Viết nhanh và ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó (Ví dụ: cây 1: đặt ở nơi tối, tưới nước đều) rồi dán vào từng lon sữa bò) 
- Vài nhóm nhắc lại các công việc đã làm 
+ Cây 1: đặt ở nơi tối, tưới nước đều
+ Cây 2: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều, bôi keo lên 2 mặt của lá cây.
+Cây3:Đặt nơi có ánh sáng, không tưới nước.
+ Cây 4: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều
+ Cây 5: Đặt nơi có ánh sáng, tưới nước đều, trồng cây bằng sỏi đã rửa sạch.
 Phiếu theo dõi thí nghiệm 
 "Cây cần gì để sống" 
 Ngày bắt đầu: .................
 Ngày: cây 1 cây 2 cây 3 cây 4 cây 5
- Lắng nghe, thực hiện. 
- Ta có thể làm  ... hĩ về con vật. 
- Vài hs đọc to trước lớp 
- 1 hs đọc yêu cầu
- vài hs nối tiếp nhau giới thiệu
. Em lập dàn ý tả con mèo.
. Em lập dàn ý tả con chó
. Em lập dàn ý tả con trâu
- Lắng nghe, làm bài (3 hs làm trên bảng nhĩm) 
- Trình bày 
 Dàn ý tả con mèo
MB: Giới thiệu về con mèo (của nhà ai, em quan sát khi nào, nó có gì đặc biệt....) 
TB: Tả ngoại hình của con mèo.
. Bộ lông
. cái đầu
. Chân
. Đuôi
. Móng vuốt
- Tả hoạt động của con mèo 
. Khi bắt chuột
. Các hoạt động khác: ăn, đùa giỡn 
KB: Cảm nghĩ chung về con mèo 
- Chữa dàn ý bài viết của mình 
- Lắng nghe, thực hiện 
..................................................................
Tiết3 Thể dục
Thầy Cường dạy
.......................................................................
Tiết4 Luyện toán
TIẾT2
I.Mục tiêu:
-Điền được số bé,số lớn vào bảng khi đã biết hiệu và tỉ số của chúng,Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó,
-Nhìn tóm tắt đặt và giải được bài toán theo tóm tắt
-Ý thức tự giác luyện tập
II.Đồ dùng dạy học
-Sách bài tập củng cố kiến thức, kĩ năng môn toán l4 t2
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới
a.Giới thiệu: -Nêu yêu cầu giờ học 
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
- YC hs tự làm bài vào vở, sau đó gọi hs lên điền kết quả và nêu cách làm
- Cùng hs nhận xét 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
-Gọi HS nêu đâu là hiệu, đâu là tỉ
-Bài toán thuộc dạng nào?
- YC hs suy nghĩ và nêu các bước giải
- YC hs tự giải bài toán 
Bài 3: Bài thuộc dạng gì?
-Cho HS đặt đề bài theo tóm tắt 
-Gọi hs đọc đề bài
- YC hs làm bài vào vở 
-Gọi HS lên bảng làm
- Chấm bài, nhận xét
Bài 4: Gọi hs đọc đề bài 
- YC hs suy nghĩ nêu các bước giải
- YC hs giải bài toán trong nhóm đôi 
Gọi HS lên bảng chữa bài.
-GV nhận xét
3.Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm lại các bài toán đã giải ở lớp
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
- hs lắng nghe 
-HS nêu yêu cầu 
-HS tự làm bài
-1HS lên bảng điền
-1HS đọc, lớp đọc thầm
Tìm hai số khi biết tổng và tỉ:
. Vẽ sơ đồ 
. Tìm tổng số phần bằng nhau
. Tìm kết quả 
-HS tự làm bài vào vở
-Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ
-HS dặt đề bài theo tóm tắt
-Vài HS đọc đề bài của mình.
 -HS tự làm bài
- 1 hs đọc đề bài
+ Xác định tỉ số
+ Vẽ sơ đồ 
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tìm két quả 
 - Tự làm bài 
 -HS lên bảng làm 
-HS lắng nghe 
....................................................................
BUỔI CHIỀU
Tiết1 Toán
 LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
 -Củng cố kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
 -Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
 -Bài tập cần làm bài 2, bài 4 (bài 3 dành cho HS khá giỏi)
II.Đồ dùng dạy học
 -Băng giấy trắng kẻ sẵn sơ đồ bài tập 4
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
-Gọi HS lên bàng làm bài tập2 tiết trước
-GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới
a.Giới thiệu: -Nêu yêu cầu giờ học 
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài
-Số thứ nhất giảm 10 lần thì được số thứ hai, vậy tỉ số của hai số đó là bao nhiêu?
-Bài toán thuộc dạng gì?
- YC hs nêu các bước giải
- YC hs tự giải bài toán 
-Gọi HS lên bảng giải
Bài 3: Dành cho HS khá giỏi
- YC hs tự làm bài vào vở 
Bài 4: 
-Gọi hs đọc đề bài 
-GV đính băng giấy có vẽ sơ đồ
-Nhìn sơ đồ cho biết bài toán thuộc dngj nào?
- YC hs nêu các bước giải
- YC hs giải bài toán vào vở 
- Chấm bài, nhận xét
-Gọi HS lên bảng chữa
-GV nhận xét
-Kiểm tra bài 3 của HS giỏi
3.Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà làm các bài toán đã giải ở lớp
- Bài sau: Luyện tập chung
- Nhận xét tiết học 
-1HS lên bảng làm, lớp làm nháp
-HS lắng nghe
-1HS đọc, lớp đọc thầm
- 2 hs nhắc lại 
-HS Tỉ số của số thứ 2và số thứ nhất là
Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ:
. Vẽ sơ đồ 
. Tìm tổng số phần bằng nhau
. Tính kết quả
Hiệu số phần bằng nhau
 10 - 1 = 9 (phần)
 Số thứ hai: 738 : 9 = 82 
 Số thứ nhất là: 738 + 82 = 820 
 Đáp số: số thứ nhất: 820; số thứ hai: 82 
-HS khá giỏi tự làm bài
-1 hs đọc đề bài
-..Tổng ..tỉ
+ Vẽ sơ đồ
+ Tìm tổng số phần bằng nhau
+ Tính độ dài mỗi đoạn đường 
 -HS làm bài
 Tổng số phần bằng nhau là: 
 5 + 3 = 8 (phần) 
 Đoạn đường từ nhà An đến hiệu sách dài là:
 840 : 8 x 3 = 315 (m) 
 Đoạn đường từ hiệu sách đến trường dài là:
 840 - 315 = 525 (m) 
 Đáp số: Đoạn đường đầu: 315 m
 Đoạn đường sau: 525m 
-HS lắng nghe
.............................................................................
Tiết2 Luyện tiếng Việt
 LUYỆN VIẾT
I.Mục tiêu:
 -Củng cố kĩ năng xác định nội dung chính của một đoạn thông tin, tóm tắt một bản tin
-Chọn đúng ý chính của các bản tin cho sẵn, viết tốm tắt của một bản tin cho trước,và đặt được tên cho bản tin(BT2;3)
-Tầm quan trọng trong việc tóm tắt tin tức chính xác.
II.Đồ dùng dạy học
Sách BT cunge cố kiến thức, kĩ năng môn TV l4 -t2
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài mới
a.Giới thiệu: -Nêu yêu cầu giờ học 
b.Hướng dẫn luyện viết
Bài1:Đọc kĩ hai đoạn tin trong SGK Tiếng Việt 4, tập hai, trang 109, em hãy khoanh tròn chữ cái trước tên phù hợp với mỗi tin 
-Gọi hs đọc 
-Gv hướng dẫn
 +Xác định nội dung chính của mỗi đoạn văn đó là gì? 
+Chọn ý đúng với nội dung đoạn tin để khoanh
Đoạn tin a
a – Khách sạn trên ngọn cây
b – Khách sạn đắt tiền
c – Khách sạn trên cao
Đoạn tin b
 a – Nhà nghỉ dành riêng cho các con vật
 b – Nhà nghỉ cho khách du lịch nuôi súc vật
 c – Nhà nghỉ cho khách du lịch bốn chân
-Gv nhận xét
Bài2 Đọc và tóm tắt đoạn tin sau bằng một
hoặc hai câu :
-Cho HS đọc đoạn tin
-Gọi HS nêu ý chính của đoạn tin
-GV nhận xét sửa sai
-Cho HS tự viết tóm tắt đoạn tin theo yêu cầu
Bài3:. Em hãy đặt tên cho bản tin ở bài tập 2 
- Cho HS tự đặt tên cho đoạn tin
-Gv thu vở chấm
-Gọi HS nêu kết quả của mình
-GV nhận xét bài chấm,sửa sai cho HS
3.Củng cố, dặn dò: 
-GD tầm quan trọng về việc tóm tắt tin tức chính xác
-Nhận xét giờ học
- Lắng nghe 
- 2 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp,Lớp đọc thầm 
- Làm việc nhóm đôi 
- Vài HS trình bày KQ
-2HS đọc đoạn tin ở sách HS,lớp đọc thầm
-Vài HS nêu
-HS tự viết tóm tắt
-HS tự làm bài
-1tổ nộp vở 
-Vài HS nêu KQ
- Lắng nghe, thực hiện 
-HS lắng nghe
.......................................................................
Tiết3 Sinh hoạt
 LỚP 
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Phương hướng tuần tới.
- Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy.
 II. Tiến hành sinh hoạt
1. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình
- Lớp trưởng đánh giá .
- Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm.
- Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích.
2. Phương hướng tuần tới.
 - Học chương trình tuần 30
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Trang hoàng lớp học.
-Tăng cường học tập tốt vào cuối kì II
..................................................................................
Môn: KĨ THUẬT 
Tiết 29: LẮP XE NÔI ( Tiết 1) 
I.Mục tiêu:
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu . Xe chuyển động được.
II.Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III.Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt đông học
A/ Giới thiệu bài: Nêu Mđ, YC của bài học
B/ Bài mới:
HĐ1: HD hs quan sát và nhận xét mẫu
- Cho hs quan sát mẫu xe nôi đã lắp sẵn
- HD hs quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời: Để lắp được xe nôi cần có bao nhiêu bộ phận? 
- Hãy nêu tác dụng của xe nôi? 
* Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
a) HD hs chọn các chi tiết theo SGK
- GV cùng hs chọn các chi tiết theo SGK 
- Xếp các chi tiết vào nắp hộp theo từng loại 
- YC hs đọc SGK nêu qui trình lắp xe nôi 
b) Lắp từng bộ phận:
* Lắp tay kéo (hình 2) 
- Các em quan sát hình 2 SGK/86 và trả lời: Để lắp được tay kéo, em cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? 
- Tiến hành lắp tay kéo như SGK: các em chú ý lắp các thanh thẳng của tay kéo phải đúng vị trí trong ngoài của các thanh.
* Lắp giá đỡ trục bánh xe (hình 3)
- Yc hs quan sát hình 3 và nêu các chi tiết cần có để lắp giá đỡ trục bánh xe
- Gọi hs lên lắp
- Quan sát hình 1, các em cho biết phải lắp giá đỡ trục bánh xe? 
* Lắp thanh giá đỡ trục bánh xe (hình 4) 
- YC hs quan sát hình 4, gọi tên và số lượng các chi tiết để lắp thanh giá đỡ trục bánh xe. 
- Gọi hs lên lắp 
- Hỏi hs lắp: 2 thanh chữ U dài được lắp vào hàng lỗ thứ mấy của tấm lớn tính từ phải sang trái? 
* Lắp thành xe với mui xe (hình 5)
- Thực hiện lắp như SGK: các em chú ý khi lắp thành xe với mui xe, cần chú ý đến vị trí tấm nhỏ nằm trong tấm chữ U 
* Lắp trục bánh xe (Hình 6)
- Các em quan sát hình 6 và nêu thứ tự lắp từng chi tiết .
- Gọi hs lên lắp trục bánh xe 
c) Lắp ráp xe nôi (hình 1)
- YC hs đọc SGK/87 nêu qui trình lắp xe nôi 
- GV thực hiện lắp theo qui trình trên (trong khi lắp gọi hs nêu bước tiếp theo và gọi hs lên lắp) 
- Kiểm tra sự chuyển động của xe
3.Củng cố, dặn dò: 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/87
- Về nhà thực hành lắp xe nôi (nếu có bộ lắp ráp) 
- Bài sau: Lắp xe nôi (tt) 
- Lắng nghe 
- Quan sát 
- Quan sát, trả lời: Cần 5 bộ phận: tay kéo, thanh đỡ giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe với mui xe, trục bánh xe 
- Để cho các em bé nằm hoặc ngồi trog xe nôi và người lớn đẩy xe cho các em đi dạo chơi 
- Cùng GV chọn các chi tiết
+ Lắp từng bộ phận:
. Lắp tay kéo
. Lắp giá đỡ trục bánh xe
. Lắp thenh đỡ giá đỡ trục bánh xe
. Lắp thành xe và mui xe
. Lắp trục bánh xe
+ Lắp ráp xe nôi 
- Cần 2 thanh thẳng 7 lỗ, 1 thanh chữ U dài 
- Theo dõi, quan sát, lắng nghe 
- Cần 2 thanh thẳng 9 lỗ 
- 1 hs lắp, cả lớp quan sát, nhận xét 
- 2 giá đỡ 
- 1 tấm lớn, 2 thanh chữ U dài 
- 1 hs lên lắp, cả lớp quan sát 
- 1 thanh lắp vào hàng lỗ thứ ba, thanh thứ lắp vào hàng lỗ thứ hai 
- Quan sát, lắng nghe 
- Lấy 1 vòng hãm lắp vào trục dài, sau đó ráp bánh xe vào, tiếp theo lắp tiếp vòng hãm thứ hai
- 2 hs lên lắp, cả lớp theo dõi 
+ Lắp thành xe và mui xe vào sàn xe.
+ Lắp tay kéo vào sàn xe
+ Lắp 2 trục bánh xe vào giá đỡ trục bánh xe, sau đó lắp 2 bánh xe và các vòng hãm còn lại vào trục xe
+ Lắp giá đỡ trục bánh xe vào thanh đỡ giá đỡ trục bánh xe
+ Kiểm tra sự dao động của xe 
- Quan sát, theo dõi 
- Vài hs đọc 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_29_nam_hoc_2011_2012_hay_nhat.doc