Giáo án lớp 4 - Tuần 3 môn Lịch sử - Nước Văn Lang

Giáo án lớp 4 - Tuần 3 môn Lịch sử - Nước Văn Lang

I- MỤC TIÊU: Học xong bài học sinh biết

Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:

- Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.

- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

- Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.

- Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,.

HS khá giỏi:- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu, - Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật, - Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt

 

doc 2 trang Người đăng minhanh10 Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 3 môn Lịch sử - Nước Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
MÔN: LỊCH SỬ
Tuần 3
Tiết 5 Bài học : NƯỚC VĂN LANG
I- MỤC TIÊU: Học xong bài học sinh biết 
Nắm được một số sự kiện về nhà nước Văn Lang: thời gian ra đời, những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ:
- Khoảng năm 700 TCN, nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ra đời.
- Người Lạc Việt biết làm ruộng, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.
- Người Lạc Việt ở nhà sàn, họp nhau thành các làng, bản.
- Người Lạc Việt có tục nhuộm răng, ăn trầu; ngày lễ hội thường đua thuyền, đấu vật,...
HS khá giỏi:- Biết các tầng lớp của xã hội Văn Lang: Nô tì, Lạc dân, Lạc tướng, Lạc hầu,- Biết những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay: đua thuyền, đấu vật,- Xác định trên lược đồ những khu vực mà người Lạc Việt 
II- CHUẨN BỊ: Học sinh	: SGK
Giáo viên	: Hình theo SGK, lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, phiếu học tập 
III CAÏC HOAÛT ÂÄÜNG DAÛY HOÜC
Tiến trình
dạy học
Phương pháp dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Bài cũ
+ Muốn tìm đối tượng lịch sử ở bản đồ, lược đồ ta phải làm gì?
- Đọc tên, xem chú giải, tìm đối tượng 
II. Bài mới 
1. Giới thiệu
Trên đất nước ta, từ xa xưa đã có người sinh sống. Khoảng 700 năm trước Công Nguyên trên địa phận Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ hiện nay nước Văn Lang đã ra đời
- HS quan sát lược đồ, bảng, nghe 
2.Phát triển bài
a. GV vẽ trục thời gian, bảng Nước Văn Lang và tính chất xã hội Văn Lang.
Hoạt động 1 
Năm
Năm
Năm 
700TCN 
500TCN 
CN 
500SCN 
GV giới thiệu về trục thời gian: Người ta qui ước năm 0 là năm Công Nguyên phía bên trái (dưới) là những năm TCN phía phải (trên)
 0
Năm 700 Năm 500 CN 50 Năm 500
TCN TCN (Sau CN)
- Yêu cầu HS dựa vào kênh hình và kênh chữ ở SGK xác định địa phận của nước Văn Lang và kinh đô Văn Lang trên lược đồ
- HS chỉ và giới thiệu trên lược đồ 
+ Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? ở đâu? 
- 700 TCN ở khu vực Sông Hồng, sông Mã và sông Cả,
+ Kinh đô nước Văn Lang đóng ở đâu? 
+ Ai làm vua?
- Vua Hùng Vương
+ HS nhận xét phần trả lời. GV nhận xét kết luận 
(theo SGK)
SHN2
- Vậy tính chất xã hội của nước Văn Lang như thế nào? Tìm hiểu SGK điền vào lược đồ ở bảng 
- HS làm việc điền vào sơ đồ: Vua, lạc hầu, lạc tướng, lạc dân, nô tì do mình tự vẽ một lên bảng điền 
* Xã hội nước Văn Lang có mấy tầng lớp? 
- 3 tầng lớp
- GV chốt lại nội dung: Khoảng 700 TCN.. nô tì? 
(SGK/12)
Chuyển ý
Vậy nông dân thời Văn Lan sinh sống như thế nào? 
Hoạt động 2
b. Cuộc sống người Lạc Việt 
SHN4
GV giới thiệu: Tên nước là Văn Lang. Vua Hùng vương trị vì. Đời sống của người Lạc Việt có những nét đáng chú ý, các em hãy đọc nội dung SGK "Dựa vào hiện vật.. vua Hùng" ở trang 12, 13, 14. Điền nội dung cần thiết theo bảng thống kê (GV treo bảng thống kê) 
- HS đọc nội dung SGK 8 nhóm thảo luận ghi bảng phụ các nội dung. GV yêu cầu nhóm nào nhanh gắn bảng trước. Các nhóm còn lại bổ sung cho đủ ý. 
Sản xuất
Ăn uống
Mặc và trang điểm
Ở
Lễ hội
Lúa
Khoai
Cây ăn quả, Ươm tơ dệt vải 
Đúc đồng.
Nặn đồ đất. Đóng thuyền 
Làm đồ trúc
Cơm, xôi, bánh chưng, bánh giầy, uống rượu, làm mắm
Phụ nữ búi tóc, dùng nhiều đồ trang sức 
Nhà sàn, quây quần thành làng 
Vui chơi, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật
- 2 HS mô tả lại cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời dựa vào bảng thống kê. 
Liên hệ
Liên hệ ở địa phương 
+Ở địa phương ta còn có những tục lệ nào của người Lạc Việt còn lưu giữ?
+ HS nêu bổ sung, GV kết luận theo nội dung SGK
3. Củng cố
+ Nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào? Ở khu vực nào trên đất nước ta?
+ Dựa vào bài học, em hãy mô tả một vài nét về 
cuộc sống của người Lạc Việt
+ Gọi HS đọc lại nội dung ghi nhớ
+ Dặn dò chuẩn bị bài: Nước Âu Lạc 

Tài liệu đính kèm:

  • docLS03R.doc