Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Đọc thành tiếng:

 - Đọc đúng các tiếng , từ khó: Quách Tuấn Lương , lũ lụt , xả thân , quyên góp ,

 - Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .

 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.

2. Đọc - Hiểu

 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : xả thân , quyên góp , khắc phục ,

 - Hiểu nội dung : Tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.

 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời được các câu hỏi trong SGK.

 - GD: HS biết chia sẻ buồn vui cùng bạn, khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống .

KN:

-Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.

-Thể hiện sự thông cảm.

-Xác định giá trị.

-Tư duy sáng tạo

GD:

-Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌc:

GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK .

Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .

HS: SGK, đọc trước nội dung của thư.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌc:

 

doc 42 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2011-2012 - Phạm Thị Thu Huyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 03
 Thứ 2 ngµy 29 th¸ng 8 n¨m 2011.
Tập đọc:
THƯ THĂM BẠN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
1. Đọc thành tiếng: 
 - Đọc đúng các tiếng , từ khó: Quách Tuấn Lương , lũ lụt , xả thân , quyên góp ,
 - Đọc trôi chảy được toàn bài , ngắt , nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ , nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả , gợi cảm .
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn. 
2. Đọc - Hiểu 
 - Hiểu các từ ngữ khó trong bài : xả thân , quyên góp , khắc phục ,
 - Hiểu nội dung : Tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. 
 - Nắm được tác dụng của phần mở đầu và kết thúc bức thư, trả lời được các câu hỏi trong SGK.
 - GD: HS biết chia sẻ buồn vui cùng bạn, khi bạn gặp chuyện buồn, khó khăn trong cuộc sống .
KN:
-Giao tiếp ứng xử lịch sự trong giao tiếp.
-Thể hiện sự thông cảm.
-Xác định giá trị.
-Tư duy sáng tạo
GD:
-Tìm những câu cho thấy bạn Lương rất thông cảm với ban Hồng? Bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng? Liên hệ về ý thức BVMT: Lũ lụt gây ra nhiều thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌc: 
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 25 , SGK .
Bảng phụ viết sẵn câu , đoạn hướng dẫn luyện đọc .
HS: SGK, đọc trước nội dung của thư.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌc:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng , đọc thuộc lòng bài thơ Truyện cổ nước mình và trả lời câu 
hỏi : 
1) Bài thơ nói lên điều gì ?
- Nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
- Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS + Bức tranh vẽ cảnh gì ?
- Động viên , giúp đỡ đồng bào bị lũ lụt là một việc làm cần thiết . Là HS các em đã làm gì để ủng hộ đồng bào bị lũ lụt ? Bài học hôm nay giúp các em hiểu được tấm lòng của một bạn nhỏ đối với đồng bào bị lũ lụt .
- Ghi tên bài lên bảng .
 b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
 * Luyện đọc: 
- Yêu cầu HS mở SGK trang 25.
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV phân đoạn đọc, sau đó gọi HS tiếp nối nhau đọc bài ( 3 lượt ), kết hợp luyện đọc đúng, giải nghĩa từ khó .
 GV lưu ý sửa chữa lỗi phát âm , ngắt giọng cho từng HS .
- Gọi HS nêu phần chú giải trong SGK .
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài
-GV nêu giọng đọc và đọc mẫu lần 1.
 * Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi : 
+ Bạn Lương có biết bạn Hồng từ trước không ?
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì ?
+ Bạn Hồng đã bị mất mát, đau thương gì ?
+ Em hiểu “ hi sinh ” có nghĩa là gì ?
+ Đặt câu với từ “ hi sinh ” .
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ? 
- Ghi ý chính đoạn 1 .
- HS đọc thầm lại đoạn 2 và trả lời câu hỏi : + Những câu văn nào trong 2 đoạn vừa đọc cho thấy bạn Lương rất thông cảm với bạn Hồng ?
+ Những câu văn nào cho thấy bạn Lương biết cách an ủi bạn Hồng ? 
+ Nội dung đoạn 2 là gì ? 
+ Ghi ý chính đoạn 2 . 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi :
+ Ở nơi bạn Lương ở, mọi người đã làm gì để động viên, giúp đỡ đồng bào vùng lũ lụt ? 
+ Riêng Lương đã làm gì để giúp đỡ Hồng ?
+ “ Bỏ ống ” có nghĩa là gì ? 
+ Ý chính của đoạn 3 là gì ? 
- Yêu cầu HS đọc dòng mở đầu và kết thúc bức thư và trả lời câu hỏi : Những dòng mở đầu và kết thúc bức thư có tác dụng gì ?
+ Nội dung bức thư thể hiện điều gì ?
- Ghi nội dung của bài thơ .
 * Thi đọc diễn cảm 
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bức thư .
- Yêu cầu HS theo dõi và tìm ra giọng đọc của từng đoạn .
- Đưa bảng phụ, yêu cầu HS tìm cách đọc diễn cảm và luyện đọc đoạn văn .
 Mình hiểu Hồng đau đớn / và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi .
 Nhưng chắc là Hồng cũng tự hào / về tấm gương dũng cảm của ba / xả thân cứu người giữa dòng nước lũ .Mình tin rằng theo gương ba, Hồng sẽ vượt qua nỗi đau này . Bên cạnh Hồng còn có má , có cô bác và cả những người bạn mới như mình .
- Thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố, dặn dò:
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu .
- HS khác nhận xét, bổ sung
- Quan sát tranh và trả lời câu hỏi .
+ Bức tranh vẽ cảnh một bạn nhỏ đang ngồi viết thư và dõi theo khung cảnh mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào 
lũ lụt .
- Lắng nghe . 
- 1HS đọc HS khác đọc thầm 
- HS đọc theo trình tự : 
+ HS 1 : Đoạn 1 : Hòa bình  với bạn .
+ HS 2 : Đoạn 2 : Hồng ơi  bạn mới như mình 
+ HS 3 : Đoạn 3 : Mấy ngày nay  Quách Tuấn Lương .
- HS nêu phần chú giải
- HS luyện đọc cặp đôi
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi
- HS đọc thầm theo 
- HS đọc thầm, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi:
+ Bạn Lương không biết bạn Hồng. Lương chỉ biết Hồng khi đọc báo Thiếu niên Tiền Phong.
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn với Hồng .
+ Ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi .
+ “Hi sinh ”: chết vì nghĩa vụ, vì lí tưởng cao đẹp, tự nhận về mình cái chết để giành lấy sự sống cho người khác .
+ Các anh bộ đội dũng cảm hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc .
+ Đoạn 1 cho em biết nơi bạn Lương viết thư và lí do viết thư cho Hồng .
- HS nhắc lại
-HS đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi :
+ Hôm nay , đọc báo Thiếu niên Tiền Phong , mình rất xúc động được biết ba của Hồng đã hi sinh trong trận lũ lụt vừa rồi . Mình gửi bức thư này chia buồn với bạn . Mình hiểu Hồng đau đớn và thiệt thòi như thế nào khi ba Hồng đã ra đi mãi mãi .
+ Những câu văn : 
Nhưng chắc là Hồng  dòng nước lũ .
Mình tin rằng  nỗi đau này .
Bên cạnh Hồng  như mình .
+Là những lời động viên, an ủi của Lương với Hồng .
- Đọc thầm, trao đổi, trả lời câu hỏi :
+ Mọi người đang quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt, khắc phục thiên tai. Trường Lương góp đồ dùng học tập giúp các bạn nơi bị lũ lụt .
+ Riêng Lương đã gửi giúp Hồng toàn bộ số tiền Lương bỏ ống từ mấy năm nay .
+ “ Bỏ ống ” là dành dụm , tiết kiệm .
+ Tấm lòng của mọi người đối với đồng bào bị lũ lụt .
- 1 HS đọc thành tiếng và trả lời :
+ Những dòng mở đầu nêu rõ địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi người nhận thư .
+ Những dòng cuối thư ghi lời chúc, nhắn nhủ, họ tên người viết thư .
+ Tình cảm của người viết thư thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn.
- 2 đến 3 HS nhắc lại nội dung chính .
- Mỗi HS đọc 1 đoạn .
- Tìm ra giọng đọc .
+ Đoạn 1 : giọng trầm , buồn .
+ Đoạn 2 : giọng buồn nhưng thấp giọng .
+ Đoạn 3 : giọng trầm buồn , chia sẻ 
- HS tìm giọng đọc, cách đọc.
- 4 HS luyện đọc 
- 3 HS thi đọc, HS khác nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất
.........................................................................................
Toán:
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU 
(Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦu: Giúp HS: 
 - Biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 - Củng cố về các hàng, lớp đã học.
 - Củng cố bài toán về sử dụng bảng thống kê số liệu.(Dành cho HS khá, giỏi)
 - GD: HS vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn, có ý thức học tốt toán. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌc: 
 GV: Bảng các hàng, lớp (đến lớp triệu), SGK
 HS: SGK, bảng con, phấn, vở, ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌc: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 -GV: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết đọc, viết các số đến lớp triệu.
 b.Hướng dẫn đọc và viết số đến lớp triệu : 
 -GV treo bảng các hàng, lớp 
 -GV vừa viết vào bảng vừa giới thiệu: Cô có 1 số gồm 3 trăm triệu, 4 chục triệu, 2 triệu, 1 trăm nghìn, 5 chục nghìn, 7 nghìn, 4 trăm, 1 chục, 3 đơn vị.
 - Gọi HS lên bảng viết số trên.
 - Gọi HS đọc số trên.
 - GV hướng dẫn lại cách đọc.
 + Tách số trên thành các lớp thì được 3 lớp lớp đơn vị, lớp nghìn, lớp triệu
 + Đọc từ trái sang phải. 
 + Vậy số trên đọc là Ba trăm bốn mươi hai triệu (lớp triệu) một trăm năm mươi bảy nghìn (lớp nghìn) bốn trăm mười ba (lớp đơn vị).
 - GV yêu cầu HS đọc lại số trên.
 - GV có thể viết thêm một vài số khác cho HS đọc.
c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập
 - GV yêu cầu HS viết các số mà bài tập yêu cầu.GV nhận xét 
 - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau cùng đọc số.
 - GV gọi HS đọc số.
Bài 2
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV viết các số lên bảng, chỉ định HS đọc số.
Bài 3
 -GV lần lượt đọc các số, yêu cầu HS viết số 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4( Dành cho HS khá, giỏi)
- GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn bảng thống kê số liệu của bài tập và yêu cầu HS đọc.
- GV yêu cầu HS làm bài theo cặp, 1 HS hỏi, HS kia trả lời, sau mỗi câu hỏi thì đổi vai.
- GV lần lượt đọc từng câu hỏi cho HS trả lời.
- GV có thể yêu cầu HS tìm bậc học có số trường ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số HS ít nhất (hoặc nhiều nhất), bậc học có số GV ít nhất (hoặc nhiều nhất).
4.Củng cố- Dặn dò:
-HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào giấy nháp.
- Một số HS đọc , cả lớp nhận xét đúng/ sai.
- HS thực hiện tách số thành các lớp 
- HS đọc 
- Một số HS đọc cá nhân, HS cả lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS lên bảng viết số, cả lớp viết vào vở nháp
- HS kiểm tra và nhận xét bài làm của bạn.
- Làm việc theo cặp, 1 HS chỉ số cho HS kia đọc, sau đó đổi vai.
- HS đọc số.
- Đọc số.
- Đọc số theo yêu cầu của GV.
- 3 HS lên bảng viết số, HS cả lớp viết vào vở.
a, 10 250 214 ; b, 253 564 888 ; c, 400 036 105,
d, 700 000 231
- HS đọc bảng số liệu.
- HS làm bài.
- 3 HS lần lượt trả lời từng câu hỏi trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
-Số trường ít nhất là Trung học phổ thông, có số trường nhiều nhất là tiểu học.
-Bậc học có số HS nhiều nhất là Tiểu học, có số HS ít nhất là Trung học phổ thông.
-Bậc học có số GV nhiều nhất là Tiểu học, có số GV ít nhất là Trung học phổ thông.
..............................................................................................
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- HS kể được câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có nhân vật , có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu
- HS kể lại tự nhiên , bằng lời kể rõ ràng, rành mạch, bước đầu biểu lộ tình cảm qua giọng kể.
- GD: Rèn luyện thói quen ham đọc sách .
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- GV: Bảng lớp viết sẵn đề bài có mục gợi ý 3 .
- HS: Sưu tầm các truyện nói về lòng nhân hậu .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng kể lại truyện thơ : Nàng tiên Ốc .
- Nhận xét , cho điểm từng HS 
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
- GV ghi đề b ... cầu của bài. 
- Yêu cầu từng cặp đọc cho nhau nghe các số và ghi lại chữ số 3 ở mỗi số đó thuộc hàng nào, lớp nào? 
Đáp án:
 - Số 46 307 chữ số 3 ở hàng trăm, lớp đơn vị. 
 - Số 56 032 chữ số 3 ở hàng chục, lớp đơn vị. 
 - Số 123 517 chữ số 3 ở hàng nghìn, lớp nghìn. 
Bài 2b: Gọi HS đọc yêu cầu của bài. 
H. Dòng thứ nhất cho biết gì?
H. Dòng thứ hai cho biết gì? 
- GV viết lên bảng số 38 753 yêu cầu HS đọc. 
H. Chữ số 7 thuộc hàng nào, lớp nào? 
H. Giá trị của chữ số 7 trong số 38 753 là bao nhiêu? 
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại.
Bài 3 : HS đọc yêu cầu của bài. 
GV viết lên bảng: 52 314
H. Số 52 314 gồm mấy trăm nghìn, mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
H. Hãy viết số 52 314 thành tổng các chục nghìnH, nghìn, trăm, chục, đơn vị? 
- Gọi 3 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở
- Sửa bài chung cho cả lớp.
Đáp án:
503 060 = 500 000 +3000 +60. 
83 760 = 80 000 + 3 000 +700 + 60. 
176 091 = 100 000 +700 000 + 60 000 + 90 + 1. 
Bài 4 :- Yêu cầu HS làm vào vở
GV lần lượt đọc từng số trong bài cho HS viết
Đáp án:
500 735. c) 204 060
300 402. d) 82. 
Bài 5 :- Yêu cầu HS đọc đề, 2 em tìm hiểu đề trước lớp.
- Gọi 1 em lên bảng làm bài, dưới lớp làm vào vở
- Thu chấm 1 số bài, nhận xét
- Sửa bài chung cho cả lớp.
a) Lớp nghìn của số 603 786 gồm các chữ số: 6; 0; 3. 
b) Lớp đơn vị của số 603 785 gồm các chữ số: 7; 8; 5. 
c) Lớp đơn vị của số 532 004 gồm các chữ số: 0; 0; 4. 
Củng cỏC:- nhận xét – Nhấn mạnh một số bài HS hay sai.
- Hướng dẫn bài luyện tập thêm về nhà.	
- Giáo viên nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng
Theo dõi.T
- Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn, hàng chục nghìn, hàng trăm nghìn. 
Vài em nhắc lại.
Lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
Vài em đọc. 
1 em lên bảng. Lớp thực hiện cá nhân.
- Lần lượt lên bảng thực hiện, lớp theo dõi và nhận xét. 
Lần lượt nêu. 
Vài em đọc. 
1 em đọc. 
- Năm mươi tư nghìn ba trăm mười hai
- 54312 
1 HS lên bảng viết, lớp viết nháp. 
- Cả lớp nhận xét. 
- Chữ số 5 thuộc hàng chục nghìn và 4 hàng nghìn thuộc lớp nghìn.
- lớp đơn vị
HS trả lời. 
HS hoàn thành vào vở bài tập. 1em lên bảng .
2 em đọc. 
Từng cặp làm bài. 
- Thực hiện làm bài, 4 em lên bảng sửa, lớp theo dõi và nhận xét.
- Sửa bài nếu sai.
. 
Vài em đọc. 
-Chữ số 7 thuộc hàng trăm, lớp đơn vị . 
- 700 
1 em đọc. 
- Số 52 314 gồm 5 chục nghìn, 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 4 đơn vị. 
- HS lên bảng làm, lớp làm vào vở nháp
- Nhận xét, sửa
 -1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. 
1 em đọc đề1, 2 em tìm hiểu đề trước lớp.
- 1 HS lên bảng.
Lớp theo dõi, nhận xét, 
- Nêu têu cầu bài
- 1 em lên bảng làm, lớp làm vào vở
Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài tập về nhà.
Thứ 6 ngày 2 tháng 9 năm 2011.
Tập làm văn:
VIẾT THƯ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: 
 - Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư. .
 - Vận dụng kiến thức đã học để viết được bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn
 - HS:Biết viết thư thăm hỏi bạn bè, người thân mình .
* KN:
- Giao tiÕp øng xö lÞch sù trong giao tiÕp.
- T×m kiÕm vµ xö lÝ th«ng tin
-T­ duy s¸ng t¹o
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
- Bảng phụ viết sẵn phần Ghi nhớ .
- Bảng lớp viết sẵn đề bài phần Luyện tập .
- Giấy khổ lớn ghi sẵn câu hỏi + bút dạ .
III. Hoạt động dạy- học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
+ Khi muốn liên lạc với người thân ở xa , chúng ta làm cách nào ?
- GV ghi đề bài
 b) Tìm hiểu ví dụ 
- Yêu cầu HS đọc lại bài Thư thăm bạn 
+Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để làm gì? 
+ Người ta viết thư để làm gì?
+ Đầu thư bạn Lương viết gì?
+ Lương thăm hỏi tình hình gia đình và địa phương của Hồng như thế nào?
+ Bạn Lương thông báo với Hồng tin gì?
+ Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì ?
+ Một bức thư thường mở đầu và phần kết thúc như thế nào?
c) Ghi nhớ 
- Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc .
 d) Luyện tập 
 - Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gạch chân dưới những từ : trường khác để thăm hỏi , kể , tình hình lớp , trường em 
- Yêu cầu HS trao đổi, viết vào phiếu , nêu lại
- Nhận xét , kết luận
+ Đề bài yêu cầu em viết thư cho ai?
+ Mục đích viết thư là gì? 
+ Thư viết cho bạn cùng tuổi cần xưng hô như thế nào ? 
+ Cần thăm hỏi bạn những gì ? 
+ Em cần kể cho bạn những gì về tình hình ở lớp, trường mình ?
+ Em nên chúc , hứa hẹn với bạn điều gì ?
 * Viết thư 
- Yêu cầu HS viết vào vở .
 - Gọi HS đọc lá thư mình viết .
- Nhận xét và cho điểm HS viết tốt .
3. Củng cố, dặn dò:
+ Khi muốn liên lạc với người thân ở xa , chúng ta có thể gọi điện , viết thư .
- HS nhắc lại
1 HS đọc thành tiếng .
+ Bạn Lương viết thư cho bạn Hồng để chia buồn cùng Hồng vì gia đình Hồng vừa bị trận lụt gây đau thương mất mát không gì bù đắp nổi .
+ Để thăm hỏi , động viên nhau , để thông báo tình hình , trao đổi ý kiến , bày tỏ tình cảm .
+ Bạn Lương chào hỏi và nêu mục đích viết thư cho Hồng .
+ Lương thông cảm, sẻ chia hòan cảnh, nỗi đau của Hồng và bà con địa phương.
+ Lương báo tin về sự quan tâm của mọi người với nhân dân vùng lũ lụt : quyên góp ủng hộ . Lương gửi cho Hồng toàn bộ số tiền tiết kiệm.
+ Nội dung bức thư cần:
- Nêu lí do và mục đích viết thư.
- Thăm hỏi người nhận thư.
- Thông báo tình hình người viết thư .
- Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm 
+ Phần mở đầu ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi .
+ Phần kết thúc ghi lời chúc, lời hứa hẹn .
- 3 đến 5 HS đọc thành tiếng .
- 1 HS đọc yêu cầu trong SGK .
- Thảo luận , hoàn thành nội dung .
- Dán phiếu , nhận xét , bổ sung .
- Viết thư cho một bạn trường khác 
- Hỏi thăm và kể cho bạn nghe tình hình ở lớp , trường em hiện nay 
- Xưng bạn – mình , cậu – tớ
- Hỏi thăm sức khỏe , việc học hành ở trường mới , tình hình gia đình , sở thích của bạn 
- Tình hình học tập , sinh hoạt , vui chơi , văn nghệ , tham quan , thầy cô giáo , bạn bè , kế hoạch sắp tới của trường , lớp em 
- Chúc bạn khỏe , học giỏi , hẹn thư sau 
- HS dựa vào gợi ý trên để viết thư 
- HS viết vào vở
- 3 HS đọc lại, HS khác nhận xét
 - Viết bài vào vở .
Toán:
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS :
 - Nhận biết đặc điểm của hệ thập phân (ở mức độ đơn giản).
 - HS biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân 
 - Nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
 - HS có ý thức trong học tập, đưa kiến thức vào trong thực tiễn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: 
 GV - Bảng phụ viết sẵn nội dung của bài tập 1, 3 , SGK
 HS - SGK, vở, bút, ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 -GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3 tr19, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: 
 Hôm nay các em sẽ được nhận biết một số đặc điểm đơn giản của hệ thập phân .
 b.Nội dung: 
 * Đặc điểm của hệ thập phân:
 -GV viết :
 10 đơn vị =  chục
 10 chục =  trăm
 10 trăm =  nghìn
  nghìn =  Trăm nghìn
 10 chục nghìn =  trăm nghìn
 -Qua bài tập trên bạn cho biết trong hệ thập phân cứ 10 đơn vị ở một hàng thì tạo thành mấy đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó ?
 -GV khẳng định: chính vì thế ta gọi đây là hệ thập phân.
 * Cách viết số trong hệ thập phân:
 -Hệ thập phân có bao nhiêu chữ số, đó là những chữ số nào ?
 -Hãy sử dụng các chữ số trên để viết các số sau:
 +Chín trăm chín mươi chín.
 +Hai nghìn không trăm linh năm.
 +Sáu trăm sáu mươi lăm triệu bốn trăm linh hai nghìn bảy trăm chín mươi ba.
 - Như vậy với 10 chữ số chúng ta có thể viết được mọi số tư nhiên .
 -Hãy nêu giá trị của các chữ số trong số 999.
 -GV: cũng là chữ số 9 nhưng ở những vị trí khác nhau nên giá trị khác nhau. Vậy có thể nói giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.
 3.Luyện tập thực hành:
 Bài 1:
 -GV yêu cầu HS đọc bài mẫu sau đó tự làm bài.
 -GV HS đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau, đồng thời gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để các bạn kiểm tra theo. 
 Bài 2:
 -GV viết số 387 và yêu cầu HS viết số trên thành tổng giá trị các hàng của nó .
 -GV nêu cách viết đúng, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm.
 Bài 3:( HS khá, giỏi làm cả bài)
 - Bài tập yêu cầu gì ?
 -Giá trị của mỗi chữ số trong số phụ thuộc vào điều gì ?
 -GV viết số 45 lên bảng và hỏi : nêu giá trị của chữ số 5 trong số 45, vì sao chữ số 5 lại có giá trị như vậy ?
 -GV yêu cầu HS làm bài .
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng điền.
- Cả lớp làm vào giấy nháp.
- Tạo thành 1 đơn vị ở hàng trên liền tiếp nó.
- Vài HS nhắc lại kết luận.
- Có 10 chữ số. Đó là các số : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.
- HS nghe GV đọc số và viết theo .
- 1 HS lên bảng viết.Cả lớp viết vào giấy nháp.
(999, 2005, 665402793)
- 9 đơn vị , 9 chục và 9 trăm .
- HS lặp lại .
- HS cả lớp làm bài vào vở nháp .
- Kiểm tra bài.
- 1 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở
 387 = 300 + 80 + 7
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp nhận xét
- Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng 
- Phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó .
- Trong số 45 , giá trị của chữ số 5 là 5 đvị , vì chữ số 5 thuộc hàng đvị , lớp đvị.
- 1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
Số
45
57
561
5824
5824769
Giá trị của chữ số 5
5
50
500
5000
5000000
 -GV nhận xét và cho điểm.
4.Củng cố- Dặn dò:
SINH HOẠT LỚP:
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Giúp HS biết phê và tự phê cao về học tập, vệ sinh cá nhân , trường, lớp của lớp trong tuần vừa qua.
 - HS biết khắc phục những ưu điểm, tự sửa chữa những mặt còn tồn tại của lớp, của bản thân.
 - HS luôn có ý thức tốt trong giờ sinh hoạt, thể hiện tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
II. Chuẩn bị:
 GV: Nội dung sinh hoạt của lớp
 HS: Các tổ ghi nội sinh hoạt cụ thể của tổ mình.
III. Tiến hành sinh hoạt:
	1.Ổn định tổ chức: HS vui văn nghệ
	2. Nội dung sinh hoạt:
 - Gọi lớp trưởng lên điều khiển các hoạt động của lớp
 GV theo dõi, giúp đỡ những tổ còn lúng túng 
* Nhận xét tuần hai
* Phương hướng tuần tới:
GV vạch ra phương hướng cho tuần tới
 - Luôn chấp hành tốt việc học bài và làm bài ở nhà, vệ sinh trường lớp luôn sạch, đẹp. Lao động tham gia đầy đủ có chất lượng,...
 - Dặn : Chuẩn bị tốt cho đại hoi chi đội, liên đội.

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 T3 1112.doc