Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Hoàng Yến

Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Hoàng Yến

Chính tả

CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ

I Mục đích yêu cầu

v Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tảsạch sẽ, đúng qui định

v Làm đúng bài tập CT bài 2.

v HS nghiêm túc trung thực viết CT.

II Chuẩn bị: GV: SGK, bảng phụ viết sẵn bài 2

IIIHọat động dạy học

1 Kiểm tra: 4 Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, viết từ khó của tiết trước

2 Bài mới 30 GV giới thiệu bài

 Các hoạt động

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 364Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 3 - Năm học 2012-2013 - Huỳnh Hoàng Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 3 
 Từ ngày: 27 – 8 – 2012 đến 31 – 98- 2012
Thứ 
Môn 
Tiết 
Tên bài 
Ghi chú 
Hai 
TĐ
T
CT
5
11
3
Thư thăm bạn 
Triệu và lớp triệu tiếp theo
Cháu nghe câu chuyện của bà
Ba 
T
LTVC
KC
KH
KT
12
9
3
5
3
 Luyện tập
Từ đơn- từ phức
Kể chuyện đã nghe đã học
Vai trò của chất đạm chất béo
Cắt vải theo đường vạch dấu
Tư 
TĐ
T
TLV
LS
6
13
5
3
Người ăn xin 
Luyện tập
Kể lại lời nói ý nghĩ của nhân vật
Nước Văn Lang
Năm 
T
LTVC
KH
ĐĐ
14
6
6
3
 Dãy số tự nhiên
Nhân hâu- Đoàn kết
Vai trò của vi – ta – min, chất béo .
Vượt khó trong học tập 
Sáu 
TLV
T
ĐL
SHL
6
15
3
3
 Viết thư 
Viết số tự nhiên trong hệ thập phân 
Một số dân tọc ở Hoàng Liên Sơn
Tuần 3
Thứ hai, ngày 27 tháng 8 năm 2012
Tập đọc
 THƯ THĂM BẠN
I. Mục đích yêu cầu 
Biết đọc diễn cảm một đoạn thư thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với nỗi đau của bạn.
Hiểu tình cảm của người viết thư: thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn. (trả lời 
 được các câu hỏi ở SGK; nắm được tác dụng của phần mở đầu, phần kết thúc bức thư).
GDKNS: Ứng xử lịch sự, thể hiện sự cảm thông, xác định giá trị và tư duy sáng tạo.
II Chuẩn bị 
GV: SGK, tranh minh họa. HS: SGK, xem bài trước.
PP: giảng giải, thảo luận, luyện tập: cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. Các hoạt động dạy học
1 Bài kiểm: 5’ 2HS đọc bài và trả lời bài : Truyện cổ nước mình.
2 Bài mới 30’ Gv giới thiệu bài
 Các hoạt động
Hoạt động 1: Luyện đọc. 
Rút từ khó luyện đọc: Quách Tuấn Lương, lũ lụt; xả thân. GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Câu 1: Bạn Lương có biết bạn hồng từ trước không?
Câu 2: Lương viết thư cho Hồng để làm gì? 
 Câu 3: Tìm những câu cho thấy Lương biết cách an ủi Hồng? GV nhận xét chốt ý đúng.
Câu 4: Nêu tác dụng của dòng mở đầu và kết thúc bức thư
HD rút ra nội dung bài học.
 GDMT: Lũ lụt gây ra nhiềù thiệt hại lớn cho cuộc sống con người. Để hạn chế lũ lụt, con người cần tích cực trồng cây gây rừng, tránh phá hoại môi trường thiên nhiên.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn 2; 3
1HS (KG) đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm.
3 HS đọc nối tiếp + 3 HS đọc nối tiếp + đoc từ ngữ cần giải thích. HS luyện đọc nhóm đôi
- Bạn Lương không biết bạn Hồng
- Chọn ý em cho là đúng
+ Chia buồn với Hồng + Làm bạn với Hồng + Chúc sức khoẻ
- Hôm nay...., Mình tin rằng..., Bên cạnh....
- Dòng mở đầu nêu rõ thời gian, địa điểm viết thư, lời chào hỏi người nhận thư. Dòng cuối thư ghi lời chúc hoặc nhắn nhủ.
-Bài: Thư thăm bạn giới thiệu tác dụng phần mở đầu và kết thúc bức thư đồng thời nói lên tình thương bạn, muốn chia sẻ đau buồn cùng bạn của người viết thư.
Luyện đọc nhóm đôi. Thi đọc diễn cảm.
3 Củng cố: 4’ HS nhắc lại nội dung bài học. HS viết nội dung bài vào tập.
4 Dặn dò:1’ Về nhà xem lại bài, CB: Người ăn xin. Nhận xét
___________________________________
Toán
TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU ( tiếp theo)
I. Mục tiêu
Biết viết, đọc các số đến lớp triệu. 
HS được củng cố về lớp triệu.
HS học nghiêm túc, làm bài cẩn thận, chính xác.BT1; 2; 3.
II . Các hoạt động dạy học
2 Bài kiểm: 5’ 2HS lên bảng . Đọc, viết và phân tích các số sau: 741741258; 85369852 
 Nhận xét – phê điểm.
3 Bài mới 30’ Gv giới thiệu bài
 Các hoạt động
Hoạt động 1: Đọc, viết số đến lớp triệu
GV HD HS : Về cách đọc, viết số: 242.157.413
Khi tách từng lớp, kể từ phải sang trái đầu tiên là lớp đơn vị; lớp nghìn; lớp triệu mỗi lớp có ba hàng. Dựa vào cách đọc số có tới 3 chữ số dựa vào từng lớp. 
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Viết và đọc số theo bảng 
 Hướng dẫn HS cách đọc, viết số có đến lớp triệu
Viết số: 32 516 497. Các chữ số thuộc hàng, lớp nào?
Bài 2 : Đọc các số: 7 312 836; 57 602 511; 351 600 307, 900 370 200; 400 070 192.
Bài 3: Viết các số Chấm điểm sửa bài
GV nhận xét – sửa bài.
Cá nhân nêu, lớp nhận xét bổ sung 
1. Nhóm đôi đọc và viết số vào bảng con 
32 516 479 – Ba mươi hai triệu năm trăm mười sáu nghìn bốn trăm bảy mươi chín. 
HS trình bày miệng - lớp nhận xét
2. HS làm miệng. LơÙp nhận xét
7 312 836- Bảy triệu ba trăm mười hai nghìn tám trăm ba mươi sáu.
3. HS làm vào vở: 10 250 214; 253 564 888, 
400 036 105, 700 000 231
4 Củng cố: 5’ Thi đua viết số rồi đọc lại số đó. 78945645; 74125802; 103509987.
5 Dặn dò: 1’ Về xem lại bài. CB: Luyện tập
________________________________________
Chính tả
CHÁU NGHE CÂU CHUYỆN CỦA BÀ
I Mục đích yêu cầu
Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tảsạch sẽ, đúng qui định
Làm đúng bài tập CT bài 2.
HS nghiêm túc trung thực viết CT.
II Chuẩn bị: GV: SGK, bảng phụ viết sẵn bài 2
IIIHọat động dạy học
1 Kiểm tra: 4’ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, viết từ khó của tiết trước
2 Bài mới 30’ GV giới thiệu bài 
 Các hoạt động
Họat động 1: Nghe viết CT 
GV đọc bài CT qua một lượt – HS lắng nghe. 
HD tìm hiểu nội dung bài và từ ngữ dễ sai: mỏi, gặp, dẫn, lạc, bỗng,
Nhắc nhở một số điều cần lưu ý khi viết CT, đọc bài cho HS viết, sóat lại bài. HD - HS bắt lỗi
GV chấm ngẩu nhiên một số bài. 
 GV nhận xét chung
Họat động 2: Luyện tập 
Cho Điền dấu hỏi hay ngã vào chữ in đậm
GV nhận xét chốt ý đúng: Triển lãm, bảo, thử, vẽ cảnh, cảnh, vẽ cảnh, khẳng, bởi, sĩ, vẽ, ở, chẳng.
HS đoc thầm bài CT.
Phân tích từ khó và viết bảng con 
HS còn lại đổi chéo tập bắt lỗi.
2 HS đọc nội dung bài 2.
HS thảo luận nhóm đôi.1 nhóm làm bảng phụ.
HS trình bày - lớp nhận xét.
3 Củng cố 3’ GV sửa lỗi sai phổ biến của HS.
4 Dặn dò: 1’ Xem lại những lỗi viết sai. CB bài tiếp theo
________________________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 28 tháng 8 năm 2012
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu
Viết và đọc được số có đến lớp triệu.
Bước đầu nhận biết được giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.
HS làm được các bài tập: 1; 2; 3(a, b, c); 4(a, b). 
II . Các hoạt động dạy học.
1 Bài kiểm: 5’ 2HS lên bảng viết số:145632789; 963258023 Nêu vị trí từng chữ số và phân tích hàng, lớp của mỗi chữ sốá. Lớp nhận xét . GV phê điểm.
2 Bài mới 30’ Gv giới thiệu bài
 Các hoạt động
Hoạt động 1: Ôân vị trí các hàng, lớp.
VD: 789654123; 123654789; 741258014; 785231036.
Yêu cầu HS đọc số và nêu vị trí từng hàng của mỗi số.
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1 Viết theo mẫu. Cho hs làm SGK – 1hs làm ở bảng phụ được kẻ sẵn. Lớp nhận xét 
Bài 2: Đọc các số Nêu miệng lớp nhận xét bổ sung. Sửa bài. GV nhận xét chốt ý đúng:
Bài 3: Viết số 
HS làm vở. 2 HS làm bảng nhóm GV chấm một số tập. Sửa bài.
Bài 4: Nêu giá trị chữ số 5 HS đọc ND bài tập 4, trả lới miệng. Nhận xét sửa bài
3 HS nêu vị trí mỗi hàng của các lớp.
HS trao đổi nhóm đôi 1 bạn đọc số bạn kia viết số rồi ngược lại.
1. Viết theo mẫu
315 700 806
3
1
5
7
0
0
8
0
6
850 304 900
8
5
0
3
0
4
9
0
0
403 210 715
4
0
3
2
1
0
7
1
5
2. 32 640 507 – Ba mươi hai triệu sáu trăm bốn mươi nghìn năm trăm linh bảy. ....
3. a/ 613.000.000; b/ 131.402.000; 
 c/ 512.326.103; 
4. a/ 715.638 chữ số 5 có giá trị: 5000 
 b/ 571.638 chữ số 5 có giá trị: 50000
3 Củng cố 4’ HS thi đua viết số :14752369; 78963254 Nêu giá trị của chữ số 3 Nhận xét.
4. Dặn dò: 1’ Xem lại bài. CB: Luyện tập (trang 17)
______________________________________________-
Luyện từ và câu
	TỪ ĐƠN VÀ TỪ PHỨC
I.Mục đích yêu cầu:
Hiểu sự khác nhau giữa tiếng và từ, phân biệt được từ đơn và từ phức (ND ghi nhớ).
Nhận biết được từ đơn và từ phức trong đoạn thơ (BT1, mục III), bước đầu làm quen với tự điển để tìm hiểu về từ.(BT2, 3).
II Các họat động dạy học
 1. Bài kiểm : 4’ Dấu hai chấm.
 2. Bài mới 30’ GV giới thiệu bài 
 Các họat động
Hoạt động 1:Tìm hiểu bài. 
Từ đơn: nhờ, bạn, lại, có, chí, nhờ, năm, liền, Hạnh, là.
Từ phức: giúp đỡ, học hành, học sinh, tiên tiến.
Tiếng dùng để làm gì? Thế nào là từ đơn, từ phức?
Tiếng dùng để cấu tạo từ. Từ có thể dùng 1 tiếng gọi là từ đơn. Từ có thể dùng 2 tiếng trở lên gọi là tứ phức. 
Hoạt động 2: Luyện tập
BT 1: Xác định từ đơn, từ phức.
HS làm VBT – 1HS làm bảng phụ – lớp nhận xét
GV nhận xét sửa bài 
Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập. 
Từ điển là sách tập hợp các từ tiếng Việt và giải thích nghĩa của từng từ
Bài 3. Đặt câu
GV chấm một số tập – nhận xét – sửa bài
HS đọc nội dung bài tập 1– thảo luận nhóm 2
Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét.
 HS đọc yêu cầu BT2 – trả lời câu hỏi.
2- 3 HS đọc ghi nhớ cả lớp đọc thầm lại( ND ghi nhớ SGK)
1 . Tư đơn: rất, và, lại.
 Từ phức: công bằng, thông minh, độ lương, đa tình, đa mang.
 2. Thảo luận nhóm 6. HS trình bày – nhận xét.
VD: Từ đơn: buồn, đói, no, ốm, vui, mía...
 Từ phức: hung dữ, mừng rỡ, xa lạ....
 3. HS làm VBT – 2 hs làm bảng phụ
 - Sau một buổi học, em thấy đói lắm.
 - Những con thú ăn thịt sống vô cùng hung dữ.
3 Củng cố: 4’ HS nhắc lại nội dung bài học
4 Dặn dò: 1’ Về xem lại bài. CB: MRVT: Nhân hậu – Đoàn kết.
__________________________________
Kể chuyện
	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu
Hiểu câu chuyên (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nhe, đã đọc có nhân vật, có ý nghĩa, nói về lòng nhân hậu (theo gợi ý ở SGK)
Lời kể rõ ràng, bư ... ần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển mọi hoạt động sống, nếu thiếu thì cơ thể sẽ bị bệnh.
Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
II. Chuẩn bị
GV: SGK, hình minh họa ở trang 14; 15 SGK.
HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
III Các họat động dạy học
 Bài kiểm: 5’ 2 HS trả bài Vai trò của chất đạm và chất béo. Lớp theo dõi – nhận xét – Gv phê điểm.
 Bài mới 28’ GV giới thiệu bài 
 Các họat động
Hoạt động 1: Thức ăn có chứa nhiều vi-ta- min
Dựa vào hình minh họa ở SGK kể tên một số vi-ta-min; chất khoáng; chất xơ mà em biết.
Nhận xét bổ sung
Hoạt động 2: Vai của chất khoáng và vi-ta-min
Kể tên một số vi-ta-min; chất khoáng; chất xơ mà em biết. Vai trò của vi-ta-min; chất khoáng; chất xơ .
Vi- ta- min rất cần cho cơ thể, nếu thiếu cơ thể sẽ bị bệnh. Chất khoáng tham gia xây dựng cơ thể, tạo men thúc đẩy và điều khiển mọi hoạt động sống. Chất xơ không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần thiết để đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa
Đại diện trình bày, lớp nhận xét.
cà rốt, lòng đỏ trứng, thịt, cá, các loại rau có màu xanh thẩm,
HS quan sát hình ở SGK, HS thảo luận nhóm 4. HS trình bày – lớp nhận xét.
- Vi ta min: A, D, B, C ...	
- Chất khoáng: Ca, K, P ...
- Rất cần cho cơ thể: xây dựng cơ thể, đảm bảo hoạt động của bộ máy tiêu hoá ...
 Củng cố 4’ 3 HS nhắc nội dung bài.
 Dặn dò 1’ : Về học thuộc bài. CB: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
________________________
Đạo đức
VƯỢT KHÓ TRONG HỌC TẬP
I. Mục đích yêu cầu
Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập. HS (KG) biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập.
Biết vượt khó trong học tập giúp em học tập mau tiến bộ.
Có ý thức vượt khó vươn lên trong học tập. Noi gương những gương HS nghèo vượt khó.
II Chuẩn bị:
GV: SGK – bảng phụ ghi năm tình huống (tiết 2) HS: SGK –Thẻ học tập.
III Họat dạy học
 Kiểm tra: 4’ Trung thực trong học tập (3HS)
 Bài mới GV giới thiệu bài 
 Các hoạt động
Hđộng 1: Tím hiểu thông tin gương HS nghèo vượt khó
GV giới thiệu câu chuyện và nhân vật. GV kể 
Trong cuộc sống mỗi con người đều có khó khăn riêng. Để học tốt chúng ta cần cố gắng, kiên trì vượt qua những khó khăn. Tục ngữ đã có câu khuyên rằng: “Có chí thì nên”.
Hoạt động 2: Bài tập 1 
Khi gặp khó khăn trong học tập em chọn cách giải quyết nào là đúng?
 Nhờ bạn giảng hộ, tìm hiểu ở sách, nhờ bố mẹ cô giáo hướng dẫn thêm là thể hiện vượt khó trong học tập.
Vì sao phải vượt khó trong học tập?
Hoạt động 3: Liên hệ bản thân
 Yêu cầu HS lần lượt kể gương vượt khó của bản thân hoặc của người khác mà em biết.
Khi gặp khó khăn phải tìm cách giải quyết hoăc nhờ sự giúp đỡ của người khác nhưng không nên dựa vào người khác.
HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi ở SGK - 3HS đại diện trình bày nội dung đã thảo luận.
Thảo gặp khó khăn trong học tập, Thảo biết cách khắc phục vượt qua mọi khó khăn để đạt kết quả cao và còn giúp các bạn khác và gia đình. Đó là gương tốt các em cần học tập.
HS trả lời - giải thích . 
Nhận xét chốt ý đúng: a; c; g; h; k.
Giúp em mau tiến bộ - HSG
HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét.
 Củng cố: 4’ 3 HS nhắc lại nội dung bài học GD qua bài học.
 Dặn dò: 1’ Thực hiện tốt qua bài học. CB: Vượt khó trong học tập. (tiết2
_______________________________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 31 tháng 8 năm 2012
Tập làm văn
VIẾT THƯ
I. Mục đích yêu cầu
Nắm chắc mục đích của việc viết thư, nội dung cơ bản và kết cấu thông thường của một bức thư (ND ghi nhơ)ù.
Vận dụng kiến thức đã học để viết được một bức thư thăm hỏi, trao đổi thông tin với bạn (mục III)
Viết thư đúng yêu cầu
II Các họat động dạy học
Bài kiểm: 5’ 2HS Có mấy cách kể lại lời nói ỳ nghĩ của nhân vật ? Cho Vd minh họa. Nhân xét – phê điểm .
Bài mới 29’ GV giới thiệu bài 
 Các họat động 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài 
* GVKL: Hướng dẫn HS rút ra bài học.
Hoạt động 2 : Luyện tập 
Hướng dẫn tìm hiểu đề bài; Viết thư gởi một bạn ở trường khác để thăm hỏi và kể cho bạn nghe tình hình lớp và trường em hiện nay.
GV nhận xét.
Chấm một số bài của HS GV phê điểm.
2HS đọc bài Thư thăm bạn. – Cả lớp đọc thầm ở SGK – HS thảo luân nhóm đôi TLCH ở SGK HS trình bày – lớp nhận xét 3HS đọc đề – cả lớp đọc thầm
Cho HS thực hành viết thư.
 HS viết ra nháp những ý cần viết trong thư. 1- 2 HS dựa theo dàn ý trình bày miệng lá thư.
Một số HS lần lượt trình bày. Lớp nhận xét
 Củng cố: 4’ Ba HS đọc ghi nhớ
 Dặn dò: 1’ Học thuộc ghi nhớ. CB: Cốt chuyện.
_______________________________
Toán
VIẾT SỐ TỰ NHIÊN TRONG HỆ THẬP PHÂN
I, Mục đích yêu cầu 
Biết sử dụng mười chữ số để viết số trong hệ thập phân.
Nhận biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số
HS nghiêm túc học tập làm đúng BT: 1; 2; 3: Viết giá trị chữ số 5 của hai số. 
II Các họat động dạy học
 Bài kiểm: 4’ 2HS lên viết tìm số liền trước, liền sau của: a/ 156; b/ 1000. Nhận xét phê điểm.
 Bài mới 30’ GV giới thiệu bài 
 Các họat động
Hoạt động 1: Tim hiểu bài 
 Cấu tạo của số tự nhiên: Với 10 chữ số từ 0 đến 9 ta viết được mọi số tự nhiên. 
Hướng dẫn tìm giá trị của mỗi chữ số. Vd: 999 kể từ phải sang trái mỗi chữ số 9 nhận giá trị là: 9; 90; 900
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài mẫu
HS dựa vào bài mẫu làm vào SGK – 1HS làm bảng phụ. – HS đổi chéo tập KT Nhận xét tuyên dương
Bài 2: Viếât số dưới dạng thành tổng.
GV lần lượt gọi HS trình bày – lớp nhận xét
– Gv nhận xét – phê điểm. Sửa bài
Bài 3; Cho hs đọc đề rồi làm vào SGK
GV chấm bài – chữa bài.
 Mỗi bài cho một hs làm bảng phụ.
Yêu cầu HS viết số tự nhiên.- HS trình bày – lớp nhận xét.
Một hàng viết một chữ số, cứ mười đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên nó 10 đơn vị = 1 chục; 10 chuc = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn
1. 5864; hai nghìn không trăm hai mươi; 55500; 
9 000 500 009- chín triệu không nghìn không trăm linh chín
2. 873 = 800+70+3
 4738= 4000 + 700 + 30 +8 
 10837 = 10000 + 800 + 30 + 7 
3. 
45
57
561
 5 
50 
500 
Củng cố: 4’ Thi đua “Ai nhanh hơn” Phân tích các số sau thuộc hàng, lớp nào? 213897; 213976.
Dặn dò: 1’ Về nhà xem lại bài . CB: So sánh và xếp thứ tự số tự nhiên 
Địa lý
	MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục đích yêu cầu
Nêu được một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn : Thái, Dao, Mông. Biết Hoàn Liên sơn là nơi dân cư thưa thớt.
Sử dụng được tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn : Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, nứa, tre.
Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng; trang phục của dân tộc được may, thêu trang trí rất công phu và thường có màu sắc sặc sỡ
II Chuẩn bị
GV: SGK, Bản đồ Việt Nam; tranh ảnh nhà sàn, trang phục lễ hội ở Hoàng Liên Sơn.
HS: SGK, xem bài trước ở nhà.
 PP: Quan sát, đàm thọai gợi mở, thảo luận, luyện tập
III Các họat động dạy học
1 Bài kiểm: 5’ Làm quen với bản đồ.
2 Bài mới 30’ GV giới thiệu bài 
Các hoạt động
Hoạt động 1: Dân cư ở Hoàng Liên Sơn.
 Cư dân ở HLS như thế nào? Kể tên một số dân tộc ít người ở HLS.
. GVKL: chốt ý đúng
Hoạt động 2: Bản làng với nhà sàn.
Cho hs quan sát tranh – TLCH: Mô tả nhà sàn.Vì sao họ phải ở nhà sàn?
GV chốt ý đúng: Người dân ở HLS làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ. Họ làm nhà sàn bằng tre, nứa, gỗ.
 GDBVMT: Để thích nghi với môi trường ở miền núi họ làm nhà sàn để tránh ẩm thấp và thú dữ.
Hoạt đông3: Phiên chợ, lễ hội, trang phục
Chợ phiên là đặt trưng, trang phục nhiều màu sắc sặc sỡ.
Cho HS dựa vào SGK – thảo luận nhóm đôi.
HS trình bày – lớp nhận xét
HS trình bày – lớp nhận xé
Cho HS thảo luận nhóm 4 - Mô tả: lễ hội; trang phục; chợ phiên
HS làn lượt trình bày – lớp nhận xét
 Củng cố: 4’ 3 hs đọc nội dung bài học
 Dặn dò: 1’ Về xem lại bài. CB; HĐSX của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
____________________________________
Sinh hoạt lớp
TUẦN 3
I. Mục tiêu
HS nắm dược các hoạt động tuần qua. Đưa ra phướng hướng tuần sau.
GD HS đoàn kếùt giúp đỡ nhau học tập cùng tiến bộ.
II. Chuẩn bị
GV: Nội dung sinh hoạt.
HS: Tổng kết hoạt động tuần qua.
III. Các hoạt động sinh hoạt.
A. Khởi động: hát tập thể.
B. Nội dung sinh hoạt.
Hoạt động 1: Sơ kết tuần qua 
Các tổ họp lại kiểm điểm tuần qua, dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
Lớp trưởng tổng kết xếp loại tuyên dương, Phê bình 
Cá nhân đóng góp ý kiến. GV nhận xét tuần qua về các mặt hoạt động.
Hoạt động 2: Phương hướng tuần sau. 
Phát động phong trào thi đua học tốt. HS đoàn kết học tập theo tổ, nhóm các bạn cùng tiến bộ.Đảm bảo chuyên cần hàng ngày. Chuẩn bị sách, vở đầy đủ trước khi đến lớp Vào lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài .
Động viên các em tham gia đóng đầy đủ các khoản tiền theo qui định của trường.
Tham gia tốt hoạt động của trường lớp.
C. Củng cố: Tuyên dương HS, tổ, đôi bạn học tốt. Khuyên HS chay lười, học yếu.
D. Dăn dò: Thực hiện tốt nội dung sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_3_nam_hoc_2012_2013_huynh_hoang_yen.doc