Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Minh Bình

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Minh Bình

I. Mục tiêu :

. - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu cảm (ND Ghi nhớ).

 - Biết chuyển câu kể đã cho thành câu cảm (BT1, mục III), bước đầu đặt được câu cảm theo tình huống cho trước (BT2), nêu được cảm xúc bộc lộ qua câu cảm (BT3).

 - HS khá giỏi đặt được câu cảm theo yêu cầu BT3 với các dạng khác nhau.

 II Chuẩn bị :

 - Bảng lớp viết sẵn các câu cảm ở BT 1 (phần nhận xét ).

 - Một vài tờ giấy khổ to để các nhóm thi làm BT2 (phần luyện tập )

III : Hoạt động dạy và học :

 

doc 18 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 399Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Minh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Tuần 30*
 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012
 Tiết 1 : CHÀO CỜ
š&›
Tập đọc
Tiết 59: HƠN MỘT NGHÌN NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT
 I / Mục tiêu : 
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
 - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).HSKG trả lời được câu hỏi 5
 * KNS: Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân; giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
II / Chuẩn bị :
 Tranh sách giáo khoa trang 114.
 III Hoạt động giáo viên và học
Giáo viên
Học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi hs đọc thuộc bài và trả lời câu hỏi của bài Trăng ơi từ đâu đến?
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: giới thiệu, ghi tựa
* HĐ 1: Luyện đọc đúng
- GV chia 6 đoạn, Gọi hs đọc nối tiếp 6 đoạn văn, Gv chú ý theo dõi, chữa cách phát âm cho hs ở những từ khó.
- Gọi 6 hs đọc lượt 2, Kết hợp hướng dẫn hs xem tranh và giải thích một số từ khó ở cuối bài. Ngắt câu dài (Ngày 8 .. ., đoàn thuyền/ .Nha)
- Gọi 6 đọc lượt 3
- Cho hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 hs đọc cả bài.
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài.
- Gọi hs đọc đoạn 1 và cả lờp trả lời : 
+Ma-gien-lăng thực hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?
à Rút Ý1
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2,3,4,5 và trả lời : 
+ Vượt Đại Tây Dương đoàn thuyền phát hiện điều gì?
+Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì dọc đường? 
+Hạm đội của Ma-gien-lăng đã đi theo hành trình nào? 
- Giảng : Nam Mĩ thuộc Châu Mĩ, đảo Ma-tan thuộc quần đảo Phi-líp-pin ngày nay (Châu Á), Tây Ban Nha ngày nay thuộc Châu Âu
à Rút ý 2: Đoạn2,3,4,5 cho biết điều gì?
- Gọi 1 hs đọc đoạn 6, cả lớp đọc thầm
+Đoàn thám hiểm đã đạt được những kết quả gì? 
+ Câu chuyện giúp em hiểu gì về những nhà thám hiểm?
àRút ý 2: Cuộc thám hiểm có kết quả ra sao?
- Cho hs nêu lại bố cục, ý đoạn
- Gợi ý cho hs nêu được nội dung bài.
*HĐ3 : . Luyện đọc diễn cảm
Gv đọc diễn cảm toàn bài giọng rõ ràng, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi, nhấn giọng ở các từ ngữ :khám phá, mênh mông, bát ngát, chẳng thấy bờ, bỏ mình, khẳng định, phát hiện, 
- Gọi 6 hs đọc 6 đoạn trả lời câu hỏi
- Cho hs luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3,4,5
- Cho hs thi đọc diễn cảm theo nhóm.
- Cho hs trình bày trước lớp.
- Nhận xét đánh giá chung.
- 3-4 hs đọc bài, cả lớp nhận xét.
- Hs đọc nối tiếp 6 đoạn (2 lượt).
- Cả lớp theo dõi, nhẫn xét và luyện cách phát âm cho đúng: Xê-vi-la, Ma-gien-lăng, Ma-tan,và nghỉ hơi đúng chỗ
- Xem tranh, tìm hiểu từ khó : Ma-tan, sứ mạng,, hs đọc câu ngắt đ5
- 6 hs đọc.
- Luyện đọc theo cặp và trình bày trước lớp.
- Lắng nghe bạn đọc
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm
+ Khám phá con đường đến những vùng đất mới. 
à Khám phá vùng đất mới.
- Hs đọc thầm trả lời :
+ .phát hiện một eo biển dẫn tới một đại dương mênh mông và đặt tên cho đại dương này là Thái Bình Dương.
+ Không có thức ăn, nước uống, người chết phải ném xác xuống biển , đánh nhau với dân trên đảo Ma-tan và Ma-gian-lăng đã bỏ mạng cuối cùng chỉ còn một chiếc thuyền với 8 thủy thủ trở về.
+ Chọn ý c 
à Những khó khăn, vất vả trên đường đi.
- 1 hs đọc, cả lớp đọc thầm trả lời :
+ Khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới.
+ Họ rất dũng cảm vượt qua khó khăn khám phá ra những điều mới lạ, cống hiến cho loài người.
à Tìm ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới và Trái Đất có dạng hình cầu.
è ND: Cảm phục tinh thần vượt qua khó khăn, mất mát, hi sinh để hoàn thành sứ mạng lịch sử.
- HS lắng nghe
- 6 hs đọc trả lời câu hỏi
- Luyện đọc diễn cảm đúng giọng điệu của bài văn.
- Hs luyện đọc trong nhóm và thể hiện trước lớp.
- Cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
3/ Củng cố - Dặn dò :
- Liên hệ giáo dục sự kiên nhẫn và lòng ham tìm tòi hiểu biết
- Nhận xét tiết học .
- Dặn hs chuẩn bị bài :Dòng sông mặc áo. 
š&›
Toán
Tiết 146 : LUYỆN TẬP CHUNG
I.Mục tiêu:
 .- Thực hiện được các phép tính về phân số. 
 - Biết tìm phân số và tính được diện tích hình bình hành.
 - Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng ( hiệu ) của hai số đó 
II.Chuẩn bị:
 SGK-VBT
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1 Bài cũ: Luyện tập chung
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà 2,4
- Muốn tìm hai số khi biết tổng(hiệu) và tỉ của hai số đó ta làm sao?
- GV nhận xét
2 Bài mới: Giới thiệu, ghi tựa
* Hoạt động 1: Ôn tập công, trừ, nhân, chia phân số
+ Bài tập 1: HS đọc đề vá xác định yc
- Yêu cầu HS tự làm bài., 1 hs làm bảng
- Hỏi HS về cách tính trong biểu thức
-Muốn cộng(trừ) hai phân số cùng(khác) mẫu số ta làm sao?
- Muốn nhân hai phân số ta làm ntn?
- Muốn chia hai phân số ta làm sao?
à Qua BT1 chúng ta ôn kiến thức gì?
* HĐ2 : Ôn về hình bình hành
Bài tập 2: - HS đọc đề và GV hướng dẫn phân tích đề
- Muốn tính diện tích hình bình ta làm như thế nào?
- M uốn tìm diện tích thì phải có dữ kiện gì?
- HS tự làm vở, 1 hs làm bảng
- Sửa bài
à BT ôn cho chúng ta kiến thức gì?
* HĐ 3: Ôn tập tổng tỉ, hiệu tỉ
Bài tập 3: Gọi hs đọc đề, pt đề
- Bài toán dạng gì? HS tự xác định tổng và tỉ
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi, sửa bài
à Muốn tìm hai số khi biết tổng và tỉ số ta làm ntn?
Bài tập 3: Gọi hs đọc đề, pt đề
- Bài toán dạng gì? HS tự xác định tổng và tỉ
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi, sửa bài
à Muốn tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số ta làm ntn?
3/ Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ
- Làm bài còn lại trong SGK (VN : 1 SGK)
- 2HS sửa bài
- 2 hs trả lời
HS nhận xét
- 1 hs đọc đề, lớp đọc thầm : Tính
- HS làm bài, 1 hs làm bảng
- HS trình bày bài à nhận xét, sửa bài
- HS trả lời
-Cộng, trừ, nhân, chia phân số
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe, làm bài
- đáy và chiều cao
- 1 hs làm bảng cả lớp làm vở
- Sửa bài
à Tìm diện tích hình bình hành
- 1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
- tổng – tỉ, tổng 63, tỉ 2/5
- HS làm vở và trình bày cách làm
à ta vẽ sơ đồ, tìm hiệu số phần, tìm số lớn, số bé
- 1HS đọc đề, cả lớp đọc thầm
- hiệu – tỉ, tổng 35, tỉ 2/9
- HS làm vở và trình bày cách làm
à ta vẽ sơ đồ, tìm hiệu số phần, tìm số lớn, số bé
š&›
Tiết 59: NHU CẦU CHẤT KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I.Mục tiêu:
 - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước khác nhau.
 II.ĐDDH: 
 - Tranh sgk trang 118, 119.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ: 
 Hỏi lại hs một số câu hỏi sgk ở bài trước.
B.Dạy bài mới: 
*Giới thiệu bài: Nhu cầu không khí của thực vật.
1.HĐ1:Làm việc theo cặp.
- Yêu cầu hs quan sát cây cà chua tr 118, tìm hiểu xem các cây ở hình b,c,d thiếu các chất khoáng gì? Kết quả ra sao?
- Cây cà chua nào phát triển tốt nhất, tại sao?
- Cây nào phát triển kém nhất, tại sao?
- Em rút ra được kết luận gì?
- Kết luận: Trong quá trình sống, nếu không được cung cấp đầy đủ các chất khoáng cây sẽ phát triển kém, cho năng suất thấp, Ni-tơ là chất khoáng quan trọng cần cho cây.
2.HĐ 2: Làm việc cả lớp.
- Nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ:
+Các loại cây khác nhau nhu cầu chất khoáng như thế nào?
+Làm thế nào để cây cho năng suất cao?
- Lắng nghe hs trình bày, nhận xét và kết luận.
- Nhận xét, đánh giá.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học .
- Dặn hs chuẩn bị bài: Nhu cầu không khí của thực vật.
- 2 hs lên trả lời câu hỏi của gv. Cả lớp theo dõi, nhận xét.
- Quan sát tranh sgk trang 118.
- Trao đổi theo từng cặp:
+ Hình b, cây thiếu ni-tơ, kém phát triển, không ra hoa, trái.
+ Hình c, thiếu ka-li cây phát triển kém, trái ít.
+ Hình d, thiếu phốt-pho, cây phát triển kém, trái ít.
+ Hình a cây phát triển tốt nhất, hình b cây kém phát triển nhất.
+ Cây được cung cấp đủ chất khoáng sẽ phát triển tốt, cho năng suất cao, cây thiếu ni-tơ phát triển kém, năng suất thấp.
- Cả lớp lắng nghe nhận xét và kết luận của gv.
- Lắng nghe gv nhận xét.
- Suy nghĩ và nêu ý kiến hiểu biết của mình.
- Các loài cây khác nhau nhu cầu chất khoáng cũng khác nhau
+ Cần bón chất khoáng đầy đủ và đúng lúc cây mới phát triển tốt cho năng suất cao.
- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét.
- Lắng nghe nhận xét của gv.
š&›
Kể chuyện
Tiết 30 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục tiêu :
 - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lich hay thám hiểm.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi vềnội dung, ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
 * KNS : - Tự nhận thức, đánh giá. - Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn. - Làm chủ bản thân : đảm nhận trách nhiệm.
II/ Chuẩn bị ĐDDH:
 - Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện)
 - Giấy khổ to viết dàn ý KC.
III / Hoạt động giáo viên và học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ :
 - Gọi 3 hs kể lại câu chuyện Đôi cánh của ngựa Trắng và nêu ý nghĩa truyện.
- GV nhận xét ghi điểm
2. Bài mới : Giới thiệu, ghi tựa
*Hoạt động 1:Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài
-Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng.
-Yêu cầu 3hs nối tiếp đọc các gợi ý.
-Yêu cầu hs giới thiệu câu chuyện mình sắp kể.
*Hoạt động 2: Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
-Dán bảng dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện nhắc hs :
+Cần giới thiệu câu chuyện trước khi kể.
+Kể tự nhiên bằng giọng kể (không đọc).
+Với chuyện dài hs chỉ cần kể 1-2 đoạn.
-Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện để mở rộng vốn hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống của các nước trên thế giới
-Cho hs thi kể trước lớp.
-Cho hs bình chọn bạn kể tốt và nêu được ý nghĩa câu chuyện.
- Gv nhận xét tiết học, khen ngợi những hs kể tốt và cả những hs chăm chú nghe bạn kể, nêu nhận xét chính xác.
 - Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân, xem trước nội dung tiết sau.
- 3 hs kể nêu theo yc
- Cả lớp theo dõi nhận xét
-Đọc và gạch: Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc về du lịch hay thám hiểm.
-Đọc gợi ý.
- cá nhân hs nêu câu chuyện 
- Hs giới thiệu câu chuyện và nhân vật
-Kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
-Hs thi kể và cả lớp nghe, đặt câu hỏi cho bạn trả lời.
3/ Củng cố - dặn dò : 
	- 2 hs thi kể câu chuyện – nêu ý nghĩa câu chuyện – GV nhận xét ghi điểm
	- Nhận xét tiết học – Dặn dò : Về nhà kể cho người thân nghe.
š&›
Thứ ba ngày 03 tháng 4 nă ... MỤC TIÊU:
- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng:
+ Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông.
+ Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
+ Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ).
II – CHUẨN BỊ:
-Bản đồ hành chính Việt Nam.
-Một số hình ảnh về thành phố Đà Nẵng.
- Lược đồ hình 1 bài 24.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
1- Bài cũ : 
- - Tìm vị trí TP Huế trên bản đồ hành chính VN.
 - Vì sao Huế được gọi là TP du lịch.
 GV nhận xét, ghi điểm.
2- Bài mới : Giới thiệu, ghi tựa
*Hoạt động1: Hoạt động nhóm đôi.
Mục tiêu: biết được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng.
GV yêu cầu HS làm bài tập trong SGK, nêu được:
+ Tên, vị trí của tỉnh địa phương em trên bản đồ?
+ Vị trí của Đà Nẵng, xác định hướng đi, tên địa phương đến Đà Nẵng theo bản đồ hành chính Việt Nam
+ Đà Nẵng có những cảng gì?
+ Nhận xét tàu đỗ ở cảng Tiên Sa?
GV yêu cầu HS liên hệ để giải thích vì sao Đà Nẵng lại là thành phố cảng biển?
* Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm .
Mục tiêu: biết Đà Nẵng là thành phố cảng lớn.
- GV yêu cầu HS kể tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng? 
* Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân.
Mục tiêu: biết Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch.
- HS quan sát hình 1 và cho biết những điểm nào của Đà - Nẵng thu hút khách du lịch ? nằm ở đâu? 
- Nêu một số điểm du lịch khác? 
- Lí do Đà Nẵng thu hút khách du lịch? 
3 / Củng cố - dặn dò : 
- GV yêu cầu vài HS kể về lí do Đà Nẵng trở thành cảng biển?
- Chuẩn bị bài: Biển đông & các đảo.
2 hs trả lời
Đà Nẵng nằm ở phía Nam đèo Hải Vân, trên cửa sông Hàn & bên vịnh Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà.
Đà Nẵng có cảng biển Tiên Sa, cảng sông Hàn gần nhau.
Cảng biển – tàu lớn chở nhiều hàng.
Vị trí ở ven biển, ngay cửa sông Hàn; có cảng biển Tiên Sa với tàu cập bến rất lớn; hàng chuyển chở bằng tàu biển có nhiều loại.
* HS KG: Nêu được tên một số đường giao thông đi qua các tỉnh khác.
Ô tô, máy móc, hàng may mặc, hải sản .
HS quan sát và trả lời.
Bãi tắm Mĩ Khê, Non Nước, .ở ven biển.
Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm.
Nằm trên bờ biển có nhiều cảnh đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi. 
- HS nêu lại
š&›
Tập đọc
Tiết 60 : DÒG SÔNG MẶC ÁO
 Nguyễn Trọng Tạo
I. Mục tiêu : 
 - Bước đầu biết đọc lưu loát, diễn cảm một đoạn thơ trong bài với giọng vui, tình cảm.
 - Hiểu ND: Ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông quê hương (trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc được đoạn thơ khoảng 8 dòng).
 - Hiểu TN : điệu, đỏ hây hây, ráng, áo lụa đào, áng mây, rèm
 * KNS : - Tự nhận thức: xác định giá trị cá nhân. - Đảm nhận trách nhiệm. - Ra quyết định.
II/ Chuẩn bị : 
 - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK.
 - Bảng phụ viết sẵn các câu trong bài cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
III/ Hoạt động giáo viên và học : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Kiểm tra 2, 3 HS đọc và trả lời câu hỏi. 
- 1 Hs đọc đoạn mình thích
- Nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài,ghi tựa 
* HĐ 1 : Luyện đọc đúng
- Lượt 1 : Gọi 2 hs đọc àGV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. 
- Lượt 2: Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó.
- Lượt 3 : Hướng dẫn ngắt : 
 Khuya rồi, .áo đen
 Nép ..bưởi/ lặng yên đôi bờ.
 Sáng ra/ .ngẩn ngơ
 Dòng sông .giờ/ áo hoa
 Ngước lên/ .la đà
 Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo hoa //
- Đọc diễn cảm cả bài. 
* HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- 2 HS đọc toàn bài
- Màu sắc của dòng sông thay đổi như thế nào trong một ngày ?
- Các màu sắc đó ứng với thời gian nào trong ngày : nắng lên – trưa về – chiều -tối – đêm khuya – sáng sớm?
- Cách nói dòng sông mặc áo có gì hay?
- Em thích hình ảnh nào trong bài? Vì sao?
- Nêu nội dung bài thơ?
*HĐ3 : Luyện đọc diễn cảm
- GV nêu giọng đọc vui, dịu dàng và dí dỏm. Chú ý nhấn giọng và ngắt giọng của khổ thơ cuối.
- GV đọc mẫu 
- Gọi một số hs đọc kết hợp trả lời câu hỏi, ghi điểm
- Luyện đọc diễn cảm cả bài kết hợp học thuộc lòng (cho hs luyện theo nhóm đôi)
- Nhận xét ghi điểm
3/ Củng cố –dăn dò :
- GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. 
- Về nhà học thuộc bài thơ.
- Chuẩn bị : Ăng – co Vát.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- 2 hs đọc, lớp lắng nghe nhận xét 
(dòng sông, rèm thêu, trăm, ngàn)
- 2 hs đọc (điệu, đỏ hây hây, ráng, rèm)
- 2 Hs đọc
- 2 HS khá giỏi đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc trơn từng khổ. 
- 1,2 HS đọc cả bài. 
- HS đọc thầm phần chú giải từ mới. 
- Nghe
- HS đọc thầm – thảo luận nhóm đôi trả lời : 
- Các từ ngữ chỉ màu sắc : đào, xanh, hây hây ráng vàng, nhung tím, đen, hoa. 
- Nắng lên-áo lụa đào thướt tha; trưa-xanh như mới may; Chiều tối-màu áo hây hây ráng vàng; Tối-áo nhung tím thêu trăm ngàn sao; khuya-sông mặc áo đen; sáng-mặc áo hoa
- Đây là hình ảnh nhân hoá làm cho con sông trở nên gần gũi với con người. Qua hình ảnh dòng sông mặc áo khác nhau, tác giả làm nổi bật màu sắc của dòng sông theo thời gian, theo màu trời, màu nắng, màu cỏ cây 
+ Nắng lên, dòng sông mặc áo lụa đào ; Hình ảnh dòng sông mặc áo lụa đào co ta cảm giác mềm mại, thướt tha.
+ Sông vào buổi tối trải rộng một màu nhung tím trên đó lại in hình ảnh vầng trăng và trăm ngàn ngôi sao lấp lánh tạo thành một bức tranh đẹp nhiều màu sắc, lung linh, huyền ảo 
- Bài thơ là sự phát hiện của tác giả về vẻ đẹp của dòng sông quê hương. Qua bài thơ, ta thấy tình yêu của tác giả với dòng sông quê hương.
- Nghe
- 3-5 hs đọc
- HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi 2-3’
- Đại diện nhóm thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài.
š&›
Thứ sáu ngày 06 tháng 4 năm 2012
	T1	Âm nhạc (cô Thành
	T2	TLV (cô Thành)
š&›
Toán
Tiết 150 : THỰC HÀNH
I - MỤC TIÊU :
 - Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. 
II CHUẨN BỊ:
 - Mỗi HS phải có thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi dấu từng mét, một số cọc mốc
 - Phiếu thực hành để ghi chép.VBT 
III Các Hoạt động giáo viên - học 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Bài cũ: Ứng dụng tỉ lệ bản đô (tt)
- Cho hs làm bc : 1 dãy tìm độ dài thật, 1 dãy tìm độ dài trên bản đồ (tỉ lệ bản đồ 1:1000000; độ dài thật : 15000000cm (độ dài trên bản đồ là 5 cm)
- GV nhận xét
2.Bài mới: Giới thiệu, ghi tựa 
*Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hành tại lớp. 
- Cho hs thực hành đo ngay tại lớp theo nhóm 6 hs.
- GV phát cho nhóm : Thước dây, thước cây, thước êke, bảng nhóm, bút xạ(thực hành 7-12 phút)
a) Đo đoạn thẳng trên mặt đất. 
GV hướng dẫn như SGK
Hoạt động 2: Thực hành ngoài lớp.
b) Gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất. 
Hướng dẫn như SGK
Bài thực hành số 1
- GV chia lớp thành 4 nhóm nhỏ (khoảng 7 HS / nhóm).
- Giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm, để mỗi nhóm thực hành một hoạt động khác nhau.
Yêu cầu: HS biết cách đo, đo được độ dài một đoạn thẳng (khoảng cách giữa 2 điểm cho trước)
GV hướng dẫn, kiểm tra công việc thực hành của HS
3.Củng cố - Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài: Thực hành (tt)
- Làm bài còn lại trong SGK
- HS sửa bài
- HS làm b/c nêu
- HS nhận xét
- HS thực hành đo và vẽ theo nhóm
HS ghi kết quả đo được vào phiếu thực hành (trong VBT) ( nhóm 1,2 có thể đo bằng chân)
+ Nhóm 1 đo chiều dài lớp học, nhóm 2 đo chiều rộng lớp học, nhóm 3 đo chiều dài bảng lớp học. 
- Trình bày trước lớp, các nhóm nhận xét, sửa sai
š&›
Kĩ thuật 
Tiết 30: LẮP XE NÔI
I / Mục tiêu : 
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
 - Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
II / Chuẩn bị : 
 Giáo viên :Mẫu xe nôi đã lắp sẵn ; Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. 
 Học sinh : SGK, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật (6 bộ cho 6 nhóm)
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
I.Khởi động:
II.Bài cũ:
 Nêu các chi tiết để lắp xe nôi.
III.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 
1.Bài cũ : 
 - Cho hs nhắc lại các chi tiết để lắp xe nôi.
2. Bài mới : 
*Hoạt động 1:Hs thực hành lắp xe nôi.
a)Hs chọn chi tiết:
-Hs chọn đúng và đủ các chi tiết.
-Gv kiểm tra.
b)Lắp từng bộ phận
*Hoạt động 2:Đánh giá kết quả học tập:
-Tổ chức hs trưng bày sản phẩm thực hành.
-Nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành.
-Gv nhận xét đánh giá kết quả học tập của hs.
-Nhắc hs tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. 
2 hs nhắc lại – lớp bổ sung
-Chọn các chi tiết.
-Hs thực hành lắp ráp:
+Vị trí trong ngoài của các thanh.
+ Lắp các thanh chữ U dài vào đúng hàng lỗ trên tấm lớn.
+ Vị trí tấm nhỏ với tấm chữ U khi lắp thành xe và mui xe.
-Trưng bày sản phẩm và đánh giá lẫn nhau.
3.Củng cố - Dặn dò : 
- Ôn lại cách thực hành lắp xe nôi.
	- Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau (lắp xe đẩy hang
š&›
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU : Giúp HS :
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua.
- Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp,chuẩn bị.
- Giáo dục và rên luyện cho HS tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường.
II. CHUẨN BỊ :
 - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động, công việc của HS trong tuần.
 - Sổ theo dõi các hoạt động, công việc của HS
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Nhận xét, đánh giá tuần qua :
* GV ghi sườn các công việc -> h.dẫn HS dựa vào để nhận xét đánh giá:
 - Chuyên cần, đi học đúng giờ
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập
 -Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp, trường
- Đồng phục, khăn quàng, bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ, giữ vở
- Ăn quà vặt,xả rác
 - Tiến bộ
 - Chưa tiến bộ
B. Một số việc tuần tới :
- Nhắc HS tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Thực hiện tốt A.T.G.T
- Thi đua dành nhiều điểm tốt 
- Vệ sinh lớp, sân trường.
* Hoạt động khác:
- Tiếp tục thực hiện giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp ; tiết kiệm điện, nước .
- Phân công tổ tưới cây-nhặt rác sân trường
- Hs ngồi theo tổ
* Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nhận xét,đánh giá mình.
- Tổ trưởng nhận xét, đánh giá, xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mình
* Ban cán sự lớp nhận xét đánh giá tình hình lớp tuần qua -> xếp loại các tổ:
Lớp phó học tập
Lớp phó lao động
Lớp phó 
Lớp trưởng
- Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương
-Ghi nhớ những gì giáo viên Dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.
- Cả lớp cùng thực hiện.
š&›

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_30_nam_hoc_2011_2012_nguyen_minh_binh.doc