Giáo án Lớp 4 - Tuần 30, Thứ 6 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 30, Thứ 6 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu

1. Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu 2 - 3 học sinh đọc đoạn văn miêu tả về ngoại hình của con mèo hoặc con chó đã viết ở bài tập 3 .

2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo hoặc con chó đã viết ở bài tập 4 .

-Nhận xét chung.

+Ghi điểm từng học sinh .

2/ Bài mới :

 a. Giới thiệu bài : Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta đều có nơi ở và nơi làm việc, học hành, nhưng mỗi chúng ta đều có trách nhiệm khai báo về họ tên, tuổi tác, . lên cơ quan chính quyền nắm để tiện trong việc quản lí dân số. Mỗi khi đến hoặc rời địa phương nơi ở cần phải khai báo. Bài học hôm nay giúp các em biết cách khai báo đó .

 

doc 9 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 30, Thứ 6 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Hồng Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Sáu, ngày 9 tháng 4 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
BÀI DẠY : ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I. Mục tiêu: 
Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tam trú, tam vắng (BT1) ; hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng (BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
-Một số bản phô tô mẫu " Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng " đủ cho từng HS.
-1Bản phô tô " Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng " cỡ to để GV treo bảng khi hướng dẫn học sinh điền vào phiếu .
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Yêu cầu 2 - 3 học sinh đọc đoạn văn miêu tả về ngoại hình của con mèo hoặc con chó đã viết ở bài tập 3 .
2 HS đọc đoạn văn tả hoạt động của con mèo hoặc con chó đã viết ở bài tập 4 .
-Nhận xét chung.
+Ghi điểm từng học sinh .
2/ Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài : Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta đều có nơi ở và nơi làm việc, học hành, nhưng mỗi chúng ta đều có trách nhiệm khai báo về họ tên, tuổi tác, ... lên cơ quan chính quyền nắm để tiện trong việc quản lí dân số. Mỗi khi đến hoặc rời địa phương nơi ở cần phải khai báo. Bài học hôm nay giúp các em biết cách khai báo đó .
b. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : Yêu cầu HS đọc đề bài .
- Gọi 1 HS đọc nội dung phiếu. 
+ GV treo bảng phiếu phô tô phóng to lên bảng giải thích các từ ngữ viết tắt :
CMND ( chứng minh nhân dân )
- Hướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu.
- Đây là một tình huống giả định em và mẹ đến thăm một người bà con ở tỉnh khác vì vậy :
+ Ở mục Địa chỉ em phải ghi địa chỉ người họ hàng.
+ Ở mục Họ tên chủ hộ em phải ghi tên của chủ nhà nơi em và mẹ đến chơi.
+ Ở mục 1. Họ tên em phải ghi họ tên của mẹ em .
+ Ở mục 6 . Ở đâu đến , hoặc đi đâu em phải ghi nơi mẹ con của em ở đâu đến .( không khai đi đâu vì hai mẹ con khai tạm trú, không khai tạm vắng ) 
+ Ở mục 9. Trẻ em dưới 15 tuổi đi theo em phải ghi họ tên của chính em .
+ Ở mục 10. Ngày tháng năm sinh em phải điền ngày tháng năm sinh của em .
+ Ở mục Cán bộ đăng kí là mục giành cho công an quản lí khu vực tự kí. Cạnh đó là mục dành cho Chủ hộ ( người họ hàng của em ) kí và viết họ tên .
- Yêu cầu HS tự điền vào phiếu in sẵn( vở bài tập)
- GV giúp HS những HS gặp khó khăn . 
- Mời lần lượt từng HS đọc phiếu sau khi điền .
+ Treo bảng Bản phô tô " Phiếu khai báo tạm trú tạm vắng " cỡ to , gọi HS đọc lại sau đó nhận xét , sửa lỗi và cho điểm từng học sinh 
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề bài 
+ Gọi HS trả lời câu hỏi .
GV kết luận :
- Phải khai báo tạm trú tạm vắng để chính quyền địa phương quản lí được những người đang có mặthoặc vắng mặt tại nơi ở những người ở nơi khác mới đến . Khi có việc xảy ra cơ quan Nhà nước có căn cứ để điều tra xem xét .
* Củng cố – dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại cho hoàn thành phiếu khai báo tạm trú tạm vắng .
- Quan sát kĩ các bộ phận con vật mà em yêu thích để tiết học sau học ( Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật )
-Dặn HS chuẩn bị bài sau
 3 HS đọc . 
 2 HS đọc . 
- Lắng nghe .
 1 HS đọc thành tiếng lớp đọc thầm .
 HS đọc .
- Quan sát .
+ Lắng nghe GV hướng dẫn mẫu .
+ 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và sửa cho nhau 
-Tiếp nối nhau phát biểu .
- Nhận xét phiếu của bạn .
+ 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ Tiếp nối nhau phát biểu. 
 - HS ở lớp lắng nghe nhận xét và bổ sung 
+ Lắng nghe .
-HS cả lớp .
TOÁN :
BÀI DẠY : THỰC HÀNH
A/ Mục tiêu : 
-Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng .
Bài 1 :HS cĩ thể đo độ dài đoạn thẳng bằng thước dây, bước chân
B/ Chuẩn bị : 
- Thước dây cuộn hoặc đoạn dây dài có ghi đánh dấu từng mét .
- Một số cọc mốc ( để đo đoạn thẳng trên mặt đất )
- Cọc tiêu để gióng thẳng hàng trên mặt đất .
 C/ Lên lớp :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 1 HS lên bảng làm BT3 .
- GV nhận xét ghi điểm từng HS .
 2.Bài mới 
a) Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta sẽ giúp các em ứng dụng đo độ dài trên thực tế . 
1 . Giới thiệu cách đo độ dài đoạn AB trên mặt đất :
- GV hướng dẫn học sinh cách đo độ dài trên mặt đất như SGK : 
- Độ dài thật khoảng cách ( đoạn AB ) trên sân trường ta thực hiện như sau : 
+ Cố định đầu dây tại điểm A sao cho vạch 0 của thước trùng với điểm A .
+ Ta kéo thẳng dây thước cho đến điểm B.
+ Đọc số đo ở vạch trùng với điểm B .Số đo đó chính là độ dài đoạn thẳng AB .
2 . Giới thiệu cách gióng thẳng hàng các cọc tiêu trên mặt đất . 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ sách giáo khoa .
+ Hướng dẫn HS gióng cọc tiêu trên sân trường .
b) Thực hành :
*Bài 1 :-Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm .
- Giao việc cho từng nhóm :
- Nhóm 1 : Đo chiều dài lớp học .
- Nhóm 2 : Đo chiều rộng lớp học .
- Nhóm 3 : Đo khoảng cách giữa 2 cây ở sân trường
-Nhận xét bài làm học sinh .
*Bài 2 : Yêu cầu học sinh nêu đề bài .
- GV hướng dẫn HS bước đi trên sân trường ( 10 bước ) 
- Dùng kí hiệu làm dấu chỗ xuất phát và chỗ đích đến .
- Nêu ước lượng về độ dài của đoạn vừa mới bước .
- Yêu cầu HS dùng thước dây thực hành đo lại và so sánh với kết quả ước lượng .
d) Củng cố - Dặn dò:
-Nhận xét đánh giá tiết học .
-Dặn về nhà học bài và làm bài.
 1 HS làm bài trên bảng .
+ Nhận xét bài bạn .
+ Lắng nghe .
- HS quan sát lắng nghe GV hướng dẫn .
- Thực hành đo độ dài đoạn thẳng AB .
- Đọc kết quả độ dài đoạn AB trên thước .
- HS quan sát lắng nghe GV hướng dẫn .
- Thực hành dùng cọc tiêu gióng thẳng hàng trên mặt đất .
 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
+ Lắng nghe GV hướng dẫn .
- HS tiến hành chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ của nhóm .
- Cử thư kí ghi kết quả về độ dài của mỗi kích thước vào tờ phiếu như bài tập 1 .
- Cử đại diện đọc kết quả đo .
 1 HS đọc thành tiếng , lớp đọc thầm .
- Lắng nghe GV hướng dẫn .
- Lần lượt từng HS bước ( 10 bước ) trên sân trường .
- Nêu kết quả ước lượng .
- Dùng thước kiểm tra lại và đọc kết quả so sánh với kết quả ước lượng .
+ Nhận xét bài bạn .
-Học sinh nhắc lại nội dung bài.
-Về nhà học bài và làm bài tập còn lại 
KHOA HỌC
BÀI DẠY : NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I/ Mục tiêu: 
BiÕt mçi loµi thùc vËt, mçi giai ®o¹n ph¸t triĨn cđa thùc vËt cã nhu cÇu vỊ kh«ng khÝ kh¸c nhau.
II/ Đồ dùng dạy- học:
+ Tranh minh hoạ trang 120 , 121 SGK 
- HS sưu tầm tranh ảnh , cây thật số 2 ở bài 57 . .
- Giấy khổ to và bút dạ .
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG : 
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Tại sao khi trồng người ta phải bón thêm phân cho cây ?
- Thực vật cần những loại khoáng chất nào ? Nhu cầu về mỗi loại khoáng chất của thực vật có giống nhau không ? 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
+ Cho HS quan sát tranh minh hoạ cây đậu số 2 bài 57 .
+ Bôi một lớp keo mỏng lên hai mặt lá đậu , nhằm mục đích gì ? Kết quả ra sao ?
- Cho HS quan sát cây đậu không được nhận không khí và nêu: Cây được cung cấp đầy đủ nước, các chất khoáng ánh sáng,.. nhưng thiếu không khí thì cây cũng không thể sống được. Không khí có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống thực vật . Nó cung cấp khí các - bo - níc cho cây xanh quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ từ mặt Trời, cung cấp khí ô - xi cho thực vật hô hấp. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu điều đó .
HĐ 1: Vai trò của không khí trong quá trình trao đổi khí của thực vật.
 - Không khí gồm những thành phần nào ?
- Những khí nào quan trọng đối với thực vật ?
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 120 , 121 SGK và trả lời câu hỏi . GV ghi nhanh câu hỏi định hướng lên bảng .
1) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra trong điều kiện nào?
2 ) Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp?
3 ) Trong quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
4) Quá trình hô hấp diễn ra khi nào ? 
5 ) Bộ phận nào của cây chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp ?
6) Trong quá trình hô hấp thì thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
7) Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong hai quá trình trên ngừng hoạt động ? 
- Gọi HS trình bày .
- Theo dõi nhận xét khen ngợi HS hiểu bài trình bày mạch lạc, khoa học .
-Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật ?
- Những thành phần nào của không khí cần cho đời sống của thực vật ? Chúng có vai trò gì ?
* GV : Thực vật cần không khí để hô hấp và quang hợp . Cây cho dù được cung cấp đầy đủ các chất nước, khoáng, và ánh sáng nhưng thiếu không khí thì cây cũng không thể sống được. Khí ô - xi là nguyên liệu chính dược sử dụng trong hô hấp sản sinh ra năng lượng trong quá trình trao đổi chất của thực vật .
HĐ 2: Ứng dụng nhu cầu về không khí của thực vật trong trồng trọt
 - Thực vật ăn gì để sống ?
- Nhờ đâu mà thực vật thực hiện được việc ăn để duy trì sự sống ?
 GV nêu: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và các loài động vật nhưng thực vật cũng phải quá trình trao đổi chất " ăn " uống " , " thải ra " . Khí các - bo - níc có trong không khí được lá cây hấp thụ, nước và các chất khoáng cần thiết có trong đất được rễ cây hút lên. Thực vật thực hiện được khả năng kì diệu đó là nhờ chất diệp lục nên thực vật có thể sử dụng năng lượng Mặt trời để tạo chất bột đường từ khí các - bo - níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể .
+Em hãy cho biết trong trồng trọt con người đã ứng dụng nhu cầu về khí các - bo - níc , khí ô - xi của thực vật như thế nào ? 
- Cho HS đọc mục bạn cần biết trang 121 , SGK .
GV nêu: Thực vật không có cơ quan hô hấp riêng, tất cả các bộ phận của cây đều tham gia vào quá trình hô hấp, đặc biệt quan trọng là rễ và lá cây. Để cây có đủ ô xi giúp quá trình hô hấp tốt, đất trồng phải tơi xốp, thoáng. Người ta phải phát hiện ra khí các - bo - níc có trong không khí chỉ đủ cho cây phát triển bình thường và nếu tăng lượng khí các - bo - níc lên gấp đôi thì cây trồng sẽ cho năng suất cao hơn. Ứng dụng điều đó người ta đã áp dụng những biện pháp như: bón phân xanh hoặc phân chuồng đã được ủ kĩ cho cây. Các loại phân hữu cơ này ngoài việc làm cho đất thêm tốt cung cấp đủ chất mùn, chất khoáng cho cây mà khi phân huỷ các loại phân này còn thải ra nhiều khí các - bon - níc giúp cây qang hợp nhưng nếu lượng khí các - bo - níc tăng cao hơn nữa thì cây trồng sẽ chết .
* HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC . 
- Tại sao về ban ngày khi đứng dưới các bóng râm của cây ta thấy mát mẻ ?
- Tại sao vào ban đêm ta không nên để nhiều hoa và cây cảnh vào trong phòng ngủ ?
- Lượng khí các - bô - níc trong thành phố đông dân, các nhà máy công nghiệp nhiều hơn mức cho phép giaiû pháp nào có hiệu quả nhất về vấn đề này ?
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS về nhà ôn lại các kiến thức đã học chuẩn bị cho bài sau . 
-HS trả lời.
+ Quan sát , theo dõi và trả lời câu hỏi 
+ Bôi một lớp mỏng keo dán lên hai mặt của lá nhằm mục đích ngăn cản sự trao đổi khí của lá , cây sẽ chết trong một khoảng thời gian nhất định .
-HS quan sát và lắng nghe.
+ HS trao đổi theo cặp trả lời câu hỏi :
- Không khí gồm hai thành phần chính đó là khí ô - xi và khí ni - tơ . Ngoài ra trong không khí còn chứa khí Các - bon - níc .
- Khí ô - xi và khí các - bo - níc rất quan trọng đối với thực vật .
- Quan sát trả lời : 
1) Quá trình quang hợp chỉ diễn ra khi có ánh sáng Mặt trời .
2 ) Bộ phận lá của cây là bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình quang hợp .
3 ) Trong quá trình quang hợp , thực vật hút khí Các bo - níc và thải ra khí ô - xi ?
4) Quá trình hô hấp diễn ra trong suốt cả ngày và đêm .
 5 ) Bộ phận chủ yếu thực hiện quá trình hô hấp là bộ phận lá của cây .
6) Trong quá trình hô hấp thì thực vật hút khí Ô - xi và thải ra khí khí các - bo - níc và hơi nước .
7) Nếu quá trình quang hợp hoặc quá trình hô hấp bị ngừng lại thì thực vật sẽ bị chết .
2 HS lên bảng vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ vừa thuyết trình về quá trình quang hợp và quá trình hô hấp của cây.
+ Không khí giúp cho thực vật quang hợp và hô hấp .
+ Khí ô - xi có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các - bo - níc có trong không khí cần cho quá trình hô hấp của thực vật. Khí các - bo - níc có trong không khí cần cho quá trình quang hợp của thực vật. Nếu thiếu khí ô xi hoặc khí các - bo - níc thì thực vật sẽ chết .
+ Lắng nghe .
- Phát biểu theo ý hiểu biết .
+ Lắng nghe .
+ Muốn cho cây trồng đạt năng suất cao ơn thì ta tăng thêm lượng khí các - bô - níc lên gấp đôi .
- Bón phân xanh, phân chuồng cho cây vì khi loại phân này phân huỷ sẽ tạo ra khí các - bô - níc .
- Trồng nhiều cây xanh để điều hoà không khí, tạo ra nhiều khí ô - xi giúp môi trường trong lành cho người và động vật hô hấp .
- 2 HS đọc thành tiếng .
+ Lắng nghe .
- Về ban ngày khi đứng dưới các bóng râm của cây ta thấy mát mẻ vì lúc ấy dưới ánh sáng của Mặt Trời cây đang thưc hiện quá trình quang hợp. Lượng khí ô - xi và hơi nước thoát ra từ lá cây làm cho không khí mát mẻ .
+ Vào ban đêm ta không nên để nhiều hoa và cây cảnh vào trong phòng ngủ vì lúc ấy cây đang thực hiện quá trình hô hấp . Cây sẽ hút hết lượng khí ô - xi có trong phòng và thải ra nhiều khí các - bô - níc làm cho không khí ngộp ngạt và ta sẽ bị mệt .
-Lượng khí các - bô - níc trong thành phố đông dân, các nhà máy công nghiệp nhiều hơn mức cho phép. Để đảm bảo súc khoẻ cho con người và động vật thì giải pháp có hiệu quả nhất là trông cây xanh .
+ Thực hiện theo yêu cầu .
-HS cả lớp .
SINH HOẠT LỚP
NHẬN XÉT CUỐI TUẦN.
 A/ Mục tiêu :
-Đánh giá các hoạt động tuần 30 phổ biến các hoạt động tuần 31.
-Học sinh biết được các ưu khuyết điểm trong tuần để có biện pháp khắc phục hoặc phát huy .
B/ Chuẩn bị :
-Giáo viên : Những hoạt động về kế hoạch tuần 31.
-Học sinh : Các báo cáo về những hoạt động trong tuần vừa qua .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra về sự chuẩn bị của học sinh .
2.Bài mới:
 * Giới thiệu : Giáo viên giới thiệu tiết sinh hoạt cuối tuần 
* Đánh giá hoạt động tuần qua.
- Giáo viên yêu cầu lớp chủ trì tiết sinh hoạt.
- Giáo viên ghi chép các công việc đã thực hiện tốt và chưa hoàn thành .
GV nhận xét, đềà ra các biện pháp khắc phục những tồn tại còn mắc phải.
Học tập: Cần làm bài, học bài đậy đủ, chu đáo trước khi đến lớp. ( Đặc biệt là những em yếu như Thanh , Lê Thương, Yến, Văn Hiếu, Hạnh, Hằng, ...)
Vệ sinh:Cần nhanh, gọn trước lúc vào học
Đội: Cần đồng phục đúng quy định. Mũ ca lô, khăn quàng đỏ đầy đủ.
 * Phổ biến kế hoạch tuần tới .
- Giáo viên phổ biến kế hoạch hoạt động cho tuần tới:
+Đón đoàn thanh tra của phòng Giáo dục Đô Lương.
+Về học tập: 
Thực hiện tốt theo phân phối chương trình
Học bài, làm bài đầy đủ, chu đáo trước khi đến lớp. 
+ Về lao động:
- Vệ sinh sạch sẽ theo đúng khu vực lớp mình phụ trách.
 - Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh.
+ Về các phong trào khác theo kế hoạch của ban giám hiệu.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn về nhà học bài và làm bài. 
-Các tổ trưởng lần lượt báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ cho tiết sinh hoạt 
Các tổ ổn định để chuẩn bị cho tiết sinh hoatï
Lớp truởng yêu cầu các tổ lần lượt lên báo cáo các hoạt động của tổ mình.
- Các lớp phó: phụ trách học tập, phụ trách lao động, chi đội trưởng báo cáo hoạt động đội trong tuần qua.
- Lớp trưởng báo cáo chung về hoạt động của lớp trong tuần qua.
Các tổ trưởng và các bộ phâïn trong lớp ghi kế hoạch để thực hiện theo kế hoạch.
Ghi nhớ những gì giáo viên dặn dò và chuẩn bị tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHU 6 - TUAN 30.doc