Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)

I. Mục tiêu:

- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài thơ: Nghe lời chim nói

- Luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu l/ n, ?/~

II. Đồ dùng dạy học:

 Phiếu học tập

III. Hoạt động dạy học:

1. Bài cũ: 2 HS đọc lại thông tin bài tập 3 nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp

2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học

*HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe viết

GV đọc bài viết HS theo dõi SGK

GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ, khoảng cách giữa các khổ thơ, những từ ngữ dễ viết sai: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha.

Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?

HS gấp SGK

GV đọc HS viết bài

GV đọc lại HS soát lỗi

GV chấm bài

*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập

Bài 2: GV nêu yêu cầu phát phiếu các nhóm thi làm

 Đại diện nhóm đọc kết quả

GV chốt: là, lạch, lãi, làm, lảm, lãm, lảng, lãng, .

 Này, nãy, nằm, nắm, nậm, nẫng, nấng, nẫu, nấu,.

b. Bả lả, bải hoải, bảng lảng, bánh bao,.

 ỡm ờ, bão bùng, bẽ bàng, bẽn lẽn, bõ bèn, bỗ bả,.

 

doc 22 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Buổi sáng: Thứ Hai, ngày tháng năm 
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc
Ăng - co vát
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát bài văn. Đọc đúng các tên riêng Ăng - co vát, Cam - pu - chia và chữ số la mã (XII mời hai)
- Đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, tình cảm kính phục ngưỡng mộ Ăng co vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong bài
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Ăng-co vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
II. Đồ dùng dạy học:
	ảnh khu đền Ăng - co vát
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 3 HS học thuộc lòng bài thơ: “Dòng sông mặc áo”
 Nêu nội dung bài
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Đưa tranh ra
*HĐ1: Luyện đọc
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn GV giúp các em hiểu các từ mới trong bài:
(Kiến trúc, điêu khắc, thốt nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm)
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 HS đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm
*HĐ 2: Tìm hiểu bài
Ăng-co vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp?
Nêu nội dung của bài nói lên điều gì? Ca ngợi Ăng-co vát một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia.
*HĐ 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 3 HS nối tiếp đọc 3 đoạn
- GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn
- HS luyện đọc
- HS thi đọc diễn cảm
- 2 HS nêu ý nghĩa bài văn
IV. Hoạt động nối tiếp: ăng-co vát là công trình kiến trúc của nước nào? Có gì đặc biệt? GV nhận xét tiết học - Về nhà luyện đọc thêm.
Tiết 3:Chính tả
Nghe viết: Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả trình bày đúng bài thơ: Nghe lời chim nói
- Luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu l/ n, ?/~
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 2 HS đọc lại thông tin bài tập 3 nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe viết
GV đọc bài viết HS theo dõi SGK
GV nhắc các em chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ, khoảng cách giữa các khổ thơ, những từ ngữ dễ viết sai: lắng nghe, nối mùa, ngỡ ngàng, thanh khiết, thiết tha.
Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
HS gấp SGK
GV đọc HS viết bài
GV đọc lại HS soát lỗi
GV chấm bài
*HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2: GV nêu yêu cầu phát phiếu các nhóm thi làm
	Đại diện nhóm đọc kết quả
GV chốt: là, lạch, lãi, làm, lảm, lãm, lảng, lãng, ...
	Này, nãy, nằm, nắm, nậm, nẫng, nấng, nẫu, nấu,...
b. Bả lả, bải hoải, bảng lảng, bánh bao,...
	ỡm ờ, bão bùng, bẽ bàng, bẽn lẽn, bõ bèn, bỗ bả,...
Bài 3: Làm tương tự bài 1
GVchốt. a. Núi - lớn - Nam cực - năm - này
	b. ở - cũng - cảm - cả
IV. Hoạt động nối tiếp: GVnhận xét tiết học - Về nhà luyện viết thêm.
Tiết 4: Toán
Thực hành
I. Mục tiêu:	Giúp HS
- Biết cách vẽ trên bản đồ có tỉ lệ cho trước, một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
Thước thẳng có vạch chia xăng ti mét
Giấy vẽ đoạn thẳng
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ ví dụ SGK
GV nêu tên bài toán
1 HS đo độ dài đoạn thẳng AB trên mặt đất được 20 m. Hãy vẽ đoạn thẳng (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 400
GV gợi ý HS thực hiện
Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB theo cm
Đổi 20 m = 2000 cm
Độ dài thu nhỏ là: 2000 : 400 = 4 cm
Vẽ vào vở đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm
	A| |B
	Tỉ lệ 1 : 400
*HĐ 2: Thực hành
Bài 1: GV giới thiệu chiều dài bảng lớp 3 m
HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ
Đổi 3 m = 3 00 cm
Độ dài thu nhỏ: 3 00 : 50 = 6 cm
Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6 cm
	A| |B
	Tỷ lệ 1 : 50
Bài 2: Làm tương tự
GV chấm chữa bài 
IV. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà thực hành thêm.
Tiết 5: Anh văn
GV chuyên trách dạy
Buổi sáng: Thứ Ba, ngày tháng năm 
Tiết 1: Toán
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu:	 Giúp HS ôn tập về
- Đọc, viết số trong hệ thập phân
- Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó.
II. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	1 HS lên làm bài 2 SGK
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Củng cố về cách đọc, viết số và cấu tạo thập phân của một số 
	GV hướng dẫn HS làm một số câu
Cách đọc những số có chữ số 0 ở giữa 1237005 đọc là: Một triệu hai trăm ba mươi bảy nghìn không trăm linh năm.
	HS làm tiếp phần còn lại
Bài 2: GV hướng dẫn HS quan sát kĩ phần mẫu SGK: Từ đó HS tự làm đọc kết quả
	5794 = 5 000 + 7 00 + 90 + 4
Bài 3: HS tự làm
a. Củng cố việc nhận biết vị trí của từng chữ số theo hàng và lớp trước khi HS làm bài GV yêu cầu HS nhắc lại
b. Củng cố việc nhận biết giá trị của từng chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. HS nêu kết quả
Bài 4: Củng cố về dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó
Bài 5: (HS khá giỏi) tự làm
- HS đổi vở chấm bài chéo nhau
IV. Hoạt động nối tiếp: GV chấm chữa bài - GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài.
Tiết 2: Thể dục
GV chuyên trách dạy
Tiết 3: Khoa học
Trao đổi chất ở thực vật
I. Mục tiêu:	Sau bài học HS có thể
- Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật
II. Đồ dùng dạy học:
	Hình trang 122, 123 SGK
III. Hoạt động dạy học;
1. Bài cũ: quá trình quang hợp, thực vật hút khí gì và thải ra khí gì ?
2. Bài mới:	Giới thiệu bài.
HĐ1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
* Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
* Cách tiến hành:
Bước1:Làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122 SGK:
+ Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình.
+ Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình.
+ Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, khí ô-xi). 
- HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn .
- GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
Bước 2: Hoạt động cả lớp
GV gọi một số HS lên trả lời câu hỏi:
- Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Quá trình trên được gọi là gì?
*Kết luận :Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các- bô- níc, nước, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường.
HĐ2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
*Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật 
*Cách tiến hành:
Bước1: Tổ chức, hướng dẫn 
- GV chia nhóm, phát giấy và bút vẽ cho các nhóm.
Bước2:-HS làm việc theo nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn giải thích sơ đồ
Bước 3: Các nhóm treo sản phẩm và trình bày trước lớp, GV nhận xét đánh giá
IV. Hoạt động nối tiếp: Nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật diễn ra như thếa nào? GV nhận xét tiết học 
Tiết 4: Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ cho câu
I. Mục tiêu:	
Hiểu được thế nào là trạng ngữ
- Biết nhận diện trạng ngữ trong câu và bước đầu biết viết đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng trạng ngữ.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 1 HS nêu lại nội dung ghi nhớ và đặt 2 câu cảm
2. bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
HĐ1: Phần nhận xét
- Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1,2,3.
- Cả lớp suy nghĩ, lần lượt thực hiện từng yêu cầu, phát biểu ý kiến.
- GV chốt kết quả đúng:
+ Câu b có thêm hai bộ phận (được in nghiêng)
+ Vì sao I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Nhờ đâu I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Khi nào I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng?
+ Tác dụng của phần in nghiêng: Nêu nguyên nhân (Nhờ tinh thần ham học hỏi) và thời gian (sau này) xảy ra sự việc nói ở CN và VN (I-ren trở thành một nhà khoa học nổi tiếng).
-Phần ghi nhớ: 2-3 HS đọc nội dung ghi nhớ
HS tự lấy VD
HĐ2: Phần luyện tập
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu của BT, suy nghĩ, làm vào vở BT
- GV nhắc các em chú ý: Bộ phận TN trả lời các câu hỏi Khi nào? ở đâu? Vì sao? Để làm gì?
- HS phát biểu ý kiến.
- GV chốt lời giải đúng (đưa bảng phụ).
Bài tập 2: HS tự viết đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu dùng TN. Viết xong, từng cặp HS đổi bài sửa lỗi cho nhau
- HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn dùng TN.
- GV nhận xét, chấm điểm.
IV. Hoạt động nối tiếp: Thế nào là trạng ngữ? Trạng ngữ có tác dụng gì?
-Yêu cầu những HS viết đoạn văn ở BT 3 chưa đạt về hoàn thành.
Buổi sáng: Thứ Tư, ngày tháng năm 
Tiết 1: Toán
Ôn tập về số tự nhiên (Tiếp)
I. Mục tiêu:	Giúp HS ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
II. Hoạt động dạy học;
1.Bài cũ: 1 HS nêu miệng bài 5
2. Bài mới:	Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu suy nghĩ tự làm bài đọc kết quả
	GV nhắc HS khi so sánh hai số tự nhiên với nhau như: 989 .... 1321 hai số có chữ số khác nhau.
	8300 : 10 ........ 830 và 72600 ........ 726 x 100 phải thực hiện phép tính trước (nhẩm) so sánh
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu lớp tự làm bài vào vở
	HS so sánh rồi sắp xếp các số đã cho theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 3: HS tự làm
Bài 4: HS đọc yêu cầu suy nghĩ trả lời miệng
- Số bé nhất có một chữ số là số nào ? 0
- Sốlẻ bé nhất có một chữ số là số nào ? 1
- Số lớn nhất có một chữ số là số nào ? 9
- Số chẵn lớn nhất có một chữ số là số nào ? 8
Bài 5:	HS khá giỏi tự làm
a. Các số chẵn lớn hơn 57 và bé hơn 62 là 58, 60 Vậy x là: 58, 60
- GV chấm bài 
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài.
Tiết 2: Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:	 Rèn kĩ năng nói
- HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện
- Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ
- Rèn kĩ năng nghe: Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
	ảnh các cuộc du lịch, bảng lớp
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ:	1 HS kể lại câu chuy ...  với số thứ ba ta làm thế nào ? 
 Muốn tính bằng cách thuận tiện nhất ta cần vận dụng tính chất gì ?
*HĐ 2: Thực hành
Bài 1: Tìm :a, + 25 = 145	b, - 157 = 87
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a, 68 + 95 + 32 + 5	b, 102 + 7 + 243 + 98
Bài 3: Anh tiết kiệm được 135 000 đồng. Em tiết kiệm được ít hơn anh là 28 000 đồng. Hỏi hai người tiết kiệm được bao nhiêu tiền.
GV hướng dẫn HS làm bài vào vở 
3 HS lên bảng làm GV cùng cả lớp chữa bài
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học về nhà ôn bài.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:	Sơ kết tuần 31
- Nề nếp hoạt động trong tuần như: vệ sinh, sinh hoạt 15 phút đầu giờ, học tập, thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội
- Kế hoạch tuần 32
 Thực hiện mọi nề nếp như trên
II. Nội dung sinh hoạt
HS đi học đúng giờ
Vệ sinh trực nhật chưa được sạch sẽ còn chậm một số buổi.
Sinh hoạt 15 phút đầu giờ chưa thật tốt
Học tập: HS có ý thức học tập làm bài ở nhà đầy đủ song bên cạnh đó có một số em chưa ngoan còn lười học như: Thản; Thùy Trang; Mai;.....
*HĐ 2: Kế hoạch tuần 32:
 Thực hiện mọi nề nếp trong tuần: đi học đúng giờ, không đi quá sớm vào buổi học thứ hai, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lớp học gọn gàng, sinh hoạt 15 phút, thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội.
- Tiếp tục trau dồi chữ viết
- Chú trọng HS giỏi, HS yếu.
Tiết 4: Tin học
GV chuyên trách dạy
Tiết 4: 
Hoạt động tập thể
Buổi chiều: 
 Tiết 1: Luyện viết
Nghe lời chim nói
I. Mục tiêu:
- Rèn luyện chữ viết cho HS. Yêu cầu HS viết đúng kích cỡ chữ trình bày đúng hình thức một bài thơ 5 chữ: Nghe lời chim nói
II. Hoạt động dạy học
Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết luyện viết
*HĐ 1: Hướng dẫn HS viết bài
	GV đọc mẫu bài viết
3 HS đọc bài viết - Lớp theo dõi SGK
- Loài chim nói về những điều gì?
- Tìm những từ khó viết trong bài? 
- HS nối tiếp nhau trả lời (đồng quê, say mê, ngỡ ngàng, thiết tha)
- Luyện viết từ khó trên giấy nháp
*HĐ 2: HS viết bài
- Khi viết bài thơ 5 chữ ta trình bày như thế nào?
GV đọc từng câu - HS viết bài
GV nhắc HS tư thế ngồi viết: HS ngồi viết đúng tư thế đầu hơi cúi mắt cách vở 25 - 30 cm, không tì ngực vào bàn
HS hoàn thành bài viết - GV nhận xét bài viết
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà luyện viết thêm.
Tiết 2: Luyện Toán
Thực hành đo đoạn thẳng
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về bản đồ và tỷ lệ bản đồ
- Thực hành đo đoạn thẳng	 
II. Hoạt động dạy học : 
1. Củng cố về lý thuyết :
- Thế nào là tỷ lệ bản đồ, ứng dụng của tỷ lệ bản đồ
- Muốn đo đoạn thẳng trên mặt đất người ta thường dùng cái gì?
2. Luyện tập thêm: GV chép bài lên bảng, HS chép bài vào vở và làm bài
Bài 1: Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 10 cm được vẽ trên bản đồ với tỷ kệ 1: 500. Hỏi trên bản đồ đó, độ dài của mỗi cạnh hình chữ nhật là mấy xăng- ty- mét?
Bài 2: Chiều dài bảng lớp học là 3 m. Em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài đó trên bản đồ có tỷ lệ 1 : 50
GV hướng dẫn HS các bước giải bài 2
Đổi 3 m = 3 00 cm
Tính độ dài thu nhỏ: 3 00 : 50 = 6 cm
Vẽ đoạn thẳng AB A| |B
	 6 cm
GV chấm chữa bài 
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà thực hành thêm.
Buổi chiều: Tiết 1:Thể dục
Ôn một số nội dung môn tự chọn. 
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung môn từ chọn, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích
- Ôn nhảy dây tập thể, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích
II. Địa điểm phương tiện: Sân trường, còi
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Phần mở đầu:4 - 6 phút
- GV nhận lớp phổ biến yêu cầu giờ học
- Xoay các khớp, cổ chân, đầu gối, hông, vai, cổ tay
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên
- Đi theo vòng tròn hít thở sâu
- Ôn một số động tác bài thể dục phát triển chung
*HĐ 2: Phần cơ bản: 18 - 22 phút.
a. Môn tự chọn: Đá cầu
	Ôn chuyền cầu: HS luyện tập cá nhân
	Thi tâng cầu bằng đùi
*Ném bóng
- Ôn cầm bóng đứng chuẩn bị ngắm đích, ném bóng vào đích. 
*HĐ 3: Phần kết thúc: 4 - 6 phút.
- GV hệ thống bài. HS xếp hàng cự li ngắn và lắng nghe
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát, tập một số động tác hồi tĩnh
- GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
Tiết 2: Luyện Tiếng Việt
LTVC: Luyện tập về trạng ngữ 
I. Mục tiêu:	
Giúp các em nắm chắc hơn về trạng ngữ.
- Biết nhận diện trạng ngữ trong câu và thêm trạng ngữ co câu phù hợpS
II. Hoạt động dạy học
HĐ1: Cũng cố kiến thức
- Thế nào là trạng ngữ? 
- Trạng ngữ có tác dụng gì? 
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Viết lại thành phần trạng ngữ của mỗi câu sau vào chỗ chấm 
a) Mùa xuân, cây gạo gọi đến biết bao nhiêu là chim.
.....................................................................................................................................
b) Ngoài đồng, bà con nông dân đang khẩn trương thu hoạch lúa mùa.
.....................................................................................................................................
c) Vì bão, cuộc thi đá cầu cuộc thi đá cầu của lớp em phải hoãn lại.
Bài 2: Phần trạng ngữ (được gạch dưới) trong câu Trong một trận giao tranh với dân đảo Man-tan, Ma-gie-lăng đã bỏ mình, không kịp nhìn thấy kết quả công việc mình làm trả lời cho câu hỏi nào?
a) ở đâu? b) khi nào? c) Vì sao? d) Để làm gì? 
Bài 3: Lần lượt thêm trạng ngữ cho câu Em học bơi để câu có trạng ngữ (có thêm từ ngữ)
a. Câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn: 
b. Câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân: 
c. Câu có trạng ngữ chỉ mục đích: 
- HS hoàn chỉnh bài tập, GV chấm chữa bài 
III. Hoạt động nối tiếp: Cũng cố: Thế nào là trạng ngữ? Trạng ngữ có tác dụng gì?
Tiết 2: Tự học
Luyện Toán: Ôn tập số tự nhiên
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ôn tập
- Đọc, viết số trong hệ thập phân
- Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số
- Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó
- Ôn về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
II. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Ôn kiến thức
- HS nhắc lại cách đọc, viết số trong hệ thập phân
- Mỗi lớp có bao nhiêu hàng?
- HS nhắc lại các đặc điểm của dãy số tự nhiên
- Nhắc lại cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
*HĐ 2: Thực hành:
Bài 1: a. Đọc các số tự nhiên sau và nêu rõ chữ số 3 trong mỗi số phụ thuộc hàng, lớp nào?
	24308; 1237005; 190909358
b. Nêu giá trị của chữ số 3 trong mỗi số sau
	103; 1379; 8932; 13064; 3265910
Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn
a. 7426; 999; 7642; 7624	b. 3158; 3518; 1853; 3190
Bài 3: Tìm biết 57 < < 62 và
a. là số chẵn	b. là số lẻ	c. là số tròn chục
	GV hướng dẫn HS làm bài
	HS làm bài và trình bày kết quả lớp và GV nhận xét bổ sung
III. Hoạt động nối tiếp: Hôm nay học bài gì ?
	 GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài.
Buổi chiều: Tiết 1: Luyện Tiếng Việt
Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật
I. Mục tiêu:
- Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật
- Biết tìm các từ ngữ miêu tả làm nổi bật những đặc điểm của con vật
II. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Ôn kiến thức
- HS nhắc lại cách quan sát một con vật
- Khi quan sát con vật cần chú ý những đặc điểm nào ?
*HĐ 2: Thực hành:
- GV cho HS quan sát một số con vật
- HS quan sát và nói tên con vật em chọn để miêu tả
- HS viết bài vào vở trình bày kết quả
- Lớp và GV nhận xét bổ sung
- GV chọn bài hay nhất đọc cho cả lớp nghe
III. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà quan sát con gà trống để chuẩn bị bài sau. 
Tiết 2: Thể dục
Môn tự chọn “Trò chơi: Con sâu đo”
I. Mục tiêu:
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn, yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích
- Trò chơi: “Con sâu đo”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động nhằm rèn luyện sức mạnh tay.
II. Địa điểm phương tiện:
	Sân trường, còi
III. Hoạt động dạy học:
*HĐ 1: Phần mở đầu: 4- 6 phút.
	GV ổn định lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
	Khởi động xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối,...
	Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên
	Đi thường theo vòng tròn
	Ôn bài thể dục phát triển chung
*HĐ 2: Phần cơ bản:18 - 22 phút
a. Môn tự chọn: Đá cầu
	Ôn tâng cầu bằng đùi
	Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người
b. Trò chơi vận động
Trò chơi: “Con sâu đo” GV nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi
	HS chơi thử, chơi chính thức
*HĐ 3: Phần kết thúc: 4- 6 phút
	GV hệ thống bài
	Tập một số động tác hồi tĩnh
	GV nhận xét đánh giá kết quả tiết học.
Tiết 3: Hoạt động tập thể
Văn nghệ chào mừng ngày 30- 4 và ngày 1- 5
I. Mục tiêu:
- Ôn lại truyền thống tốt đẹp của quân và dân Việt Nam về ngày 30 - 4 ngày giải phóng đất nước 
- Giáo dục truyền thống, ý nghĩa ngày 1- 5 ngày quốc tế lao động
- Luyện tập ca, múa hát về những bài ca ngợi ngày giải phóng đất nước và ngày quốc tế lao động.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, yêu anh bộ đội cụ Hồ “Uống nước nhớ
 nguồn”
II. Chuẩn bị:
Chuẩn bị các bài hát, thơ nói về ngày giải phống đất nước và ngày quốc tế lao động
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt của tuần
2. Tìm hiểu về ngày 30- 4 và ngày 1-5
*HĐ 1: Tổ chức HS ôn lại một số bài hát đã học về nội dung giải phóng đất nước và ngày quốc tế lao động
*HĐ 2: Luyện tập văn nghệ chọn mối lớp hai tiết mục hát, múa, kịch (tiểu phẩm) để tham gia thi trước khối
*HĐ 3: Thi biểu diễn văn nghệ - Các lớp lần lượt trình diễn 
Ban giám khảo và HS toàn khối bình chọn một số tiết mục diễn xuất hay ý nghĩa
	Hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung hoạt động tuần sau:
Tiết 4: Kĩ thuật
 Lắp con quay gió
I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ chi tiết để lắp con quay gió
- Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật, đúng quy trình
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác lắp tháo các chi tiết của con quay gió
II. Đồ dùng dạy học:
Mẫu con quay gió
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
*HĐ 1: GV hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu
 Con quay gió có mấy bộ phận ?
GV nêu ứng dụng của con quay gió trong thực tế.
*HĐ 2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a. GV hướng dẫn chọn các chi tiết theo SGK
b. Lắp từng bộ phận
	HS lên lắp
	Lắp giá đỡ các trục
	GV lắp các bước thao tác theo SGK HS theo dõi
	Lắp bánh đai và trục hình 4 SGK GV thực hiện
c. Lắp con quay gió GV lắp HS theo dõi
d. GV hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp
	HS thực hiện
IV. Hoạt động nối tiếp: GV nhận xét tiết học - Về nhà ôn bài tiết sau thực hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc