I/ MỤC TIÊU:
- HS hiểu thế nào là trạng ngữ, ý nghĩa của trạng ngữ.
- Nhận diện được trạng ngữ trong câu, bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ.
HS khá giỏi: Viết được đoạn văn có ít nhất 2 câu dùng trạng ngữ ( BT2)
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn 2 câu văn ở phần nhận xét.
- BT1 viết sẵn vào bảng phụ.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tuần 31 Thứ hai ngày 2 tháng 4 năm 2012 Tập đọc Ăng - co Vát I/ Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục, ngưỡng mộ. - Nội dung : Ca ngợi Ăng-co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK) II/ Đồ dùng dạy - học: - ảnh khu đền Ăng-co Vát. - Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III/ Các hoạt động dạy- học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/KTBC: - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ: Dòng sông mặc áo và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - GV nhận xét, cho điểm. B/Bài mới. 1.Giới thiệu bài. (?) Em đã biết những cảnh đẹp nào của đất nước ta và trên thế giới ? - GV giới thiệu bài và ghi bảng. 2.Hướng dẫn luyện đọc & tìm hiểu bài. a.Luyện đọc. + Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? - 1 HS khá đọc toàn bài. - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS. - Gọi 1 HS đọc phần chú giải SGK. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. b.Tìm hiểu bài. - Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài và trao đổi TLCH: + Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu ? Từ bao giờ ? + Khu đền chính được xây dựng như thế nào ? + Du khách cảm thấy như thế nào khi thăm Ăng-co Vát ? Tại sao lại như vậy ? + Đoạn 3 tả khu đền vào thời gian nào ? + Lúc hoàng hôn, phong cảnh khu đền có gì đẹp ? - Giảng: Khu đền Ăng-co Vát quay về hướng tây nên vào lúc hoàng hôn, ánh mặt trời vàng soi vào bóng tối cửa đền, vào những ngọn tháp, những thềm đá rêu phong, làm cho quang cảnh khu đền uy nghi, gợi sự trang nghiêm và tôn kính. + Bài văn cho ta thấy điều gì? - GV ghi bảng. C .Đọc diễn cảm. - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài. Yêu cầu vả lớp theo dõi tìm cách đọc hay - GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn văn Toàn bộ khu đền quay về hướng tây... các ngách ... - Yêu cầu HS nêu cách ngắt nhịp, từ ngữ cần nhấn giọng. - GV đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc. - GV nhận xét, cho điểm. C/.Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS : về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Con chuồn chuồn nước. - 3 HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - HS tiếp nối nhau phát biểu. - Lắng nghe, ghi vở. + Bài chia làm 3 đoạn. - 1 HS đọc. + Đoạn 1: Từ đầu ... thế kỉ XII. + Đoạn 2: Tiếp theo... xây gạch vữa. + Đoạn 3: Còn lại. - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc tiếp nối từng đoạn. - Lắng nghe. Theo dõi. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi tiếp nối nhau TLCH. + Ăng-co Vát được xây dựng ở Cam-pu-chia đầu thế kỉ XII. + Khu đền chính gồm 3 tầng ... như xây gạch vữa. + Cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. + Vào lúc hoàng hôn. + Vào lúc hòang hôn, cảnh khu đền thật huy hoàng: ánh sáng chiếu soi toả ra từ các ngách. - Lắng nghe. - Trả lời - Lắng nghe. - 3 HS nối tiếp nhau đọc, tìm giọng đọc. - Đọc thầm đoạn văn. - Lắng nghe, theo dõi. - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc theo cặp. - 3-5 HS thi đọc. - Lắng nghe. _________________________________ Toán Thực hành I. Mục tiêu : Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào vẽ hình. II. Đồ dùng dạy - học : - Thước dây cuộn, một số cọc để cắm mốc, giấy bút để ghi chép. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: Bài 1:Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, chiều dài sân trường là 6cm.Tính chiều dài thật của sân trường. Bài 2: Chiều rộng sân trường là 40m. Trên bản đồ tỉ lệ 1:1000, chiều rộng sân trường dài bao nhiêu cm? - GV nhận xét chấm điểm. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ: Ví dụ: - Gọi HS đọc SGK nêu cách thực hiện - Cách thực hiện: (?) Muốn vẽ thu nhỏ độ dài một đoạn thẳng theo tỉ lệ cho trước ta làm thế nào? Đổi 20m = 2000cm. Bước 1: Tính độ dài của đoạn thẳng AB trên bản đồ: 2000 : 400 = 5 ( cm) Bước 2: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 5cm trên bản đồ 3. Luyện tập: Bài 1 a) Yêu cầu : Vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng của lớp em theo tỉ lệ 1 : 50 -GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS. b) Chuẩn bị: - Thước dây cuộn - Một số cọc để cắm mốc - Thước dài, ê ke. c) Thực hành +Bước 1: Đo độ dài các cạnh của bảng lớp học. + Bước 2: Tính độ dài thu nhỏ các cạnh vừa đo được theo tỉ lệ 1 :50 + Bước 3: Vẽ chiều dài bảng theo kích thước thu nhỏ. Phiếu số liệu: Chiều dài bảng lớp học: 30m = 3000..cm Chiều dài bảng lớp thu nhỏ trên bản đồ tỉ lệ 1 :50 3000 : 50 =60cm - GV cho HS ghi chép số liệu và vẽ sơ đồ vào vở bài tập C. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau: Ôn tập về số tự nhiên. - 2 HS lên bảng chữa bài. Đ/s: 60 m Đ/s: 4cm - HS nhận xét - HS đọc VD 1 SGK(Không yêu cầu thực hành) - HS đọc SGK và nêu cách thực hiện - HS trả lời - HS nêu 2 bước tổng quát. - HS nối nhau đọc yêu cầu, chuẩn bị thực hành. - Chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 HS. - Nhóm trưởng phân công các bạn làm. - HS chuẩn bị - HS thực hành - HS ghi chép số liệu và vẽ sơ đồ vào vở bài tập. + Tính CD, CR của HCN thu nhỏ - HS tính và vẽ ________________________________________ Khoa học Trao đổi chất ở thực vật I. Mục tiêu : Giúp HS: - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra môi trường hơi nước, khí ô-xi, các chất khoáng khác. - Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vật với môi trường bằng sơ đồ. II. Đồ dùng dạy - học : - Hình minh hoạ trang 122 SGK. - Sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật viết vào bảng phụ. - Bảng nhóm. III. các Hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi. + Không khí có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật? + Hãy mô tả quá trình hô hấp và quang hợp ở thực vật? + Để cây trồng cho năng suất cao hơn, người ta đã tăng lượng không khí nào cho cây? - Nhận xét, cho điểm. B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài: + Nếu không thực hiện trao đổi chất với môi trường thì con người, động vật hay thực vật có thể sống được không? - 3 HS lên bảng lần lượt TLCH - Nhận xét, bổ sung cho bạn + Đều không sống được. 2. Giảng bài: Hoạt động 1: Trong quá trình sống thực vật lấy gì và thải ra môi trường những gì? - Lắng nghe. - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được. - Gọi HS trình bày. HS khác bổ sung. + Những yếu tố nào, cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống? + Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì? + Quá trình trên được gọi là gì? + Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật? Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. - Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4. - Phát bảng cho từng nhóm. - Yêu cầu: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật gồm sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn. - GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm. - Gọi đại diện HS trình bày, mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung. - Nhận xét, khen thưởng C. Củng cố, dặn dò. + Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. - Thảo luận nhóm 2 - HS nối tiếp trình, HS khác bổ sung. - Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. - Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. - 4 đại diện của 4 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. - 2 HS nêu ____________________________________________________________________ Thứ ba ngày 3 tháng 4 năm 2012 Kỹ thuật Lắp xe ô tô tải (Tiết 1) i. Mục tiêu: - HS biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp xe ô tô tải. - Học sinh lắp được từng bộ phận sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện các thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ôtô tải. - Có ý thức coi trọng sức lao động. II. Đồ dùng Dạy - Học: - Mẫu xe tô tải đã lắp sẵn. - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. các HOạt Động Dạy - Học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nhận xét chung. - Tổ trưởng báo cáo B. Bài mới 1. Giới thiệu bài. - Nêu nhiệm vụ tiết học và ghi bảng đầu bài. 2. GV hướng dẫn quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp. - HS ghi vở. - HS nối tiếp trả lời:5 bộ phận: thanh đỡ - Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: + Để lắp được xe ô tô tải, cần bao nhiêu bộ phận? + Nêu tác dụng của xe ô tô tải? 3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a, Hướng dẫn chọn chi tiết. - GV cùng HS chọn các chi tiết theo SGK cho đúng và đủ. giá bánh xe, giá đỡ bánh xe, thành xe, trục bánh xe, ca bin + Chở hàng - HS chọn chi tiết và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo theo từng loại. B, Lắp từng bộ phận * Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin - Y/c HS quan sát H2. + Để lắp được bộ phận này cần chọn chi tiết nào và số lượng bao nhiêu? - GV lắp mẫu. + Lắp ca bin - Y/c HS quan sát H3. - Gọi 1 HS nêu các bước lắp ca bin * Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh - Y/c HS nêu tên và số lượng các chi tiết để lắp thùng xe và trục bánh xe - Gọi HS lên lắp - GV nhận xét. c, Lắp ráp xe tải: - GV lắp ráp xe tải theo quy trình trong SGK. - GV kiểm tra sự chuyển động của xe. d, GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp. C. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét giờ học - HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần) - HS quan sát GV làm + Có bốn bước. HS khác nhận xét, bổ sung - HS theo dõi - HS khác nhận xét - HS theo dõi. - HS nhận xét về chiếc xe ô tô tải - HS tháo và xếp chi tiết vào hộp. ________________________________ Toán Ôn tập về số tự nhiên I. Mục tiêu: - Đọc, viết được số TN trong hệ thập phân - Nắm được hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể. - Dãy số TN và một số đặc điểm của nó. II. Đồ dùng dạy - học: - Phấn màu III. các Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: Hãy vẽ biểu thị nền của phòng học có chiều dài thật là 10m, chiều rộng là 5m theo tỉ lệ 1:100 - GV nhận xét, bổ sung B.Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2.Ôn tập : Bài 1: Trước khi làm bài 1, GV cho HS nêu cách đọc số 24 308 + Số trên gồm bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm ... g Anh Gv chuyên dạy ________________________________________ Lịch sử Nhà nguyễn thành lập I/ Mục tiêu: - Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn: + Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân ( Huế). - Nêu một vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị: + Các vua nhà Nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước. + Tăng cường lực lượng quân đội ( với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc) + Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối. II/ Đồ dùng dạy - học: - Hình minh hoạ trong sgk. - Phiếu hoạt động nhóm. III/ Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A/KT bài cũ: + Hãy kể lại những chính sách về kinh tế, văn hóa và giáo dục của vua Quang Trung. + Giải thích vì sao vua Quang Trung lại ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá. - GV nhận xét, đánh giá B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: - GV nêu nội dung bài học. 2/ Giảng bài: Hoạt động 1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn. + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? - GV giới thiệu thêm về hoàn cảnh lịch sử khi Nguyễn ánh lên ngôi . + Sau lên ngôi hoàng đế, Nguyễn ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ năm 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải qua các đời vua nào? Hoạt động 2: Sự thống trị của nhà Nguyễn - GV tổ chức cho h/s thảo luận theo nhóm hoàn thành yêu cầu của phiếu. - H/s đọc nội dung phiếu - Thảo luận hoàn thành phiếu - Cho đại diện các nhóm phát biểu ý kiến Hoạt động 3: Đời sống của nhân dân dưới thời Nguyễn. + Với cách thống trị hà khắc của các vua nhà Nguyễn, cuộc sống của nhân dân ta sẽ thế nào? C/ Củng cố, dặn dò: + Em có nhận xét gì về triều Nguyễn và bộ luật Gia Long? - Đọc ghi nhớ. - 1 h/s trả lời - 1 h/s trả lời - Nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn - Lắng nghe, ghi vở - h/s trả lời câu hỏi (Sau khi vua Quang Trung mất, triều Tây Sơn suy yếu. Lợi dụng hoàn cảnh đó, Nguyễn ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn) - 1 - 2 h/s trả lời câu hỏi - Chia nhóm 4 thảo luận hoàn thành yêu cầu - 1 h/s đọc - Cả nhóm thảo luận - 3 nhóm phát biểu, mỗi nhóm phát biểu một ý. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Lắng nghe, ghi nhớ (Cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực) - Lắng nghe, ghi nhớ - 2-3 h/s bày tỏ ý kiến - 1 h/s đọc ____________________________________ Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu I. Mục tiêu: - Hiểu ý nghĩa, tác dụng của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. - Xác định được trạng ngữ chỉ nơi chốn. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết 2 câu ở phần nhận xét, bảng phụ viết nội dung BT1. - Bảng nhóm + bút dạ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KT bài cũ: - Yêu cầu 2 HS lên bảng. Mỗi HS đặt 2 câu có trạng ngữ và nêu ý nghĩa của TN. - Gọi 2 HS đọc đoạn văn ngắn về cuộc đi chơi xa, trong đó có dùng TN. - Gọi HS nhận xét bài bạn. - Nhận xét, cho điểm - 2 HS lên bảng đặt câu. - 2 HS đọc đoạn văn. - Nhận xét B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - TN có tác dụng gì? - Tiết học này các em tìm hiểu kỹ hơn về TN chỉ nơi chốn trong câu. - Lắng nghe, ghi vở 2. Giảng bài a.Nhận xét * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT - 1 HS đọc to - Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp. Hướng dẫn HS dùng bút chì gạch chân dưới bộ phận TN vào SGK. - Cặp đôi - Gọi HS phát biểu, GV chữa bài - Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng * Bài 2 - Hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận TN tìm được trong các câu trên? - HS tiếp nối nhau đặt câu hỏi - TN chỉ nơi chốn có ý nghĩa gì? H/s trả lời - TN chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào? b. Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần ghi nhớ - 2 HS tiếp nối đọc. - Yêu cầu HS đặt câu có TN chỉ nơi chốn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình. c. Luyện tập * Bài 1 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu, nội dung BT. - 1 HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài - 1 HS làm bài trên bảng. HS dới lớp dùng bút chì gạch vào SGK TN - Gọi HS nhận xét bài bạn làm. - Nhận xét, kết luận lời giải đúng. - Nhận xét * Bài 2 - Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung BT. - 1 HS đọc. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS tự làm bài vào SGK - Gọi HS đọc câu đã hoàn thành. Gọi HS khác bổ sung nếu đặt câu khác. GV sửa cho HS Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng * Bài 3 - Đọc câu văn đã hoàn thành. - Chữa bài - Gọi 1 HS đọc yêu cầu, nội dung BT. - 1 HS đọc - GV chia HS thành nhóm 4. - Hoạt động trong nhóm 4 - Phát bảng và bút dạ cho từng nhóm. - Yêu cầu HS đặt tất cả các câu. - Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào? - Là hai bộ phận chính CN và VN. - Yêu cầu 1 nhóm lên treo bảng - Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV ghi nhanh lên bảng. - Nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, kết luận chung - Viết bài vào vở. C. Củng cố, dặn dò - Gọi HS đọc ghi nhớ - Nhận xét tiết học - 2 HS đọc Toán Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên I. Mục tiêu: - Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. - Giải được bài toán có liên quan đến phép cộng và phép trừ. II đồ dùng dạy - học: - Phấn màu. III. các Hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: Bài 1: Cho các số 0; 5; 8 hãy tạo các số có 3 chữ số chia hết cho 5 và 2 Bài 2: Tĩm x biết x là số chia hết cho 3 và thỏa mãn điều kiện : 40 < x < 43 - GV chấm điểm. B. Dạy bài mới. 1.Giới thiệu bài: GV nêu y/ c mục đích giờ học 2.Ôn tập Bài 1: - Gọi HS nêu y/c - Y/c HS làm bài - Củng cố cách cộng, trừ (đặt tính, thực hiện phép tính). Bài 2: - Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài - GV gọi HS chữa bài, y/c HS giải thích cách làm - GV nhận xét, đánh giá Bài 4: - Gọi HS đọc y/c bài - GV nhắc HS áp dụng t/c đã học của phép cộng các số tự nhiên để tính theo cách thuận lợi - Gọi HS chữa bài, y/c HS nói rõ đã áp dụng t/c nào để tính ? C.Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng chữa bài. Mỗi HS chữa 1 bài. - Dưới lớp nêu các dấu hiệu chia hết. - HS nhận xét - 1 HS nêu yêu cầu. - 4 HS lên bảng đặt tính và tính. - Dưới lớp HS tự làm bài, sau đó có thể đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo. - Nhận xét bài làm. - 1 HS nêu yêu cầu - HS tự làm bài rồi chữa bài. - HS nêu lại quy tắc tìm “một số hạng chưa biết”, “số bị trừ chưa biết”. - HS khác nhận xét. - HS nêu yêu cầu. - Lắng nghe. - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở - 2 HS chữa bài giải thích cách làm ___________________________________ Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật I. Mục tiêu: - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước. - Biết sắp xếp các câu cho trước thành 1 đoạn văn. - Bước đầu viết được đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn. II. Đồ dùng dạy - học: - Bảng phụ viết các câu văn ở BT2. - Bảng phụ và bút dạ. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. KT bài cũ: - Gọi 3 HS đọc lại những ghi chép sau khi quan sát các - 3 HS thực hiện yêu cầu bộ phận của con vật mà mình yêu thích. - Nhận xét, cho điểm B. Dạy bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu của giờ học, ghi bảng - Lắng nghe, ghi vở 2. Hướng dẫn ôn tập * Bài 1 - Gọi HS đọc yêu cầu BT. - Yêu cầu HS đọc thầm bài Con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn. - Gọi HS phát biểu ý kiến, HS khác theo dõi, nhận xét bổ sung ý kiến cho bạn. - Nhận xét, kết luận * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung BT - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. - Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lý. Đánh số 1, 2, 3 để liên kết các câu theo thứ tự thành đoạn văn. - Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét. - Kết luận lời giảng đúng. * Bài 3 - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của BT. - Yêu cầu HS tự viết bài. - Chữa bài - Yêu cầu 2 HS treo bảng, đọc đoạn văn. GV sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS - Gọi HS dới lớp đọc đoạn văn. - Cho điểm HS viết tốt. C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS : Về nhà hoàn thành đoạn văn vào vở và quan sát ngoại hình, hoạt động của con vật mà em yêu thích, ghi lại KQ quan sát. - 1 HS đọc to - Làm bài cá nhân. - HS phát biểu và thống nhất ý kiến đúng - Lắng nghe - 1 HS đọc - 2 HS cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm văn. - Lắng nghe - 3 HS đọc đoạn văn - Nhận xét - Lắng nghe. - 1 HS đọc to - 2 HS viết vào bảng nhóm. HS viết vào vở BT. - Theo dõi. - 3 - 5 HS đọc đoạn văn. - Lắng nghe ____________________________________ SINH HOAẽT LễÙP, ẹOÄI Em yêu quý mẹ và cô giáo I. MỤC TIấU : Giỳp HS : - Thực hiện nhận xột, đỏnh giỏ kết quả cụng việc tuần 31. - Biết được những cụng việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị. - Giỏo dục và rờn luyện cho HS tớnh tự quản, tự giỏc, thi đua, tớch cực tham gia cỏc hoạt động của Đội, lớp, trường. II. CHUẨN BỊ : - Bảng ghi sẵn tờn cỏc hoạt động, cụng việc của HS trong tuần. - Sổ theo dừi cỏc hoạt động, cụng việc của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC : hoạt động của thầy hoạt động của trò 1. Nhận xột, đỏnh giỏ tuần 31: GV ghi cỏc cụng việc HS dựa vào để nhận xột đỏnh giỏ: - Chuyờn cần, đi học đỳng giờ - Chuẩn bị đồ dựng học tập -Vệ sinh bản thõn, trực nhật lớp, trường - Đồng phục, khăn quàng, bảng tờn - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, mỳa hỏt tập thể. Thực hiện tốt A.T.G.T - Bài cũ,chuẩn bị bài mới - Phỏt biểu xõy dựng bài - Rốn chữ, giữ vở - Ăn quà vặt - Tiến bộ - Chưa tiến bộ 2. Sinh hoạt Đội, phương hướng tuần 32 - Nhắc HS tiếp tục thực hiện cỏc cụng việc Đội, lớp đó đề ra - Thực hiện tốt A.T.G.T - Biểu diễn văn nghệ: hát những bài hát ca ngợi Mẹ và cô giáo Tổ trưởng điều khiển cỏc tổ viờn trong tổ tự nhận xột,đỏnh giỏ mỡnh. - Tổ trưởng nhận xột, đỏnh giỏ, xếp loại cỏc tổ viờn - Tổ viờn cú ý kiến - Cỏc tổ thảo luận, tự xếp loai tổ mỡnh Ban cỏn sự lớp nhận xột đỏnh giỏ tỡnh hỡnh lớp tuần qua xếp loại cỏc tổ: Tổ 1: Tổ 2: Tổ 3: - Lớp theo dừi - tiếp thu HS tự tìm bài hát và biểu diễn theo nhóm hoặc cá nhân _______________________________________________________________ Kí duyệt, ngày 29 tháng 3 năm 2012
Tài liệu đính kèm: