I. Mục đích yêu cầu:
Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2) ; quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
-GDHS ý thhức yêu mến và chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh các con vật mình yêu thích. Bảng phụ viết nội dung BT 1
III. Các hoạt động dạy học
TUẦN 31 Thứ hai , ngày 12 tháng 04 năm 2010 Tiết thứ 1 Tập đọc: Ăng-co Vát I/ Mục đích yêu cầu -Đọc rành mạch, trơi chảy ; biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục. -Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ăng-co Vát, một cơng trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân Cam-pu-chia (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II/ Đồ dùng dạy học -Ảnh khu đền Aêng-co Vát trong SGK III/ Hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ : -GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài dòng sông mặc áo,trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV nhận xét _ ghi điểm. 2/Bài mới: -Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Luyện đọc ( 10’ ) -Gọi 1 HS đọc toàn bài . H. Bài văn gồm có mấy đoạn ? -Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài( đọc 3 lượt ) -GV viết lên bảng các tên riêng nứơc ngoài( Aêng- co Vát, Cam- pu- chia) Gv theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS và giúp HS hiểu các từ ngữ: kiến trúc ,điêu khắc,thốt nốt,kì thú,muỗm, thâm nghiêm. -HS luyện đọc theo cặp -Gọi HS thi đọc. -Gọi HS đọc toàn bài. GV đọc diễn cảm toàn bài-giọng đọc chậm rãi,thể hiện tình cảm ngưỡng mộ;nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Aêng- co Vát:tuyệt diệu,gần500 mét,398 gian phòng,kì thú,lạc vào,nhẵn bóng,kín khít,huy hoàng,cao vút,lấp loáng,uy nghi,thâm nghiêm, Hoạt động 2 : Tìm hiều bài ( 10’ ) Cho HS đọc đoạn 1 H. Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu từ bao giờ? -Cho HS đọc đoạn 2 H. Khu đền chính đồ sộ như thế nào? H. Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào? -Cho HS đọc đoạn 3 H. Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? Ý nghĩa:Bài văn ca ngợi Aêng –co Vát- một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam –pu -chia. Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm (10’) -GV gọi ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài . -Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn sau : “ Lúc hoàng hôn.khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách” +GV đọc mẫu . +Cho HS luyện đọc trong nhóm . +Cho Hs thi đọc diễn cảm GV nhận xét ghi điểm. 3.Củng cố _ dặn dò ( 3’ ) -Gọi HS nêu ý nghĩa của bài. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc và trả lời lại các câu hỏi cuối bài. -2 HS đọc thuộc lòng -1 HS đọc -Có 3 đoạn:mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - HS nối tiếp nhau đọc(9HS ) . - HS đọc cá nhân, đồng thanh. -HS đọc chú giả để hiểu các từ mới của bài. -Từng cặp luyện đọc -2 cặp thi đọc trước lớp.Cả lớp theo dõi nhận xét -1 HS đọc toàn bài -Hstheo dõiSGK -HS đọc thầm đoạn 1 - Ăng- co Vát được xây dựng ở Cam- pu- chia từ đầu thế kỉ thứ mười hai. -HS đọc thầm đoạn 2 -Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn,ba tầng hành lang dài gần 1500 mét. Có 398 -Những cây tháp lớn được xây dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. Những bức tường buồng nhẵn như mặt ghế đá,được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa. -HS đọc thầm đoạn 3 -Vào lúc hoàng hôn,Ăng- co Vát thật huy hoàng:Aùnh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền;Những ngọn tháp cao vút lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xoà tán tròn;Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong càng trở nên uy nghi,thâm nghiêm hơn dưới ánh chiều vàng,khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách. -3 HS đọc, lớp theo dõi tìm ra giọng đọc phù hợp . +HS lắng nghe. +HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3 +Vài HS thi đọc trước lớp. -2HS nêu. -HS lắng nghe và thực hiện. Tiết thứ 2 THỂ DỤC Tiết thứ 3 TOÁN: TIẾT 151: THỰC HÀNH (tiếp theo) I/Mục tiêu : Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bàn đồ vào hình vẽ II/Đồ dùng dạy học : + Thước thẳng có vạch chia xăng ti mét III/Các hoạt động dạy – học Hoạt động dạy Hoạt động học 2/ Bài cũ(5’) Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1.000., độ dài từ điểm A đến điểm B đo được là 3 mm. Tính độ dài thật từ điểm A đến điểm B trên sân trường.( bằng m) 3/Bài mới: Hoạt động 1(10’) Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ * GV nêu bài toán như SGK. GV: Để vẽ được đoạn thẳng ( thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bảng đồ có tỉ lệ 1 : 400. ta làm như sau: + Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB ( theo tỉ lệ xăng- ti- mét). . GV làm trên bảng- Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm ) + Cho HS tự vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm. Hoạt động 2: (18’)Thực hành Bài1: GV giới thiệu ( chỉ lên bảng ) chiều dài thật của bảng lớp học, có thể chiều dài khoảng 3 cm, các em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó trên bảng đồ có tỉ lệ 1 : 50. GV kiểm tra và hướng dẫn Bài 2:Nếu cịn thời gian - Hướng dẫn như bài 1 - GV cho HS tính riêng chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật trên bảng đồ – vẽ một hìng chữ nhật biết chiều dài và chiều rộng của hình đó. -GV nhận xét , sửa bài. 4/ Củng cố- Dặn dò:(2’) - GV nhận xét tiết học. - Về làm lại bài tập 3 Giải Độ dài thật từ điểm A đến điểm B trên sân trường là: 3 x 1.000. = 3.000. ( mm) 3.000 = 3m Đáp số: 3m - HS theo dõi, làm theo hướng dẫn của GV . HS tự đổi vào nháp HS theo dõi HS cả lớp tự vẽ vào vở - HS theo dõi– tìm hiểu đề bài. - HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở. - 1 HS lên bảng làm- HS khác nhận xét - Đổi 3m = 300cm. - Tính độ dài thu nhỏ: 300 : 50 = 6 ( cm ) - Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 6cm. - HS theo dõi – tìm hiểu đề bài. - HS tự tính độ dài thu nhỏ rồi vẽ vào vở. - 1 HS lên bảng làm- HS khác nhận xét + Đổi 8m = 800cm; 6m = 600cm. + Chiều dài hình chữ nhật thu nhỏ: 800 : 200 = 4 (cm). + Chiều rộng hìng chữ nhật thu nhỏ: 600 : 200 = 3(cm) + Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 3cm: Tiết thứ 4 LỊCH SỬ: TIẾT 31: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP. I/.Mục tiêu: Sau bài học HS biết: -HS biết : Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua đầu thời Nguyễn . -Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình . II.Chuẩn bị: Một số điều luật của bộ luật Gia Long. III.Hoạt động dạy- học: Hoạt động của gv Hoạt động của hs 2.Bài cũ: (5’) Các chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung. H.Kể tên các chính sách của vua Quang Trung? H.Nêu tác dụng của các chính sách đó? H. Nêu bài học SGK GV nhận xét – ghi điểm. 3.Bài mới:Giới thiệu – ghi bảng. Hoạt động 1:(12’) Làm việc cả lớp -GV cho HS đọc SGK và hỏi. H.Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? H.Nguyễn Ánh thế nào? Kinh đô đóng ở đâu? H.Từ năm 1802 – 1858 nhà Nguyễn trải qua mấy đời vua? -GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: (15’)Thảo luận nhóm 4 -GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận. H.Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách để bảo vệ ngai vàng của vua. Đó là những chính sách gì? -Theo dõi, giúp HS. GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện câu trả lời và kết luận : Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình. -Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. 4.Củng cố - Dặn dò:(3’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài: Kinh thành Huế. 3 học sinh lên bảng, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. -HS đọc SGK và trả lời. + Lợi dụng Quang Trung mất, triều đình suy yếu. Nguyễn Ánh đem quân tấn công lật đổ Tây Sơn. + Lên ngôi hoàng đế. Đóng đô ở Huế. - 4 đời vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. - HS khác nhận xét, bổ sung. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc SGK và thảo luận theo nhiệm vụ của GV giao. -Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Lắng nghe. -3 – 5 HS đọc ghi nhớ. Tiết thứ 5 Đạo đức TIẾT 31: Bảo vệ môi trường I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS cĩ khả năng: - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ mơi trường (BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT . - Nêu được những việc làm cần phù hợp với lứa tuổi BVMT . - Tham gia BVMT ở nhà , ở trường học và nơi cơng cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng -Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ mơi trường. II. Đồ dùng dạy học: -Phiếu giao việc cho HĐ1 Nội dung giảm tải:+BT3:Sửa ý a-Cần bảo vệ loài vật có ích và loài vật quý hiếm +BT5:Sửa lại: Hãy kể một số việc mà các em đã làm dể bảo vệ môitrường III. Hoạt động dạy học: 1/Bài cũ: -Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? -Nêu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương em? -GV nhận xét đánh giá. 2/Bài mới: -Giới thiệu bài. Hoạt động dạy Hoạt động học HĐ1: (7’)Tập làm “Nhà tiên tri” (BT2,SGK) -GV chia lớp thành 6 nhóm, mời các nhóm lên nhận phiếu giao việc (mỗi nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết một tình huống trong bài tập 2) -Mời các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. -GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra kết quả đúng: -Các nhóm lên nhận tình huống và thảo luận và tìm cách giải quyết tình huống -Từng nhóm lên trình bày kết quả làm việc.Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. a)Các loại cá tôm bị tuyệt diệt,ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhâp sau này của con người. b)Thực phẩm không an toàn,ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước. c)Gây ra hạn hán ,lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi,giảm lượng nước ngầm dự trữ dLàm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết. đ)Làm ô nhiễm không khí(bụi ,tiếng ồn) e)Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. HĐ2(6’) Bày tỏ ý kiến của em(BT ... ình thường. GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà coi lại bài. Chuẩn bị bài sau. 2 HS lên bảng, trả lời câu hỏi, lớp nhận xét. -HS theo dõi. Các nhóm theo dõi, nhận nhiệm vụ. Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc. Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Nhóm trưởng điều khiển. Đại diện nhóm trình bày kết quả. Hs nêu. Thứ sáu , ngày 16 tháng 04 năm 2010 Tiết thứ 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU : THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I.Mục đích- Yêu cầu: Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời CH Ở đâu ?) ; nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1 mục III) ; bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa cĩ trạng ngữ (BT2) ; biết thêm những bộ phận cần thiết để hồn chỉnh câu cĩ trạng ngữ cho trước (BT3). II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết: Hai câu văn ở phần BT1(LT). Ba câu văn ở phần BT1(BT). Ba băng giấy mỗi băng viết một câu chưa hoàn chỉnh ở BT2. III.Hoạt động dạy- học:. Các hoạt động của GV Các hoạt động của HS 1/Bài cũ: Trạng ngữ. + Đọc lại BT2. +Nêu ghi nhớ SGK. GV nhận xét – ghi điểm. 2/Bài mới:Giới thiệu – ghi bảng Hoạt động 1: Phần nhận xét(8’) - Gọi HS đọc yêu cầu BT1,2. -GV nhắc HS: Trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó, tìm trạng ngữ. -Cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. Gọi 1 HS lên bảng gạch. -GV nhận xét- chốt lời giải đúng: BT1: Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa nơi chốn cho câu: +Trước nhà, mấy cây hoa giấy// nở tưng bừng. +Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên các đường nhưa, từ khắp năm cửa ô đổ vào, hoa sấu//vẫn nở, vẫn vương vãi khắp thủ đô. BT2: Đặt các câu hỏi cho trạng ngữ vừa tìm được. +Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu? +Hoa sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu? Hoạt động 2: Phần ghi nhớ(2’) - Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập(20’) Bài 1: -GV yêu cầu HS đọc nội dung bài. -Cho HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến. -GV chốt lại.: - Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài. - Trên bờ, tiếng trống càng thúc dữ dội. - Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn. Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu -Cho HS suy nghĩ làm bài. -Sau đó cho 3HS đại diện lên làm trên ba băng giấy. -Gọi HS đọc bài làm của mình. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng: a/.Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. b/.Ở lớp, em rất chăm chú gnhe giảng và hăng hái phát biểu. c./Ngoài vườn, hoa đã nở. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu +Bộ phận cần điền để hoàn thiện câu văn là bộ phận nào? Cho HS suy nghĩ làm bài – gọi 4 HS lên làm phiếu. -Sau đó cho 4HS đại diện lên làm trên 4băng giấy. -GV nhận xét, chốt lời giải đúng:VD: a/.Ngoài đường, mọi người đi lại tấp nập. b/.Trong nhà, em bé đang ngủ say. c/.Trên đường đến trường, em gặp rất nhiều người. d/.Ở bên kia sườn núi, hoa nở trắng cả một vùng. 3/ Củng cố – Dặn dò:(2’) - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Làm lại BT 3 vào vở -2HS lên bảng - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu bài. - HS suy nghĩ và trả lời. -Theo dõi, nhận xét. -5 – 7 HS đọc. -HS đọc yêu cầu bài. -HS làm miệng. - HS khác nhận xét. -HS đọc yêu cầu bài. -HS làm vào vở. -5 – 7 HS đọc bài làm của mình. - HS khác nhận xét -HS đọc yêu cầu bài. +Đó là thành phần chính: CN và VN trong câu. -4 HS làm phiếu – lớp làm vào vở BT. -HS khác nhận xét, bổ sung. Tiết thứ 2 ÂM NHẠC Tiết thứ 3 TOÁN: TIẾT 155:ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. Mục tiêu : Giúp HS ôn tập về: - Biết đặt tính và thực hiện cộng , trừ các số tự nhiên . - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện . - Giải được bài tốn liên quan đến phép cộng và phép trừ . II. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1/. Bài cũ: 2/ Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi bảng Bài 1: Gọi HS đọc đề - Nêu cách đặt tính - Gọi 2 HS làm bảng. Lớp làm bài vào vở Nhận xét, sửa sai Bài 2: Nêu yêu cầu - Nêu cách tìm x ( số hạng, số bị trừ ) - Yêu cầu làm bài vào vở Nhận xét – Ghi điểm Bài 3: Nếu cịn thời gian Nêu yêu cầu - Nhắc lại một số tính chất của phép cộng : Tính chất giao hoán , Tính chất kết hợp của phép cộng - Nhận xét - ghi điểm Bài 4: Nêu yêu cầu - Yêu cầu HS áp dụng một số tính chất đẫ học để giải toán - Cho HS làm bài vào vở Bài 5: Gọi 1 HS đọc đề - 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở - Nhận xét – Ghi điểm Đặt tính rồi tính a) 6195 + 2785 47836 + 5409 10592 + 79438 b) 5432 – 4185 29401 – 5987 80200 – 19194 Tìm x a) x + 126 = 480 b) x – 209 = 435 x = 480 – 126 x = 435 + 209 x = 354 x = 644 Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a + b = b + a a - 0 = a ( a+ b) + c = a + ( b + c ) 0 - a = 0 a + 0 = 0 + a = a Tính bằng cách thuận tiện nhất b) 168 + 2080 + 32 = (168 + 32 ) + 2080 = 200 + 2080 = 2280 87 + 94 + 13 +6 = ( 87 + 13 ) + (94 + 6 ) = 100 + 100 = 200 121 + 85 + 115 + 469 = ( 121 + 469 ) + ( 85 + 115 ) = 590 + 200 = 790 Bài giải Trường tiểu học Thắng Lợi quyên góp được số vở là: 1475 – 184 = 1291 ( quyển ) Cả hai trường quyên góp được số vở là: 1475 + 1291 = 2766 ( quyển ) Đáp số : 2766 quyển 3/Củng cố - Dặn dò: Làm bài 1, / 162, 163. Chuẩn bị : “ Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( Tiếp theo ) Tiết thứ 4 ANH VĂN Tiết thứ 5 ĐỊA LÍ: TIẾT 31:THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. Mục tiêu : - Chỉ dược vị trí của thành phố Đà Nẵng trên bản đồ - Trình bày được những đặc diểm thành phố Đà Nẵng ( Vị trí địa lí, là thành phố cảng , là trung tâm công nghiệp và địa điểm du lịch. Dựa vào tranh ảnh, lược đồ để tìm thông tin. - Hs thích tìm hiểu về mọi miền đất nước. II.Đồ dùng dạy học : - Tranh ảnh về thành phố Đà Nẵng , lược đồ thành phố Đà Nẵng , bản đồ Việt Nam III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1/Bài cũ: (5’)Thành phố Huế. H. Kể tên một số công trình kiến trúc cổ có ở thành phố Huế mà em biết. H.Tại sao gọi TP Huế là thành phố du lịch? H. Nêu nội dung ghi nhớ. 2/ Bài mới: Hoạt động 1:(17’) Đà Nẵng – thành phố cảng Treo lược đồ thành phố Đà Nẵng. Yêu cầu HS quan sát lược đồ và bản đồ Việt Nam mô tả vị trí của thành phố Đà Nẵng H: Thành phố Đà Nẵng nằm ở phía nào của đèo Hải Vân ? H: Nằm bên sông nào? Vịnh nào ? bán đảo ? H: Nằm giáp tiếp giáp các tỉnh ? - Yêu cầu thảo luận theo cặp TLCH H.Kể tên các loại đường giao thông có ở TP Đà Nẵng và những đầu mối giao thông của loại đường giao thông đó ? H. Tại sao nói TP Đà Nẵng là đầu mối giao thông lớn ở đồng bằng duyên hải miền Trung Gv nêu : Đà Nẵng được gọi là TP cảng vì có cảng sông Hàn và cảng biển Tiên Sa là nơi tiếp đón và xuất phát rất nhiều tàu biển trong và ngoài nước. Treo H2 Tàu ở bến cảng Tiên Sa H: Có nhận xét gì về tàu ở cảng ? ( dọc các phố gần bến cảng các khách sạn, tiệm ăn, ngân hàng mọc lên san sát ) Gv nêu: Đà Nẵng là TP Cảng, đầu mối giao thông quan trọng ở miền Trung , là một trong những thành phố lớn của nước ta , đứng thứ 3 về diện tích sau TPHCM và Hải Phòng với số dân hơn 750 000 người Hoạt động 2: (10’)Đà Nẵng – TP công nghiệp - Yêu cầu đọc SGK , kể tên các hàng hóa được đưa đến Đà Nẵng và từ Đà Nẵng đến nơi khác ? - Thi đua hai đội điền nhanh tên hàng hoá vào ô bên trái là hàng hoá đưa đến, ô bên phải là hàng hoá đưa đi . H: Hàng hoá đưa đến TP Đà Nẵng chủ yếu là sản phẩm của ngành nào ? H: Sản phẩm chở từ đà Nẵng đi nơi khác chủ yếu là sản phẩm công nghiệp hay nguyên vật liệu ? H: Qua bảng các sản phẩm chuyên chở từ Đà Nẵng đi nơi khác, em hãy nêu tên một số ngành sản xuất của Đà Nẵng ? Hoạt động 3: Đà Nẵng – Địa điểm du lịch H: Đà Nẵng có điều kiện để phát triển du lịch không ? Vì sao ? - Treo tranh ảnh sưu tầm về cảnh đẹp của TP Đà Nẵng và lược đồ TP Đà Nẵng H: Những nơi nào của Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch ? Yêu cầu đọc ghi nhớ SGK / 148 3/Củng cố -Dặn dò: (3’) -GV cùng HS hệ thống bài. Xem lại bài . Chuẩn bị : Biển, đảo và quần đảo -3HS lên bảng Quan sát lược đồ và bản đồ lần lượt mô tả vị trí của thành phố Đà Nẵng +Nằm ở phía Nam của đèo Hải Vân + Nằm bên sông Hàn và vịnh Đà Nẵng . Bán đảo Sơn Trà + Thừa thiên – Huế và Quảng Nam Loại hình giao thông Đầu mối quan trọng Đường biển Cảng Tiên Sa Đường thuỷ Cảng Sông Hàn Đường bộ Quốc lộ số 1 Đường sắt Đường tàu thống nhất Bắc – Nam Đường hàng không Sân bay Đà Nẵng + Vì TP là nơi đến và nơi xuất phát ( đầu mối giao thông ) của nhiều tuyến đường giao thông khác nhau . Từ TP có thể đến nhiều nơi khác ở vùng duyên hải miền Trung và cả nước -HS lắng nghe. +Các tàu biển to lớn và hiện đại -HS lắng nghe. Đọc SGK và tìm tên hàng hoá Thi đua điền nhanh Ô tô thiết bị, máy móc TP Đà Nẵng Vật liệu xây dựng ( đá ) Quần áo Vải may quần áo Đồ dùng sinh hoạt Cá tôm đông lạnh + Chủ yếu là sản phẩm của ngành công nghiệp + Chủ yếu là nguyên vật liệu : Đá, ca,ù tôm đông lạnh + Các ngành sản xuất của Đà Nẵng : Khai thác đá , tôm, cá, dệt + Đà Nẵng có nhiều điều kiện để phát triển du lịch vì nằm sát biển , có nhiều bãi biển đẹp, nhiều cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh + Chùa Non Nước, bãi biển, núi Ngũ Hành Sơn , bảo tàng Chăm -3-4 HS đọc. -HS theo dõi
Tài liệu đính kèm: