Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Mỹ Trang

Toán:

 THỰC HÀNH (tiếp theo)

I/Mục tiêu :

 A. Mục tiêu chung: Giúp học sinh:

 Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.

 B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng chia 6.

III/Đồ dùng dạy học

+ Thước thẳng có vạch chia xăng ti mét

 III/Các hoạt động dạy – học

 1/ Bài cũ

 Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1 000, độ dài từ điểm A đến điểm B đo được là 3 mm. Tính độ dài thật từ điểm A đến điểm B trên sân trường. (bằng m)

 2/ Bài mới:

 *HĐ1: Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ

 * GV nêu bài toán như SGK.

 GV: Để vẽ được đoạn thẳng (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bảng đồ có tỉ lệ 1 : 400 ta làm như sau:

 + Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo tỉ lệ xăng- ti- mét).

 * GV làm trên bảng- Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm )

 + Cho HS tự vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 137Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 31 - Nguyễn Thị Mỹ Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
Thứ hai, ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tập đọc:
ĂNG – CO VÁT
I/ Mục đích yêu cầu
A. Mục tiêu chung:
 - Đọc lưu loát toàn bài. Đọc đúng các tên riêng (Aêng – co Vát, Cam- pu- chia), chữ số La Mã (XII-mười hai)
 - Đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng rõ ràng chậm rãi, tình cảm kính phục.
 - Hiểu ý nghĩa các từ ngữ mới trong bài.
 - Hiểu nội dung bài: ca ngợi Aêng –co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam –pu -chia.
- GDHS tinh thần ham tìm hiểu, khám phá những cảnh đẹp của đất nước và thế giới.
B. Mục tiêu riêng: HS đọc, viết được câu đầu của bài.
II/ Đồ dùng dạy học
 - Ảnh khu đền Aêng-co Vát trong SGK
 III/ Hoạt động dạy học
1. Bài cũ : 
- GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Dòng sông mặc áo, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét - ghi điểm. 
2. Bài mới:
*. Giới thiệu bài.
*HĐ1:. Luyện đọc 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài .
H. Bài văn gồm có mấy đoạn ?
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (đọc 3 lượt )
-GV viết lên bảng các tên riêng nứơc ngoài (Aêng- co Vát, Cam- pu- chia)
-Gv theo dõi sửa lỗi phát âm cho HS và giúp HS hiểu các từ ngữ: kiến trúc, điêu khắc, thốt 
nốt, kì thú, muỗm, thâm nghiêm.
-HS luyện đọc theo cặp 
- Gọi HS thi đọc.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 
*HĐ2: Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc đoạn 1
H. Ăng- co Vát được xây dựng ở đâu từ bao giờ?
- Cho HS đọc đoạn 2
H. Khu đền chính đồ sộ như thế nào?
H. Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào?
- Cho HS đọc đoạn 3
H. Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp? 
Ý nghĩa: Bài văn ca ngợi Aêng –co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam –pu -chia.
*HĐ3:. Luyện đọc diễn cảm 
- GV gọi ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài .
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn sau : “ Lúc hoàng hôn.khi đàn dơi bay toả ra từ các 
ngách”
- GV đọc mẫu.
-Cho HS luyện đọc trong nhóm .
- Cho Hs thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Củng cố - dặn dò 
- Gọi HS nêu ý nghĩa của bài.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc và trả lời lại các câu hỏi cuối bài.
****************************************
Toán:
 THỰC HÀNH (tiếp theo)
I/Mục tiêu : 
 A. Mục tiêu chung: Giúp học sinh:
 Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ vào hình vẽ.
 B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng chia 6.
III/Đồ dùng dạy học 
+ Thước thẳng có vạch chia xăng ti mét
 III/Các hoạt động dạy – học
 1/ Bài cũ 
 Trên bản đồ tỉ lệ 1: 1 000, độ dài từ điểm A đến điểm B đo được là 3 mm. Tính độ dài thật từ điểm A đến điểm B trên sân trường. (bằng m)
 2/ Bài mới: 
 *HĐ1: Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ
 * GV nêu bài toán như SGK.
 GV: Để vẽ được đoạn thẳng (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB đó trên bảng đồ có tỉ lệ 1 : 400 ta làm như sau:
 + Tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo tỉ lệ xăng- ti- mét).
 * GV làm trên bảng- Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm )
 + Cho HS tự vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5 cm.
 *HĐ2: Thực hành
 khoảng 3 cm, các em hãy vẽ đoạn thẳng biểu thị chiều dài bảng đó trên bảng đồ có tỉ lệ 1 : 50.
 GV kiểm tra và hướng dẫn
 Bài 2: (Dành cho HS khá- giỏi)
 - Hướng dẫn như bài 1
 - GV cho HS tính riêng chiều rộng, chiều dài hình chữ nhật trên bảng đồ – vẽ một hìng chữ nhật biết chiều dài và chiều rộng của hình đó.
 -GV nhận xét , sửa bài.
 3/ Củng cố- Dặn dò
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về làm lại bài tập 3
Đạo đức
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu :
- HS biết đượùc sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và trách nhiệm tham gia BVMT
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để BVMT.
- Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.
II. Hoạt động dạy học:	
 1/Bài cũ:
+ Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?
+ Nêu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương em?
- GV nhận xét đánh giá.
 2/Bài mới:
 * Giới thiệu bài.
* Hoạt động1: Tập làm “Nhà tiên tri” (BT2, SGK)
-GV chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm thảo luận và tìm cách giải quyết một tình huống trong bài tập 2)
- Mời các nhóm lên trình bày kết quả làm việc.
- GV đánh giá kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra kết quả đúng:
 a) Các loại cá tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhâp sau này của con người.
b) Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước.
 c) Gây ra hạn hán , lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi,giảm lượng nước ngầm dự trữ
 d) Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết.
 đ) Làm ô nhiễm không khí (bụi , tiếng ồn)
 e) Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (BT3 SGK)
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Mời một số HS lên trình bày ý kiến của mình.
- GV kết luận về ý kiến đúng:
+ Tán thành (a),(c),(d),(g)
+ Không tán thành( b)
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống (BT4 - SGK)
- GV chia lớp thành 6 nhóm
+ Nhóm 1+2 thảo luận tình huống (a)
+ Nhóm 3+4 thảo luận tình huống (b)
+ Nhóm 5+6 thảo luận tình huống (c)
- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả
- GV nhận xét cách xử lí của từng nhóm.
* Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về tình hìnhmôi trường ở thôn em ở, những hoạt động bảo vệ môi trường, những vấn đề còn tồn tại và cách giải quyết
+ Nhóm 2: tương tự đốùi với môi trường trường học.
+ Nhóm 2: tương tự đốùi với môi trường lớp học.
- GV nhận kết quả làm việc của từng nhóm.
3/ Củng cố- dặn dò:
- GV nhắc lại tác hại của việc làm ô nhiễm môi trường
- Mời HS đọc ghi nhớ trongSGK.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS tích cực tham gia hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.
********************************************************************************
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
THỂ DỤC
MÔN TỰ CHỌN- NHẢY DÂY TẬP THỂ
I. Mục tiêu :
 -Học một số nội dung của môn thự chọn: Tâng cầu bằng đùi hoặc một số động tác bổ trợ ném bóng. Yêu cầu biết cách thực hiện và thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích . 
 -Ôn nhảy dây tập thể . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích . 
II. Đặc điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường . Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
Phương tiện : Mỗi HS chuẩn bị 1 dây nhảy, dụng cụ để tổ chức trò chơi và tập môn tự chọn. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: 
 -Ôn nhảy dây bài thể dục phát triển chung do cán sự điều khiển. 
 -Kiểm tra bài cũ: Gọi HS tạo thành một đội thực hiện động tác “Di chuyển tung và bắt bóng” . 
 2 . Phần cơ bản:
 a) Môn tự chọn:
 -Đá cầu 
 * Tập tâng cầu bằng đùi :
 -GV làm mẫu, giải thích động tác:
 -Cho HS tập cách cầm cầu và đứng chuẩn bị, GV sửa sai cho các em. 
 -GV cho HS tập tung cầu và tâng cầu bằng đùi đồng loạt, GV nhận xét, uốn nắn sai chung. 
 -GV chia tổ cho các em tập luyện. 
 -Cho mỗi tổ cử 1 – 2 HS (1nam, 1nữ ) thi xem tổ nào tâng cầu giỏi. 
 -Ném bóng 
 * Tập các động tác bổ trợ : 
 * Tung bóng từ tay nọ sang tay kia 
 * Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia 
 GV chú ý: Khi vặn mình không được xoay hai bàn chân và hóp bụng, khuỵu gối.
 * Ngồi xổm tung và bắt bóng 
 * Cúi người chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia qua khoeo chân 
 -GV nêu tên động tác. 
 -Làm mẫu kết hợp giải thích động tác 
 -GV điều khiển cho HS tập, xen kẽ có nhận xét, giải thích thêm, sửa sai cho HS. 
 b) Nhảy dây tập thể 
 * Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân 
 -GV tổ chức thi nhảy cá nhân xem ai nhảy dây được nhiều lần nhất. 
 Hình thức thi đua : 
 1) Bằng cách đếm số lần nhảy liên tục. 
 2) Theo thời gian quy định. 
GV có sự phân công trong từng đôi thay đổi nhau người tập và người đếm .Kết thúc nội dung xem bạn nào nhảy được nhiều lần nhất 3 .Phần kết thúc: 
 -GV cùng HS hệ thống bài học. 
 -Cho HS đi đều 2-4 hàng dọc và hát.
 -Trò chơi: “ Kết bạn ”.
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà “Ôn nội dung của môn học thự chọn: “ĐÁ CẦU, NÉM BÓNG ”.
 -GV hô giải tán.
6 – 10 phút
1 phút
1 phút 
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp
1 – 2 phút
1 phút 
18 – 22 phút
9 – 11 phút 
2 -3 lần
 2 phút 
3 phút 
1 phút 
9 – 11 phút 
4 – 6 phút
 1 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo.
====
====
====
====
5GV
5GV
-HS nhận xét.
-HS tập hợp theo đội hình 
2 – 4 hàng ngang, em nọ cách em kia 1,5 m. 
-HS chia thành 2 – 4 đội, mỗi đội tập hợp theo 1 hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, thẳng hướng với vòng tròn. 
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc.
====
====
====
====
5GV
-HS hô “khỏe”.
****************************************
Chính tả
NGHE LỜI CHIM NÓI
 I. Mục đích yêu cầu
 A. Mục tiêu chung: 
 - HS nghe – viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ. 
 - Làm đúng bài chính tả phân biệt l/n 
 - GDHS tính chính xác, cẩn thận khi viết bài.
 B. Mục tiêu riêng: HS viết được hai câu đầu của bài
 II. Các họat động dạy học
 1/.Bài cũ: 
 -Viết bảng : SaPa, khoảnh khắc ...  trên lược đồ.
+ Tìm trên lược đồ nơi có các mỏ dầu của nước ta.
H. Vùng biển của nước ta có đặc điểm gì?
H. Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
- GV mô tả, cho HS xem tranh,ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đảo, quần đảo
- GV chỉ các đaỏ, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau.
H. Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ?
H. Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất.?
* Gv chốt lại :
 - Đảo là bộ phận đất nổi, nhỏ hơn lục địa, xung quanh có nhiều biển và đại dương bao bọc.
- Nơi tập trung nhiều đảo gọi là quần đảo.
- Giảng “ lục địa” là khối đất liền lớn xung quanh có biển và đại dương bao bọc.
- GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 5 các câu hỏi sau:
Điền tiếp nội dung vào bảng sau.
Vùng biển
Tên đảo, quần đảo
Một vài đặc điểm hoặc giá trị kinh tế.
Phía bắc
Phía nam
Miền Trung
..
- Gv nhận xét chốt lại ý đúng.
- GV cho HS xem tranh ảnh, các đảo, quần đảo và mô tả thêm cảnh đẹp, giá trị kinh tế an ninh quốc phòngvà hoạt động của người dân trên đảo, quần đảo.
Điền tiếp nội dung vào bảng.
Vùng biển
Tên đảo, quần đảo
Một vài đặc điểm hoặc giá trị kinh tế.
Phía bắc
Phía nam
Miền Trung
Đảo Cái Bầu, Cát bà
Đảo Phú Quốc và Côn Đảo.
Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lí Sơn, Phú Quý, 
- Có dân cư đông đúc,nghề đánh cá phát triển.
- Người dân nở đây làm nghề trồng trọt,2ướctiếng về hồ tiêu vá mắnàng trọt và đánh bắt và chế biến thuỷ sản, phát triển dịch vụ du lịch. Phú Quốcø đánh bắt và chế biến thuỷ sản, phát triển dịch vụ du lịch. Phú Quốc nổi tiếng về hồ tiêu và nước mắm
- Một số đảo có chim yến làm tổ (là món ăn quý hiếm và bổ dưỡng)
3. Củøng cố – Dặn dò
- Gọi HS nêu ghi nhớ.
- Gv nhận xét tiết học .
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
********************************************************************************
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
ÂM NHẠC	
BÀI: ÔN TẬP 2 BÀI TĐN SỐ 7, SỐ 8
MỤC TIÊU :
HS đọc đúng nhạc và hát lời 2 bài TĐN Đồng lúa trên sông và Bầu trời xanh , biết kết hợp gõ đệm 
HS được nghe 1 số bài hát trong chương trình và trích đoạn 1 bản nhạc không lời. 
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Giáo viên :
Nhạc cụ ; Băng đĩa cho HS nghe 1 số bài hát trong chương trình và trích đoạn 1 bản nhạc không lời 
Học sinh : SGK ; Vở ghi nhạc ; Nhạc cụ gõ ; Ôn lại 2 bài TĐN : Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh . 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC BÀI MỚI:
1.Phần mở đầu: 
Giới thiệu nội dung tiết học: 
Ôn 2 bài TĐN Đồng lúa trên sông và Bầu trời xanh.
Nghe những bản nhạc, bài hát hay. 
2. Phần hoạt động :
Nội dung 1: Ôn tập bài Đồng lúa trên sông và Bầu trời xanh.
Hoạt động 1: Nghe âm hình tiết tấu và nhận biết. GV viết âm hình trong SGK lên bảng, dùng nhạc cụ gõ 3-4 lần. GV yêu cầu một số HS gõ lại.
GV hỏi đó là âm hình câu nào trong bài TĐN nào? Em hãy đọc nhạc và hát lời câu đó. Đó là câu 2 trong bài TĐN số 7 Đồng lúa bên sông. 
Hoạt động 2: Ôn tập bài Đồng lúa bên sông và Bầu trời xanh. 
GV phân công từng tổ đọc nhạc và hát lời và kết hợp gõ đệm.
Tổ 1 đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông và kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca.
Tổ 2 đọc nhạc bài Đồng lúa bên sông và kết hợp gõ đệm theo phách.
Tổ 3 đọc nhạc bài Bầu trời xanh và kết hợp gõ đệm theo nhịp.
Tổ 4 đọc nhạc bài Bầu trời xanh và kết hợp gõ đệm bằng 2 âm sắc. 
Sau đó tổ 1, tổ 2 trình bày nối tiếp. Tổ 3, tổ 4 trình bày nối tiếp. HS tự nhận xét, đánh giá. 
Nội dung 2: Nghe nhạc
Hoạt động: Nghe 1-2 bài hát đã học trong chương trình qua băng đĩa. 
3. Phần kết thúc:
GV cần dặn HS cần dành thời gian ôn tập những bài hát và TĐN trong HK II để chuẩn bị cho việc kiểm tra cuối năm. 
****************************************
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT
I. Mục đích yêu cầu: 
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, 2)
- Quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT 3).
- GDHS ý thhức yêu mến và chăm sóc vật nuôi trong gia đình. 
II. Đồ dùng dạy học 
- Tranh ảnh các con vật mình yêu thích. Bảng phụ viết nội dung BT 1
III. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ : 
H: Đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của con vật. 
H: Đọc đoạn văn miêu tả hoạt động cuả con vật. 
2. Bài mới : 
*. Giới thiệu bài – Ghi bảng
*. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1, 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 
- Yêu cầu đọc đoạn văn dùng bút chì gạch chân dưới những từ ngữ miêu tả những bộ phận của con vật . 
- Gọi HS nêu những bộ phận được miêu tả và những từ ngữ miêu tả bộ phận đó.
- Gv nhận xét, chốt lời giải đúng ghi bảng theo các cột:
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hai tai
Hai lỗ mũi
Hai hàm răng 
Bờm
Ngực
Bốn chân 
Cái đuôi 
To, dựng đứng trên cái đầu rất đẹp 
Ươn ướt, động đậy 
Trắng muốt 
Được cắt rất phẳng 
Nở
Khi đứng cũng cứ dậm lộp cộp trên mặt đất
Dài, ve vẩy hết sang phải rồi lại sang trái 
Bài 3: Quan sát các bộ phận của một con vật mà em yêu thích và tìm những từ ngữ miêu tả đặc điểm của các bộ phận đó 
- Yêu cầu HS tự làm bài – 2 HS làm bài vào giấy khổ to
Gợi ý: Có thể dùng dàn ý quan sát của bài trước. Chú ý sử dụng màu sắc thật đặc trưng để phân biệt được con vật này với con vật khác.
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài, GV sửa cách dùng từ, lỗi ngữ pháp, đặt câu 
- Gọi HS dưới lớp đọc bài làm 
- Nhận xét, ghi điểm HS có bài viết tốt 
3. Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống lại bài – Nhận xét tiết học. 
- Hoàn thành đoạn văn miêu tả các bộ phận của con vật, viết vào vở.
****************************************
Toán 
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu : 
A. Mục tiêu chung: Giúp HS ôn tập về:
- Biết đặt tính và thực hiện cộng, trừ các số tự nhiên 
- Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện
- Giải được các bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ 
B. Mục tiêu riêng: HS thuộc bảng chia 8
II. Các hoạt động dạy học 
1. Bài cũ: 
2. Bài mới : 
*. Giới thiệu bài – Ghi bảng
*. HD HS làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề 
- Nêu cách đặt tính 
- Gọi 2 HS làm bảng. Lớp làm bài vào vở 
Nhận xét, sửa sai 
Bài 2: Tìm x
- Nêu yêu cầu 
- Nêu cách tìm x (số hạng, số bị trừ)
- Yêu cầu làm bài vào vở 
- Nhận xét – Ghi điểm 
Bài 4: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Nêu yêu cầu 
- Yêu cầu HS áp dụng một số tính chất đã học để giải toán 
- Cho HS làm bài vào vở 
Bài 5: 
- Gọi 1 HS đọc đề 
- 1HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở 
- Nhận xét – Ghi điểm
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Làm các bài còn lại.
 - Chuẩn bị : “ Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên ( Tiếp theo )
****************************************
Khoa học
ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG?
 I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
 - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.
 - HS có ý thức áp dụng những kiến thức đã học để chăm sóc vật nuôi trong gia đình.
II. Hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ
. Trao đổi chất ở thực vật là gì?
. Kể tên những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường 
trong quá trình sống.
- Gv nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: ghi bảng.
* HĐ1: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, giao nhiệm vụ cho các nhóm: 
+ Đọc mục quan sát trang 124/ SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí 
nghiệm.
+ Nêu nguyên tắc của thí nghiệm.
+ Đánh dấu vào phiếu theo dõi điều kiện sống của từng con và dự đoán kết quả.
- Gv cho HS làm việc, GV theo dõi, giúp đỡ.
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả làm việc, Gv nhận xét, chốt ý đúng điền vào bảng
sau:
Chuột sống ở hộp
Điều kiện được cung cấp
Điều kiện thiếu
1
Ánh sáng, nước, không khí.
Thức ăn
2
Ánh sáng, không khí, thức ăn.
Nước
3
Ánh sáng, nước, không khí, t/ ăn.
4
Ánh sáng, nước, thức ăn.
Không khí
5
Nước, không khí, thức ăn
Ánh sáng
* HĐ2: Dự đoán kết quả thí nghiệm
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi trong SGK:
. Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? Tại sao? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
. Kể ra các yếu tố cần để một con vật sống và phát triển bình thường.
- Đại diện các nhóøm trình bày dự đoán kết quả. Gv nhận xét chốt ý đúng:
Hộp 1: Sẽ chết sau con chuột ở hộp 2 và hộp 4.
Hộp 2: Sẽ chết sau con chuột ở hộp 4.
Hộp 3 : Sống bình thường.
Hộp 4: Sẽ chết trước tiên.
Hộp 5: Sống không khoẻ mạnh.
- GV hướng dẫn lớp nêu kết luận như mục Bạn cần biết ở SGK.
3. Củng cố- Dặn dò:
. Kể tên các điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
- Gọi HS đọc mục Bạn cần SGK 
- GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà coi lại bài. Chuẩn bị bài sau.
***************************************
SINH HOẠT LỚP
Kiểm điểm các hoạt đợng tuần 31
- Nhắc nhở hs thực hiện đúng nội quy trường lớp.
- Tuyên dương hs thực hiện tốt.
- Phở biến hoạt đợng tuần 32.
	Hết tuần 31
********************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_31_nguyen_thi_my_trang.doc