Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 (Bản đẹp nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 (Bản đẹp nhất)

A. Mục tiêu:

 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.

 - Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán .

B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động 1 Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước ” và TLCH

 - Nhận xét ghi điểm.

Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc

-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 3 đoạn.

-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - 2,3 lượt. GV kết hợp cho HS xem tranh .

- Hướng dẫn HS luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .

-HS luyện đọc theo cặp – GV kèm các em đọc chậm, yếu

-1HS đọc cả bài

 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài

 Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài- HS đọc thầm từng đoạn – TLCH

Câu 1 : Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà.

Câu 2: Vì cư dân ở đó không ai biết cười.

 Câu 3 : Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt

Câu 4: Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não.

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 (Bản đẹp nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIÀNG TUẦN 32
( 22/ 4 – 29/4 /2010)
Ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
T/ gian
Năm
22/4
Đạo đức
Toán 
Tập đọc
Kĩ thuật 
Thể dục 
32
156
63
32
63
Dành cho địa phương 
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
Vương quốc vắng nụ cười
Lắp ô tô tải (tt) 
Môn thể thao tự chọn
30
40
40
30
35
Hai
26/4
Khoa học 
Chính tả
Toán
LT&C
SHTT
63
32
157
63
32
Động vật ăn gì để sống? 
Nghe - viết : Vương quốc vắng nụ cười
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
 Thêm trạng ngữ chỉ thời gian cho câu 
35
40
35
40
25
Ba
27/4
Kể chuyện 
Toán 
Tập đọc 
Lịch sử
Chào cờ
32
158
64
32
Khát vọng sống
Ôn tập về biểu đồ
Ngắm trăng. Không đề 
Kinh thành Huế 
35
35
40
35
25
Tư
28/4
Khoa học 
Tập làm văn 
Toán
LT&C
Thể dục 
64
63
159
64
64
Trao đổi chất ở động vật
Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật 
Ôn tập về phân số
Thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân cho câu
Môn thể thao tự chọn 
35
35
35
40
30
Năm
29/4
Âm nhạc
Tập làm văn
Toán
Địa lí
Mĩ thuật 
32
64
160
32
32
Học hát: Dành cho địa phương tự chọn 
Luyện tập XD mở bài, kết bài trong bài miêu tả con vật
Ôn tập về các phép tính với phân số
Biển, đảo và quần đảo 
Vẽ trang trí: Tạo dáng và trang trí chậu cảnh
35
40
35
35
30
Thứ năm ngày 29 /4/2010 đồng chí Xuân dạy thay
TUẦN 32 Thứ sáu 
Tiết 32 Đạo đức 
 Dành cho địa phương – Bài 1
Thời gian dự kiến : 35 phút
A. Mục tiêu : 
	- Biết rằng vui chơi, giải trí giúp ta có tinh thần thoải mái sau những giờ học tập, lao động. Trò chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp tăng cường thể lực, trí lực.
- Biết lựa chọn và tham gia các trò chơi lành mạnh, phù hợp với lứa tuổi.
- Có thái độ đồng tình với việc vui chơi, giải trí phù hợp và không đồng tình với những trò chơi không lành mạnh, không phù hợp.
B. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập.
C. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 Khởi động : HS hát tập thể bài hát .
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung “Chuyện một người bạn”.
 * Mục tiêu : HS thấy được việc làm không tốt của Nam và tác hại của việc làm đó.
 - GV cho HS chia thành 4 nhóm, nêu yêu cầu : HS đọc thầm câu chuyện, thảo luận các câu hỏi, phân công sắm vai.
- HS các nhóm độc lập làm việc theo các câu hỏi trong SGK.
 - Đại diện từng nhóm lên trình bày – các nhóm khác bổ sung ý kiến. 
 - GV mời 2 HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3 : Xử lí tình huống.
 *Mục tiêu : Giúp các em nhận định được các trò chơi giải trí nào phù hợp với lứa tuổi các em.
 - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận theo các câu hỏi.
 - HS suy nghĩ , làm việc cá nhân - một số HS tự liên hệ trước lớp.
 - GV mời 1-2 HS trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do. Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung. 
 - GV kết luận : Các em nên tham gia các trò chơi, giải trí phù hợp và tránh xa các trò vui chơi, giải trí không lành mạnh, nguy hiểm.
 Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ.
 *Mục tiêu : HS nhận biết như thế nào là vui chơi giải trí phù hợp và không phù hợp.
 - GV yêu cầu HS nêu một vài gợi ý.
 - HS liên hệ những biểu hiện của các bạn trong lớp, trong trường mà em biết.
 - GV mời một vài HS trình bày trước lớp; các em khác có thể nêu câu hỏi về những vấn đề mà mình quan tâm.
Hoạt động 5 Củng cố, dặn dò : Liên hệ thực tế.GDHS 
D. Phần bổ sung: 
Tiết 63 Tập đọc 
Vương quốc vắng nụ cười
SGK / 132 TGDK : 40 phút
A. Mục tiêu:
 - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng phù hợp nội dung diễn tả.
 - Hiểu ND: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán .
B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1 Bài cũ : Gọi 3 HS đọc bài “Con chuồn chuồn nước ” và TLCH 
 - Nhận xét ghi điểm. 
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh luyện đọc 
-1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 3 đoạn.
-HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn - 2,3 lượt. GV kết hợp cho HS xem tranh .
- Hướng dẫn HS luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài .
-HS luyện đọc theo cặp – GV kèm các em đọc chậm, yếu 
-1HS đọc cả bài
 -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài 
 Hoạt động 3 :Tìm hiểu bài- HS đọc thầm từng đoạn – TLCH 
Câu 1 : Mặt trời không muốn dậy, chim không muốn hót, hoa trong vườn chưa nở đã tàn, gương mặt mọi người rầu rĩ, héo hon, ngay tại kinh đô cũng chỉ nghe thấy tiếng ngựa hí, tiếng sỏi đá lạo xạo dưới bánh xe, tiếng gió thở dài trên những mái nhà. 
Câu 2: Vì cư dân ở đó không ai biết cười. 
 Câu 3 : Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười cợt 
Câu 4: Sau một năm, viên đại thần trở về, xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào. Các quan nghe vậy ỉu xìu, còn nhà vua thì thở dài. Không khí triều đình ảo não. 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm.
	- Hướng dẫn HS đọc truyện theo cách phân vai, giúp các em biết đọc đúng, đọc diễn cảm lời các nhân vật.
	- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 1 theo cách phân vai.
-Ba học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài.
-HS thi đọc diễn cảm đoạn văn -GV nhận xét , bình chọn em đọc hay nhất, tuyên dương 
Hoạt động 5 Củng cố dặn dò:
-Học sinh nêu ý nghĩa của bài – GV nhận xét tiết học- liên hệ, giáo dục 
- Về luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. 
 D. Phần bổ sung: 
Tiết 156 Toán 
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tt)
SGK /163 TGDK: 40 phút
A.Mục tiêu:
	- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số ( tích không quá 6 chữ số). 
	- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số có không quá hai chữ số. Bết so sánh số tự nhiên. HS làm bài 1 ( dòng 1,2) ; bài 2; bài 4 ( cột 1). 
	- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. 
B.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ cho HS làm BT.
C. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động 1 Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 2, SGK.
	-Nhận xét , sửa sai - Nhận xét bài cũ.
	Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập củng cố kiến thức
 	Bài 1: Đặt tính rồi tính 
	- HS đọc yêu cầu bài – GV nhắc lại cách đặt tính – tính nhân, chia theo cột dọc – HS làm vào VBT- 4 em làm bảng lớp- sửa sai 
 ; ; 13840 24 ; 28832 272
 5418 652 184 576,6 1632 106
 3612 1304 160 0
 41538 326 16
 46292 
 	Bài 2 : Tìm x, biết 
	- HS đọc yêu cầu bài – GV nhắc lại cách tìm thừa số, số bị chia chưa biết và cách trình bày bài toán x – HS làm bài vào VBT- 2 em làm bảng lớp – sửa sai. 
 x 30 = 1320 x : 24 = 65
 x = 1320 : 30 x = 65 24
 x = 44 x = 1560
	 Bài 4: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
	- HS đọc yêu cầu bài – GV nhắc lại cách so sánh – 3 em làm bảng lớp – sửa sai 
	35 11 ( 385) = 385 ; 17 100 (1700) 106
	Hoạt động 3 Củng cố , dặn dò: HS nhắc lại cách nhân, chia số có nhiều chữ số và cách trình bày bài toán tìm x . 
	-Về nhà xem lại bài và làm bài tập 4 trong Sgk và chuẩn bị bài sau. 
	-Giáo viên nhận xét tiết học 
D. Phần bổ sung: 
...
 Tiết 32 Lịch sử 
Kinh thành Huế.
SGK /167 TGDK: 35 phút 
A. Mục tiêu:
 Mô tả được đôi nét về kinh thành Huế:
 - Với công sức của hàng chục vạn dân và lính sau hàng chục năm xây dựng và tu bổ, kinh thành Huế được xây dựng bên bờ sông Hương, đây là toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó.
 - Sơ lược về cấu trúc của kinh thành: thành có 10 cửa chính ra, vào, nằm giữa kinh thành là Hoàng thành; các lăng tẩm của các vua nhà Nguyễn. Năm 1993, Huế được công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.
 * Vẻ đẹp của cố đô Huế - di sản văn hóa thế giới, GD ý thức giữ gìn , bảo vệ di sản, có ý thức giữ gìn cảnh quan môi trường sạch đẹp.
B.Đồ dùng dạy học:Hình trong SGK ; Phiếu học tập cho HS.
C.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1 Bài cũ : Gọi 3 HS lên nêu ý nghĩa lịch sử của bài trước
-GV nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ.
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp.
	-GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn: “ Nhà Nguyễn.các công trình kiến trúc” và yêu cầu vài em mô tả lại sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
 	-GV nhận xét, bổ sung thêm.
	Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
	-GV phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế) và yêu cầu các nhóm nêu lên những nét đẹp của công trình đó.
	-Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.	
	-GV hướng dẫn HS đi đến kết luận : Kinh thành Huế là một công trình sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11-12-1993, UNESCO đã công nhận Huế là một Di sản văn hóa thế giới.
 Hoạt động 4 Củng cố dặn dò: 3 em đọc lại nội dung cần ghi nhớ 
-Học bài và chuẩn bị bài sau -Giáo viên nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
 SINH HOẠT – TUẦN 33
I. Mục tiêu :
-Đánh giá các hoạt động tuần 33 nêu phương hướng, kế hoạch tuần 34
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. 
-Đoàn kết, giúp đỡ bạn. 
-Nhận ra những sai phạm của mình và của bạn để giúp nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục các em có ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị :Nội dung sinh hoạt
III. Các hoạt động :
A .Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
	Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt.
 	Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ.
Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân.
	Tổ trưởng báo cáo tình chung của tổ
 	Các thành viên có ý kiến. 
	Giáo viên tổng kết chung .
Hạnh kiểm : Lễ phép với thầy cô giáo, hoà đồng cùng bạn bè.
	Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp.
	Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
	Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
	Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Học tập :Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập .
	Học tập chăm chỉ. Duy trì phong trào “ Đôi bạn cùng tiến “
 Các em có ý thức học tập tốt, hoàn thành bài trước khi đến lớp
Bên cạnh đó vẫn còn một số em chưa chuẩn bị tốt bài trước khi đến lớp, nói chuyện trong giờ học. 
Hoạt động khác :Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc.
	Tham gia các hoạt động của trường.
	Thực hiện tập trống đúng lịch .
B. . Nêu phương hướng tuần 34
 Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 33 cố gắng phát huy ở tuần 34.
	Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp.
	Thực hiện đi học chuyên cần .
	Duy trì phong trào hoa điểm 10 và phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”
	Thực hiện tốt An toàn giao thông.
	Tham gia tốt các phong trào của nhà trường, Đội đúng lịch 
 Ôn tập các môn chuẩn bị thi định kì cuối năm. 
	Nhắc HS học bù vào ngày thứ bảy ( ngày 8/5/2010) 
 Thứ hai 
Tiết 32 Chính tả: (Nghe- viết) 
 Vương quốc vắng nụ cười
 SGK /133 ... ng 2: Thực hành
 Bài 1: Nối phân số với hình biểu thị phân số đó 
-HS đọc đề bài- GV gợi ý cách nối – Lớp làm vào VBT/92- 1 em làm bảng phụ - sửa sai ( ngôi sao ; 4/10) 
 Bài 3: Rút gọn phân số 
- HS đọc yêu cầu bài – GV nhắc lại cách rút gọn phân số- làm mẫu một bài nhỏ- HS làm vào VBT – 3 em làm bảng lớp – sửa sai 
 ; ; 
 Bài 5: Sắp xếp các phân số đã cho theo thứ tự lớn dần
 - HS đọc đề bài – GV hướng dẫn HS cách sắp xếp 
-HS thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT- GV treo đáp án – sửa sai 
 Hoạt động 3 Củng cố dặn dò: HS nhắc lại cách rút gọn phân số, so sánh phân số 
-GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài 4 / 167, SGK và chuẩn bị bài sau Ôn tập các phép tính với phân số.
D.Phần bổ sung:
Tiết 32 Địa lý 
Biển đảo và quần đảo 
SGK/149 TGDK:35‘
A.Mục tiêu :
 - Nhận biết được vị trí của Biển Đông, một số vịnh, quần đảo, đảo lớn của Việt Nam trên bản đồ (lược đồ): vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
 - Biết sơ lược về vùng biển, đảo và quần đảo của nước ta: Vùng biển rộng lớn với nhiều đảo và quần đảo.
 - Kể tên một số hoạt động khai thác nguồn lợi chính của biển, đảo: Khai thác khoáng sản: dầu khí, cát trắng, muối ; Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
 *Một số đặt điểm chính của môi trường và TNTN và khai thác TNTN ở biển, đảo và quần đảo (vùng biển nước ta có nhiều hải sản, khoáng sản, nhiều bãi tắm đẹp).
B.Đồ dùng dạy học : Bản đồ, phiếu học tập. 
C.Các hoạt động dạy và học :
 Hoạt động 1 Bài cũ: Thành phố Đà Nẵng.
- Nêu đặc điểm cơ bản của thành phố Đà Nẵng ?
Hoạt động 2 : Vùng biển Việt Nam.
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, quan sát và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Xác định vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
+ Nêu những giá trị của biển Đông đối với nước ta?
- Gọi đại diện các nhóm trả lời.
- Giáo viên theo dõi nhận xét
Hoạt động 3: Đảo và quần đảo.
- Giáo viên giải thích nghĩa 2 khái niệm: đảo và quần đảo.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi:
+ Tìm trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam các đảo và quần đảo chính của nước ta.
+ Hãy cho biết các quần đảo này thuộc tỉnh (thành phố) nào ?
- Các nhóm thảo luận và đại diện trình bày.
- Giáo viên nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 4 Củng cố – Dặn dò:
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi tìm hiểu vùng biển Việt Nam qua trò chơi đoán ô chữ.
- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà - Nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung:
Tiết 64 Thể dục 
Môn tự chọn – Nhảy dây
SGV/150 TGDK: 30’ 
A.Mục tiêu:	
	 - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 2 người.
 - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
	- Biết cách chơi và tham gia trò chơi GV tự chọn 
B. Địa điểm, phương tiện: Sân trường an toàn, còi, dây nhảy.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp :
1.Phần mở đầu :
- Lớp tập trung, điểm số báo cáo.
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Lớp khởi động – Ôn bài thể dục phát triển chung 
-Trò chơi : Chim bay cò bay: 1 phút 
2.Phần cơ bản :
+ Môn tự chọn :
* Đá cầu: 
- Ôn tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu theo nhóm 3 người - HS tập theo đội hình hàng ngang 
GV nêu tên động tác – 2 HS lên thực hiện mẫu – Lớp tập luyện – GV theo dõi, uốn nắn 
- Ôn chuyền cầu theo nhóm 3 người – GV chia lớp thành từng nhóm 3 em tập luyện – GV quan sát theo dõi nhắc nhở, hướng dẫn thêm. 
- Nhảy dây cá nhân theo kiểu chân trước, chân sau : 
HS thi theo từng tổ - em nào nhảy cuối cùng thì thắng 
Tiến hành thi đua giữa các tổ với nhau. GV cho HS nhận xét và đánh giá.
 * Trò chơi: GV tự chọn - GV nêu tên trò chơi và hướng dẫn cách chơi, luật chơi.
Tổ chức cho HS tham gia chơi thử. Tiến hành cho HS chơi chính thức.
GV quan sát và nhắc HS tập trung vào trò chơi.
- GV nhận xét cách chơi của HS, nhắc HS bảo đảm kỉ luật để bảo đảm an toàn . 
3. Phần kết thúc: 
-GV cùng HS hệ thống bài, thả lỏng.
-Đi đều theo 2 hàng dọc và hát 
-Về nhà ôn lại cách nhảy đá cầu nâng cao thành tích. 
D. Phần bổ sung: 
..
 Thứ năm 
Tiết 32 Kỹ Thuật
Lắp lắp xe ô tô tải ( Tiết 2 )
SGK/88 TGDK: 35phút
A.Mục tiêu:
 - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.
 - Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được
-Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ô tô tải. 
B.Đồ dùng dạy học: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật , ô tô mẫu 
C.Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1 Bài cũ : Gọi HS nêu ghi nhớ bài trước.
 Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu
-GV cho HS quan sát mẫu xe ô tô tải đã lắp sẵn.
-GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
+Để lắp được xe ô tô tải cần bao nhiêu bộ phận ?
-GV nêu tác dụng của xe ô tô tải trong thực tế 
 Hoạt động 3: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 a)GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK.
-GV cùng HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng, đủ.
-Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
 b)Lắp từng bộ phận
*HS lắp giá đỡ trục bánh xe - hình 2, SGK.
+ Để lắp được bộ phận này, ta cần phải lắp mấy phần ? ( Cần lắp hai phần: giá đỡ trục bánh xe; sàn ca bin).
-GV tiến hành lắp từng bộ phận theo SGK. Trong bước lắp giá đỡ trục bánh xe, GV gọi một số HS lên lắp, HS khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
*Lắp tầng trên xe và giá đỡ (H.3- SGK).
-HS quan sát H.3,SGK để trả lời câu hỏi: Em hãy nêu các bước lắp tầng trên xe và giá đỡ? (Có 4 bước theo SGK).
-GV gọi 1,2HS lên lắp bộ phận này và trả lời câu hỏi SGK.
-GV và HS nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
*Lắp thành sau , càng xe và lắp trục xe.
-GV lắp theo các bước trong SGK. 
-Gọi vài HS lên lắp, HS khác và GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh.
c)Lắp ráp xe ô tô tải. 
-GV lắp ráp xe ô tô tải theo quy trình SGK -Gọi 2 HS lên lắp thử.
-Sau khi lắp ráp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
d)GV hướng dẫn HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
-HS xếp các chi tiết vào hộp theo thứ tự. 	
 Hoạt động 4 Củng cố - dặn dò:Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS -Chuẩn bị bài sau thực hành lắp hoàn chỉnh ô tô tải .
D.Phần bổ sung:
Tiết 64 Tập làm văn 
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài 
trong bài văn miêu tả con vật.
SGK/ 141 TGDK:40 phút
A.Mục tiêu:
 - Nắm vững kiến thức đã học về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật để thực hành luyện tập (BT1); bước đầu viết được đoạn mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng cho bài văn miêu tả con vật yêu thích (BT2, BT3).
B.Đồ dùng dạy học: Phiếu cho HS viết đoạn văn.
C.Các hoạt đông dạy học
 Hoạt động 1 Bài cũ : Gọi 2 HS đọc lại bài làm của bài tập 3 tiết trước.
-GV nhận xét.
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:Đọc bài văn Chim công múa và TLCH 
- HS đọc yêu cầu bài .
-Một HS đọc bài Chim công múa trong SGK – Lớp theo dõi 
-HS suy nghĩ và xác định các đoạn văn trong bài , tìm mở bài và kết bài cho từng đoạn.
-HS phát biểu ý kiến – GV nhận xét bổ sung.
a, b) Đoạn mở bài à 2 câu đầu à Mùa xuân .. mùa công múa à gián tiếp 
Đoạn kết bài à câu cuối à Quả không ngoa . Rừng xanh à mở rộng 
c) Mở bài theo cách trực tiếp à Mùa xuân là mùa công múa .
Kết bài theo kiểu không mở rộng à Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xoè uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. 
Bài tập 2: Viết đoạn mở bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết trước theo cách mở bài gián tiếp. 
- HS đọc yêu cầu bài. GV gợi ý cách làm – làm mẫu vài câu 
-HS làm bài vào VBT – GV theo dõi giúp các em chậm, yếu - 1HS làm vào bảng phụ - bổ sung. 
-GV nhận xét, chốt ý .
Bài tập 3: Viết đoạn kết bài cho bài văn tả con vật em vừa làm trong tiết trước theo cách kết bài mở rộng .
- HS đọc nội dung bài.
-GV yêu cầu HS đọc thầm lại các phần đã hoàn chỉnh của bài văn.
-Mỗi em tự viết vào VBT đoạn kết bài theo gợi ý.
-Vài HS tiếp nối đọc đoạn văn của mình.
-GV nhận xét, chữa mẫu, cho điểm.
Hoạt động 3 Củng cố - dặn dò:
-Về nhà tập viết lại đoạn văn BT3.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
D.Phần bổ sung:
Tiết 160 Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số 
 SGK/ 167 TGDK :35phút
A.Mục tiêu :
 - Thực hiện được cộng, trừ phân số.
 - Tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ phân số.HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
B.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ cho HS làm BT.
C. Các hoạt động dạy học : 
	Hoạt động 1 Bài cũ : 
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT4 / 167, Sgk.
- GV kiểm tra một số vở của HS 
- GV nhận xét
 Hoạt động 2 : Thực hành
Bài 1 : Tính 
-HS đọc yêu cầu bài – GV treo bảng phụ - nhắc lại cách cộng, trừ phân số cùng mẫu, khác mẫu – HS làm bài vào VBT/93 – 4 em làm bảng phụ - sửa sai .
a) ; ; ; 
b) ; ; 
Bài 2: Tính 
-HS đọc yêu cầu bài – GV treo bảng phụ - nhắc lại cách cộng, trừ phân số khác mẫu – HS làm bài vào VBT/94 – 4 em làm bảng phụ - sửa sai .
a) ; 
b) ; 
 Bài 3: Tìm x
-HS đọc yêu cầu bài – GV nhắc lại cách tìm số hạng , số bị trừ chưa biết và nhắc lại cách trình bày – HS làm bài vào VBT- GV treo đáp án- đổi vở, sửa sai.
 a) x + = b) x - 
 x = x = 
 x = x = 
 Hoạt động 3 Củng cố - dặn dò: HS nhắc lại các nội dung vừa ôn 
-Về nhà làm bài 5 / 168, SGK.
-Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:
Tiết 32 Kể chuyện 
 Khát vọng sống
SGK /136 Thời gian : 35 phút
A. Mục tiêu: 
 - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Khát vọng sống rõ ràng, đủ ý (BT1); bước đầu biết kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện (BT2).
 - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT3).
B. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa truyện SGK.
C .Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1 Bài cũ:Gọi 2 HS kể về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia.
-GV nhận xét, tuyên dương 
 Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS kể chuyện 
 -GV kể chuyện với giọng thong thả, rõ ràng; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả những gian khổ, nguy hiểm trên đường đi, những cố gắng phi thường để được sống của Giôn.
-GV kể lần 1, HS nghe.
-GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa.
 Hoạt động 3 : HS thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
 -Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 -HS thi kể chuyện trước lớp .Mỗi em kể xong cùng các bạn trao đổi về sự nguy hiểm của Giôn.
 -Cả lớp bình chọn bạn kể truyện hay nhất.
 Hoạt động 4 Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại ý nghĩa chuyện – GV liên hệ, giáo dục HS 
 -Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. 
 - Nhận xét tiết học
D.Phần bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 2635(1).doc