Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 và tuần 35

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 và tuần 35

TẬP ĐỌC TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

I. Mục đích yêu cầu:

+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : Trọng thưởng, lom khom, rạng rỡ, ngự uyển, cuống quá.

+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười

+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, bất ngờ, hào hứng, thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện.

+ Hiểu các từ ngữ trong bài: thống kê, thư giản, sảng khoái,

+ Hiểu nội dung: Tiếng cười mang lại đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu trả lời được các CH trong SGK )

II. Đồ dùng dạy học:+ Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to.

+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 52 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 và tuần 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 34 
 Thứ hai, ngày tháng 5 năm 2010 
TẬP ĐỌC 	TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I. Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : Trọng thưởng, lom khom, rạng rỡ, ngự uyển, cuống quá.
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ nói về tác dụng của tiếng cười 
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng vui, bất ngờ, hào hứng, thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện.
+ Hiểu các từ ngữ trong bài: thống kê, thư giản, sảng khoái,
+ Hiểu nội dung: Tiếng cười mang lại đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu trả lời được các CH trong SGK )
II. Đồ dùng dạy học:+ Tranh minh hoạ bài tập đọc phóng to.
+ Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài thơ Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi.
* GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 3 HS nối tiếp nhau đọc toàn bài. GV chú ý theo dõi và sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
+ Gọi HS đọc phần chú giải.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
* GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
+ Toàn bài đọc với giọng rõ ràng, rành mạch 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài. 
+ Yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Bài báo trên có mấy đoạn, em hãy đánh dấu của từng đoạn.
H: Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp cậu bé?
H: Nội dung chính của từng đoạn là gì? 
H:Người ta đã thống kê được số lần cười ở mỗi người như thế nào?
H: Nếu luôn cau giận sẽ có nguy cơ gì?
H: Em rút ra được gì từ bài báo này?
H: Tiếng cười có ý nghĩa như thế nào?
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
+ Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau. Lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn 3.
+ GV treo sẵn bảng có ghi đoạn luyện đọc.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
* Nhận xét tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
 2 em - lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp đọc, lớp theo dõi đọc thầm theo. 
+ 1 HS đọc.
+ HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
+ Cả lớp lắng nghe.
+ HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- HS nêu. 
- HS nêu 
- mắc bệnh trầm cảm
+ Vài em nêu.
làm cho con người khác động vật, tránh được nhiều bệnh tật
+ 2 lượt HS đọc 
+ Lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
+ 1 HS đọc, nhận xét cách đọc.
+ HS lắng nghe đọc mẫu.
+ Luyện đọc theo nhóm bàn.
+ 5 em lên thi đọc diễn cảm.
 + HS lắng nghe.
 -----------------------------------------------------
TOÁN ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG 
I. Mục tiêu:* Giúp HS ôn tập về:
+ Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích
+ Thực hiện được các phép tính với số đo diện tích. 
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động học
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: + Gọi 2 HS lên bảng làm bài hướng dẫn thêm ở tiết trước.
+ Nhận xét việc làm bài ở nhà của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS ôn tập.
Bài 1: + Gọi HS nêu yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài.
+ Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả. GV nhận xét và ghi điểm.
Bài 2: 
+ GV yêu cầu HS tự làm bài.
+ Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài.
Lưu ý cho HS kĩ năng diễn đạt.
Bài 3: 
+ GV nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh 
Bài 4: 
+ Gọi HS đọc đề toán trước lớp.
Yêu cầu HS làm bài
. Củng cố, dặn dò: 
2 em lên bảng, lớp theo dõi và nhận xét.
+ HS lắng nghe.
+ 1 HS nêu yêu cầu bài tập, sau đó nêu cách tìm thành phần chưa biết.
 HS làm bài theo yêu cầu
+ Vài HS đọc kết quả trước lớp. Lớp theo dõi và nhận xét kết quả đúng.
+ 1 HS đọc bài toán.
+ HS làm vào vở bài tập.
+ HS nối tiếp nhau nêu cách làm của mình.
+ HS lắng nghe và thực hiện.
 ----------------------------------------------------------
 Thứ ba, ngày tháng 5 năm 2010 
SÁNG
TẬP ĐỌC ĂN “ MẦM ĐÁ”
I. Mục đích yêu cầu:
+ Đọc đúng các tiếng khó dễ lẫn: tương truyền, Trạng Quỳnh, châm biếm,
+ Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ biểu lộ sự hóm hỉnh, hài hước và tuyệt bí của Trạng Quỳnh.
+ Đọc diễn cảm toàn bài thơ với giọng vui tươi, hóm hỉnh. Phân biệt được lời của từng nhân vật
+ Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tương truyền, thời vua Lê – chúa Trịnh, túc trực.
+ Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được bài học về ăn uống. ( Trả lời được các CH ) 
II. Đồ dùng dạy học:+ Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sgk.
+ Bảng phụ ghi đoạn cần luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 3 HS lên bảng đọc truyện Tiếng cười là liều thuốc bổ và trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS nhận xét bạn đọc và trả lời câu hỏi.
+ GV nhận xét và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài 
* Hoạt động 1: Luyện đọc. 
+ Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+ Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài GV theo dõi sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS.
+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa các từ khó.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
* GV đọc mẫu 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
+ Yêu cầu HS đọc thầm bài trao đổi và trả lời câu hỏi.
H: Trạng Quỳnh là người như thé nào? 
H: Chúa Trịnh phàn nàn với Trạng điều gì? 
H: Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “ mầm đá” ?
H: Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào? 
H: Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì?
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và thuộc lòng bài thơ 
+ Yêu cầu 3 HS đọc truyện theo vai lớp theo dõi tìm giọng đọc hay.
+ Tổ chức cho HS đọc diễn cảm 
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm toàn bài thơ.
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố, dặn dò: 
3 em lên bảng. Lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 4 HS nối tiếp đọc thành tiếng.
+ 1 HS đọc.
+ HS đọc theo cặp.
+ Lớp lắng nghe.
+ HS đọc thầm và trả lời câu hỏi.
- ...ăn đủ các vật lạ trên đời mà không thấy ngon miệng.
- nghe tên mầm đá thấy lạ 
+HS nêu 
- HS trả lời theo ý hiểu.
+ HS nối tiếp nhau đọc, lớp theo dõi tìm cách đọc hay.
+ HS luyện đọc diễn cảm 3 khổ thơ đầu. 
+ HS lắng nghe đọc mẫu.
+ HS luyện đọc theo nhóm bàn.
+ 4 em lên thi đọc diễn cảm.
+ Nhận xét các bạn tham gia thi đọc.
+ HS lắng nghe và học bài ở nhà. 
------------------------------------------------------------- 
TOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC 
I. Mục đích yêu cầu:* Giúp HS ôn tập về:
+ Nhận biết về hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. 
+ Tính được diện tích hình vuông, hình chữ nhật.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập luyện thêm ở tiết trước và vở ở nhà của một số HS khác. 
+ Nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
+ Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
Bài 2: 
+ Yêu cầu HS nêu cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm.
Bài 3: Yêu cầu HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật sau đó tính chu vi và diện tích của hai hình rồi mới nhận xét.
Bài 4 + Gọi HS đọc bài toán.
+ Yêu cầu 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ Nhận xét và sửa bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học, dặn HS làm bài 4 ở nhà vào vở.
2 em lên bảng, lớp theo dõi và nhận xét.
+ 1 HS đọc sau đó lần lượt HS trả lời câu hỏi.
+ 4 em nêu 
HS thực hành vẽ hình.
Đổi vở KT lẫn nhau.
+ HS làm bài theo yêu cầu. 
+ 1HS đọc, lớp đọc thầm.
+ 2 HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải.
+ 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
+ HS nhận xét và sửa bài vào vở ( nếu sai).
+ HS chú ý nghe và làm bài ở nhà.
----------------------------------------------------------------------
CHÍNH TẢ NÓI NGƯỢC 
I. Mục đích yêu cầu: + HS nghe – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát. 
+ Làm đúng bài tập 2 
+ Rèn chữ viết cẩn thận cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ GV yêu cầu 2 HS lên bảng viết các từ khó viết ở tiết trước.
+ GV nhận xét về chữ viết của HS.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS viết chính tả.
a) Tìm hiểu nội dung bài viết. 
+ GV gọi HS đọc bài vè 
H: Bài vè có gì đáng cười? 
b) Hướng dẫn viết từ khó 
+ Yêu cầu HS nêu các từ khó viết: ngoài đồng, liếm lông, đổ vồ, chim chích,
c) Viết chính tả 
+ Y/cầu HS tự viết bài vào vở.
* Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài 3: + Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
3. Củng cố, dặn dò: 
+ GV thu một số vở chấm và nhận xét.
+ Dặn HS chuẩn bị tiết sau.
 2 HS viết bảng, lớp viết ra nháp, sau đó nhận xét.
+ HS nhắc lại tên bài.
+ 3 HS nối tiếp nhau 
-HS nêu 
+ 2 HS lên bảng viết các từ khó, lớp nháp sau đó nhận xét, kết luận cách viết đúng. 
+ HS soát lỗi.
+ 1 HS đọc.
+ HS đọc và viết vào vở,
+ HS lắng nghe và thực hiện. 
 -------------------------------------------------
 CHIỀU
THTOÁN ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC 
I. Mục đích yêu cầu:* Củng cố thêm cho HS về:
+ N ... học tập : Phúc, Bảo Yến.
* Các hoạt động khác: Thực hiện tốt lịch sinh hoạt Đội 1 buổi / tuần.
 * Hoạt động 2: Kế hoạch tuần 34.
+ Duy trì sĩ số 100%.
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp và chuyên cần, nề nếp học bài và làm bài ở nhà.
+ Thi đua giành nhiều "hoa điểm 10”cao hơn nữa.
+ Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.Trong giờ học hăng hái xây dựng bài.
+ Duy trì nề nếp rèn chữ và giữ vở sạch, chữ đẹp và viết rèn chữ 2 bài / tuần.
+ Tập trung ôn tập, phụ đạo nâng cao chất lượng cuôí năm.
+ Nghỉ học phải có giấy phép của cha mẹ gửi tới đồng thời ghi chép bài đầyđủ.
* Hoạt động ngoài giờ :
+ Thực hiện tốt ATGT. Chơi các trò chơi ATGT về nội dung các bài đã học.
+ Sinh hoạt văn nghệ : Hát các bài hát ca ngợi về Bác Hồ kính yêu.
+ Tìm hiểu ý nghĩa của ngày 7/5, ngày 15/5 và ngày 19/5.
Khoa học
QUAN HỆ THỨC ĂN TRONG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu: Sau bài học, giúp HS:
+ Hiểu thế nào là yếu tố vô sinh, yếu tố hữu sinh.
+ Kể ra mối quan hệ giữa yếu tố vô sinh và yếu tố hữu sinh trong tự nhiên.
+ Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
II. Đồ dùng dạy học:
+ Hình minh hoạ trang 130 SGK.
+ Hình minh hoạ trang 131 phô tô theo nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
+ GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung ở bài trước. 
1. Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật?
2. Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở thực vật?
3. Nêu bài học.
* Nhận xét việc học bài của HS và ghi điểm.
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa thực vật và các yếu tố vô sinh trong tự nhiên ( 10 phút)
+ Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ / 130 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Gọi HS trình bày, mỗi em chỉ trả lời một câu, yêu cầu HS khác theo dõi và bổ sung.
* GV chốt ý: Hình vẽ thể hiện mối quan hệ về thức ăn của thực vật giữa các yêu tố vô sinh là nước, khí các-bô-níc để tạo ra các yếu tố hữu sinh là các chất dinh dưỡng.
H: Thức ăn của cây ngô là gì?
H: Từ những thức ăn đó cây ngô có thể chế tạo ra những chất dinh dưỡng nào để nuôi cây?
H: Theo em thế nào là yếu tố vô sinh, thế nào là yếu tố hữu sinh?
* GV kết luận: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá riêng nhưng chỉ có thực vật mới trực tiếp hấp tụ năng lượng ánh sáng mặt trời và lấy các chất vô sinh như nuớc, khí các-bô-níc để tạo thành các chất dinh dưỡng như chất bột đường, chất đạm, để nuôi chính thực vật.
* Hoạt động 2: Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật ( 10 phút)
H: Thức ăn của châu chấu là gì?
H: Giữa cây ngô và châu chấu có quan hệ gì?
H: Thức ăn của ếch là gì?
H: Giữa châu chấu và ếch có quan hệ gì?
H: Giữa lá ngô, châu chấu và ếch có quan hệ gì?
* GV: Mối quan hệ giữa câu ngô, châu chấu và ếch là mối quan hệ thức ăn, sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
* GV phát hình minh hoạ /131 yêu cầu HS hoàn thành nội dung.
+ Gọi đại diện trình bày.
* Kết luận: Vẽ sơ đồ bằng chữ lên bảng
Cây ngô Ị Châu chấu Ị Ếch
* GV: Cây ngô, châu châu, ếch đều là các sinh vật. Đây chính là quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia.
* Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh – Ai đúng ( 10 phút)
+ GV tổ chức cho HS thi vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên, sau đó tô màu cho đẹp.
* Nhận xét.
Cỏ Ị Cá Ị Người 
Lá rau Ị Sâu Ị chim sâu
Lá cây Ị sâu Ị Gà
Cỏ Ị Hươu Ị Hổ
Cỏ Ị Thỏ Ị Cáo
3. Củng cố, dặn dò: ( 5 phút)
H: Mối quan hệ thức ăn trong thiên nhiên diễn ra như thế nào?
+ GV nhận xét tiết học và dặn HS học bài, chuẩn bị tiết sau.
-Phi, Văn Nam, Quân , lớp theo dõi và nhận xét. 
+ HS nhắc lại tên bài.
+ HS quan sát hình minh hoạ và trả lới câu hỏi.
+ Lần lượt HS trình bày, em khác bổ sung.
+ HS lắng nghe.
- Là khí các-bô-níc, nuớc, các chất khoáng, ánh sáng.
- Cây ngô có thể tạo ra chất bột đường, chất đạm để nuôi cây.
* Yếu tố vô sinh là những yếu tố không thể sinh sản được mà chúng đã có sẵn trong tự nhiên như: nước, khí các-bô-nic.
* Yếu tố hữu sinh là những yếu tố có thể sinh sản tiếp được như chất bột đường, chất đạm.
+ HS lắng nghe.
- Thức ăn của châu chấu là lá ngô.
- Cây ngô là thức ăn của châu chấu.
- Thức ăn của châu chấu là ếch.
- Châu chấu là thức ăn của ếch.
+ Lá ngô là thức ăn của châu chấu, châu chấu là thức ăn của ếch.
HS lắng nghe.
+ Các nhóm nhận phiếu.
+ Đại diện các nhóm trình bày.
+ HS lắng nghe.
+ Mỗi nhóm cử 1 HS lên thi vẽ sơ đồ.
+ Lớp theo dõi nhận xét và tuyên dương.
+ 2 HS trả lời.
+ HS lắng nghe và thức hiện.
******************************************
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
ÔN TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ 
I. Mục tiêu:
+ Tiếp tục giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kĩ năng thực hành qua các bài từ bài 1 đến bài 8 đã học.
+ Vận dụng kĩ năng thực hành trong cuộc sống hằng ngày của các em.
+ HS luôn có ý thức thực hiện tốt những điều hay, lẽ phải.
II. Đồ dùng dạy - học.
+ Thẻ để xử lí tình huống.
II. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy 
Hoạt động dạy học
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( 17 phút)
+ GV hệ thống lại nội dung các bài đã học từ bài 1 Trung thực trong học tập đến bài 8 Yêu lao động.
+ Yêu cầu HS nhắc lại trình tự bài và nội dung từng bài đã học.
+ GV dựa vào phần bài tập của từng bài đưa ra các tình huống, yêu cầu HS nhớ và đưa đến kết quả đúng ( dùng thẻ đã quy định)
* Hoạt động 2: Rút ra ghi nhớ.( 15 phút)
+ Dựa vào tình huống qua từng bài ôn. Yêu cầu HS nhắc lại ghi nhớ của từng bài.
+ GV kết luận qua từng bài HS nêu.
* Kết thúc: ( 5 phút)
+ GV nhận xét tiết học.
+ Dặn HS ôn bài, chuẩn bị chu đáo để làm bài thi học kì đạt kết quả cao.
 + HS lắng nghe.
+ Lần lượt HS nhắc lại trình tự nội dung các bài học theo yêu cầu.
+ Xử lí tình huống ( dùng thẻ)
+ HS lắng ghe yêu cầu để thực hiện.
+ Lần lượt HS nêu.
+ HS lắng nghe thực hiện theo lời dặn của GV.
******************************************
Thể dục (T1)
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
I. Mục tiêu:
* Kiểm tra thử nội dung của môn tự chọn.Yêu cầu biết cách tham gia kiểm tra, thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
II. Địa điểm và phương tiện:
* Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
* Chuẩn bị 2 còi, đủ dụng cụ để kiểm tra môn tự chọn, mỗi HS 1 dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Thời gian
Định lượng
1. Phần mở đầu
* Tập hợp lớp
* Khởi động
2. Phần cơ bản
a. Kiểm tra môn tự chọn.
b) Nhảy dây.
3. Phần kết thúc
* Tập hợp lớp.
* Hồi tĩnh
5 phút
20 phút
5 phút
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và phương pháp kiểm tra.
+ HS khởi động các khớp cổ chân, tay, đầu gối.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ GV kiểm tra thử một trong hai môn tự chọn đã dạy cho HS.
* Đá cầu:
+ Ôn tâng cầu bằng đùi ( cách tổ chức như bài 60) 
* Kiểm tra tâng cầu bằng đùi.
+ Ném bóng: Ôn cầm bóng, đứng chuẩn bị – ngắm đích–ném bóng vào đích. Đội hình và cách tiến hành như bài 60.
* Kiểm tra ném thử bóng trúng đích.
+ Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
+ Cho HS tập cá nhân theo đội hình vòng tròn, hình vuông hoặc hàng ngang do tổ trưởng điều khiển.
+ HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ Chơi một số trò chơi hồi tĩnh.
* GV tổng kết tiết học, công bố kết quả kiểm tra, tuyên dương 1 số HS thực hiện tốt. 
*************************************
Thể dục (T2)
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN (KT)
I. Mục tiêu:
* Kiểm tra nội dung của môn tự chọn.Yêu cầu biết cách tham gia kiểm tra, thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
* Rèn kĩ năng tập luyện và ý thức tổ chức kỉ luật học tập.
II. Địa điểm và phương tiện:
* Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
* Chuẩn bị 2 còi, đủ dụng cụ để kiểm tra môn tự chọn, mỗi HS 1 dây nhảy.
III. Nội dung và phương pháp:
Nội dung
Thời gian
Định lượng
1. Phần mở đầu
* Tập hợp lớp
* Khởi động
2. Phần cơ bản
a. Nội dung kiểm tra.
b).Phương pháp kiểm tra.
c) Cách đánh giá
3. Phần kết thúc
* Tập hợp lớp.
* Hồi tĩnh
5 phút
20 phút
5 phút
* GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu và phương pháp kiểm tra.
+ HS khởi động các khớp cổ chân, tay, đầu gối.
+ Ôn bài thể dục phát triển chung.
+ GV kiểm tra một trong hai môn tự chọn đã dạy cho HS: Tâng cầu bằng đùi hoặc ném bóng trúng đích.
* GV kiểm tra thành nhiều đợt ( 3 đến 5 HS). GV cử 2 HS đếm số lần tâng cầu hoặc ném trúng đích.
+ Những HS đến lượt kiểm tra đứng lên vị trí quy định, khi có lệnh bắt đầu thực hiện.
* Hoàn thành tốt: Thực hiện cơ bản đúng động tác và tâng cầu liên tục được 5 lần hoặc ném bóng trúng đích 2 quả trở lên. 
* Hoàn thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác và tâng cầu liên tục tối thiểu 3 lần hoặc ném được 1 quả bóng trúng đích.
* Chưa hoàn thành: Tâng cầu được 2 lần trở xuống hoặc tâng sai kiểu hoặc không ném được 1 quả bóng nào trúng đích.
+ HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
+ Chơi một số trò chơi hồi tĩnh.
* GV tổng kết tiết học, công bố kết quả kiểm tra, tuyên dương 1 số HS thực hiện tốt. 
Ngày soạn: 30/ 4
Ngày dạy: Thứ ba ngày 1 tháng 5 năm 2007
ÂM NHẠC
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 33(2).doc