Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim

Tập đọc

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

 (Theo Trần Đức Tiến)

I. Mục đích, yêu cầu

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chan, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng buồn chán, tẻ nhạt.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài học trong sgk.

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ :

- 2 H đọc bài Con chuồn chuồn nước, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

-T giới thiệu về chủ điểm Tình yêu và cuộc sống, quan sát tranh chủ điểm.

-T giới thiệu bài

 

doc 28 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 463Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - GV: Trần Minh Việt - Trường tiểu học Vĩnh Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 13 tháng 4 năm 2009
Tập đọc
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
 (Theo Trần Đức Tiến)
I. Mục đích, yêu cầu 
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng chậm rãi, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả sự buồn chan, âu sầu của vương quốc nọ vì thiếu tiếng cười. Đoạn cuối đọc với giọng nhanh hơn, háo hức, hy vọng. Đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng buồn chán, tẻ nhạt..
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài học trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
- 2 H đọc bài Con chuồn chuồn nước, trả lời câu hỏi về nội dung bài học.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
-T giới thiệu về chủ điểm Tình yêu và cuộc sống, quan sát tranh chủ điểm.
-T giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a. Luyện đọc: T chia bài thành 3 đoạn
- H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài: 3 lượt
+Lượt 1: Luyện đọc: sằng sặc, sườn sượt, ỉu xìu
+Lượt 2: Luyện đọc câu: Tâu bệ hạ !Thần vừa tóm được một kẻ đang cười sằng sặc ngoài đường.
+Lượt 3: chú giải các từ nguy cơ, thân hành, du học.
- H luyện đọc theo cặp 
+ HS: tìm giọng đọc toàn bài: giọng chậm rãi, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc nọ.
- 2 H đọc toàn bài
- T đọc diễn cảm bài văn.
b. Tìm hiểu bài
- 1 H đọc đoạn 1:+ Tìm những chi tiết cho thấy cuộc sống ở vương quốc nọ rất buồn?
+Vì sao ở vương quốc ấy buồn chán như vậy ?
- H đọc thầm đoạn 2: Nhà vua đã làm gì để thay đổi tình hình ?
1 H đọc to đoạn 3: Kết quả ra sao? Điều gì bất ngờ xảy ra ở cuối đoạn này?. Thái độ nhà vua thế nào khi nghe tin đó ?
T : Để biết tiếp điều gì xảy ra tiếp theo, các em sẽ tìm hiểu phần tiếp của câu chuyện ở tiết 1 tuần 33.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm
- 3 H nối tiếp đọc 3 đoạn của bài.
- 4 H đọc nối tiếp theo lối phân vai 
- T: Chọn đoạn 2 để hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
- HS: Nêu cách đọc, giọng đọc các nhân vật 
- H luyện đọc theo nhóm 2 đoạn: Vị đại thần ... ra lệnh
- H thi đọc diễn cảm trước lớp, T sửa chữa, uốn nắn.
3. Củng cố, dặn dò : 
Bài này muốn nói với em điều gì? (Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng buồn chán, tẻ nhạt..)
H nêu nội dung bài, T chốt lại, ghi bảng.
T liện hệ, nhận xét giờ học. Dặn H học bài, luyện đọc bài ở nhà, chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------a&b------------------------------
Kĩ thuật
LẮP CON QUAY GIÓ (Tiết 3)
 	I. Mục tiêu:
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
- Lắp được từng bộ phận và lắp con quay gió đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thao tác tháo, lắp các chi tiết.
 II. Đồ dùng D-H
-Mẫu con quay gió.
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
 III. Các hoạt động D-H
1. Giới thiệu bài
2. Nhắc lại qui trình
- HS: Một số em nối tiếp nhắc lại qui trình lắp con quay gió
- T: Chốt lại lại qui trình lắp con quay gió và lưú ý HS một số điểm khi lắp
3. HS thực hành lắp con quay gió
a) Chọn chi tiết
- HS: Chọn đúng và đủ các chi tiếttheo SGKvà xếp từng loại vào nắp hộp
- T: Kiểm tra HS chọn chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
- HS: 1 em nhắc lại phần ghi nhớ
- T:Nhắc HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nội dung từng bước khi lắp.
- T: Trong quá trình HS lắp, nhắc HS lưu ý:
+ Lắp các thanh thẳng làm giá đỡ phải đúng vị trí lỗ của tấm lớn.
+ Lắp bánh đai vào trục
+ Bánh đai phải được lắp đúng loại trục
+ Các trục lắp bánh đai phải đúng vị trí giá đỡ
+ Trước khi lắp trục phải lắp đai truyền
c) Lắp ráp con quay gió
- HS: Quan sát hình 5 để lắp từng bộ phận vào đúng vị trí.
- Lắp xong và kiểm tra sự hoạt động của con quay gió
4. Đánh giá kết quả học tập
- HS: Trưng bày sản phẩm theo nhóm
-T: Đính bảng tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
- HS: Các nhóm dựa vào tiêu chuẩn đanhs giá sản phẩm lẫn nhau, nêu nhận xét trước lớp.
- T: Nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS
- T: Nhắc HS xếp các chi tiết gọn vào hộp.
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu 
- Giúp H ôn tập về phép nhân, phép chia các số tự nhiên: cách làm tính (bao gồm cả tính nhẩm), tính chất, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia, giải các bài toán liên quan đến phép nhân và phép chia.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Ôn tập
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính
- H tự làm bài, đổi vở cho nhau để kiểm tra chéo.
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết, H làm bài vào vở.
Tìm x:
 	40 x x = 1400 x : 13 = 205
 x = 1400 : 40 x = 13 x 205
 x = 35 x = 2665
Bài tập 3: H làm bài cá nhân vào vở. H nêu kết quả và kết hợp nêu tính chất của phép nhân và phép chia.
Bài tập 4: H nêu yêu cầu bài tập. T đưa ra một số phép tính để ôn cách nhân nhẩm với 11, nhân nhẩm với 10, 100, 1000.
H làm bài vào vở, chữa bài.
Lưu ý: H phải tính rồi so sánh, riêng hai phần cuối (ở cột thứ hai); H không cần tính có thể viết dấu vào chỗ chấm.
Bài tập 5: H đọc bài toán tự làm bài và chữa bài:
Bài giải
Số lít xăng cần để ô tô đi được quảng đường dài 180 km là:
180 : 12 = 15 (lít)
Số tiền mua xăng để ô tô đi được quảng đường dài 180km là:
7500 x 15 = 112500 (đồng)
Đáp số: 112500 đồng
3. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học 
---------------------------------a&b------------------------------
Chính tả:
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
I. Mục đích, yêu cầu 
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s/x (hoặc âm chính o, ô, ơ)
II. Đồ dùng dạy học : 
-Một số tờ phiếu viết nội dung bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 
- T kiểm tra 2 H đọc mẫu tin Băng trôi (Sa mạc đen), nhớ và viết lại tin đó trên bảng lớp đúng chính tả.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H nghe - viết
-1 H đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Vương quốc vắng nụ cười.
-Lớp theo dõi sgk
- H đọc thầm lại bài chính tả. 
-T nhắc H chú ý cách trình bày đoạn văn, những từ ngữ mình dễ viết sai (kinh khủng, rầu rĩ, héo hon, nhộn nhịp, lạo xạo)
-H gấp sgk, T đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho H viết.
-T đọc bài cho H dò bài.
-T chấm, chữa 7 – 10 bài, nhận xét.HS đổ vở soát lỗi cho nhau
3. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả.
Bài tập 2b.
-HS: nêu yêu cầu bài tập
-H đọc thầm câu chuyện vui, làm bài vào vở.
-T dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung bài, mời các nhóm lên thi làm bài tiếp sức. 
-Đại diện nhóm thi đọc lại câu chuyện Người không biết cười sau khi điền hoàn chỉnh
-Lớp và T nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Nói chuyện – dí dỏm – hóm hỉnh – công chúng – nói chuyện - nổi tiếng 
4. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học .Dặn H về nhà kể lại câu chuyện vui cho người thân nghe.
---------------------------------a&b------------------------------
BUỔI CHIỀU
Tiếng Việt:
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
I. Mục đích, yêu cầu 
- Tiếp tục củng cố kỹ năng miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh cái trống
III. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài : 
-T giới thiệu bài, ghi đề 
*Đề bài: Hãy tả một con vật nuôi em yêu thích nhất ở nhà. Chú ý mở bài theo lối gián tiếp.
2. Tìm hiểu đề bài
- H đọc đề, phân tích đề, gạch chân dưới từ quan trọng.
- H nhắc lại dàn ý của bài văn miêu tả con vật.
- Mở bài: Giới thiệu con vật định tả.
- Thân bài: Tả bao quát toàn bộ con vật 
+ Mắt
+ Hai tai
+ Chân
+ Lông...
Tả hoạt động hoặc thói quen của con vật(Có thể kết hợp thể hiện tình cảm, thái độ của người viết đối với con vật)
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ đối với con vật đã tả.
3. H làm bài: 
- H làm nháp, ghi vào vở.
4. Đánh giá:
- T chấm 10 bài, nhận xét từng bài.
5. Củng cố, dặn dò : 
- T đọc bài văn hay. T nhận xét giờ học 
---------------------------------a&b------------------------------
Bồi dưỡng Tiếng Việt:
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích, yêu cầu 
- Tiếp tục luyện tập về cách xác định trạng ngữ, các kiểu câu.
- Cách đặt câu ở một số vốn từ thuộc chủ điểm đã học.
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
* Bài 1: a. Tìm các từ láy, từ ghép trong đoạn thơ sau:
Con đò lá trúc qua sông
Trái mơ tròn trĩnh quả bồng đung đưa
Bút nghiêng lất phất hạt mưa
Bút chao gợn nước Tây Hồ lăn tăn
b. Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ
c. Đặt câu với những từ láy có trong đoạn thơ.
H làm bài, nối tiếp nêu kết quả.
T bổ sung và chốt kết quả đúng.
Bài 2: Thêm trạng ngữ cho các câu sau:
............, chúng em đi cắm trại hè
............., chúng em vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ.
..........., em giúp mẹ thổi cơm.
-H làm bài vào vở. T yêu cầu một số em nêu kết quả.
- Lớp cùng T nhận xét, bổ sung.
* Bài 3: Viết một đoạn văn nói về trường (lớp) em, trong đó có sử dụng các kểu câu kể đã học.
- HS: Viết bài vào vở, nối tiếp đọc đoạn văn trước lớp.
- T: Tuyên dương những đoạn văn viết tốt, chữa những đoạn văn dùng câu chưa đúng.
3. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học . Dặn H ôn bài.
-------------------------------o0o----------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích, yêu cầu 
-Củng cố các phép tính với số tự nhiên
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập: T ghi bài tập lên bảng, H làm bài vào vở
- T: Tổ chức chữa bài.
Bài tập 1: Tính giá trị của các biểu thức: m + n; m – n; m x n; m : n với :
m = 2006; n = 17
Với m = 2006; n = 17 thì:
m + n = 2006 + 17 = 2023
m – n = 2006 – 17 = 1989
m x n = 2006 x 17 = 34102
m : n = 2006 : 17 = 118
Bài tập 2: Tính
6700 : 100 + 27 x 11
(160 x 5 – 25 x 4) : 2
Bài tập 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
25 x 46 x 4
425 x 59 + 425 x 10 + 425 x 31
Bài tập 4: ( Vở Bài tập Toán 4 Tập II- Trang 164)
Bài giải:
Mua hai hộp bánh hết số tiền là:
24000 x 2 = 48000 (đồng)
Mua sáu chai sữa hết số tiền là :
9800 x 6 = 58800 (đồng)
Mua hai hộp bánh và sáu hộp sữa hết số tiền là:
48000 + 58800 = 106800 (đồng)
Số tiền mẹ có lúc đầu là:
93200 + 106800 = 200000(đồng)
Đáp số: 200000 đồng
3. Củng cố, dặn dò : T nhận xét giờ học 
-----------------------------------o0o--------------------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 4 năm 2009
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN (Tiếp)
I. Mục đích, yêu cầu 
-Giúp H tiếp tục củng cố về 4 phép tính với số tự nhiên
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Luyện tập
Bài 1: H nêu yêu cầu bài, tự làm bài và chữa bài:
Nếu m = 952, n = 28 thì:
m + n = 952 + ... ối tiếp nêu kết quả: VD:
- Vì học giỏi, Nam được cô giáo khen.
- Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
- Tại vì mãi chơi, Tuấn không làm bài tập.
Bài 3: H nêu yêu cầu bài tập 3. 
- HS: Làm bài cá nhân,tự đặt câu, nối tiếp cả lớp nêu câu của mình.
-T nhận xét, bổ sung câu chưa phù hợp.
5. Củng cố, dặn dò :
- HS: 2 em nhắc lại nội dung ghi nhớ.
- T nhận xét giờ học 
Dặn H về nhà học thuộc ghi nhớ, đặt 2 câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân vào vở.
---------------------------------a&b------------------------------
Lịch sử
KINH THÀNH HUẾ
I. Mục đích, yêu cầu 
- Sơ lược về quá trình xây dựng, sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ở Huế.
- Tự hào vì Huế được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học : 
- Hình trong sgk. Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ
- H1: Nêu cách tổ chức đất nước của nhà Nguyễn.
- Nhà nguyễn đã làmgì để bảo vệ uy quyền cho mình.
 B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài 
 2. Tìm hiểu bài.
a)Quá trình xây dựng kinh thành Huế
- T: Trình bày quá trình ra đời của kinh đô Huế: T trình bày.
-Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
-H đọc sgk đoạn “Nhà Nguyễn ... các công trình kiến trúc”. 
-T nêu câu hỏi: Mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế ?
-Mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
H nêu ý kiến trước lớp. 
b) Nét đẹp của công trình kiến trúc kinh thành Huế.
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 5.
+ T phát cho mỗi nhóm một ảnh (chụp một trong những công trình ở kinh thành Huế).
+ T yêu cầu các nhóm nhận xét và thảo luận để đi đến thống nhất về những nét đẹp của các công trình đó.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
+ T hệ thống lại kiến thức để H nắm được sự đồ sộ và vẻ đẹp của các cung điện, lăng tẩm ở kinh thành Huế.
+ H đọc phần còn lại ở sgk, trả lời câu hỏi:
Kinh thành Huế được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào thời gian nào ?. Sự kiện đó nói lên điều gì ? (Kinh thành Huế là quần thể di tích rất có giá trị về mặt kiến trúc, nghệ thuật và giá trị tinh thần, giá trị văn hoá).
-H đọc bài học.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học 
-Dặn H học bài, ôn tập chuẩn bị kiểm tra.
---------------------------------a&b------------------------------
Địa lý:
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN
 Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
I. Mục đích, yêu cầu: Học xong bài này, H biết:
- Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí, nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
- Nêu thứ tự các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản ở nước ta.
- Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
- Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường biển khi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II. Đồ dùng dạy học : 
-Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, bản đồ CN – NN Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-Nêu vai trò của biểnđối với nước ta.
Nêu vai trò đảo và quần đảo đối với nước ta.
 B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
-T nêu câu hỏi: Biển nước ta có những tài nguyên nào ? Chúng ta đã khai thác và sử dụng như thế nào ?
2. Khai thác khoáng sản.
*Hoạt động1: Thảo luận nhóm 3
- Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của của vùng biển Việt Nam là gì ?
- Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Ở đâu?. Dùng để làm gì ?
- Tìm và chỉ trên bản đồ nơi đang khai thác các khoáng sản đó?
+ H trình bày câu trả lời trước lớp.
+ T nhận xét và chốt lại: Hiện nay dầu khí nước ta khai thác được chủ yêu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng những nhà máy lọc và chế biến dầu.
2. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 6.
- Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
- Hoạt động chính đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào ?. Những nơi nào khai thác nhiều hải sản?. Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ?
- Nêu thứ tự các công việc chính từ đánh băt đến tiêu thụ hải sản.
- Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản?
- Nêu một vài nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường biển ?
+Các nhóm trình bày kết quả làm việc.
+T nhận xét, chốt lại và giáo dục cho H trong việc bảo vệ môi trường biển.
+H đọc mục sgk.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học . Dặn H ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
---------------------------------a&b------------------------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 4 năm 2009
Thể dục
BÀI 64
 I. Mục đích, yêu cầu 
- Ôn một số nội dung của môn tự chọn. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu nâng cao thành tích.
II. Địa điểm: 
-Sân trường.
-Phương tiện: cầu đá: 9 cái. Dây nhảy: 18 dây.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu
T nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
H thực hiện các động tác khởi động, ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản.
a. Môn tự chọn: Đá cầu.
* Ôn tâng cầu bằng đùi:
- H tập theo đội hình vòng tròn do lớp trưởng điều khiển.
- T: Quan sát và uốn nắn động tác cho HS
*Ôn chuyền cầu theo nhóm 2 – 3 người. 
-H tự quản tập luyện
- T theo dõi, giúp đỡ.
b. Nhảy dây.
-H tập nhảy dây kiểu chân trước chân sau theo đội hình vòng tròn.
-T tổ chức chọn H thi xem ai nhảy giỏi nhất.
3. Phần kết thúc.
-T hệ thống bài
-H đi đều theo vòng tròn và hát, chơi trò chơi hồi tĩnh.
-T nhận xét, đánh giá giờ học.
---------------------------------a&b------------------------------
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI 
TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT.
I. Mục đích, yêu cầu 
- Ôn lại kiến thức về đoạn mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
-Thực hành viết mở bài và kết bài cho phần thân bài H đã viết để hoàn chỉnh bài văn miêu tả con vật.
II. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ : 
-2 H đọc bài văn ở BT2, 3 - tiết TLV trước. Mỗi em một đoạn.
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn H làm bài tập
Bài tập 1: H nêu yêu cầu bài tập 
-1 H nêu lại: Thế nào là mở bài trực tiếp, gián tiếp.
 Thế nào kết bài theo lối mở rộng, không mở rộng ?
-H đọc thầm bài văn: Chim công múa, trả lời các câu hỏi ở sgk.
-H phát biểu ý kiến,
- T chốt lại ý đúng:
Ý a, b: Mở bài: 2 câu đầu: Mở bài gián tiếp
 Kết bài: 2 câu cuối: Kết bài mở rộng.
Ý c: Mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa công múa (bỏ đi từ cũng).
Kết bài không mở rộng: Chiếc ô màu sắc ... ánh nắng xuân ấm áp (bỏ câu cuối).
Bài tập 2: H nêu yêu cầu bài tập 2
-T lưu ý cách làm: Viết mở bài cho đoạn thân bài em đã viết ở BT2, 3 em đã viết tiết trước.
-H viết vào vở. Nối tiếp nhau đọc bài của mình. T nhận xét, cho điểm những em viêt mở bài tốt.
Bài tập 3: H nêu yêu cầu bài tập . T lưu ý H cách làm.
- H viết bài vào vở, nối tiếp nhau nêu bài làm của mình
- Lớp cùng T nhận xét.
-T gọi 2 H đọc bài văn tả con vật đầy đủ cả 3 phần.
-T chấm điểm những bài văn hay.
3. Củng cố, dặn dò : 
-T nhận xét giờ học, nhắc những HS viết bài văn chưa đạt về nhà viết lại. 
---------------------------------a&b------------------------------
Toán:
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
I. Mục đích, yêu cầu 
-Giúp H ôn tập, củng cố kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ phân số
II. Các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Ôn tập
Bài 1: H tự đọc và làm bài vào vở, nêu kết quả.
- T: Yêu cầu H nêu được nhận xét: (; )
 (Tính chất giao hoán của phép cộng).
Bài 2: H đọc bài tập.
-T : Để thực hiện phép cộng và trừ các phân số ta phải làm gì ? (Quy đồng mẫu số).
-H làm bài vào vở và nêu nhận xét như bài tập 1.
; 
Vậy: 
Bài 3: H đọc bài toán, suy nghĩ.
-T: Tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào ?
 Tìm số từ chưa biết ta làm thế nào ?
 Tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào ?
 + x = 1 - x = 
 x = 1 - 	 x = - 
 x = x = 
 x = x = 
Bài 4: H nêu yêu cầu bài tập, suy nghĩ, tìm cách giải toán.
-T gợi ý để H nêu được các bước giải và giải bài toán.
Bài giải:
a. Số phần diện tích để trồng hoa và làm đường đi là :
 (vườn hoa)
Số phần diện tích để xây bể nước là :
1 - (vườn hoa)
b. Diện tích vườn hoa là:
20 x 15 = 300 (m2)
Diện tích để xây bể nước là :
300 x = 15 (m2)
 Đáp số: a. vườn hoa.
 b. 15 m2 
3. Củng cố, dặn dò :
- T nhận xét giờ học .Dặn H ôn bài ở nhà.
---------------------------------a&b------------------------------
Khoa học:
TRAO ĐỔI CHẤT Ở ĐỘNG VẬT
I. Mục đích, yêu cầu 
Sau bài học, H có thể :
- Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thải ra môi trường trong quá trình sống.
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 128, 129 sgk.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở động vật.
* Mục tiêu : H tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường, những gì thải ra môi trường trong quá trình sống.
* Cách tiến hành :
B1: Thảo luận nhóm 3: Quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi ở sgk.
B2: Làm việc cả lớp: Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống? Quá trình đó được gọi là gì ?
+Haøng ngaøy, ñoäng vaät laáy khí oâ-xi töø khoâng khí, nöôùc, thöùc aên caàn thieát cho cô theå để soáng vaø thaûi ra moâi tröôøng khí caùc-boâ-níc, nöôùc tieåu, phaân.
-1 HS leân baûng moâ taû nhöõng daáu hieäu beân ngoaøi cuûa söï trao ñoåi chaát giöõa ñoäng vaät vaø moâi tröôøng qua sô ñoà.
-T kết luận: Thöïc vaät coù khaû naêng cheá taïo chaát höõu cô ñeå töï nuoâi soáng mình laø do laù caây coù dieäp luïc. Ñoäng vaät gioáng con ngöôøi laø chuùng coù cô quan tieâu hoaù, hoâ haáp rieâng neân trong quaù trình soáng chuùng laáy töø moâi tröôøng khí oâ-xi, thöùc aên, nöôùc uoáng vaø thaûi ra chaát thöøa, caën baõ, nöôùc tieåu, khí caùc-boâ-níc. Ñoù laø quaù trình trao ñoåi chaát giöõa ñoäng vaät vôùi moâi tröôøng.
2. Hoạt động 2: Thực hành vẽ trao đổi chất ở động vật.
* Mục tiêu : Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở động vật.
* Cách tiến hành : T giao nhiệm vụ cho các nhóm: Vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở động vật.
- HS: Các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
-T kết luận lại và nhắc H học sơ đồ.
3. Củng cố, dặn dò : 
- T nhận xét giờ học . Dặn H học bài
---------------------------------a&b------------------------------
SINH HOẠT ĐỘI
Đ/C Tổng phụ trách Đội tổ chức
---------------------------------a&b------------------------------
Kí duyệt:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4Tuan 32 SOAN NGANG.doc