Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Huỳnh Văn Phín

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Huỳnh Văn Phín

Tiết 2 TẬP ĐỌC Tiết bài: 63

VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

SGK/ 132 - Thời gian dự kiến: 40 phút.

A. Mục tiêu:

- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “Vương quốc vắng nụ cười”.

- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.

- Giáo dục học sinh biết quý trọng sức khỏe, nụ cười.

B. Đồ dùng dạy học:

+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.

+ Hs:

C. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 289Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Huỳnh Văn Phín", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
Thứ hai ngày 23 tháng 4 năm 2007
Tiết 1 	 CHÀO CỜ TUẦN 32 Tiết: 32
Tiết 2	 TẬP ĐỌC 	Tiết bài: 63
VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI
SGK/ 132 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
Mục tiêu:
- Học sinh đọc bài, hiểu được nội dung và ý nghĩa của bài học và một số từ mới của bài tập đọc: “Vương quốc vắng nụ cười”.
- Học sinh đọc to, rõ ràng, lưu loát và diễn cảm, ngắt nghỉ, nhấn giọng đúng chỗ.
- Giáo dục học sinh biết quý trọng sức khỏe, nụ cười.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Con chuồn chuồn nước)
* Gọi Hs đọc bài, trả lời câu hỏi:
+ Chú chuồn chuồn nước được miêu tảnhư thế nào?
+ Nêu ý nghĩa của bài học.
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Vương quốc vắng nụ cười).
1. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc trôi chảy toàn bài, giúp học sinh hiểu nghĩa một số từ mới.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 3 đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầumôn cười cợt.
+ Đoạn 2: Tiếp theohọc không vào.
+ Đoạn 3: Còn lại.
* Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt.
* Lần 1: Hs đọc-rút từ khó-luyện đọc từ khó: muốn dậy, lạo xạo, sườn sượt, háo hức
* Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa.
* Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. 
* Hs đọc theo cặp.
* Gọi 1 Hs đọc toàn bài.
* Giáo viên đọc lại toàn bài.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, đúng nội dung bài và trả lời được các câu hỏi.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk/ 132:
+ Câu 1: (Mặt trờinhững mái nhà)
+ Câu 2: (Vì dân cư ở đó không ai biết cười)
+ Câu 3: (Vua cử một viên đại thần đi du học nước ngoài, chuyên về môn cười) 
+ Câu 4: (Sau một năm, viên đại thần trở về xin chịu tội vì đã gắng hết sức nhưng học không vào)
c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu học sinh nhắc lại.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.
a. Mục tiêu: Học sinh đọc diễn cảm một đoạn trong bài văn.
b. Cách tiến hành:
* Giáo viên gọi 3 Hs đọc nối tiếp toàn bài.
* Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Lúc hoàng hôntừ các ngách”
* Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên.
* Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét.
Thạnh
Tây
3 em 
Hs khá, giỏi.
Gv 
gợi ý, HD
HS 
3 em
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
 * Ý nghĩa: Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 3	 TOÁN 	 Tiết bài: 156
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN - TT
 SGK/ 163- Thời gian dự kiến: 40 phút
A.Mục tiêu:
 - Học sinh tiếp tục ôn tập về các phép tính với số tự nhiên.
 - Học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành tính nhẩm, giải toán và một số mối quan hệ
 - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C.Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên)
* Học sinh làm bài tập:
+ x + 126 = 480 x – 209 = 435 
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên -TT)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu bài, làm đúng các bài tập VBT / 88.
b. Cách tiến hành: 
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Cả lớp làm bài tập, 2 em làm bảng phụ.
1806 x 23 13840 : 24
 1806 13840 24
 x 23
 5418
 + 3612
 41538
* Gv hướng dẫn Hs nhận xét, sửa sai.
Bài 2: Tìm x
* Gv hướng dẫn Hs làm bài tập
* Cả lớp làm bài tập, 2 em làm bảng lớp:
 X x 30 = 1320 x : 24 = 65
 x = 1320 : 30 x = 65 x 24
 x = 44 x = 1560 
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 5: Giải toán
* Gọi Hs đọc bài toán, Gv hướng dẫn cả lớp giải toán:
+ An đi bộ từ nhà đến trường là: 84 x 15 = 1260 (km)
+ Đi xe đạp từ nhà đến trường hết số phút là: 1260 : 180 = 7 (phút)
 Đáp số: 7 phút
Đạt
Kim
GV
HD
2 em
c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs.
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Về nhà làm bài tập 4/sgk – 163 và xem trước bài mới. 
 D. Phần bổ sung: ....
.
Tiết 4: 	 ĐẠO ĐỨC	Tiết bài: 32
 TÍCH CỰC THAM GIA CÁC PHONG TRÀO 
 VĂN HÓA – XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG
 Tài liệu / 3-Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh hiểu thế nào là hoạt động văn hóa xã hội và vì sai phải tích cực tham gia các hoạt động VH - XH.
- Học sinh biết tích cực tham gia các hoạt động VH – XH ở địa phương phù hợp với khả năng
- Giáo dục học sinh có thái độ tôn trọng, đồng tình và ủng hộ các phong trào VH – XH ở địa phương.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Tài liệu.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Bảo vệ môi trường -Tiết 2).
* Giáo viên gọi một số học sinh nêu nội dung bài học.
* Học sinh nêu một số việc làm bảo vệ môi trường.
* Giáo viên nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Tích cực tham gia các phong trào văn hóa – xã hội ở địa phương) 
1 Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi.
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu ý nghĩa ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên đọc các thông tin.
* Học sinh thảo luận nhóm và TLCH.
* Đại diện các nhóm báo cáo.	
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét và chốt lại ý đúng: Cổ động ngày toàn dân đưa trẻ em đến trường là một trong những hoạt động VH – XH ở địa phương.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Hs kể được một số hoạt động cụ thể.
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, trả lời câu hỏi BT1.
* Đại diện các nhóm trinh bày.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, tuyên dương học sinh: Các hoạt động như: Văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào quyên góp, làm từ thiện
3. Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
a. Mục tiêu: Hs biết bày tỏ thái độ.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên lần lượt nêu những ý kiến ở BT2.
* Hs bày tỏ ý kiến bằng cách: Tán thành, không tán thành hoặc phân vân.
c. Kết luận: Giáo viên nhận xét chung, chốt lại ý đúng:
+ Các ý kiến tán thành: a, c.
+ Các ý kiến không tán thành: b, d
* Giáo viên gọi một số Hs nêu bài học.
Lụa
Tâm
Nhóm
2
Nhóm
4
Cả
lớp
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại bài học.
* Về nhà học bài và xem bài mới.
* Giáo viên nhận xét tiết học. 
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: 	 ĐỊA LÍ	Tiết bài: 32
 KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN Ở VÙNG BIỂN VIỆT NAM
 Sgk/ 152 - Thời gian dự kiến: 40 phút.
A.Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết được vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí đang được đánh bắt và khai thác.
- Học sinh hiểu bài, nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển.
- Giáo dục học sinh có ý học tập, bảo vệ môi trường biển.
B. Đồ dùng dạy học:	
- Gv: Bản đồ địa lý-tự nhiên Việt Nam.
- Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Biển, đảo và quần đảo)
* Giáo viên gọi Hs trả lời câu hỏi:
+ Vùng biển nước ta có vai trò gì?
+ Học sinh nêu bài học
* Giáo viên nhận xét, cho điểm.
II. Hoạt dộng dạy học bài mới: GTB (Khai thác khoáng sản và hải sản ở vùng biển Viêt Nam)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
a. Mục tiêu: Khai thác khoáng sản.
b. Cách tiến hành: 
* Hs làm việc nhóm đôi, TLCH / 152:
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam? Dùng để làm gì?
* Các nhóm trình bày kết quả.
* Cả lớp nhận xét.
c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất nước ta là dầu mỏ, khí đốt phục vụ nhu cầu trong nước va xuất khẩu. Noi khai thác nhiều là ở Quảng Ninh, Khánh Hòa.
2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
a. Mục tiêu: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện biển nước ta có rất nhiều hải sản.
+ Hoạt động đánh bắt hải sản ở nước ta diễn ra như thê nào? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản?
+ Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có nhiều hải sản?
+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển?
* Đại diện các nhóm báo cáo.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý: Biển nước ta có nhiều loại hải sản quý như: hải sâm, bào ngư, đồi mồido đánh bắt bừa bãi nên biển đã cạn kiệt.
Tâm
Khá
Nhóm
2
Nhóm
4
Gv 
. III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố-dặn dò 
 * Hs nêu nội dung của bài học
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 * Về nhà học bài và xem bài mới.
 D. Phần bổ sung: 
....................................................................................................................................................
 Thứ ba ngày 24 tháng 4 năm 2007
Tiết 1: 	 	THỂ DỤC	Tiết bài: 63
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN – TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
 Sgv/ 148 - Thời gian dự kiến: 35 phút
Mục tiêu:
- Học sinh ôn tập một số nội dung của môn tự chọn, trò chơi “Dẫn bóng”.
- Học sinh thực hiện đúng động tác, nâng cao thành tích.
- Giáo dục học sinh luôn giữ an toàn, và nghiêm túc trong khi tập.
B. Địa điểm – phương tiện: 
+ Gv: Bóng, dụng cụ luyện tập.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học: 
NỘI DUNG 
ĐLVĐ
B. PHÁP
I.Hoạt động đầu tiên: Phần mở đầu
* Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học.
* Học sinh khởi động, xoay các khớp.
* Đi thường theo đội hình, hít thở.
* Hs chạy nhẹ nhàng trên sân.
* Ôn một số động tác của bài thể dục phát triển chung.
5 phút
4 hàng
ngang.
II. Hoạt động dạy học bài mới: Phần cơ bản
1.Hoạt động1: Bài tập tự chọn.
a. Mục tiêu: Học sinh tập một số động tác của môn tự chọn.
b.Cách tiến hành:
* Giáo viên hướng dẫn học sinh một số động tác tâng cầu bằng đùi.
+ Học sinh tập tâng cầu bằng đùi.
+ Ôn chuyền cầu theo nhóm.
* Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai.
2. Hoạt động 2: Trò chơi vận động.
a. Mục tiêu: Học sinh tham gia trò chơi.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên nêu tên trò chơi.
* Giáo viên phổ biến luật chơi.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi thử
* Học sinh tiến hành chơi chính thức.
* Giáo viên tổ chức thi đua giữa các tổ.
25 phút
Gv 
điều khiển.
Gv 
điều 
khiển 
Hs
chơi.
III. Phần kết thúc:
* Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát.
* Động tác hồi tỉnh.
* Học sinh thả lỏng, hít thở sâu.
* Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 5 phút
Hs dồn
hàng 
 D. Phầ ... ành: 
* Gv hướng dẫn học sinh các bước tạo dáng và trang trí chậu cảnh:
+ Dựa vào dáng châu để phát họa các hình mảng như Sgk theo từng bước.
+ Vẽ màu theo ý thích.
c.Kết luận: Giáo viên chốt lại: có thể lựa chọn mẫu châu cảnh để tạo dáng và trang trí
3. Hoạt động 3: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành tạo dáng và trang trí chậu cảnh.
b. Cách tiến hành: 
* Gv gợi ý, hướng dẫn học sinh cách trang trí.
* Cả lớp trang trí, Gv theo dõi, sửa sai cho Hs.
c.Kết luận: Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
III. Hoạt động cuối cùng: củng cố - dặn dò 
* Giáo viên nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi học sinh.
* Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới.
Tây
Dũng
Cả
lớp
GV
HD
Cả
lớp
D. Phần bổ sung:
......................................................................................................................................................
.
 Thứ sáu ngày 27 tháng 4 năm 2007.
Tiết 1: 	 TẬP LÀM VĂN 	 Tiết bài: 64
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI, KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN 
MIÊU TẢ CON VẬT
SGK / 141 - Thời gian dự kiến: 40 phút 	
 A.Mục tiêu:
- Giúp Hs biết xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
- Hs rèn luyện kỷ năng xây dựng đoạn văn miêu tả con vật.
- Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật).
* Gọi Hs đọc lại đoạn văn tả ngoại hình của con vật.
* Giáo viên nhận xét và cho điểm. 
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật). 
1. Hoạt động 1: Thực hành.
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả con vật.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Hs đọc yêu cầu bài tập
* Gv hướng dẫn Hs tìm hiểu yêu cầu của đề bài: Xác định đoạn văn mở bài và kết bài trong bài văn: Chim công múa.
* Cả lớp làm bài tập
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm:
+ Mở bài: Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.
+ Cách mở bài: Kiểu gián tiếp.
+ Đoạn kết bài: Quả không ngoa khi người taví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.
+ Cách kết bài: Kiểu mở rộng.
+ Câu văn để mở bài trực tiếp: Mùa xuân là mùa chim công múa.
+ Câu văn kết bài không mở rộng: Chiếc ô màu sắc đẹp đến kỳ ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp. 
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 2: Gọi 1 em Hs đọc yêu cầu
* Cả lớp làm bài tập: Viết đoạn văn mở bài theo cách gián tiếp
* Gọi một số em nêu kết quả bài làm.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
* Cả lớp làm bài: Viết đoạn văn kết bài theo cách mở rộng
* Gọi Hs nêu bài làm. 
* Giáo viên theo dõi, sửa sai cho học sinh.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm và hướng dẫn Hs sửa sai.
Dung
Thu
GV
HD
Cả 
lớp
GV
HD
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới.
 * Giáo viên nhận xét tiết học.
 D. Phần bổ sung:
Tiết 2	 TOÁN	 	 Tiết bài: 160
ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI PHÂN SỐ
 Sgk/ 167 - Thời gian dự kiến: 40 phút
A. Mục tiêu:
	- Giúp học sinh ôn tập về các phép tính với phân số.
 	- Hs rèn luyện kỹ năng thực hiện các phép tính với phân số.
 	- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs: 
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập về phân số)
* Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập 4 / 167:
+ Quy đồng mẫu số các phân số: ; 
* Giáo viên nhận xét và cho điểm
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Ôn tập về các phép tính với phân số)
1. Hoạt động 1: Thực hành
a. Mục tiêu: Học sinh thực hành về các phép tính với phân số.
b. Cách tiến hành:
Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
* Cả lớp làm bài tập
* Gv gọi một số em lên bảng làm bài tập:
 ; ; ; 
 ; 
Dũng
Minh
GVHD
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
* Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu bài tập
+ Cả lớp làm bài tập.
* Giáo viên gọi 2 em lên bảng làm bài tập:
 ; 
* Cả lớp nhận xét, sửa sai.
Bài 4: Tìm x.
* Cả lớp làm bài tập:
 x + x - 
 x = x = 
 x = x = 
Bài 4: Giải toán
* Giáo viên hướng dẫn Hs giải bài tập. 
* Giáo viên nhận xét và sửa sai cho học sinh.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm cho Hs và hướng dẫn Hs sửa sai.
Cả
lớp
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò.
 * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài.
 D. Phần bổ sung: ......................................................
..
..
Tiết 3: 	 LỊCH SỬ	 Tiết bài: 32
 KINH THÀNH HUẾ
 Sgk/ 67 - Thời gian dự kiến: 40 phút	
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu nội dung bài: Quá trình xây dựng kinh thành Huế, một công trình kiến trúc cổ.
- Học sinh nêu được sơ lược quá trình xây dựng và giá trị nghệ thuật của kinh thành Huế.
- Giáo dục học sinh luôn có tinh thần yêu nước, chăm chỉ học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
+ Gv: Bảng phụ, bút dạ.
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Nhà Nguyễn thành lập).
* Gv gọi học sinh trả lời câu hỏi:
+ Nhà Nguyễn thành lập trong hoàn cảnh nào?
+ Nêu bài học.
* Giáo viên nhận xét, chấm điểm cho học sinh.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Kinh thành Huế)
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
a. Mục tiêu: Học sinh biết được quá trình xy6 dựng kinh thành Huế. 
b. Cách tiến hành: 
* Hs thảo luận nhóm 4, TLCH:
+ Em hãy mô tả sơ lược quá trình xây dựng kinh thành Huế.
* Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.
c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý: Kinh thành Huế rộng, dài hơn 2 km là một tòa kiến trúc đồ sộ và rất đẹp. Thành có 10 cửa chính ra vào, có cột cờ cao 37 mcửa chính vào hoàng thành gọi là Ngọ Môn
2. Hoạt đ ộng 2: Làm việc theo nhóm. 
a. Mục tiêu: Học sinh hiểu được nét đẹp của công trình kiến trúc cổ.
b. Cách tiến hành: 
* Các nhóm quan sát và thảo luận về một số vẻ đẹp đồ sộ các cung điệnở kinh thành Huế.
* Đại diện các nhóm bào cáo kết quả thảo luận.
* Cả lớp nhận xét, bổ sung.	
c.Kết luận: Gv chốt lại ý: Ngày 11 – 12 – 1999, kinh thành Huế đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới
Mẫu,
Trường
Nhóm
4
GV 
HD
Gv
 III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò
 * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học.
 * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học.
 * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới.
 D. Phần bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Tiết 4	 ÂM NHẠC	 	 Tiết bài: 32
HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN, DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG: MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
 Sgk / - Thời gian dự kiến: 35 phút
A. Mục tiêu:
- Giúp học sinh học bài hát: “Mái trường mến yêu”. 
- Học sinh tập trình bày bài hát theo nhiều hình thức khác nhau.
- Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc, yêu cảnh đẹp thiên nhiên.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: 
+ Hs:
C. Các hoạt động dạy học:
I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Ôn tập hai bài tập đọc nhạc TĐN số 7 và số 8)
* Giáo viên gọi học sinh đọc hai bài TĐN.
* Giáo viên đánh giá, nhận xét.
II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Học hát bài tự chọn: Mái trường mến yêu).
1. Hoạt động 1: Học hát bài mới 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh học hát bài: Mái trường mến yêu.
b. Cách tiến hành: 
* Gv hát mẫu bài hát.
* Học sinh đọc lời bài hát.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh hát từng câu, kết hợp hát hết lời 1và cả bài.
* Học sinh hát đồng thanh:
+ Ôi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
+ Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
+ Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (4 tổ). 
+ Tổ này trình bày, các tổ kia nhận xét. 
c. K ết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs.
2. Hoạt động 2: Củng cố lại bài hát. 
a. Mục tiêu: Học sinh củng cố lại bài hát vừa học.
b. Cách tiến hành: 
* Giáo viên tổ chức cho học sinh thể hiện bài hát theo nhóm, theo tổ.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh sửa sai.
c. K ết luận: Cả lớp cùng nghe nhạc.
III .Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò:
* Cả lớp hát lại bài hát.
* Giáo viên nhận xét chung tiết học.
* Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới.
Hậu
Dung.
Gv 
HDHS
4 tổ
GVHD
Cả lớp.
D. Phần bổ sung:
Tiết 5: SHTT: 	SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 32 Tiết: 32
. Mục tiêu:
- Đánh giá những ưu, khuyết điểm trong quá trình hoạt động tuần qua của lớp.
 	- Đồng thời đề ra phương hướng hoạt động cho tuần tới.
- Giáo dục học sinh học tập tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động của trường, lớp.
B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động:
1. Ưu điểm: 
Trong tuần vừa qua, đa số các em Hs đều chăm chỉ, chịu khó trong học tập. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Trong giờ học, luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ. 
2. Khuyết điểm:
Nhưng vẫn còn một số học sinh chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. Chưa học bài cũ và thường xuyên bỏ quên làm bài tập ở nhà. 
C. Phương hướng tuần tới:
	1. Hạnh kiểm: 
Trong hoạt động tuần tới, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nhắc nhở, giáo dục cho Hs biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp. Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Về đạo đức tác phong, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.
2. Học tập: 
 Thường xuyên GD, nhắc nhở Hs chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. 
3. Các hoạt động khác:
Ngoài ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức. Tham gia tích cực công tác lao động, bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_huynh_van_phin.doc