Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu

I. Mục đích yêu cầu

- Biết đặt tính và thực hiện nhân các số tự nhiên với các số có không quá 3 chữ số (tích không quá sáu chữ số).

- Biết đặt tính và thực hiện chia số có nhiều chữ số cho số không quá hai chữ số. Biết so sánh số tự nhiên.

- HS tự giác chuẩn bị và làm bài, có ý thức phấn đấu học tốt.

II. Đồ dùng dạy học:

- SGK, nháp

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 23 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 316Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 32 - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Đình Sửu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 11 tháng 4 năm 2011
Chào cờ
Nội dung do nhà trường tổ chức
_______________________________________________________
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười
I- Mục đích yêu cầu
- Biết đọc diễn cảmmột đoạn trong bài với giọng phù hợp với Nd diễn tả. - Hiểu nội dung phần đầu câu chuyện:Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán
- GD tình cảm yêu quý trẻ em. II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ ghi câu, đoạn cần luyện đọc. III- Hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài : Con chuồn chuồn nước và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 , nêu đại ý của bài.
B.Bài mới:
1-Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh chủ điểm và giới thiệu.
- GV hỏi: Tiếng cười trong cuộc sống hàng ngày có ý nghĩa như thế nào ? để giới thiệu vào bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc :
- Đọc cả bài, nêu cách chia đoạn.
- Gọi đọc nối tiếp lần 1 kết hợp giúp HS luyện đọc từ khó: rầu rĩ, ỉu xìu, cười sằng sặc.
- HD tìm hiểu nghĩa một số từ cuối bài: nguy cơ, thân hành, du học.
- Luyện đọc nối tiếp lần 2 trong nhóm
-Thi đọc trước lớp
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm toàn bài và lần lượt trả lời từng câu hỏi trong SGK
- GV chốt lại lời giải đúng và rút ra ý chính của đoạn.
ý 1: Cuộc sống ở vương quốc nọ vô cùng buồn chán vì thiếu tiếng cười.
ý 2: Nhà vua cử ngưòi đi học nhưng thất bại.
ý 3: Hi vọng mới của triều đình.
Y/c trao đổi rút ra ND chính của bài.( GV ghi bảng )
4.Đọc diễn cảm
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài và nêu cách đọc.
- GV treo bảng phụ HD luyện đọc diễn cảm : Đoạn 1,2 đọc chậm rãi, nhấn giọng ở các từ ngữ tả sự buồn chán của vương quốc vắng nụ cười, sự thất viọng của mọi người.
 + Chú ý cách đọc đoạn văn sau:
 Vị đại thần vừa xuất hiện đã vội rập đầu, /tâu lạy://
Muôn tâu bệ hạ,/ thần xin chịu tội.// Thần đã cố gắng hết sức nhưng học không vào.//
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
5. Củng cố bài
- Đọc toàn bài , nêu ND bài.
- Em thích nhất đoạn văn nào ? Vì sao?
- 3 HS đọc bài . Mỗi HS đọc một đoạn, lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
-1 HS khá đọc – nêu cách chia đoạn. ( 3đoạn )
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
-HS yếu luyện đọc từ khó và tìm hiểu nghĩa của một số từ mục chú giải
-HS luyện đọc theo nhóm đôi
-2 nhóm thi đọc nối tiếp. 1- 2 HS đọc cả bài.
- HS thảo luận theo cặp đôi để trả lời câu hỏi
-3 HS khá, giỏi nêu ý chính của 3 đoạn
- HS nhắc lại.
- HS khá đọc và nêu ND bài.
-3 HS khá đọc nối tiếp 3 đoạn và nêu cách đọc diễn cảm từng đoạn
-HS nghe xác định giọng đọc
-HS thi đọc diễn cảm.
-1 HS khá đọc 
- 2,3 HS khá nêu ý kiến
____________________________________
TOáN
Ôn tập về các phép tính với số tự nhiên (tiếp) 
I. Mục đích yêu cầu
- Biết đặt tớnh và thực hiện nhõn cỏc số tự nhiờn với cỏc số cú khụng quỏ 3 chữ số (tớch khụng quỏ sỏu chữ số).
- Biết đặt tớnh và thực hiện chia số cú nhiều chữ số cho số khụng quỏ hai chữ số. Biết so sỏnh số tự nhiờn.
- HS tự giác chuẩn bị và làm bài, có ý thức phấn đấu học tốt.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS làm các bài tập1/162(dòng 1,2)
- Nhận xét, ghi điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
- Nêu yêu cầu bài học
2. Hướng dẫn ôn tập
Bài 1(dòng 1,2)/163
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vở
- Gọi hs chữa bài .
- Nhận xét, ghi điểm.
- Chốt về cách đặt tính và thực hiện tính nhân, chia.
Bài 2/163
- Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm vở
- Gọi hs lần lượt trình bày bài làm, giải thích cách tìm x.
- Nhận xét, ghi điểm. Chốt cách tìm thành phần chưa biết.
Bài 4/163
 Gọi hs nêu yêu cầu.
- Yêu cầu hs làm VBT.
- Gọi 1 hsgiỏi trình bày bài làm, giải thích 
- Nhận xét, ghi điểm.
C. Củng cố
- GV củng cố về cách đặt và thực hiệnphép tính cộng, trừ, tìm thành phần chưa biết và so sỏnh số tự nhiờn.
- Chuẩn bị: ôn về phép tính nhân chia với số N.
- 2 hs lên bảng làm bài, lớp làm nháp.
- 1 em nêu.
- Tự làm vào vở
- Lần lượt 2 em chữa bài.
- Nhận xét cách đặt tính và tính.
1 em nêu.
- Tự làm vào vở
- Lần lượt 2 em chữa bài.
a. 40 x X = 1400 b. x : 13 = 205
 X = 1400 : 40 x = 205 x 13
 X = 350 x = 2665
- 1 em đọc.
- hs làm việc cá nhân.
- 2 em làm bảng.
- nhận xét, chữa bài.
__________________________________________________________________
Buổi chiều : Đồng chí Mạc Thị Hương - lên lớp
________________________________________________________________
Thứ ba ngày 12 tháng 4năm 2011
Buổi sáng Đồng chí Mạc Thị Hương lên lớp
__________________________________________________________________ 
Chiều : Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4
Luyện tìm ý cho phần thân bài trong bài văn miêu tả
Hoạt động 1: GV cung cấp lý thuyết để HS nắm vững
Ghi nhớ:
*Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài văn có phần mở đầu và kết thúc hấp dẫn nhưng phần thân bài sáo rỗng, hời hợt, không giải quyết được đầy đủ các yêu cầu các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài thì chưa phải là một bài văn hay.Để khắc phục khuyết điểm này, khi lập dàn ý của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý đó, viết thành các đoạn văn hoàn chỉnh. Tuỳ vào yêu cầu của đề, các em có thể trình bày phần thân bài thành 2à3 đoạn (dài , ngắn khác nhau). Mỗi đoạn có thể trình bày khoảng từ 3à12 câu, tuỳ theo nội dung của từng ý. ý nào trọng tâm thì nên nói kĩ, nói dài hơn.
Hoạt động 2. Bài tập thực hành :
Nêu các ý cần phải có ở thân bài để giải quyết các đề văn sau:
a) Tả cái trống trường.
b) Tả một con vật nuôi trong nhà.
c) Tả một cái cây ăn trái đang mùa quả chín.
 d) Tả một cái cây cho bóng mát mà em yêu thích.
*Đáp án:
a) Tả cái trống
 àTả bao quát: Trống có những nét chung gì nổi bật về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,..
 àTả cụ thể từng bộ phận:
- Giá đặt trống, dây đeo trống: dáng hình, chất liệu, cách giữ trống,...
- Tang trống: chất gỗ, hình dáng từng thanh, cách ghép,...
- Cái đai chằng lưng trống: chất liệu, cách chằng,...
- Mặt trống: da bít mặt, đinh đóng giữ mặt da trống,...
- Âm thanh: to nhỏ, cách đánh của bác bảo vệ...
 àích lợi của cái trống: Giữ nhịp sinh hoạt trong nhà trường.
b) Tả con chó
 àTả hình dáng: 
- Tả bao quát: Con chó to hay nhỏ? Mập hay ốm? Lông màu gì?
- Tả chi tiết: Đầu, mắt, tai, thân,....có gì đặc biệt?
 àTả tính nết:
- Thái độ đối với chủ?
- Thái độ đối với người lạ, với các con vật khác?
- Khi chủ vắng nhà? Khi được ăn?...
c) Tả cây ăn quả đang mùa quả chín
 àTả bao quát cả cây: Nhìn từ xa (hoặc thoạt nhìn) cây có những đặc điểm gì? Có những nét nào nổi bật chứng tỏ cây đang ra trái?
 àTả cụ thể từng bộ phận ( chọn tả những nét nổi bật nhất)
- Rễ, thân, cành có những nét gì đáng chú ý?
- Lá nó thế nào? (hình thù, khuôn khổ, màu sắc,..)
- Quả nó mọc ra sao? (thưa thớt hay từng chùm? Gắn với nhau như thế nào?...)
Hình dáng, màu sắc, hương thơm, vị ngọt,...
 àích lợi của trái cây, của cây .
d) Tả cây cho bóng mát:
 àTả bao quát: Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Nó được trồng từ bao lâu?...
 àTả từng bộ phận cụ thể:
- Gốc cây, thân cây có hình dáng gì? To cao chừng nào?Màu sắc thế nào? Trơn nhẵn ra sao khi sờ tay?
- Tán lá cây như thế nào? Lá cây có hình dáng to, nhỏ ra sao? Màu sắc? Mọc như thế nào trên cành?
 àVài nét về cảnh vật xung quanh cây và ích lợi của cây.
Môn toán
GV tổ chức cho HS làm bài khảo sát sau
Sau đó chữa bài để củng cố và rút kinh nghiệm
I phần TRắC NGHIệM Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng .
Câu 1 : 
 Số: Bốn triệu bẩy trăm linh tám nghìn sáu trăm ba mươi tư viết là:
 A. 40 708 634 B. 4 708 634 C. 4780 634 D. 47 086 304
 Câu 2. Số nào bé nhất trong các số sau?
 A. 576 234 B. 567 432 C. 576 432 D. 576 342
Câu 3 
Số 9 trong số nào có giá trị là 9 000
 A. 78 921 B. 97 421 C. 947 360 D. 378 459
 Câu 4 5tấn 34 kg = .....kg
	A. 534 kg	B. 5034 kg	C. 5340 kg	D. 5043kg
II. phần tự luận 
Bài 1: Đặt tính rồi tính
267 547 + 7 695 846 785 – 70 498 13 476 x 8 14955 : 5
Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu nhập về 60 tấn hàng. Ngày thứ hai nhập được bằng 1/3 số hàng của ngày đầu. Ngày thứ ba nhập kém ngày đầu 5 tấn hàng. Hỏi trung bình 
một ngày của hàng nhập được bao nhiêu tấn hàng?
Thứ tư ngày 13 tháng 4 năm 2011
CHíNH Tả 
(Nghe - viết) Vương quốc vắng nụ cười
i. mục đích yêu cầu
- Giúp học sinh nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng bài văn Vương quốc vắng nụ cười; Biết phát hiện và sửa lỗi bài mình cũng như bài bạn.
- Luyện viết đúng các chữ có âm đầu dễ lẫn như : s/x; o/ô/ơ.
- GD HS ý thức viết đúng và đẹp.
II- Chuẩn bị:
- Phấn màu để sửa lỗi chính tả trên bảng.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3. Vở BTTV
III-Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ :
- GV đọc 2 HS viết bảng , lớp viết vở nháp 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học .
2. Hướng dẫn HS nghe-viết 
- GVgọi HS đọc bài cần nghe - viết .
- GV HD tìm hiểu ND bài viết : 
- Y/c HS luỵện viết từ, tiếng khó trong bài.
- GV đọc cho HS viết bài 
- Soát lỗi , thu và chấm bài 
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả .
Bài tập 2 a: (lựa chọn)
GV nêu yêu cầu của bài tập ,chọn phần a.
 GV cho 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vở bài tập .
Gv nhận xét và kết luận lời giải đúng . 
Bài tập 3 : Cho HS đọc yêu cầu của bài tập trên bảng phụ .
- Cho HS đọc thầm , trao đổi theo cặp .
- GV gọi Hs đọc đoạn văn hoàn chỉnh , HS khác nhận xét , sửa chữa .
- Nhận xét , kết luận lời giải đúng .
Chú ý: ở phần a dấu chấm lửng trong đầu đề câu chuyện Chúc mừng năm mới sau một thế kỉ thể hiện ý ngạc nhiên, bất ngờ. HS không cần điền chữ vào chỗ trống đó.
4. Củng cố bài:
- HS luyện viết các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết .
- 2 HS viết bảng, lớp viết nháp 
-HS tự trả lời 
- HS tìm từ khó và dễ lẫn khi viết chính tả .
- HS viết chính tả 
- Y/c đổi chéo bài nhận xét
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vở bài tập .
- HS đọc yêu cầu của bài tập .
- HS đọc thầm , trao đổi theo cặp .
- HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh , HS khác nhận xét , sửa chữa .
- HS tự viết lại những chữ sai kĩ thuật và chính tả
_________________________________________
Tập đọc
Ngắm trăng , Không đề
I. Mục đích và yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm bài thơ ngắn với giọng nhẹ nhàng phù hợp với nôi dung.
- Hiểu ý nghĩa các từ ngữ trong bài và ND hai bài thơ đó:Ca ngợi tinh thần lạc quan và yêu đời, yêu cuộc sống bất chấp ... m HS thi kể trước lớp toàn bộ câu chuyện , Nêu ý nghĩa câu chuyện .
-Các nhóm khác nghe và nhận xét nhóm bạn kể .
-Một vài HS thi kể toàn bộ câu chuyện .
- HS nêu ý kiến 
- HS giỏi nêu ý kiến 
_____________________________________________________
Kĩ thuật
Lắp lắp xe đẩy hàng 
i. mục tiêu
- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe đẩy hàng .
- Lắp được từng bộ phận và lắp xe đẩy hàng đúng kĩ thuật , đúng quy trình .
- Rèn luyện tính cẩn thận , an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp , tháo các chi tiết của xe đẩy hàng .
ii. Đồ dùng dạy họC
 Mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn .
Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật .
iii. các hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài 
2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu .
Gv quan sát mẫu xe đẩy hàng đã lắp sẵn .
GV hướng dẫn 
- Để lắp xe đẩy hàng cần bao nhiêu chi tiết ?
GV nêu tác dụng của xe đẩy hàng trong thực tế : 
 Xếp các chi tiết vào nắp hộp trong từng loại chi tiết .
B, Lắp từng bộ phận .
+Để lắp được em cần chọn chi tiết nào và số lượng là bao nhiêu ? 
+ GV giá đỡ trục bánh xe. 
Lắp tầng trên của xe và giá đỡ (H3-SGK).
Lắp thành sau, càng xe, trục xe .(H4 –SGK )
+ GV gọi 1,2 HS lên lắp bộ phận này .+ GV và các HS khác nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh .
GV làm mẫu
GV lắp ráp xe đẩy hàng theo quy trình trong SGK . 
Sau khi lắp xong GV kiểm tra sự chuyển động của xe.
 d. Lắp ráp xe đẩy .
GV nhắc nhở HS lưu ý các vị trí lắp ráp giã các bộ phận với nhau .
GV quan sát HS thực hành uốn nắn , chỉnh sửa cho những HS còn lúng túng .
3. Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập 
GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành .
GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành : 
GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp .
4. Hoạt động nối tiếp 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập của HS.
HS quan sát từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
HS chọn từng loại chi tiết trong SGK cho đúng , đủ .
HS quan sát hình 2 SGK và trả lời câu hỏi
Lắp giá đỡ trục bánh xe :
HS thực hành
HS trưng bày sản phẩm thực hành .
HS dựa vào tiêu chuẩn để tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn .
_______________________________________________________________
Thứ sáu ngày 15 tháng 4 năm 2011
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong bài văn miêu tả con vật
I. Mục đích yêu cầu:
-.Củng cố kiến thức về đoạn kết bài qua một bài văn mẫu tả con vật .
 Luyện tập xây dựng đoạn mở bài và kết bài trong bài văn tả con vật.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Vở BTTV
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
-Gọi 2 - 3 HS đọc đoạn văn miêu tả con vật mà em yêu thích.
B.Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài - ghi bảng
2. Phần nhận xét
Bài 1:Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Gọi HS nêu các cách mở bài và kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật và cây cối.
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn và trao đổi thảo luận yêu cầu bài.
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận.
- GV nhận xét và chốt :
* Có hai cách mở bài :
+ Mở bài trực tiếp : giới thiệu ngay vào con vật định tả.
+ Mở bài gián tiếp : Nói về chuyện khác sau đó mới giới thiệu con vật định tả.
* Có 2 cách kết bài:
Kết bài không mở rộng: Cho biết kết cục của câu chuyện.
Kết bài mở rộng : Sau khi cho biết kết cục , có lời bình luận thêm về câu chuyện.
Bài 2:Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV nhắc HS : Các em đã viết 2 đoạn văn tả hình dáng bên ngoài và tả hoạt động của con vật. Đó là 2 đoạn phần thân bài. Cần viết mở bài theo cách gián tiếp cho đoạn thân bài đó, sao cho đoạn mở bài gắn kết với thân bài.
- Gọi một số HS trình bày đoạn mở bài vừa viết.
- GV nhận xét , chỉnh sửa lỗi dùng từ đặt câu cho HS.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV hướng dẫn tương tự bài tập 2.
- GV lưu ý HS. Đọc thầm các phần đã hoàn thành của bài văn.Viết 1 đoạn kết bài theo kiểu mở rộng.
- GV nhận xét kết bài của HS và sửa chữa cách dùng từ, đặt câu cho HS.
5- Củng cố bài :
- Gọi 2 - 3 HS đọc hoàn chỉnh bài văn của mình.
2;3 HS đọcbài viết.
HS mở SGK
-1 học sinh đọc yêu cầu của bài; Cả lớp đọc thầm; suy nghĩ câu trả lời.
-HS nhắc lại các kiến thức đã học về các kiểu mở bài và kết bài đã học.
-HS trao đổi theo cặp , gạch chân các câu chọn.
-Nhóm nào làm nhanh lên bảng dán kết quả.
-Học sinh đại diện nhóm phát biểu ý kiến. 
-HS lắng nghe. .
-1 - 2 HS nhắc lại.
- 1 HS nêu yêu cầu bài.
-HS lắng nghe.
- HS viết đoạn mở bài vào vở BT.
- HS trình bày đoạn mở bài.
- HS viết đoạn kết bài mở rộng vào vở BT.
- HS trình bày đoạn kết bài mở rộng.
- HS 2 - 3 em đọc hoàn chỉnh bài văn của mình.
________________________________________
Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số
.Mục tiêu 
 - Giúp HS ôn tập củng cố kĩ năng thực hiện phép tính cộng, trừ phân số.
II.Đồ dùng dạy học
Phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
A.Kiểm tra
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện bài tập:
Tìm x để có các phân số bằng nhau:
a, b, 
c, d, 
 B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài : Nêu yêu cầu của giờ học .2 HD luyện 
Bài 1: GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép cộng, trừ phân số cùng mẫu số, khác mẫu số
+ Yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em chú ý cách chọn mẫu số bé nhất có thể để quy đồng rồi thực hiện phép tính.
+ GV chữa bài trước lớp.
Bài 2: Tính
+ Yêu cầu HS làm bài.
Bài 3: Tìm X
 + Yêu cầu HS tự làm bài.
Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa thành phần của X và kết quả của phép tính.
Bài 4: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu bài.
? Để tính được diện tích bể nước chiếm mấy phần vườn hoa, chúng ta phải tính được gì ?
+ Khi đã biết diện tích trồng hoa và diện tích lối đi thì chúng ta làm thế nào để tính được diện tích bể nước ?
+ Yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố bài:
- GV hệ thông các kiến thức đã học
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 2 phần.
- Cả lớp làm nháp, sau đó nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- 2 HS nêu quy tắc trước lớp, HS cả lớp theo dõi nhận xét .
- HS làm bài vào vở.
- 4 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- HS tự làm bài.
- 4 HS lên bảng thực hiện.
- Cả lớp và GV nhận xét. 
- HS đổi vở chữa bài.
- HS tự làm bài , 2 HS lên bảng. 
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 4.
 HS tự làm bài rồi gọi 1 HS lên bảng chữa bài chữa bài. 
_____________________________________________
Khoa học
Trao đổi chất ở động vật
i.Mục tiêu
- Kể ra những gì động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống. 
- Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở động vật.
- Có ý thức chăm sóc và bảo vệ động vật.
ii. đồ dùng dạy học
iiI. Các Hoạt động dạy – học 
A. Kiểm tra bài cũ :
- Động vật thường ăn những loại thức ăn gì để sống ?
- Vì sao một số loài động vật lại gọi là động vật ăn tạp ? Kể tên một số con vật ăn tạp mà em biết ?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài : GV nêuyêu cầu bài - ghi bảng .
2 .Hướng dẫn các hoạt động
Hoạt động 1 : Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất của động vật. 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1.
-Y/c HS tìm trong hình vẽ những gì động vật phải lấy từ môi trường và những gì phải thải ra môi trường trong quá trình sinh sống.
- GV kiểm tra giúp đỡ các nhóm.
- HS trả lời câu hỏi do GV đề ra ? Kể tên những yếu tố mà động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong qúa trình sống ? Quá trình trên được gọi là gì ?
- GV nhận xét và rút ra kết luận về quá trình trao đổi chất ở động vật
 Hoạt động 2: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở động vật 
- GV chia nhóm giao nhiệm vụ
-GV nhận xét tuyên dương những nhóm có sản phẩm đẹp.
4. Củng cố bài: Nêu quá trình TĐC ở ĐV?
- 3 HS lên bảng trả lời các câu hỏi :
- HS quan sát hình 1 theo cặp và thảo luận câu hỏi.
Đại diện nhóm báo cáo kq
- Các nhóm khác nghe, bổ sung ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn hoạt động 
- Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm
2 HS nêu 
____________________________________________________
Tiếng Việt(TH)
Ôn tập trạng ngữ 
I Mục đích yêu cầu: 
- Giúp học sinh hệ thống lại những kiến thức cơ bản về trạng ngữ đã học
- Giáo dục HS biết viết câu văn có thành phần TN thêm sinh động hơn
II. Chuẩn bị
- Hệ thống bài tập 
II . Hoạt động dạy học : 
A. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu nội dung chủ yếu về trạng ngữ đã học? 
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : : Nêu yc tiết học.
2. HD ôn tập các dâu hiệu để nhận biết TN - GV dung câu hỏi gợi mở đẻ HS nêu được tác dụng của TN và dấu hiệu để nhận biết TN ( Về mặt hình thức và ý nghĩa ) 3 Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1. Tìm trạng ngữ trong câu và cho biết TN đó chỉ gì? 
 - Đúng lúc đó, cô giáo bước vào lớp - ở vùng này, vào lúc hoàng hôn và lúc trăng sáng, phong cảnh thật nên thơ. - ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cáibánh rợm. - Để phủ xanh đất trống, đồi trọc, chúng ta phải tích cực trồng rừng. Bài 2. Đặt câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân, phương tiện
Bài3: Thêm trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm cho câu:
a) ..............trường em làm lễ khai giảng năm học mới.
b) ............chúng em tổ chức sinh hoạt lớp.
c) ..............cuộc sống trên quê hương em đã thay đổi hẳn.
d)Chúng em tích cực ôn tập, .........................
Bài 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn tả một con vât. mà em thích có sử dụng các trạng ngữ đã học?
4. Củng cố bài 
- GV thu bài chấm - Nhận xét và giải đáp thắc mắc của HS
-Nhắc lại kiến thức vè trạng ngữ 
- HS trao đổi cặp đôi nêu t/d và dấu hiệu nhận biết TN
- 1 HS đọc yêu cầu 1
- HS dựa vào dấu hiệu nhận biết TN để làm bài
 - 4 HS khá chữa bài.
- HS làm nhóm. Nhóm nào làm nhanh dán bài lên bảng.
-Đại diện các nhóm đọc kết quả .
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- HS làm việc cá nhân 
- HS thi đua nêu câu đã hoàn chỉnh
- HS nêu ý kiến
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
	 - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần; đề ra phương hướng 
trong tuần tới.
II. Nội dung:
	1- Kiểm điểm nề nếp, họat động tuần 32
- Ban cán sự lớp lần lượt trình bày theo phân cấp kết quả theo dõi thi đua trrong tuần
-Lớp trưởng lên báo cáo tổng hợp về hoạt động trong tuần của lớp.
- ý kiến của các thành viên trong lớp.
+ ưu điểm: 
+ Tồn tại:
2- Phổ biến công tác thi đua tuần 33
-Nề nếp : 
-Học tập :
-TDVS :
-Các hoạt trọng tâm : Củng cố ôn tập và hệ thống hoá kiến thức chuẩn bị cho KSCL cuối năm
3.Văn nghệ : Tổ chức cho các em múa hát về đảng, vầ Bác Hồ về quê hương đất nước
Dạy phân loại đối tượng
Học sinh khá giỏi khối 4 ---Môn Tiếng việt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_32_nam_hoc_2010_2011_nguyen_dinh_suu.doc