Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Lộc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Lộc

I- Mục tiêu :

1.Kiến thức : Ôn tập về phép nhân và phép chia phân số

 -Tìm thành phần chưa biết của phép tính .

2.Kĩ năng :Rèn kĩ năng làm tính giải toán .

3. GD tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.

II - Đồ dùng dạy học .

-Bảng phụ , vở toán .

III Hoat động dạy học .

 

doc 25 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 33 - Năm học 2010-2011 - Đinh Thị Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Ngày soạn: 14/4/2011
Ngày dạy: 16/4/2012
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012
Chào cờ
Tập trung dưới cờ
Tập đọc
Vương quốc vắng nụ cười (Tiếp theo)
I- Mục tiêu : 
1. Kĩ năng : Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài . Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn 
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui , bất ngờ , hào hứng , thay đổi giọng cho phù hợp với nội dung và nhân vật trong truyện .
2.Kiến thức Hiểu những từ ngữ khó trong bài .
- Hiểu nội dung bài : Tiếng cười rất cần thiết với cuộc sống của chúng ta.
3.GD: GD tình yêu quê hương đất nước .
II - Đồ dùng dạy học:
III Hoạt động dạy học :
I Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, trả lời về nội dung bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi.
- Gọi HS nhận xét bạn dọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét và cho điểm từng HS
II Bài mới :
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc toàn bài (3 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- HS đọc bài theo trình tự:
+ HS1: Cả triều đình háo hức.. trọng thưởng
+ HS2: Cậu bé ấp úng..đứt dải rút ạ.
+ HS3: Triều đình được..nguy cơ tàn lụi.
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
- 1 HS đọc phần chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nốiđoạn
- Gọi HS đọc toàn bài
- 2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
- Theo dõi GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm toàn bài, trao đổi, trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Luyện đọc và trả lời câu hỏi theo cặp.
- Gọi HS trả lời tiếp nối
- Tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Con người phi thường mà cả triều đình háo hức nhìn là ai vậy?
+ Đó chỉ là một cậu bé chừng mười tuổi tóc để trái đào.
+ Thái độ của nhà vua như thế nào khi gặp cậu bé?
+ Nhà vua ngọt ngào nói với cậu và nói sẽ trọng thưởng cho cậu.
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở đâu?
+ Cậu bé phát hiện ra những chuyện buồn cười ở xung quanh câụ: nhà vua 
+ Vì sao những chuyện ấy buồn cười?
+ Những chuyện ấy buồn cười vì vua 
+ Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống ở vương quốc u buồn như thế nào?
+ Tiếng cười như có phép mầu làm mọi gương mặt đều rạng rỡ, tươi tỉnh, 
+ Em hãy tìm nội dung chính của đoạn 1,2 và 3.
+ Đoạn 1, 2: tiếng cười có ở xung quanh ta.
- Ghi ý chíh của từng đoạn lên bảng
+ Đoạn 3: Tiếng cười làm thay đổi cuộc sống u buồn
+ Phần cuối truyện cho ta biết điều gì?
+ Phần cuối truyện nói lên tiếng cười 
- Ghi ý chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu 3 HS luyện đọc theo vai, người dẫn chuyện, nhà vua, cậu bé. HS cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc.
- 2 lượt HS đọc phân vai. HS cả lớp theo dõi tìm giọng đọc (như ở phần luyện đọc)
- Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
+ Treo bảng phụ có ghi sẵn đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
+ Tổ chức cho HS thi đọc.
+ 3 đến 5 HS thi đọc.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
iii- Củng cố - dặn dò
- Gọi 5 HS đọc phân vai toàn truyện. Người dẫn chuyện, nhà vua, vị đại thần, viên thị vệ, cậu bé.
+ Hỏi: Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
- 5 HS đọc phân vai.
- HS nối tiếp nhau nêu ý kiến
+ Tiếng cười rất cần thiết cho cuộc sống.
+ Thật là kinh khủng nếu cuộc sôngs không có tiếng cười.
+ Thiếu tiếng cười cuộc sống xé vô cùng tẻ nhạt và buồn chán.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đọc bài, kể lại truyện cho người thân nghe.
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát
 (GV chuyên dạy)
Toán
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
I- Mục tiêu : 
1.Kiến thức : Ôn tập về phép nhân và phép chia phân số 
 	-Tìm thành phần chưa biết của phép tính .
2.Kĩ năng :Rèn kĩ năng làm tính giải toán .
3. GD tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
II - Đồ dùng dạy học .
-Bảng phụ , vở toán .
III Hoat động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS chữa bài tập 2(167)
-Nhận xét cho điểm .
2. Bài mới 
a – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
b- HD HS ôn tập :
*Bài 1(168)
-GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài , đọc bài trước lớp để chữa bài 
-GV YC HS nêu cách tính ... 
 *Bài 2 (168)
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS tự làm bài .
-GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm X của mình .
*Bài 3 HSKG(168)
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu 
-GV HS cho HSlàm bài –HS chữa bài 
-GV nhận xét .
*Bài 4 a (169)
-Gọi HS đọc đề nêu cách làm .
-Cho HS làm bài .
-Chữa bài .
3. Củng cố Dặn dò :
-Nhận xét giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-HS làm vào vở bài tập .
-HS theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài của mình .
-3HS làm bảng .-HS lớp làm vở .
HS theo dõi phần HD của GV , sau đó làm vở –HS đổi vở kiểm tra kết quả .
-HS làm bảng ; HS lớp làm vở 
Giải : Chu vi tờ giấy là : Diện tích tờ giấy là : (m2)
Diện tích 1 ô vuông là: (m2)
Số ô vuông cắt là :(ô)
Chiều rộng tò giấy HCN:(m)
Lịch sử
Tổng kết 
I Mục tiêu : 
-Hệ thống hoá được quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX.
-Nhớ được các sự kiện , hiện tượng , nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc .
II - Đồ dùng dạy học .
-Sưu tầm những mẩu chuyện về các nhân vật lịch sử tiêu biểu ..Bảng thống kê về các giai đoạn lịch sử đã học .
III Hoạt động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS trả lời câu hỏi :
+Em hãy mô tả kiến trúc độc đáo của quần thể kinh thành Huế ?
+Em trình bày hiểu biết của mình về kinh thành Huế ?
-GV nhận xét cho điểm .
2 Bài mới :
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2 – Phát triển bài ;
*HĐ 1 :. Thống kê lịch sử .
-GV treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học 
-GV lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê . 
VD:
+Giai đoạn đầu tiên chúng ta được học trong lịch sử nước nhà là giai đoạn nào ?
+Giai đoạn này bắt đầu từ bao giờ kéo dài đến khi nào ?
+Giai đoạn này triêu đại nào trị vì ?
+Nội dung cơ bản của giai đoạn này là gì?
-GV tiến hành tương tự với các giai đoạn khác ....
*HĐ2: Thi kể chuyện lịch sử .
-GV yêu cầu HS nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỷ XIX 
_GV tổ chức cho HS kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trên ?
 -GV tổng kết cuộc thi , Nhận xét ...
3. Củng cố Dặn dò :
- -GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK .
-Dặn dò HS học ở nhà và chuẩn bị bài sau 
-HS trả lời câu hỏi .
-HS nhận xét bổ xung .
-HS quan sát , nghe câu hỏi trả lời .
-HS tự ghi vào phiếu của mình .
VD :
+Buổi đầu dựng nước và giữ nước .
+Bắt đầu từ khoảng 700năm TCN đến năm 179 TCN .
+Các vua Hùng , sau đó là An Dương Vương 
+Hình thành đất nước với phong tục tập quán riêng .Nền văn minh sông Hồng ra đời .
-HS nêu: Mỗi HS nêu tên 1 nhân vật 
+Hùng Vương , An Dương Vương , Hai Bà Trưng , Ngô Quyền , Đinh Bộ Lĩnh , Lê Hoàn , Lý Thái Tổ , Lý Thường Kiệt , Trần Hưng Đạo , Nguyễn Trãi ...
-HS kể .
Ngày soạn: 15/4/2012
Ngày dạy: 17/4/2012
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012
Toán:
Ôn tập về các phép tính với phân số (tiếp theo)
I- Mục tiêu : 
-Phối hợp bốn phép tính với phân số để tính giá trị của biểu thức và giải bài toán có lời văn .
- Rèn kĩ năng giải toán cho HS
- GD tính cẩn thận, chính xác trong học toán.
II - Đồ dùng dạy học .
-Bảng phụ , vở toán .
III Hoat động dạy học .
1. Kiểm tra bài cũ :
-Gọi HS chữa bài tập 2(168)
-Nhận xét cho điểm .
2. Bài mới ;
1 – Giới thiệu bài : Ghi bảng .
2- HD HS ôn tập :
*Bài 1 a,c (169)
-GVyêu cầu HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS làm bài , đọc bài trước lớp để chữa bài 
-GV YC HS nêu cách tính ... 
*Bài 2 b (169)
-GV cho HS nêu yêu cầu của bài 
-Cho HS tự làm bài .
-GV chữa bài yêu cầu HS giải thích cách làm của mình .
*Bài 3 (168)
- GV YC HS đọc đề nêu yêu cầu 
-GV HS cho HSlàm bài –HS chữa bài 
-GV nhận xét .
*Bài 4 HSKG(169)
-Gọi HS đọc đề nêu cách làm , sau đó đọc kết quả và giải thích cách làm .
-GV chữa bài , nhận xét .
3. Củng cố Dặn dò :
-Nhận xét giờ học .
-Dặn dò HS học ở nhà và CB bài sau
-HS chữa bài .
-HS nhận xét .
-HS làm vào vở bài tập .
-HS theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài của mình .
VD 
-4HS làm bảng .-HS lớp làm vở .
VD : 
-HS làm bảng ; HS lớp làm vở 
Giải : Đã may áo hết số mét vải là :
 20x ( m)
Còn lại số mét vải là :20 – 16 = 4 (m)
Số cái túi may được là :4 : (cái )
 Đáp số : 6 cái túi . 
HS làm bài , báo cáo kết quả .
CHÍNH TẢ (nhớ - viết)
Ngắm trăng, Không đề
I- Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Nhớ- viết chính xác , đẹp bài Ngắm trăng ,Không đề của Bác .
2. Kĩ năng : Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr/ch . 
3. GD: Tình yêu thiên nhiên, đất nước.
II - Đồ dùng dạy học .
III Hoạt động dạy học .
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 1 HS lên bảng kiểm tra các từ, cần chú ý chính tả của tiết trước.
- 1 HS đọc cho 2 HS viết các tiết sau:
+ PB: vì sao, năm sau, sứ sở, sương mù, gắng sức, xin lỗi, sự
+ PN: khôi hài, dí dỏm, hóm hỉnh, công chúng, suốt buổi, nói chuyện, nổi tiếng.
- Nhận xét chữ viết của HS.
II Bài mới :
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn viết chính tả
a) Trao đổi về nội dung bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Ngắm trăng và Không đề.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc thuộc lòng từng bài thơ.
- Hỏi: + Qua hai bài thơ Ngắm trăng và Không đề của Bác, em biết được điề gì ở Bác Hồ?
+ Qua hai bài thơ, em học được ở Bác điều gì?
+ Qua bài thơ, em thấy Bác là người sống rất giản dị, luôn lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống cho dù gặp bất kì hoàn cảnh khó khăn nào.
+ Qua hai bài thơ em học được ở Bác tinh thần lạc quan, không nản chí trước mọi hoàn cảnh khó khăn, vất vả.
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó khi viết chính tả, luyện đọc và luyện viết.
- Luyện đọc và luyện viết các từ ngữ : không rượu, hững hờ, trăng soi, cửa sổ, đường non, xách bương
c) Nhớ - viết chính tả
d) Soát lỗi, thu, chấm bài.
3- Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2
a) - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài .
- Yêu cầu các nhóm làm việc. GV nhắc HS chỉ điền vào bảng các tiếng có nghĩa.
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới cùng trao đổi, thảo luận, tìm từ.
- Đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi 1 nhóm dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được.
- Dán phiếu, đọc các từ vừa tìm được.
- Gọi các nhóm khác bổ sung từ mà nhóm chưa có.
- Bổ sung. ... HS làm vào vở bài tập .
-HS nối tiếp nhau đọc bài –Cả lớp theo dõi bài chữa của bạn để tự kiểm tra bài của mình .
-HS làm bài thống nhất kết quả .
VD 5 giờ = 60 phút 420 giây = 7phút 
 3giờ 15 phút = 195phút .....
-2HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
VD : 5 giờ 20 phút > 300 phút 
 320 phút 
 495 giây = 8 phút 15 giây 
 495 giây .......
-1HS làm bảng ; HS lớp làm vở .
Giải : +Thời gian Hà ăn sáng là :
 7 giờ – 6 giờ 30 phút = 30 phút 
+Thời gian Hà ở nhà buổi sáng là :
 11giờ 30 phút – 7giờ 30 phút = 4 giờ 
-HS làm bảng ; HS lớp làm vở 
Giải : 600giây = 10 phút ; 20 phút 
 1/4 giờ = 15 phút ; 3/8 giờ = 18 phút 
 Ta có 10 < 15 < 18 < 20 
Vậy 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các khoảng thời gian đã cho .
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ mục đích cho câu
I- Mục tiêu : 
 - Hiểu tác dụng, đặc điểm của trạng ngữ chỉ mục đích trong câu .
- Nhận diện được trạng ngữ chỉ mục đích trong câu BT1. bước đẩu biết dùng trạng ngữ chỉ mục đích trong câu cho phù hợp với nội dung BT2,3.
II - Đồ dùng dạy học .
 - Đoạn văn ở BT1 phần nhận xét viết vào bảng phụ .
- Bài tập 1, 2 phần luyện tập viết vào phiếu .
III Hoạt động dạy học .
1 Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu mỗi HS đặt 2 câu trong đó có sử dụng từ ngữ thuộc chủ điểm: lạc quan - yêu đời .
- 2 HS lên bảng
- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc từng câu tục ngữ của chủ điểm, nói ý nghĩa và tình huống sử dụng câu tục ngữ ấy.
- 2 HS đứng tại lớp trả lời.
- Gọi HS nhận xét bạn trả lời câu hỏi. 
- Nhận xét .
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng .
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2 Bài mới :
a- Giới thiệu bài.
b- Tìm hiểu ví dụ
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài .
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Gọi HS phát biểu ý kiến .
- HS nêu: Trạng ngữ Để dẹp nỗi bực mình bổ sung ý nghĩa chỉ mục đích cho câu .
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Chữa bài
- Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi nào ? 
+ Trạng ngữ chỉ mục đích trả lời cho những câu hỏi: Để làm gì? Nhằm mục đích gì ? Vì ai ? 
- Kết luận .
c. Ghi nhớ 
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng. HS cả lớp đọc thầm để thuộc bài tại lớp .
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích .
- 3 HS tiếp nối nhau đặt câu. Ví dụ: 
- Nhận xét, khen ngợi HS hiểu bài .
d. Luyện tập 
 Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp 
- Phát phiếu cho 2 nhóm HS . Yêu cầu các nhóm trao đổi, thảo luận, tìm trạng ngữ chỉ mục đích.
- 2 nhóm làm việc vào phiếu. HS cả lớp làm bằng bút chì vào SGK .
- Gợi ý : 
- Gọi 1 nhóm dán phiếu lên bảng. Yêu cầu các nhóm khác bổ sung, nhận xét. 
- Dán phiếu, đọc, chữa bài .
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng .
a) Để tim phòng dịch cho trẻ em, tỉnh đã cử nhiều cán bộ y tế về các bản.
b) Vì tổ quốc, thiếu niên sẵn sàng !
c) Nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học ... 
 Bài 2: 
- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức làm bài tập 1 .
a) Để lấy nước tưới cho vùng đất ...
b) Để trở thành những người có ích cho xã hội / Để trở thành con ngoan trò giỏi / Vì danh dự của lớp / .
c) Để thân thể mạnh khoẻ / Để có sức khoẻ dẻo dai / em phải ...
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng yêu cầu và 2 đoạn văn của bài . 
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp .
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, làm bài .
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Các HS khác nhận xét.
2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng .
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
a) Chuột thường gặm các vật cứng để làm gì ? Để mài cho răng cùn đi.
b) Lợn thường lấy mõm dũi đất lên để làm gì ? Để kiếm thức ăn chúng dùng cá.... 
3- Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, đọc lại 2 đoạn văn ở BT3, đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn
Điền vào giấy giờ in sẵn
I- Mục tiêu : 
 - Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong thư chuyển tiềnBT1.
 - Bước đầu biết cách ghi vào thư chuyển tiền để trả lại bưu điện sau khi đã nhận được tiền gửiBT2.
II - Đồ dùng dạy học .
- Mẫu thư chuyển tiền đủ dùng cho từng HS.
III Hoạt động dạy học .
1- Giới thiệu bài
- Hỏi:
+ ở tuần 30 các em đã làm quen với loại giấy tờ in sẵn nào?
+ Giấy khai báo tạm trú, tạm vắng.
+ Tại sao phải khai báo tạm trú, tạm vắng.
Giới thiệu-: Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu nội dung, điền đúng nội dung vào Thư chuyển tiền.
+ Khai báo tạm trú, tạm vắng để chính quyền địa phương năm được những người đang có mặt hoặc vắng mặt ở địa phương mình. Phòng khi có viễcảy ra, cơ quan chức năng có cơ sở, căn cứ để điều tra.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài .
- Treo tờ Thư chuyển tiền đã phôtô theo khổ giấy to và hướng dẫn HS cách điền:
- Quan sát, lắng nghe.
- Hoàn cảnh viết thư chuyển tiền là em và mẹ em ra bưu điện gửi tiền về quê biếu bà. Nhà vậy người gửi là ai? Người nhận là ai?
+ Người gửi là em và mẹ em, người nhận là bà em.
- Các chữ viết vắt: SVĐ, TBT, ĐBT ở mặt trước, cột phải, phía trên thư chuyển tiền là những ký hiệu riêng của ngành bưu điện. Các em lưu ý không ghi mục đó.
- Nhận ấn: dấu ấn trong ngày của bưu điện.
- Người làm chứng: ngời chứng nhận việc đã nhận đủ tiền. 
- Căn cước: chứng minh thư nhân dân
Mặt trước mẫu thư các em phải ghi đầy đủ những nội dung sau:
. Ngày gửi thư, sau đó là tháng, năm.
. Họ tên, địa chỉ người gửi tiền (họ tên của mẹ em).
. Số tiền gửi (viết toàn chữ - không phải bằng số.
. Họ tên, người nhận (là bà em). Phần này viết 2 lần, vào cả bên phải và bên trái trang giấy.
. Nếu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
. Những mục còn lại nhân viên Bưu điện sẽ điền.
. Mặt sau mẫu thư em phải ghi đầy dủ các nội dung sau
. Em thay mẹ viết thư cho người nhận tiền (bà em) - viết vào phần dành riêng để viết thư. Sau đó đưa mẹ ký tên.
. Tất cả những mục khác, nhân viên Bưu điện và bà em, người làm chứng (khi nhận tiền) sẽ viết.
- Gọi 1 HS khá đọc nội dung em điền vào mẫu thư chuyển tiền cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 3 đến 5 HS đọc thư của mình.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- GV hướng dẫn HS viết mặt sau thư chuyển tiền. 
- Mặt sau thư chuyển tiền dành cho người nhận tiền. Nếu khi nhận được tiền các em cần phải điền đủ vào mặt sau các nội dung sau:
. Số chứng minh thư của mình.
. Ghi rõ họ tên, địa chỉ hiện tại của mình.
. Kiểm tra lại số tiền được lĩnh xem có đúng với số tiền ghi ở mặt trước thư chuyển tiền tiền không.
. Ký nhận đã nhận đủ số tiền gửi đến vào ngày, tháng, năm nào, tại địa chỉ nào.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, GV nhận xét.
3- Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ cách điền vào Thư chuyển tiền và chuẩn bị bài sau.
Địa lí
Ôn tập 
I. Mục tiêu
sau khi học, HS có khả năng:
- Biết chỉ trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung, các cao nguyên Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
- So sánh và hệ thống hoá ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
- Rèn luyện, củng cố kỹ năng phân tích bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
- Tôn trọng các nét đặc trưng văn hoá của các người dân ở các vùng miền.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Nội dung cuộc thi hái hoa dân chủ.
- Phiếu bài kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
1. GTB-GĐB
2. Các hoạt động dạy-học chủ yếu:
- GV tổ chức lớp thành 4 nhóm thi dưới hình thức hái hoa dân chủ để củng cố và ôn tập các kiến thức của các bài đã học.
- Mỗi nhóm sẻ cử 3 đại diện lên để thành lập 1 đội chơi. Trong quá trình chơi, các đội có quyền đổi người.
 GV tổ chức thành các vòng thi như sau:
Vòng 1: Ai chỉ đúng?
- GV sẽ chuẩn bị sẵn các băng giấy ghi tên các địa danh: dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng,....
- Nhiệm vụ của các đội chơi: lần lượt lên bốc thăm, trúng địa danh nào, đội đó phải chỉ vị trí trên bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Nếu chỉ đúng vị trí: đôi ghi được 3 điểm.
- Nếu chỉ sai: đội không ghi được điểm nào
Vòng 2: Ai kể đúng?
- GV chuẩn bị sẵn các bông hoa, trong đó có ghi: dãy núi Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên,...
- GV yêu cầu nhiệm vụ của các đội chơi:...
Vòng 3: Ai nói đúng?
- GV chuẩn bị các băng giấy: Hà Nội , Hải Phòng, Huế,...
- Nhiệm vụ của các đội chơi:...
Vòng 4: Ai đoán đúng?
- GV chuẩn bị sẵn 1 ô chữ với các ô hàng dọc và hàng ngang.
- Nhiệm vụ: Sau khi nghe lời gợi ý về các ô chữ hàng ngang, đội nào nghĩ ra trước có thể phất cờ xin trả lời trước.
+ Mỗi ô chữ hàng ngang trả lời đúng : ghi được 5 điểm.
+ Mỗi ô chữ hàng dọc trả lời đúng: ghi được 20 điểm.
KL: ô chữ hàng dọc Việt Nam
3. Củng cố - dặn dò
- Về nhà học bài 
- Chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt tập thể
Kiểm điểm tuần 33
 I/ Mục tiêu:
 1/ HS thấy được trong tuần qua mình có những ưu, khuyết điểm gì.
 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 3/ Giáo dục ý thức phê và tự phê.
 II/ Chuẩn bị:
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu.
 III/ Tiến trình sinh hoạt:
 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua.
 + Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
 - Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
 - Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
 - Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
 - Đánh giá xếp loại các tổ. 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
 + Về học tập: 
 +Về đạo đức: 
 +Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ: 
 +Về các hoạt động khác..
 - Tuyên dương, khen thưởng. ..
 - Phê bình 
 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.
 - Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
 - Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
 3/ Củng cố - dặn dò.
 - Nhận xét chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_33_nam_hoc_2010_2011_dinh_thi_loc.doc