Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chương trình giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chương trình giảm tải)

Luyện viết

BÀI 34

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Viết đẹp, đúng mẫu chữ, trình bày đẹp đoạn thơ: “Nhớ ông Cụ . theo bóng Người" (Theo hai kiểu chữ đứng và nghiêng nét thanh đậm).

- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.

II. Đồ dùng dạy học:

 - HS: Vở luyện chữ đẹp.

III. Hoạt động dạy - học:

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 34
Thứ 2 ngày 2 tháng 5 năm 2011.
Tập đọc:
TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ.
I. Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ, dứt khoát.
- Hiểu nội dung: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. (trả lời được câu hỏi trong SGK)
GDKNS: Kiểm soát cảm xúc.Ra quyêt định tìm kiếm các lựa chọn-Tư duy sáng tạo, nhận xét bình luận.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3p)
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ
Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi về nội dung bài- Gọi HS nhận xét 
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới
2.1.Giới thiệu bài(1p)
2.2.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc(12p)
- Gọi HS đọc toàn bài.
- HD chia đoạn: Bài văn chia làm 3 đoạn
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn (3 lượt), kết hợp hướng dẫn HS:
+ Luyện đọc các từ ngữ dễ đọc sai: thống kê, trung bình, thư giãn, thoả mãn, điều trị bệnh, ... (GV hướng dẫn HSY đọc từng từ)
+ Hiểu nghĩa các từ mới: thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị, ...
+ Luyện đọc đúng toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
b) Tìm hiểu bài:(15p)
- Yêu cầu học sinh đọc thầm toàn bài.
 H. Phân tích cấu tạo của bài văn trên. Nêu ý chính của từng đoạn văn.
H. Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ?
H. Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
H: Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất.
- GV ghi nội dung chính lên bảng.
- Yêu cầu HS nhắc lại ND chính của bài.
c) Đọc diễn cảm(10p)
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc cả bài.
- Treo bảng phụ, tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn "Tiếng cười là liều thuốc bổ ... hẹp mạch máu”.
- Gọi HS thi đọc diễn cảm.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
-3 HS lên thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS lần lượt đọc tiếp nối đoạn:
+ Đ1: Một nhà văn ... cười 400 lần.
+ Đ2: Tiếng cười là ... hẹp mạch máu.
+ Đ3: Ở một số nước ... sống lâu hơn.
.- HS luyện đọc từ khó (HSYếu luyện đọc từ khó).
- 1 HS đọc thành tiếng các phần chú giải. Lớp đọc thầm
- 3HS nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh theo dõi đọc mẫu.
- HS đọc thầm toàn bài
+ Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
+ Vì khi cười, tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 ki-lô-mét một giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm cho con người có cảm giacsangr khoái, thoả mãn.
+ Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
+ ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
- ND: Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.
- 2-3 HS nhắc lại ND chính của bài.
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài.
- N2: Luyện đọc diễn cảm (HS KT luyện đọc trôi chảy đoạn 1). 
- HS TB trở lên thi đọc diễn cảm. Học sinh lắng nghe tìm giọng đọc hay nhất.
- HS nghe
Toán
ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP).
I. Mục tiêu: Gíup HS:
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được các phép tính với số đo diện tích.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại bảng đơn vi đo diện tích đã học.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài.(1p)
2) HD làm bài tập.(35p)
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV chép bài tập lên bảng, gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét và ghi vào chỗ chấm.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
a) 15m2 = 150000dm2; m2 = 10dm2
103m2 = 10300dm2; dm2 = 10cm2
2110dm2 = 211000dm2; m2 = 1000cm2
Bài 4:
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
- Gọi HSKG chữa bài tập 5.
C. Củng cố, dặn dò.
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nhắc lại.
- HS lắng nghe
- 1 em đọc to. Cả lớp đọc thầm.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả, lớp nhận xét.
- 1HS đọc lại toàn bộ nội dung BT1.
1m2 = 100dm2; 1km2 = 1000000m2
1m2 = 10000cm2; 1dm2 = 100cm2
- HS nêu yêu cầu.
- HS cả lớp làm nháp (Yêu cầu HSYếu làm cột bên trái vào vở).
- HS nối tiếp nhau lên bảng điển kết quả, lớp nhận xét.
b) 500cm2 = 5dm2; 1cm2 = dm2
 1300dm2 = 13m2; 1dm2 = m2
 60000cm2 = 6m2; 1cm2 = m2
 c) 5m2 9dm2 = 509dm2; 700dm2 = 7m2
8m2 50cm2 = 80050cm2; 50000cm2 = 5m2
- 1HS đọc.
- 1HS lên bảng giải, HSTB trở lên giải vào vở. (HSKG giải thêm BT3 vào vở nháp).
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Diện tích thửa ruộng là:
64 x 25 = 1600 (m2)
Số thóc thu được trên cả thửa ruộng là:
 x 1600 = 800 (kg)
800kg = 8 tạ
 Đáp số: 8 tạ thóc.
Đạo đức
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hành một số kĩ năng đã học từ bài 1 đến bài 14.
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Phiếu ghi các tình huống.
- HS: Thẻ màu.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3p)
- Yêu cầu HS kể lại một việc làm tốt của một bạn trong lớp.
- Giáo viên nhận xét, KL chung.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Giảng bài
* HĐ1: Bày tỏ ý kiến(15p)
- Giáo viên lần lượt các ý kiến.
- Yêu cầu một số HS giải thích.
- GV nhận xét, KL.
* Bài 1: Trung thực trong học tập.
a) Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.
b) Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ.
c) Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.
* Bài 5: Tiết kiệm thời giờ.
a) Thời giờ là thứ ai cũng có không mất tiền mua nên không cần tiết kiệm.
b) Tiết kiệm thời giờ là học suốt ngày không làm việc gì khác.
c) Tiết kiệm thời giờ là sử dụng thời gian hợp lí, có hiệu quả.
*HĐ2: Xử lí tình huống(15p)
- GV chia lớp thành hai nhóm, phát phiếu tình huống cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- Gọi HS các nhóm lên trình bày trước lớp.
- HD HS nhận xét.
- GV nhận xét chung, KL.
- GV nêu lần lượt các việc làm ở BT3.
*Tình huống 1: Hôm nay, đến phiên Hồng làm trực nhật lớp. Cúc đến rủ Hồng đến lớp sớm. Do trời lạnh nên Hồng không chịu ra khỏi chăn và nhớ Cúc làm hộ. Theo em, Cúc nên làm gì trong tình huống đó?
3. Củng cố, dặn dò:(1p)
- GV hệ thống nội dung bài.
- Gọi HS đọc lại Ghi nhớ trong SGK.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- 2HS kể.
- HS nghe
- HS bày tỏ ý kiến bằng cách giơ thẻ.
- Học sinh giải thích.
+ Không tán thành.
+ Không tán thành.
+ Tán thành.
+ Không tán thành.
+ Không tán thành.
+ Tán thành.
- N5: Về vị trí nhóm và nhận phiếu tình huống.
- Các nhóm phân vai, thảo luận và tập trình bày trong nhóm.
- Các nhóm lên trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
* Tình huống 2: Hùng cùng các bạn rủ nhau đá bóng trong sân trường, chẳng may để bóng rơi làm vỡ kính lớp học. Hùng và các bạn nên làm gì trong tình huống đó?
 Chiều thứ 2 
 Lịch sử:
ÔN TẬP HỌC KÌ 2.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê – thời Nguyễn.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Băng thời gian các giai đoạn lịch sử; Bộ tên các giai đoạn lịch sử.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra(3p)
- Yêu cầu HS kể tên các bài Lich sử đã học trong học kì II vừa qua.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. Tìm hiểu bài
* HĐ1: Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu.(15p)
- GV phát băng thời gian cho các nhóm.
- Yêu cầu HS lên thình bày.
- GV hỏi thêm:
H. Chiến thắng Chi Lăng diễn ra vào năm nào? do ai lãnh đạo?
H. Thời Hậu Lê, Lê Thánh Tông quản lí đất nước như thế nào?
H. Giáo dục thời Hậu Lê phát triển như thế nào?
H. Kể tên những tác giả văn học tiêu biểu thời Hậu Lê.
H. Hãy kể một trong những sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn.
* HĐ2: Trò chơi" Đối đáp"(15p)
- GV chia lớp thành hai đội chơi.
- Phổ biến cách chơi: Đội 1 nêu tên bài trong giai đoạn thời Hậu Lê đến thời Nguyễn. Đội hai thảo luận khoảng 3 phút rồi trình bày một sự kiện tiêu biểu của bài đó.
- Cho HS tiến hành chơi.
- Tổng kết trò chơi
3.Củng cố, dặn dò(1p)
- Gọi vài em đọc phần bài học cuối SGK.
- Nhận xét tiết học.
- 1HS lên bảng nêu.
- HS nghe
- HS hoạt động nhóm: đọc SGK và tập trình bày tên các sự kiện lịch sử ứng với từng giai đoạn.
- Đại diện nhóm lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Năm 1428, do Lê Lợi lãnh đạo.
+ ... cho vẽ bản đồ và soạn bộ luật Hồng Đức
+ ... có nề nếp và quy củ. Nhằm đào tạo những người trung thành với chế độ phong kiến và nhân tài cho đất nước.
+ Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông.
- HS nối tiếp nhau kể.
- Các đội chơi về vị trí.
- Lắng nghe cách chơi.
- Hai đội thi đua chơi.
Luyện viết
BÀI 34
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Viết đẹp, đúng mẫu chữ, trình bày đẹp đoạn thơ: “Nhớ ông Cụ ... theo bóng Người" (Theo hai kiểu chữ đứng và nghiêng nét thanh đậm).
- Rèn kĩ năng viết cho học sinh.
II. Đồ dùng dạy học:
 - HS: Vở luyện chữ đẹp.
III. Hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài(1p)
2) HD viết bài(18p)
- Gọi HS đọc nội dung bài viết.
- Yêu cầu HS tìm các chữ hay viết sai có trong bài và các chữ cần viết hoa.
- Cho HS luyện viết đúng các chữ hay viết sai. Quan sát mẫu chữ viết và luyện viết đúng các chữ viết hoa.
- Lưu ý HS cách trình bày.
- Cho HS viết bài; GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS.
3) Chấm, chữa lỗi chính tả(10p)
C. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- HS theo dõi
- 2 HS đọc.
- Các chữ hay viết sai: sỏng ngời, tinh sương, suối reo, rừng núi, ... các chữ viết hoa: Ông Cụ, Người, và các chữ đầu câu
- Lần lượt từng HS lên bảng viết, lớp viết vào vở nháp.
- HS quan sát trong vở.
- HS viết bài
- HS về nhà luyện viết thêm
Luyện toán
LUYỆN TẬP CHUNG.
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
- Đặt tính và các các phép tính với số tự nhiên.
- Thực hiện được các phép nhân với số có 3 chữ số, tích không quá 6 chữ số; chia cho số có hai chữ số.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới:
1) Giới thiệu bài.(1p)
2) HD làm bài tập.(38p)
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a, 10582 + 25808; c, 25248 : 32
b, 687652 - 42736; d, 2365 x 456
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt câu giải đúng.
Bài 2: Tính giá trị biểu thức
a, 26857 – 34020 : 45
b, 57084 : 67 x 37
 ...  lại các câu.
- Yêu cầu HS làm bài; Trong khi HS làm bài, GV chép các câu văn lên bảng để chữa bài.
- Gọi HS lên chữa bài; Yêu cầu HSKG xác định CN và VN trong các câu.
- GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS TB trở lên tự làm bài.
- HD chữa bài. Yêu cầu HSKG xác định CN và VN trong các câu.
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
3. Củng cố dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trả lời.
- HS nghe
- 1 em đọc đề. 
- 2 em ngồi cùng bàn trao đổi, tiếp nối nhau trả lời. HS khác bổ sung.
+ Cả hai trạng ngữ đều bổ sung ý nghĩa phương tiện cho câu. 
- 3 em đọc ghi nhớ.
- 1HS đọc yêu cầu BT trong VBT.
- 2HS nối tiếp nhau đọc.
- HS cá nhân làm bài trong VBT
- 1HS lên bảng chữa, lớp nhận xét.
a) Bằng một giọng thân tình, thầy khuyên chúng em gắng học bài, làm bài đầy đủ.
b) Với óc quan sát tinh tế và đôi bàn tay khéo léo, người hoạ sĩ dân gian đã sáng tạo nên những bức tranh làng Hồ nổi tiếng.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HS tự làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Giải được bài toán về tìm số trung bình cộng
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra(3p)
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới
1) Giới thiệu bài:((1p)
2) HD làm bài tập(35p)
Bài 1: (trang 106 VBT)
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc bài toán.
- HD phân tích và tìm hướng giải.
- Yêu cầu HS giải bài toán.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 4: (Nếu còn thời gian thì cho HSKG làm nháp) 
NC trang 117
C. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS trả lời câu hỏi.
- HS nghe
- 1HS nêu yêu cầu.
- HSYếu làm bài vào vở. HS còn lại làm nháp, 1 em lên bảng làm.
- HS nhận xét bài trên bảng.
a) (1038 + 4957 + 2495) : 3 = 2830
b) (3806 + 7542 + 1093 + 4215) :4 = 4164
- 1HS đọc.
- HS nêu các bước giải.
- 1HS lên bảng làm, lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Khối lớp 5 mua được số tờ báo là.
174 + 93 = 267 (tờ)
Khối lớp 3 mua được số tờ là
174 -78 = 96 (tờ)
Trung bình mỗi khối lớp mua được là 
(267 + 174 +96 ) : 3 = 179 (tờ)
Đáp số: 179 Tờ
- HSTB trở lên giải vào vở
Bài giải:
Tổng số tuổi của 6 cầu thủ là
23 x 6 = 138 (tuổi)
Tổng số tuổi của 5 cầu thủ là
22x 5= 110 (tuổi)
Tuổi của đội trưởng là
 138 -110 = 28 (tuổi)
Tiếng việt 
ÔN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về từ ghép từ láy, danh từ động từ, xác định chủ ngữ vĩ ngữ
- Biết thêm trạng ngữ cho câu; đặt câu có trạng ngữ theo yêu cầu.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra: (3p)
- H: Nêu ghi nhớ về các trạng ngữ đã học.
- GV nhận xét, KL.
B. Bài mới.
1) Giới thiệu bài(1p)
2) HD làm bài tập.(36p)
Bài 1: GV vừa chép lên bảng vừa đọc cho HS chép vào vở nháp cho một số từ:
Thật thà , vui mừng, chăm chỉ , bạn học , đẹp đẽ gắn bó, bạn đường , ngoan ngoãn, giúp đỡ , bạn đọc, khó khăn hư hỏng, bạn bè
- Gọi HS đọc lại các từ.
Hãy sắp xếp các từ trên vào ba nhóm:
- GV nhận xét chung.
Bài 2: Em hãy thêm các trạng ngữ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:
-Xác định chủ ngữ vị ngữ từng câu.
a) ..., em đi học.
b) ..., cả tổ đang làm vệ sinh.
c) ..., bạn Sáng học đã tiến bộ.
d) ..., bạn Huyền luyện viết hàng ngày.
- Gọi HS nêu yêu cầu và đọc các câu văn.
- Yêu cầu HS làm bài(Lưu ý: Câu a thêm trạng ngữ chỉ thời gian; câu b thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn; câu c thêm trạng ngữ chỉ nguyên nhân; câu d thêm trạng ngữ chỉ mục đích.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, biểu dương những HS có câu hay.
Bài 3: Đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn, thời gian, nguyên nhân và mục đích để nói về các hoạt động ở trường, lớp em.
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài.
- HD chữa bài.
- Nhận xét, chốt lời giải đúng.
C. Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 3HS trả lời(Theo mục “ghi nhớ”).
- HS nghe
- HS chép vào vở nháp theo GV đọc.
Từ ghép TH
Từ ghép PL
Từ láy
bạn bè
bạn học
ngoan ngoãn..
-HS đọc yêu cầu và làm bài.
- 2HS đọc.
+ Đoạn trên có 4 câu.
- 1HS lên bảng làm, HS còn lại gạch trong vở nháp 
- HS nối tiếp nhau nêu(HSKG: giải thích ý nghĩa mà trạng ngữ bổ sung cho câu):
Buổi sáng , em /đi học.
Sáng nay, cả tổ em/ làm vệ sinh.
Năm nay , bạn Sáng /đã tiến bộ.
- 1HS đọc.
- 4HS lần lượt lên bảng làm, lớp làm nháp 
- HS nhận xét bài trên bảng và đọc câu mình làm.
a) Buổi sáng, em đi học.
b) Ngoài sân trường, cả tổ đang làm vệ sinh.
c) Nhờ chăm chỉ, bạn Kiên học đã tiến bộ.
d) Để viết chữ đẹp hơn, bạn Sâm luyện viết hàng ngày.
- 1HS nêu yêu cầu.
- HSTB trở lên tự làm bài vào vở (HSY: làm nháp 1 đến hai câu; HSKG: Xác định các bộ phận trong câu).
- HS nối tiếp nhau đọc câu.
Thứ 6 ngày 6 tháng 5 năm 2011
Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN.
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu các yêu cầu trong Điện chuyển tiền đi, Giấy đặt mua báo chí trong nước.
 - Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
 II. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Điện chuyển tiền đi và Giấy đặt mua báo chí trong nước phóng to dán trên bảng lớp.
- HS: VBT(Sử dụng phiếu in sẵn để làm bài tập)
III. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài mới
1) Giới thiệu bài:(1p)
2.2.Hướng dẫn làm bài tập(38p)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu.
- GV yêu cầu HS mở VBT và hướng dẫn học sinh cách viết: 
+ Họ tên người gửi(ghi họ tên của mẹ em)
+ Địa chỉ(ghi nơi ở của gia đình em)
+ Số tiền gửi(viết bằng số trước, viết bằng chữ sau).
+ Họ tên người nhận(là ông hoặc bà em).
+ Địa chỉ: nơi ở của ông bà em.
+ Tin tức kèm theo chú ý ngắn gọn.
+ Nừu cần sửa chữa điều đã viết, em viết vào ô dành cho việc sửa chữa.
+ Những mục còn lại nhân viên bưu điện sẽ điền.
- Yêu cầu HS điền nội dung vào mẫu Điện chuyển tiền đi.
- Gọi HS đọc trước lớp Điện chuyển tiền đi đã điền đủ nội dung.
Bài tập 2: 
(Thực hiện tương tự bài 1)
3. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc to yêu cầu, nội dung BT1.
- HS lắng nghe
- HS làm bài trong VBT.
- 2-3 HS đọc, lớp nhận xét.
- HSTB trở lên làm bài.
Tiếng anh
Cô Chi lên lớp
Toán
 ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ 
KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ.
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Giải được bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Hoạt động dạy - học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- H: Muốn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ta làm thế nào?
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm.
1. Bài mới
2.1. Giới thiệu bài(1p)
2.2. HD làm bài tập(35p)
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT1.
- Yêu cầu HS tự làm bài. trong khi HS làm bài, gv kẻ bảng để chữa bài. GV giúp đỡ HSKT làm bài.
- HD chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, ghi điểm,
Tổng hai số
318
Hiệu hai số
42
Số lớn
180
Số bé
138
Bài 2:
- Gọi HS đọc bài toán
- Giáo viên yêu cầu học sinh tự làm(GV HD em Kiên làm).
- HD chữa bài
- Nhận xét, chốt bài giải đúng.
Bài 3: 
(Thực hiện các bước tương tự bài 2)
3. Củng cố, dặn dò(1p)
- Hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nêu.
- HS nghe
- 1HS nêu.
- HS tính nháp, mỗi mỗi dãy bàn làm một cột.
- HS lần lượt lên bảng điền số, lớp nhận xét.
1945
3271
87
493
1016
1882
929
1389
- 1HS đọc
- 1 em lên bảng. Học sinh khác làm vào vở nháp
- HS nhận xét bài trên bảng.
Bài giải:
Số cây đội thứ nhất trồng dược là:
(1375 + 285) : 2 = 830 (cây)
Số cây đội thứ hai trồng được là:
1375 - 830 = 545 (cây)
 Đáp số: Đội 1: 830 cây.
 Đội 2: 545 cây.
- HSTB trở lên làm bài vào vở.
Bài giải:
Nửa chu vi thửa ruộng là:
530 : 2 = 265 (m)
Chiều dài thửa ruộng là:
(265 + 47) : 2 = 156 (m)
Chiều rộng thửa ruộng là:
265 - 156 = 109 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
265 x 156 = 41340 (m2)
 Đáp số: 41340m2.
Sinh hoạt tập thể:
HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP - SINH HOẠT LỚP.
I. Mục tiêu: 
1) Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
- Hái hoa dân chủ (Giúp HS ôn lại các quy tắc toán học và các bài thơ đã học)
- Trò chơi: “Mũi, cằm, tai”
2) Sinh hoạt lớp: Nhận xét, đánh giá hoạt động thi đua trong tuần 34; Phổ biến kế hoạch tuần 35.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bộ hoa ghi các câu hỏi để HS chơi hái hoa dân chủ.
III. Hoạt động dạy - học.
HĐ1: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
a, Hái hoa dân chủ.
- GV phổ biến nội dung sinh hoạt tập thể:
+ Hái hoa (Mục đích: Giúp HS ôn lại các quy tắc toán và các bài thơ học thuộc lòng đã học trong chương trình lớp 4).
+ Chơi trò chơi “Mũi, cằm, tai”.
- GV hướng dẫn cách chơi: Lớp chia làm hai đội. Hai đội chơi ngồi đối diện nhau. Mỗi đội cử một người ra oẳn tù tì để chọn quyền được hái hoa trước. Đội được hái hoa trước lên hái hoa và trả lời theo nội dung ghi trong hoa; GV nhận xét và cho điểm. Nếu bạn hái hoa không trả lời được thì đội bạn có quyền trả lời và ghi điểm nếu trả lời đúng, 
- Tổ chức cho HS hái hoa.
- GV nhận xét chung.
b, Trò chơi “Lời mời lịch sự”
- GV nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Tổ chức hình thức thưởng phạt trong trò chơi.
- GV nhận xét chung về trò chơi.
- GV nhận xét HĐ1.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ cách chơi.
- Các đội về vị trí và thi đua chơi.
- Đội thua cuộc biểu diễn văn nghệ.
- HS tham gia chơi dưới sự điều khiển của GV.
 HĐ2: Sinh hoạt lớp.
a, Nhận xét hoạt động tuần 34.
GV căn cứ vào sổ theo dõi hoạt động của học sinh (Do lớp phó phụ trách học tập ghi), căn cứ vào hoạt động hàng ngày của HS để nhận xét, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của HS về các mặt:
 - Đạo đức.
 - Học tập.
 - Trực nhật, lao động, vệ sinh.
 - Ý thức trong các mặt: xây dựng bài, rèn chữ viết, học bài ở nhà, giữ gìn sách vở, ...
c, Xếp loại thi đua: GV xếp loại từng HS và ghi vào Bảng theo dõi thi đua.
d, Phổ biến kế hoạch tuần 35:
- Nhắc nhở HS cần phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Tăng cường phụ đạo cho HS yếu.
- Tập trung ôn tập để chuẩn bị khảo sát kiểm định chất lượng.
- Làm tốt các bài KTĐK cuối năm học ở tất cả các môn.
- Họp phụ huynh vào chiều thứ 7
-Hoàn thành các khoản quỹ cho nhà trường.
- Căn cứ tình hình thực tế, kế hoạch Nhà trường để phổ biến kế hoạch trong tuần tiếp theo cho HS
********************************************
Chiều thứ 6
CôLê, cô Hiền, thày Hậu lên lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 hot nhat hien nay.doc