I.Mục tiêu:Giúp HS:
-Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
-Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.
-Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích.
II.Đồ dùng dạy học:
III.Hoạt động trên lớp:
1.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT của tiết 165.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
TUẦN 34: Sáng Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011. (Dạy bài thứ 2) MĨ THUẬT (GV BỘ MÔN DẠY) ............................................................ ÂM NHẠC (GV BỘ MÔN DẠY) ............................................................ TẬP ĐỌC: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ I.Mục tiêu: 1.Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc với giọng rõ ràng, rành mạch, phù hợp với một văn bản phổ biến khoa học. 2.Hiểu điều bài báo muốn nói Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu. Tiếng cười làm cho con người hạnh phúc, sốùng lâu. *-Kiểm soát cảm xúc -Ra quyết định:tìm kiếm các lựa chọn -Tư duy sáng tạo:nhận xét, bình luận. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa bài đọc trong SGK. III.Hoạt động trên lớp: 1.KTBC:-Kiểm tra 2 HS đọc bài và TLCH: +Con chim chiền chiện bay lượn giữa khung cảnh thiên nhiên như thế nào ? +Tiếng hót của chiền chiện gợi cho thức ăn những cảm giác như thế nào ? -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện đọc: - 1 HS đọc cả bài -Cho HS đọc nối tiếp. -Cho HS đọc theo cặp -Cho HS quan sát tranh:Tranh vẽ gì ? - 2 HS đọc lại bài -GV đọc cả bài một lượt. c.Tìm hiểu bài: +Em hãy phân tích cấu tạo của bài báo trên. Bài báo gồm 3 đoạn: Đ1: Tiếng cười là đặc điểm của con người, để phân biệt con người với các loài động vật khác. Đ 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ. Đ 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn. +Vì sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ? +Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100km/1 giờ các cơ mặt thư giãn, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn. +Người ta đã tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì ? +Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho nhà nước. d.Luyện đọc lại: -Cho HS đọc nối tiếp. -GV luyện cho cả lớp đọc đoạn 2. -Cho HS thi đọc. -GV nhận xét và khen những HS đọc hay. 3.Củng cố, dặn dò: +Em rút ra điều gì qua bài học này ? +Bài học cho thấy chúng ta cần phải sống vui vẻ. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà kể lại tin trên cho người thân nghe. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài cho tiết tập đọc sau. .......................................................... TOÁN: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (TIẾP THEO) I.Mục tiêu:Giúp HS: -Ôn tập về các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích. -Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích.Thực hiện được phép tính với số đo diện tích. -Giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo diện tích. II.Đồ dùng dạy học: III.Hoạt động trên lớp: 1.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT của tiết 165. -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1 -Yêu cầu HS tự làm bài. -Gọi HS nối tiếp nhau đọc kết quả đổi đơn vị của mình trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 -Viết lên bảng 3 phép đổi sau: 103 m2 = dm2 m2 = cm2 60000 cm2 = m2 8 m2 50 cm2 = cm2 -Yêu cầu HS dưới lớp nêu cách đổi của mình trong các trường hợp trên. 103 m2 = dm2 Ta có 1m2 = 100dm2; 103 x 100= 10300 Vậy 103m2 = 10300dm2 m2 = cm2 Ta có 1m2= 10000cm2; 10000 x = 1000 Vậy m2 = 1000cm2 60000 cm2 = m2 Ta có 10000cm2 = 1m2; 60000 : 10000 = 6 Vậy 60000cm2 = 6m2 8 m2 50 cm2 = cm2 Ta có 1m2 = 10000cm2; 8 x 10000 = 80000 Vậy 8m2 = 80000cm2 8m250cm2= 80000cm2 + 50cm2 = 80050cm2 -Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. -Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài. Bài 3 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm) -Nhắc HS chuyển đổi về cùng đơn vị rồi mới so sánh. -GV chữa bài trên bảng lớp. Bài 4 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 3.Củng cố: -GV tổng kết giờ học. 4.Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà làm các bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. -------- cc õ dd -------- Chiều Thứ 4 ngày 4 tháng 5 năm 2011. (Dạy bài thứ 3 ) TOÁN: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC I.Mục tiêu: Giúp HS ôn tập về: -Nhận biết được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc. -Đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc. -Củng cố kĩ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước. -Tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. II.Đồ dùng dạy học: III.Hoạt động trên lớp: 1.KTBC: -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT của tiết 166. -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1 -Yêu cầu HS đọc tên hình và chỉ ra các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau trong các hình vẽ. Hình thang ABCD có:Cạnh AB và cạnh DC song song với nhau.Cạnh BA và cạnh AD vuông góc với nhau. Bài 3 -Yêu cầu HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật, sau đó tính chu vi và diện tích của hai hình này rồi mới nhận xét xem các câu trong bài câu nào đúng, câu nào sai. Chu vi hình chữ nhật là: (4 + 3) x 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 4 x 3 = 12 (cm2) Chu vi hình vuông là: 3 x 4 = 12 (cm) Diện tích hình vuông là: 3 x 3 = 9 (cm2) Vậy: a). Sai b). Sai c). Sai d). Đúng Bài 4 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. +Bài toán hỏi gì ? +Bài toán hỏi số viên gạch cần để lát kín phòng học. +Để tính được số viên gạch cần để lát nền phòng học chúng ta phải biết được những gì ? Diện tích của phòng học. Diện tích của một viên gạch lát nền. Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch. -Yêu cầu HS làm bài. Bài 2 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm) -Yêu cầu HS nêu cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm. Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A và vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng AD = 3 cm ; BC = 3 cm. Nối C với D ta được hình vuông ABCD có cạnh 3 cm cần vẽ. -Yêu cầu HS vẽ hình, sau đó tính chu vi và diện tích hình vuông. -HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 3.Củng cố: -GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng trong giờ học. 4.Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. ......................................................... LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I.Mục tiêu: 1.Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời. 2.Biết đặt câu với các từ đó. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tờ giấy khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui. III.Hoạt động trên lớp: 1.KTBC:-Kiểm tra 2 HS. +Đọc lại nội dung ghi nhớ (trang 150). +Đặt một câu có trạng ngữ chỉ mục đích. -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: * Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: Các từ phức được xếp vào 4 nhóm như sau: a/. Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui. b/. Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui. c/. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi. d/. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ. * Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT2. -GV giao việc: Các em chọn ở 4 nhóm, 4 từ, sau đó đặt câu với mỗi từ vừa chọn. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay. * Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc: Các em chỉ tìm những từ miêu tả tiếng cười không tìm các từ miêu tả kiểu cười. Sau đó, các em đặt câu với một từ trong các từ đã tìm được. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chốt lại một số từ chỉ tiếng cười: hả hả, hì hì, khanh khách, khúc khích, rúc rích, sằng sặc 3.Củng cố, dặn dò: -GV hệ thống nội dung bài -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3, 5 câu với 5 từ tìm được. .................................................................. THỂ DỤC: BÀI 67 (Gv bộ môn giảng dạy) .......................................................... CHÍNH TẢ (Nghe – Viết): NÓI NGƯỢC I.Mục tiêu: 1.Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược. 2.Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết sai (r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã) II.Đồ dùng dạy học: -Một số tờ giấy khổ rộng viết nội dung BT2. III.Hoạt động trên lớp: 1.KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -1 HS lên bảng làm BT3a (trang 145) -1 HS làm bài 3b (trang 145) -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: Nghe - viết: * Hướng dẫn CT -GV đọc một lần bài vè Nói ngược -Cho HS luyện viết những từ hay viết sai: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ -GV nói về nội dung bài vè: Bài vè nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười. b/. HS viết chính tả -GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết. -GV đọc lại một lần. c.Chấm, chữa bài -GV chấm 5 à 7 bài. -Nhận xét chung. * Bài tập 2: -Cho HS đọc nội dung BT2. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả bài làm. GV dán lên bảng lớp 3 tờ giấy đã chép sẵn BT. -GV nhận xét và tuyên dương những nhóm làm nhanh đúng. Lời giải đúng: Các chữ đúng cần để lại là: giải – gia – dùng – dõi – não – quả – não – não – thể. 3.Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT 2 cho người thân nghe. -------- cc õ dd -------- Sáng Thứ 5 ngày 5 tháng 5 năm 2011. (Dạy bài thứ 4 ) KĨ THUẬT (GV BỘ MÔN DẠY) ............................................................ TẬP ĐỌC: ĂN “MẦM ĐÁ” I.Mục tiêu: 1.Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh. Đọc phân biệt lời các nhân vật trong truyện. 2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh, vừa biết cách làm cho chúa ăn ngon miệng, vừa khéo giúp chúa thấy được một bài học về ăn uống. II.Hoạt động trên lớp: 1.KTBC: -Kiểm tra 2 HS đọc bài và TLCH: +Tại sao nói tiếng cười là liều thuốc bổ ? +Em rút ra điều gì qua bài vừa đọc ? 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Luyện đọc: -HS đọc toàn bài một lần. -Cho HS đọc nối tiếp -Cho HS luyện đọc theo cặp. -2 HS đọc lại bài. -GV đọc toàn bài một lần. c.Tìm hiểu bài: Đoạn 1 + 2 +Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món “mầm đá”? +Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng. Chúa thấy “mầm đá” lạ nên muốn ăn. +Trạng Quỳnh chuẩn b ... ng song, hai đường thẳng vuông góc. -Đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc. -Củng cố kĩ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước. -Tính chu vi và diện tích của hình vuông, hình chữ nhật. II.Đồ dùng dạy học: III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC: -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 166. -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Hướng dẫn ôn tập: Bài 1 -Yêu cầu HS đọc tên hình và chỉ ra các cạnh song song với nhau, các cạnh vuông góc với nhau trong các hình vẽ. Bài 2 (Nếu còn thời gian Hs khá giỏi làm thêm) -Yêu cầu HS nêu cách vẽ hình vuông ABCD có cạnh dài 3 cm. -Yêu cầu HS vẽ hình, sau đó tính chu vi và diện tích hình vuông. Bài 3 -Yêu cầu HS quan sát hình vuông, hình chữ nhật, sau đó tính chu vi và diện tích của hai hình này rồi mới nhận xét xem các câu trong bài câu nào đúng, câu nào sai. -Yêu cầu HS chữa bài trước lớp. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 4 -Gọi 1 HS đọc đề bài toán trước lớp. -Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. +Bài toán hỏi gì ? +Để tính được số viên gạch cần để lát nền phòng học chúng ta phải biết được những gì ? -Yêu cầu HS làm bài. 3.Củng cố: -GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực hoạt động, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng trong giờ học. 4.Dặn dò: -Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. -1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn. -HS làm bài: Hình thang ABCD có: Cạnh AB và cạnh DC song song với nhau.Cạnh BA và cạnh AD vuông góc với nhau. -Một HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét cách vẽ: Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 3 cm. Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A và vuông góc với AB tại B. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng AD = 3 cm ; BC = 3 cm. Nối C với D ta được hình vuông ABCD có cạnh 3 cm cần vẽ. -HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau. -HS làm bài: Chu vi hình chữ nhật là: (4 + 3) Í 2 = 14 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 4 Í 3 = 12 (cm2) Chu vi hình vuông là: 3 Í 4 = 12 (cm) Diện tích hình vuông là: 3 Í 3 = 9 (cm2) Vậy: a). Sai b). Sai c). Sai d). Đúng -1 HS đọc bài làm của mình trước lớp để chữa bài, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và tự kiểm tra bài mình. -1HS đọc HS cả lớp đọc thầm trong SGK. -HS tóm tắt. +Bài toán hỏi số viên gạch cần để lát kín phòng học. +Chúng ta phải biết được: Diện tích của phòng học. Diện tích của một viên gạch lát nền. Sau đó chia diện tích phòng học cho diện tích 1 viên gạch. -1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: LẠC QUAN – YÊU ĐỜI I.Mục tiêu: 1.Tiếp tục mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời. 2.Biết đặt câu với các từ đó. II.Đồ dùng dạy học: -Một số tờ giấy khổ rộng kẻ bảng phân loại các từ phức mở đầu bằng tiếng vui. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC:-Kiểm tra 2 HS. +Đọc lại nội dung ghi nhớ (trang 150). +Đặt một câu có trạng ngữ chỉ mục đích. -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: * Bài tập 1: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -Cho HS làm bài. GV phát giấy cho các nhóm. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng: * Bài tập 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT2. -GV giao việc: Các em chọn ở 4 nhóm, 4 từ, sau đó đặt câu với mỗi từ vừa chọn. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả. -GV nhận xét và khen những HS đặt câu đúng, hay. * Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu của BT. -GV giao việc: Các em chỉ tìm những từ miêu tả tiếng cười không tìm các từ miêu tả kiểu cười. Sau đó, các em đặt câu với một từ trong các từ đã tìm được. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày. -GV nhận xét và chốt lại một số từ chỉ tiếng cười: hả hả, hì hì, khanh khách, khúc khích, rúc rích, sằng sặc và khen những HS đặt câu hay. 3.Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS ghi nhớ những từ tìm được ở BT3, 5 câu với 5 từ tìm được. -1 HS đọc. Lớp theo dõi trong SGK. -HS làm việc theo cặp. -Đại diện một số cặp dán kết quả lên bảng lớp. -Lớp nhận xét. Các từ phức được xếp vào 4 nhóm như sau: a/. Từ chỉ hoạt động: vui chơi, góp vui, mua vui. b/. Từ chỉ cảm giác: vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui. c/. Từ chỉ tính tình: vui tính, vui nhộn, vui tươi. d/. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác: vui vẻ. -1 HS đọc yêu cầu BT, lớp lắng nghe. -HS chọn từ và đặt câu. -Một số HS đọc câu văn mình đặt. -Lớp nhận xét. -1 HS đọc, lớp lắng nghe. -HS tìm từ chỉ tiếng cười và ghi vào vào vở và đặt. -Một số HS đọc các từ mình đã tìm được và đọc câu đã đặt cho lớp nghe. -Lớp nhận xét. CHÍNH TẢ (Nghe – Viết): NÓI NGƯỢC I.Mục tiêu: 1.Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược. 2.Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết sai (r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã) II.Đồ dùng dạy học: -Một số tờ giấy khổ rộng viết nội dung BT2. III.Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.KTBC: -Kiểm tra 2 HS. -GV nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: Nghe - viết: * Hướng dẫn CT -GV đọc một lần bài vè Nói ngược -Cho HS luyện viết những từ hay viết sai: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ -GV nói về nội dung bài vè: Bài vè nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười. b/. HS viết chính tả -GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết. -GV đọc lại một lần. c.Chấm, chữa bài -GV chấm 5 à 7 bài. -Nhận xét chung. * Bài tập 2: -Cho HS đọc nội dung BT2. -Cho HS làm bài. -Cho HS trình bày kết quả bài làm. GV dán lên bảng lớp 3 tờ giấy đã chép sẵn BT. -GV nhận xét và tuyên dương những nhóm làm nhanh đúng. Lời giải đúng: Các chữ đúng cần để lại là: giải – gia – dùng – dõi – não – quả – não – não – thể. 3.Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT 2 cho người thân nghe. -1 HS lên bảng làm BT3a (trang 145) -1 HS làm bài 3b (trang 145) -HS theo dõi trong SGK. -Đọc thầm lại bài vè. -HS viết chính tả. -HS soát lỗi. -1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK. -HS làm bài vào VBT. -3 nhóm lên thi tiếp sức -Gạch bỏ những chữ sai trong ngoặc đơn. -Lớp nhận xét. KHOA HỌC: ÔN TẬP: THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT I.Mục tiêu: Giúp HS: -Củng cố và mở rộng kiến thức khoa học về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn. -Vẽ và trình bày được mối quan hệ về thức ăn của nhiều sinh vật. -Hiểu con người cũng là một mắt xích trong chuỗi thức ăn và vai trò của nhân tố con người trong chuỗi thức ăn. II.Đồ dùng dạy học: -Tranh minh họa trang 134, 135, 136, 137 SGK (phóng to nếu có điều kiện). -Giấy A4. III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1.KTBC: -Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ bằng chữ và mũi tên một chuỗi thức ăn, sau đó giải thích chuỗi thức ăn đó. -Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Thế nào là chuỗi thức ăn ? -Nhận xét sơ đồ, câu trả lời của HS và cho điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Giảng bài: *Hoạt động 1: Mối quan hệ về thức ăn và nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật sống hoang dã -Yêu cầu HS quan sát hình minh họa trang 134, 135 SGK và nói những hiểu biết của em về những cây trồng, con vật đó. -Gọi HS phát biểu. Mỗi HS chỉ nói về 1 tranh. ùc sinh vật mà các em vừa nêu đều có mối liên hệ với nhau bằng quan hệ thức ăn. Mối quan hệ này được bắt đầu từ sinh vật nào ? -Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa giảng cho HS hiểu. *Hoạt động 2: Vai trò của nhân tố con người – Một mắt xích trong chuỗi thức ăn -Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát hình minh họa trang 136, 137 SGK và trả lời câu hỏi sau: +Kể tên những gì em biết trong sơ đồ ? +Dựa vào các hình trên hãy giới thiệu về chuỗi thức ăn trong đó có người ? -Yêu cầu 2 HS lên bảng viết lại sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có con người. -Trong khi 2 HS viết trên bảng, gọi HS dưới lớp giải thích sơ đồ chuỗi thức ăn trong đó có người. +Con người có phải là một mắt xích trong chuỗi thức ăn không ? Vì sao ? +Việâc săn bắt thú rừng, pha rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì ? +Điều gì sẽ xảy ra, nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt ? Cho ví dụ ? +Thực vật có vai trò gì đối với đời sống trên Trái Đất ? +Con người phải làm gì để đảm bảo sự cân bằng trong tự nhiên ? -GV kết luận: *Hoạt động 3: Thực hành: Vẽ lưới thức ăn -GV cho HS hoạt động theo nhóm, mỗi nhóm có 4 HS. -Yêu cầu HS xây dựng các lưới thức ăn trong đó có con người. -Gọi 1 vài HS lên bảng giải thích lưới thức ăn của mình. -Nhận xét về sơ đồ lưới thức ăn của từng nhóm. 3.Củng cố: -Hỏi: Lưới thức ăn là gì ? 4.Dặn dò: -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ôn tập. -HS lên bảng làm việc theo yêu cầu của GV. -HS trả lời. -Quan sát các hình minh họa. -Quan sát và trả lời. +Nhóm vật nuôi, cây trồng, động vật hoang dã gồm nhiều sinh vật với nhiều chuỗi thức ăn hơn. -HS giải thích sơ đồ đã hoàn thành. -2 HS ngồi cùng bàn quan sát, trao đổi và nói cho nhau nghe. +Hình 7: Cả gia đình đang ăn cơm. Bữa cơm có cơm, rau, thức ăn. +Hình 8: Bò ăn cỏ. +Hình 9: Sơ đồ các loài tảo à cá à cá hộp (thức ăn của người). +Bò ăn cỏ, người ăn thị bò. +Các loài tảo là thức ăn của cá, cá bé là thức ăn của cá lớn, cá lớn đóng hộp là thức ăn của người. -2 HS lên bảng viết. Cỏ à Bò à Người. Các loài tảo à Cá à Người. +Con người là một mắt xích trong chuỗi thức ăn. Con người sử dụng thực vật, động vật làm thức ăn, các chất thải của con người trong quá trình trao đổi chất lại là nguồn thức ăn cho các sinh vật khác. +Việc săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt các loài động vật, môi trường sống của động vật, thực vật bị tàn phá. +Nếu một mắt xích trong chuỗi thức ăn bị đứt sẽ ảnh hưởng đến sự sống của toàn bộ sinh vật trong chuỗi thức ăn. Nếu không có cỏ thì bò sẽ chết, con người cũng không có thức ăn. Nếu không có cá thì các loài tảo, vi khuẩn trong nước sẽ phát triển mạnh làm ô nhiễm môi trường nước và chính bản thân con người cũng không có thức ăn. +Thực vật rất quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất. Thực vật là sinh vật hấp thụ các yếu tố vô sinh để tạo ra các yếu tố hữu sinh. Hầu hết các chuỗi thức ăn thường bắt đầu từ thực vật. +Con người phải bảo vệ môi trường nước, không khí, bảo vệ thực vật và động vật.
Tài liệu đính kèm: