Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Lâm Kiết

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Lâm Kiết

I – MỤC TIÊU :

- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích .

- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích.

- Bt cần làm ( Bài 1 , 2 v 4 )

II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

-Bảng phụ, phiếu học tập

 - SGK.Bảng phụ .

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 49 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Lâm Kiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN : 34
Từ ngày 23/04 đến ngày27/04/2012
THỨ – NGÀY – THÁNG
MÔN HỌC
TIẾT
NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Hai : 23/04/2012
Tập đọc
67
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Toán
166
Ôn tập về đại lượng (TT)
Đạo đức
34
Dành cho địa phương(T3)
Kĩ thuật
34
Lắp ghép mô hình tự chọn(T2)
Ba : 24/04/2012
Khoa học
67
Ôn tập : Thực vật và động vật 
Toán
167
Ôn tập về hình học 
LTVC
67
Mở rộng vốn từ : Lạc quan – yêu đời
Tư : 26/04/2012
Tập đọc
68
An mầm đá
Toán
168
Ôn tập về hình học 
Làm văn
67
Trả bài văn miêu tả con vật 
Kể chuyện 
34
Kể chuyện đươc chứng kiến hoặc tham gia
Năm : 26/04/2012
Khoa học
68
Ôn tập thực vật và động vật (T)
Toán
169
Ôn tập về tìm số trung bình cộng 
LTVC
68
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
 Chính tả 
34
Nhớ – viết : Nói ngược 
Sáu : 27/04/2012
Địa
34
Ôn tập học kì II
Lịch sử
34
Ôn tập học kì II
Toán
170
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Làm văn
68
Điền vào giấy tờ in sẵn
Sinh hoạt
34
Sinh hoạt tuần 34
Ngày soạn:18/04/2012
Ngày dạy: Thứ hai:23/04/2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 67: TIẾNG CƯỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ
I . MỤC TIÊU
- Biết đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ , dứt khoát.
- Hiểu ND : Tiếng cười mang đến niềm vui cho cuộc sống , làm cho con người hạnh phúc , sống lâu . ( TLCH )
 KNS: - KN kiểm soát cảm xúc
	 - KN Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
	 - KN tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận
	 - Phương pháp:
 	+ Làm việc nhóm – chia sẻ thông tin
	+ Trình bày ý kiến cá nhân
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong sách học sinh.
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HS
1 . Khởi động 
2 .Bài cũ : Con chim chiền chiện
- Gọi 2 HS đọc và TLCH của bài 
- GV nhận xét - ghi điểm
3 . Bài mới 
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
Hoạt động 2 : Luyện đọc: 
- GV yêu cầu HS chia đoạn bài tập đọc
 - GV kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp và giải nghĩa các từ phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc
+ Yêu cầu HS đọc lại toàn bài
 + GV đọc diễn cảm cả bài
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài:
KNS:- KN Ra quyết định: tìm kiếm các lựa chọn
+ GV chia lớp thành 6 nhóm để các em đọc thầm bài và trả lời câu hỏi. 
N1+ 3: Phân tích cấu tạo của bài báo trên? Nêu ý chính của từng đọan văn? 
N2+4:Vì sao tiếng cười là liều thuốc bổ? 
 N3+6:Người ta tìm cách tạo ta tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì? 
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài tìm ra ý đúng nhất.
 - Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng nhất? 
 Hoạt động 4 : Đọc diễn cảm 
KNS : - KN tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận
- GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài 
-GV đọc diễn cảm đoạn“Tiếngcười .mạch máu” . 
GV HD cách đọc diễn cảm
- GV sửa lỗi cho các em.
4 . Củng cố :
Tiếng cười có tác dụng gì?
5. Dặn dò 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn .
- Chuẩn bị : Con chim chiền chiện- GV nhận xét tiết học
Hát 
- HS đọc và TLCH của bài 
HS nhận xét 
HS nhắc lại tựa
HS nối tiếp nhau đọc đoạn của bài
+Đoạn 1: Từ đầu mỗi ngày cười 400 lần.
+Đoạn 2: Tiếp theo . làm hẹp mạch máu.
+Đoạn 3: Còn lại
+Giải nghĩa từ: thống kê, thư giãn, sảng khoái, điều trị. 
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc bài.
- HS nghe 
Các nhóm đọc thầm và trả lời câu hỏi.
Lần lượt 1 HS nêu câu hỏi và HS khác trả lời. 
* Đoạn 1: Tiếng cười là đặc điểm quan trọng, phân biệt con người với các loài động vật khác.
 * Đoạn 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
 * Đoạn 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
+ Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 km/ giờ, các cơ mặt thư giản, não tiết ra một chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thoả mãn.
+ Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
- HS đọc lại toàn bài tìm ra ý đúng nhất.
+ Ý b: Cần biết sống một cách vui vẻ.
- HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- HS nhận xét cách đọc của bạn
- Thảo luận thầy – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp
- Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài) trước lớp
- HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét.
- Chú ý lắng nghe .
TOÁN
 TIẾT 166: ÔN TẬP VỀ ĐẠI LƯỢNG (tiếp theo)
I – MỤC TIÊU :
- Chuyển đổi được các đơn vị đo diện tích .
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích. 
- Bt cần làm ( Bài 1 , 2 v 4 )
II – ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
-Bảng phụ, phiếu học tập
 - SGK.Bảng phụ . 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
2. Bài cũ: Ôn tập về đại lượng (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài 5 làm ở nhà
Kể tên các đơn vị đo thời gian từ lớn đến bé?
1thế kỉ = năm? 1ngày = giờ?
1giờ = phút? 1phút = giây?
-GV chấm vở, nhận xét – ghi điểm
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài ghi tựa
Hoạt động 2: HD luyện tập
Bài tập1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
-Hướng dẫn HS đổi các đơn vị đo diện tích đã học.
-GV cùng HS nhận xét
Bài tập 2: 
Gọi HS đọc yêu cầu bài.
Bài tập yêu cầu gì?
Hai đơn vị đo diện tích liền nhau đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần?
-Hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị nhỏ & ngược lại.
-Yêu cầu các HS làm bài vào phiếu 
-GV cùng HS nhận xét
Bài tập 3: 
GV cho HS khá giỏi làm bài hoặc dặn về nhà.
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-Hướng dẫn HS chuyển đổi các đơn vị đo rồi so sánh các kết quả để lựa chọn dấu thích hợp. 
GV treo bảng phụ tổ chức cho HS thi “Tiếp sức”
GV cùng HS nhận xét – tuyên dương
Bài tập 4: 
-Gọi HS đọc yêu cầu của bài
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
 1tạ = ..kg
Yêu cầu HS làm bài vào vở
GV chấm một số vở - nhận xét
4.Củng cố :
Hai đơn vị đo diện tích liền nhau đơn vị lớn gấp đơn vị bé bao nhiêu lần?
-Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật?
5.Dặn dò: 
Về học bài, Làm bài 2c trong SGK
Chuẩn bị bài: Ôn tập về hình học.
GV nhận xét tiết học 
Hát 
HS lên bảng sửa bài
a/600giây = 10phút b/giờ = 18 phút
c/ 20phút d/ giờ = 15 phút
Ta có 10 < 15 < 18 < 20
-Vậy c là ý đúng vì 20 phút là khoảng thời gian dài nhất trong các thời gian đã cho
HS nhận xét bài bạn
-HS nhắc tựa bài
-HS đọc yêu cầu bài
-HS nối tiếp nhau đọc bài, cả lớp theo dõi nhận xét .
1m2 = 100dm2 1km2 = 1000000m2 
 1m2 = 1000cm2 1dm2 =100cm2
HS đọc yêu cầu bài.
Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
HS làm bài vào phiếu + 2em làm bảng phụ
a) 15m2 = 150 000cm2 m2 = 10dm2 
 103m2 = 10 300dm2 dm2 =10 cm2
 2110dm2=211000cm2 m2=1000cm2 
b) 500cm2 = 5dm2 1cm2 =dm2
1300dm2 = 13m2 1dm2 =m2
60000cm2 = 6m2 1cm2 = m2
-HS đọc yêu cầu của bài
- HS 2 đội thảo luận nhanh tìm ra kết quả, cử đại diện lên bảng thi đua .
2m2 5dm2 > 25dm2 3m2 99dm2 < 4 m2
 3dm2 5cm2 =305cm2 65m2= 6500 dm2
- HS đọc yêu cầu của bài ghi tóm tắt và làm bài vào vở+ 1 HS giải vảo bảng phụ.
Bài giải
Diện tích thửa ruộng là:
64 x 25 = 1600 ( m2 )
Số thóc thu hoạch được trên thửaruộng là:
1600 x = 800 (kg)
800kg = 8 tạ
Đáp số : 8 tạ
HS tiếp nối nhau nêu – HS khác nhận xét 
- HS chú ý lắng nghe .
ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
I. Mục tiêu:
 - Hiểu: Cần phải tôn trọng Luật giao thông. Đó là cách bảo vệ cuộc sống của mình và mọi người.
 - HS có thái độ tôn trọng Luật giao thông, đồng tình với những hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
 - HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Một số biển báo giao thông.
 - Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động1: Trò chơi tìm hiểu về biển báo giao thông.
 - GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách chơi. (SGV)
 - GV điều khiển cuộc chơi.
 - GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: 
- Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/42)
 - GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm nhận một tình huống ( xem SGV)
- GV kết luận:Mọi người cần có ý thức tôn trọng luật giao thông ở mọi lúc, mọi nơi.
*Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra thực tiễn
(Bài tập 4- SGK/42)
 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của HS.
ï Kết luận chung:
 Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh Luật giao thông.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - Chấp hành tốt Luật giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
 - Về xem lại bài,chuẩn bị bài tiết sau.
- HS tham gia trò chơi.
- HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
- Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể bằng đóng vai) 
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Đại diện từng nhóm trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung, chất vấn.
- HS lắng nghe.
- HS cả lớp thực hiện.
KĨ THUẬT
TIẾT 34: LẮP GHÉP MÔ HÌNH TỰ CHỌN 
I/ MỤC TIÊU:
Chọn được cac chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn .
Lắp ghép được mô hình tự chọn . Mô hình lắp tương đối chắc chắn , sử dụng được .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
 -Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật. 
 -SGK .
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
.Khởi động:
Bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập.
Bài mới 
a)Giới thiệu bài: Lắp ghép mô hình tự chọn.
 b)Hướng dẫn cách làm:
 * Hoạt đông 1:HS chọn mô hình lắp ghép
 -GV cho HS tự chọn một mô hình lắp ghép.
 * Hoạt động 2:Chọn và kiểm tra các chi tiết 
 -GV kiểm tra các chi tiết chọn đúng và đủ của HS.
 -Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
 * Hoạt động 3:HS thực hành lắp ráp mô hình đã chọn
 -GV cho HS thực hành lắp ghép mô hình đã chọn.
 +Lắp từng bộ phận.
 +Lắp ráp mô hình hoàn chỉnh.
 * Hoạt động 4:Đánh giá kết quả học tập
 -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành.
 -GV nêu những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm thực hành:
 + Lắp được mô hình tự chọn.
 + Lắp đúng kĩ thuật, đúng qui trình.
 + Lắp mô hình chắc chắn, không bị xộc xệch. 
 -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS.
 -GV nhắc nhở HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
 4. Củng cố:
-Nhận xét sự chuẩn bị và tinh thần, thái độ học tập và kĩ năng , sự khéo léo khi lắp ghép các mô hình tự chọn của HS.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài tiếp theo
Hát 
-Chuẩn bị dụng cụ học tập.
- HS lắng nghe .
-HS quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
-HS chọn các chi tiết.
-HS lắp ráp mô hình.
-HS trưng bày sản phẩm.
-HS dựa vào tiêu chuẩn trên để đánh giá sản phẩm.
-HS lắng nghe.
Ngày soạn:19/04/2012
Ngày dạy: Thứ ba:24/04/2012
KHOA HỌC
TIẾT 67: BÀI 67-68 : ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu 
Ôn tập về:
- Vẽ và trình bày sơ đồ  ... c, tuyết, mưa gió, sóng thần, 
Ø Kiên trì, diễn cảm, can đảm, táo bạo, bền gan, bền chí, thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo, ưa mạo hiểm, tò mò, hiếu kì, ham hiểu biết, thích khám phá, thích tìm tòi, không ngại khó khăn gian khổ, 
Ø Lạc quan, lạc thú.
Ø Vui chơi, giúp vui, mua vui, vui thích, vui mừng, vui sướng, vui lòng, vui thú, vui vui, vui tính, vui nhộn, vui tươi,. Vui vẻ, 
Ø Cười khanh khách, rúc rích, ha hả, hì hì, hí, hơ hớ, hơ hơ, khành khạch, khùng khục, khúc khích, rinh rích, sằng sặc, 
- HS đọc, lớp lắng nghe.
- HS làm mẫu trước lớp.
- Cả lớp làm bài.
- Một số HS đọc câu mình đặt với từ đã chọn.
- Lớp nhận xét.
Ngày soạn:04/05/2012
Ngày dạy: Thứ tư:09/05/2012
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 3)
I. Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/ phút) , Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII.
- Dựa vào đoạn văn nói về một cây cụ thể hoặc hiểu biết về một loại cây, viết được đoạn văn tả cây cối ró những đặc điểm nổi bật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu thăm.
 - Tranh vẽ cây xương rồng trong SGK hoặc ảnh về cây xương rồng.
III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
 a/. Số HS kiểm tra:
 - 1/6 số HS trong lớp.
 b/. Tổ chức kiểm tra:
 - Như ở tiết 1.
 * Bài tập 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT và quan sát tranh cây xương rồng.
 - GV giao việc: Các em đọc kĩ đoạn văn Xương rồng trong SGK. Trên cơ sở đó, mỗi em viết một đoạn văn tả cây xương rồng cụ thể mà em đã quan sát được.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét , khen những HS tả hay, tự nhiên  và chấm điểm một vài bài viết tốt.
 2. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu những HS viết đoạn văn tả cây xương rồng chưa đạt, về nhà viết lại vào vở cho hoàn chỉnh.
 - Dặn những HS chưa có điểm kiểm tra chưa đạt về nhà luyện đọc để kiểm tra ở tiết sau.
- HS đọc yêu cầu và quan sát tranh.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS đọc đoạn văn vừa viết.
- Lớp nhận xét.
 TOÁN
TIÊT 173: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	Giúp HS ôn tập về:
 - Đọc số, xác định giá trị theo vị trí của chữ số trong số.
 - Thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
 - So sánh phân số.
 - Giải bài toán liên quan đến: Tìm phân số của một số, tính diện tích hình chữ nhật, các số đo khối lượng.
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 - GV gọi HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 172.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 - Yêu cầu HS đọc số đồng thời nêu vị trí và giá trị của chữ số 9 trong mỗi số.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2
 - Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
 Bài 3
 - Yêu cầu HS so sánh và điền dấu so sánh, khi chữa bài yêu cầu HS nêu rõ cách so sánh của mình.
 Bài 4
 - Gọi HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 5
 - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp.
4.Củng cố- Dặn dò :
- GV tổng kết giờ học.
- Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- HS nối tiếp nhau trả lời, mỗi HS trả lời về một số. 
- Tính, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra bài của mình.
- HS làm bài vào VBT.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 4)
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được câu hỏi, câu kể, câu cảm, câu khiến trong bài văn, tìm được trạng ngữ chỉ thời gian, trạng ngữ chỉ nơi chốn trong bài văn đã cho.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa bài học trong SGK.
 - Một số tờ phiếu để HS làm bài tập.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b). Bài tập 1 + 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT 1 + 2.
 - Cho lớp đọc lại truyện Có một lần.
 - Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho HS làm bài theo nhóm.
 - Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 ­ Câu hỏi: - Răng em đau phải không ?
 ­ Câu cảm: - Ôi răng đau quá !
 - Bộng răng sưng của bạn ấy chuyển sang má khác rồi !
 ­ Câu khiến: - Em về nhà đi !
 - Nhìn kìa !
 ­ Câu kể: Các câu còn lại trong bài là câu kể.
 c). Bài tập 3:
 - Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
 - GV giao việc: Các em tìm trong bài những trạng ngữ chỉ thời gian, chỉ nơi chốn.
 - Cho HS làm bài.
 +Em hãy nêu những trạng ngữ chỉ thời gian đã tìm được.
+Trong bài những trạng ngữ nào chỉ nơi chốn?
 - GV chốt lại lời giải đúng.
 2. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà xem lại lời giải bài tập 2 + 3.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- HS đọc lại một lần (đọc thầm).
- HS tìm câu kể, câu cảm, câu hỏi, câu khiến có trong bài đọc.
- Các nhóm lên trình bày kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS làm bài cá nhân.
+Trong bài có 2 trạng ngữ chỉ thời gian:
­ Có một lần, trong giờ tập đọc, tôi 
­ Chuyện xảy ra đã lâu.
+Một trạng ngữ chỉ nơi chốn:
­ Ngồi trong lớp, tôi 
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 5)
I.Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/ phút) , Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII.
- Nghe - viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 90 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài. Biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 7 chữ.
- HS khá, giỏi đạt tốc độ viết trên 90 chữ / 15 phút. Bài viết sạch sẽ, trình bày đẹp.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu thăm.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
Số HS kiểm tra: 
1/6 số HS trong lớp.
Tổ chức kiểm tra: như ở tiết 1.
 c). Nghe – viết:
Hướng dẫn chính tả: 
 - GV đọc một lượt bài chính tả.
 - Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
 - GV nói về nội dung bài chính tả: Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, sống giữa tình yêu thương của cha mẹ.
 - Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya 
GV đọc cho HS viết.
 - GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
 - GV đọc lại cả bài một lượt.
Chấm, chữa bài.
 - GV chấm bài.
 - Nhận xét chung.
2. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài Nói với em.
 - Dặn HS về nhà quan sát hoạt động của chim bồ câu và sưu tầm về chim bồ câu.
- HS đọc thầm.
- HS luyện viết từ dễ viết sai.
- HS viết chính tả.
- HS tự soát lại lỗi chính tả.
- HS đổi bài, soát lỗi cho nhau.
Ngày soạn:05/05/2012
Ngày dạy: Thứ năm:10/05/2012
KHOA HỌC
ÔN TÂP KIỂM TRA
TOÁN
TIÊT 174: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	Giúp HS ôn tập về:
 - Viết số tự nhiên.
 - Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng.
 - Tính giá trị của biểu thức chứa phân số.
 - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
 - Đặc điểm của hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành.
 II. Đồ dùng dạy học:
 III. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Ổn định:
2.KTBC:
 - GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 173.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Bài mới:
 a).Giới thiệu bài:
 b).Hướng dẫn ôn tập
 Bài 1 
 - Yêu cầu HS viết số theo lời đọc, GV có thể đọc các số trong SGK hoặc các số khác. Yêu cầu HS viết số theo đúng trình tự đọc.
 Bài 2
 - Yêu cầu HS tự làm bài.
 - GV nhận xét và cho điểm HS vừa chữa bài. 
 Bài 3
 - Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức, khi chữa bài có thể yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. 
 Bài 4
 - Gọi HS đọc đề bài toán trước lớp, sau đó yêu cầu HS làm bài.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
4.Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
- HS lắng nghe. 
- Viết số theo lời đọc của GV. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS tự làm bài vào VBT, sau đó 1 HS chữa miệng trước lớp, HS cả lớp theo dõi để nhận xét và tự kiểm tra bài mình.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ II (TIẾT 6)
I.Mục tiêu:
- HS đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học( tốc độ đọc khoảng 90 tiếng/ phút) , Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKII.
- Dựa vào đoạn văn nói về một con vật cụ thể hoặc hiểu biết về một loại vật, viết được đoạn văn tả con vật rõ những đặc điểm nổi bật.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Phiếu thăm.
 - Tranh minh họa hoạt động của chim bồ câu trong SGK.
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 b). Kiểm tra TĐ – HTL:
 - Số HS kiểm tra: Tất cả HS còn lại.
 - Tổ chức kiểm tra: Thực hiện như ở tiết 1.
 * Bài tập 2:
 - Cho HS đọc yêu cầu BT.
 - Cho HS quan sát tranh.
 - GV giao việc: Các em dựa vào những chi tiết mà đoạn văn vừa đọc cung cấp, dựa vào quan sát riêng của mình, mỗi em viết một đoạn văn miêu tả hoạt động của chim bồ câu. Các em chú ý tả những đặc điểm.
 - Cho HS làm bài.
 - Cho HS trình bày bài làm.
 - GV nhận xét và khen những HS viết hay.
2. Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu những HS viết đoạn văn chưa đạt về nhà viết lại vào vở.
 - Dặn HS về nhà làm thử bài luyện tập ở tiết 7, 8 và chuẩn bị giấy để làm bài kiểm tra viết cuối năm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS nối tiếp đọc đoạn văn + quan sát tranh.
- HS viết đoạn văn.
- Một số HS lần lượt đọc đoạn văn.
- Lớp nhận xét.
Ngày soạn:06/05/2012
Ngày dạy: Thứ sáu:11/05/2012
ĐỊA LÍ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI (HKII )
LỊCH SỬ
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI (HKII )
TOÁN
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI (HKII )
TẬP LÀM VĂN:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ (Viết)
 LÂM KIẾT, NGÀY 26/ 04/2012
 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT TỔ KHỐI DUYỆT
 LÂM TIÊN LÂM THỊ THANH XUÂN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_34_nam_hoc_2011_2012_truong_th_lam_kiet.doc