Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Củng cố cách giải toán có hai phép tính và bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.

 2.Kĩ năng: Vận dụng để làm tốt các bài tập.

 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.

II. Đồ dùng dạy- học:

 - GV: Viết sẵn bài tập 4 vào bảng phụ

 - HS : Bảng con

III. Các hoạt động dạy- học:

 

doc 14 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 348Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 35 (Bản đẹp chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 35
 Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010
Tập đọc - Kể chuyện: 
ôn tập, kiểm tra tập đọc- Htl( Tiết 1+ 2)
 I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm tập đọc. Biết viết một bản thông báo ngắn về một buổi liên hoan văn nghệ của liên đội: gọn, rõ, đủ thông tin.
 Củng cố về hệ thống hóa vốn từ theo các chủ điểm: Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật.
 2.Kĩ năng: Biết vận dụng làm tốt các bài tập.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc đã học, bảng phụ viết sẵn bài tập 2 tiết
 - HS : Giấy khổ A4
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra)
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: (Dùng lời nói)
- Ôn luyện tập đọc- Học thuộc lòng
- Kiểm tra đọc :10 em. Gọi HS lên bốc thăm bài đọc 
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Em được giao nhiệm vụ tổ chức một buổi liên hoan văn nghệ của Liên đội, hãy viết một thông báo ngắn về buổi liên hoan văn nghệ đó để mời các bạn đến xem.
- Yêu cầu đọc lại quảng cáo Chương trình xiếc đặc sắc (TVlớp 3, tr 46)
+ Cần chú ý những điểm gì khi viết thông báo? 
- Yêu cầu viết thông báo vào giấy khổ A4, trang trí thông báo với các kiểu chữ, hình ảnh
- Cho HS dán thông báo và đọc nội dung
- Nhận xét.
Tiết 2
Bài 2: Thi tìm từ ngữ về các chủ điểm sau:
Bảo vệ Tổ quốc, Sáng tạo, Nghệ thuật
- Yêu cầu thảo luận theo nhóm
- Mời đại diện các nhóm trình bày
- Gắn bảng phụ có viết đáp án bài tập 2 lên bảng, gọi HS nối tiếp đọc
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học ôn bài.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- Lắng nghe
- Nối tiếp lên bốc thăm chuẩn bị bài đọc 2 phút sau đó lên kiểm tra
- 1 em đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm
- Đọc lại quảng cáo trong SGK
+ Bản thông báo cần viết theo kiểu quảng cáo:
 Nội dung cần đủ thông tin
 Hình thức: Lời văn gọn, rõ ; trình bày trang trí lạ,hấp dẫn.
- Viết quảng cáo ra giấy khổ A4 và trang trí
- Dán thông báo và đọc nội dung 
- Nhận xét
- 1 em đọc yêu cầu bài tập , lớp đọc thầm
- Thảo luận theo nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
- Nối tiếp đọc đáp án
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Toán: 
ôn tập về giải toán ( Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố cách giải toán có hai phép tính và bài toán có liên quan đến rút về đơn vị.
 2.Kĩ năng: Vận dụng để làm tốt các bài tập.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Viết sẵn bài tập 4 vào bảng phụ
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài 2 và 3 của tiết trước: Bài 2- Đáp số: 830 cái áo
 Bài 3 - Đáp số: 16400 cây
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Gọi HS đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Yêu cầu làm bài vào giấy nháp
- Gọi HS lên bảng làm bài
Bài 2: 
- Cho HS đọc bài toán tóm tắt rồi giải bài toán 
 Tóm tắt:
 3 xe chở: 15700 kg
 2 xe chở:  kg?
Bài 3: 
Tóm tắt:
 42 cốc đựng trong : 7 hộp
 4572 cốc đựng trong :  hộp?
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng
- Yêu cầu HS tự tính giá trị của biểu thức ở giấy nháp rồi khoanh vào chữ thích hợp
4.Củng cố - Dặn dò
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài
- Hát
- 2 em lên bảng làm bài
- Nhận xét
- Lắng nghe
- 1 em đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào giấy nháp
- 1 em lên bảng làm bài
Bài giải:
Độ dài của đoạn dây thứ nhất là:
9135 : 7 = 1305( cm)
Độ dài của đoạn dây thứ hai là:
9135 - 1305 = 7830(cm)
 Đáp số: Đoạn thứ nhất: 1305 cm
 Đoạn thứ hai : 7830 cm
- Đọc thầm bài toán, tóm tắt rồi giải bài toán
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải
Mỗi xe tải chở được số kg muối là:
15700 : 5 = 3140(kg)
Đợt đầu đã chuyển được số kg muối là:
3140 x 2 = 6280( kg)
 Đáp số: 6280 kg muối.
- Làm bài và chữa bài tương tự như trên
Bài giải:
Số cốc đựng trong mỗi hộp là:
42 : 7 = 6( cốc)
Số hộp để đựng hết 4572 cốc là:
4572 : 6 = 762( hộp)
 Đáp số: 762 hộp.
- 1 em nêu yêu cầu bài tập
- Tính kết quả và khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng ra bảng con
- Nhận xét
a) 4 + 16 x 5 = 4 + 80 
 = 84 
b) 24 : 4 x 2 = 6 x 2 
 = 12
Vậy khoanh vào C. 
 Vậy khoanh vào B. 
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Thứ ba ngày 18 tháng 5 năm 2010
Toán: 
luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố, ôn tập về đọc, viết các số có đến 5 chữ số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, tính giá trị của biểu thức. Giải bài toán có liên quan đến rút về đơn vị. Xem đồng hồ .
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải toán cho HS.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Mô hình đồng hồ
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức :Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS làm lại bài tập 3(tr 176). 
 Đáp số: 762 hộp
- Nhận xét, cho điểm
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Viết các số
- Đọc số cho HS viết số vào bảng con
a. Bảy mươi sáu nghìn hai trăm bốn mươi lăm 
b. Năm mươi mốt nghìn tám trăm linh bảy 
c. Chín mươi nghìn chín trăm 
d. Hai mươi hai nghìn không trăm linh hai 
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập và nhắc lại cách đặt tính và cách tính.
Bài 3: Đồng hồ chỉ mấy giờ?
- Cho HS quan sát mô hình đồng hồ, yêu cầu nói kết quả
Bài 4: Tính 
- Cho HS làm bài ra giấy nháp và chữa bài
- Yêu cầu nhận xét đặc điểm của các biểu thức.
Bài 5: 
Tóm tắt:
5 đôi dép : 92 500 đồng
 3 đôi dép :  đồng ?
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 1 em lên bảng làm bài tập 3
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Viết số vào bảng con
- Lần lượt lên bảng viết
+ 76245
+ 51807
+ 90900
+ 22002
- Làm bài vào vở
- 2 em lên bảng làm bài
 +
54287
 - 
78362
 x
 4508
29508
24935
 3
83795
53427
 13524
- Quan sát mô hình đồng hồ và nói đồng hồ chỉ mấy giờ
- Nhận xét
* Đáp án:
+ Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút
+ Đồng hồ B chỉ 2 giờ kém 10 phút hoặc 1 giờ 50 phút
+ Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 26 phút
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài ra giấy nháp 
- 2 em lên bảng làm bài
a) ( 9 + 6 ) x 4 = 15 x 4 
 = 60 
 9 + 6 x 4 = 9 + 24
 = 33 
b) 28 + 21: 7 = 28 + 3
 = 31
 ( 28 + 21 ) : 7 = 49 : 7
 = 7
- Nhận xét đặc điểm của các biểu thức trong từng cột và kết quả của từng cặp BT đó
- 1 em đọc bài toán, nêu yêu cầu và tóm tắt bài toán
- Làm bài vào vở
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải:
Giá tiền mỗi đôi dép là:
92500 : 5 = 18500 ( đồng )
Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là:
18500 x 3 = 55500 ( đồng )
 Đáp số: 55500 đồng.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Chính tả: 
ôn tập và kiểm tra tập đọc- htl (Tiết 3)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Nghe - viết trình bày đúng bài thơ: Nghệ nhân Bát Tràng.
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, mẫu chữ.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Phiếu viết tên từng bài tập đọc trong sách TV lớp 3 tập II	
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Không 
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b. Kiểm tra đọc: Kiểm tra 7 em
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: (Nghe - Viết): Nghệ nhân Bát Tràng
* Hướng dẫn chuẩn bị:
- Đọc bài chính tả 
- Gọi HS đọc lại bài và phần chú giải ở cuối bài
- Giúp HS nắm nội dung bài
+ Dưới ngòi bút của nghệ nhân Bát Tràng những cảnh đẹp nào đã hiện ra? 
- Yêu cầu nói cách trình bày bài thơ
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ viết ra nháp những tiếng mình dễ mắc lỗi.
* Đọc cho viết bài
* Chấm, chữa bài: 
- Chấm 10 bài, nhận xét từng bài về chữ viết, lỗi chính tả, cách trình bày.
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà sửa lỗi đã mắc.
- Hát
- Lắng nghe
- Lên bốc thăm bài đọc và kiểm tra
- Theo dõi trong SGK
- 2 em đọc bài thơ và phần chú giải cuối bài
+ Những sắc hoa, cánh còp bay dập dờn, lũy tre, con đò lá trúc đang qua sông,
- Nêu cách trình bày bài thơ
- Đọc lại bài và viết các chữ mình dễ viết sai vào giấy nháp
- Lắng nghe và viết bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
ôn tập học kì II: tự nhiên
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Hệ thống lại kiến thức đã học về chủ đề tự nhiên.
 2.Kĩ năng: Nhận biết các yếu tố về tự nhiên.
 3.Thái độ:Yêu phong cảnh thiên nhiên của quê hương mình. Có ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Tranh ảnh về phong cảnh thiên nhiên.	
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu đặc điểm của đồi và núi, đồng bằng và cao nguyên?
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Nội dung:
* Hoạt động 1: Quan sát cả lớp
+ Mục tiêu: Nhận dạng được một số dạng địa hình ở địa phương. Biết một số cây cối và con vật ở địa phương.
- Tổ chức cho HS quan sát tranh, ảnh về phong cảnh thiên nhiên, về cây cối, con vật của quê hương
- Yêu cầu nhận xét sau khi quan sát mỗi tranh, ảnh.
* Hoạt động 2: Vẽ tranh theo nhóm
+ Mục tiêu: Giúp HS tái hiện phong cảnh thiên nhiên của quê hương
+ Các em đang sống ở vùng nào? 
- Yêu cầu HS liệt kê những gì các em quan sát được từ thực tế và quan sát tranh theo nhóm
- Yêu cầu HS vẽ tranh và tô màu theo gợi ý: đồng bằng tô màu xanh lá cây, đồi núi tô màu da cam,
* Hoạt động 3:Làm việc cá nhân
+ Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về động vật
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành bảng sau:
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng
- Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, luật chơi sau đó cho tiến hành trò chơi.
4.Củng cố - Dặn dò: 
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- 2 em trả lời
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Quan sát tranh, ảnh về phong cảnh quê hương
- Nhận xét những gì quan sát được.
+ Miền núi
- Liệt kê những gì quan sát được từ thực tế và tranh ảnh
- Vẽ tranh
- Thảo luận theo nhóm 4 và hòan thành bài tập
- Đại diện các nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét
Nhóm ĐV
Tên con vật
Đặc điểm
Côn trùng
muỗi, gián,...
Là động vật không có xương sống,
Tôm, cua
tôm, cua
Là động vật không có xương sống, có lớp vỏ cứng bao bọc
 ... 
 Thứ tư ngày 19 tháng 5 năm 2010
Toán: 
luyện tập chung ( Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố về số liền trước của một số, số lớn nhất (hoặc số bé nhất) trong một nhóm các số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải toán.
 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tính toán cho HS.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Kẻ sẵn bảng bài tập 4 	
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài tập 4(SGK trang 177)
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài và làm bảng con
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu và làm bảng con
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc bài toán, tóm tắt và tự giải bài toán
Bài 4: Xem bảng SGK rồi trả lời câu hỏi cuối bài
- Gắn bảng kẻ sẵn lên bảng yêu cầu HS nối tiếp trả lời câu hỏi 
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
4.Củng cố:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà làm bài trong VBT.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em lên bảng làm bài tập 4
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Viết số liền trước vào bảng con
a) Viết số liền trước mỗi số (SGK)
Số liền trước số 8270 là số: 8269
Số liền trước số35 461 là số: 35 460
Số liền trước số 10 000 là số: 9 999.
b) Khoanh vào chữ đặt trước số lớn nhất trong các số: 42 963 ; 44158 ; 43 669 ; 44202
* Đáp án: Khoanh vào chữ D
 A. 42 963 B. 44 158 
 C. 43 669 D. 44 202
- Nêu yêu cầu bài tập 
- Làm bài ra bảng con
- 3 em lên bảng làm
+
 8129
 -
49154
 x
 4605
 5936
 3728
 4
14066
45426
18420
- Đọc bài toán, tự tóm tắt rồi giải bài toán
- 1 em lên bảng chữa bài
Bài giải:
Số bút chì đã bán được là:
840 : 8 = 105 (cái)
Số bút chì cửa hàng còn lại là:
840 – 105 = 735 (cái)
 Đáp số: 735 cái bút chì.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nối tiếp trả lời câu hỏi
- Nhận xét
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập đọc: 
ôn tập và kiểm tra tập đọc –htl (Tiết 4)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc. Ôn luyện về nhân hóa, các cách nhân hóa.
 2.Kĩ năng: Vận dụng làm tốt các bài tập.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV : Phiếu ghi tên từng bài tập đọc. Tranh minh họa trong SGK. Phiếu BT2 
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b. Kiểm tra đọc: Kiểm tra 7 em
 c.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Đọc bài thơ trong SGK trang 141. Trả lời câu hỏi cuối bài
- Cho HS làm bài theo nhóm làm vào phiếu bài tập
+ Em thích hình ảnh nào ? Vì sao? 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống toàn bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Hát
- Lắng nghe
- Nối tiếp lên bốc thăm bài đọc và lên kiểm tra
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài theo nhóm 4 viết kết quả vào phiếu bài tập
- Các nhóm gắn phiếu bài tập lên bảng
Những con vật được nhân hóa
Con vật được gọi
Con vật được tả
Cua càng
cái
thổi xôi, đi hội, cõng nồi
tép
cậu
Mắt đỏ, nhóm lửa, chép miệng
ốc
chú
Vận mình, pha trà
Tôm
Bà
Lật đật đi chợ, dắt tay bà còng
+ Tự phát biểu
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Luyện từ và câu: 
ôn tập – kiểm tra tập đọc, htl ( Tiết 5)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Kiểm tra lấy điểm HTL. Nghe - Kể câu chuyện bốn cẳng, sáu cẳng. Hiểu nội dung câu chuyện.
 2.Kĩ năng: Biết kể tự nhiên, giọng vui , khôi hài.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Phiếu ghi tên các bài tập đọc có yêu cầu HTL, tranh minh họa SGK
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ: Không
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b. Kiểm tra học thuộc lòng: Kiểm tra 7 em
 c.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Nghe và kể lại câu chuyện “ Bốn cẳng và sáu cẳng”
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập và các gợi ý 
* Kể chuyện lần 1, giọng khôi hài.
+ Chú lính được cấp ngựa để làm gì ? 
+ Chú sử dụng con ngựa như thế nào? 
+ Vì sao chú cho rằng chạy bộ nhanh hơn cưỡi ngựa? 
* Kể chuyện lần 2
- Gọi HS giỏi kể lại câu chuyện
- Cho HS kể chuyện theo nhóm đôi
- Cho HS thi kể chuyện , nhìn vào gợi ý trên bảng kể lại câu chuyện
- Nhận xét, biểu dương những HS kể tốt
+ Truyện này gây cười ở điểm nào? 
4.Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà kể lại truyện.
- Hát
- Lắng nghe
- Lên bốc thăm bài đọc, chuẩn bị 2 phút sau đó lên kiểm tra.
- Đọc yêu cầu và gợi ý truyện
- Lắng nghe
+ Để làm một công việc khẩn cấp.
+ Chú dắt ngựa ra đường mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo.
+ Vì chú nghĩ ngựa có bốn cẳng, nếu chú cùng chạy sẽ thêm được 2 cẳng nữa thành 6 cẳng do vậy tốc độ chạy sẽ nhanh hơn.
- 1 em giỏi kể lại truyện
- Nhận xét
- Kể chuyện theo nhóm đôi
- Thi kể chuyện
- Nhận xét
+ Truyện gây cười vì chú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng: ngựa và người cùng chạy , số cẳng càng lớn thì tốc độ chạy càng cao.
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
 Thứ năm ngày 20 tháng 5 năm 2010
Toán: 
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Củng cố về xác định số liền sau của một số. So sánh các số và sắp xếp một nhóm các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết. Nhận biết các tháng có 31 ngày. Giải bài toán có nội dung hình học bằng hai phép tính.
 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng thực hiện các phép tính với các số có đến 5 chữ số. Tìm thừa số hoặc số bị chia chưa biết.
 3.Thái độ: Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Vẽ sẵn hình vẽ trong SGK lên bảng	
 - HS : Bảng con
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi HS lên bảng làm bài 2
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu và làm vào nháp
a.Viết số liền trước của số 92 458 b.Viết các số 83 507; 69 134; 78507; 69 314 theo thứ tự từ bé đến lớn
Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS nêu yêu cầu và làm vào bảng con
Bài 3: Trong một năm những tháng nào có 31 ngày? 
Bài 4: Tìm x
- Cho HS nêu yêu cầu và làm bài tập
Bài 5: Gọi HS đọc bài toán
- Cho HS quan sát hình trên bảng, yêu cầu nhận xét
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Cho HS nêu cách giải thứ 2
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà làm bài .
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số
- 2 em lên bảng làm bài
- Đặt tính rồi tính: 4605 x 4 = 18420
 2918 : 9 = 324(dư 2)
- Lắng nghe
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm ra giấy nháp
- 2 em lên bảng chữa bài
+ 92457 
+ Sắp xếp: 
 69 134 ; 69 314 ; 78 507 ; 83 507.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài ra bảng con
- 3 em lần lượt lên bảng chữa bài
+
86127
-
65493
x
 4216
 4258
 2486
 5
90385
63007
21080
- Nêu miệng kết quả
 Các tháng có 31 ngày là: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài ra giấy nháp và chữa bài
- 2 em lên bảng chữa bài
a) x X 2 = 9328 b) x : 2 = 436
 x = 9328 : 2 x = 436 X 2
 x = 4664 x = 872
- 1 em đọc bài toán
- Quan sát hình vẽ và nhận xét
- Làm bài vào vở
- 2 em lên bảng chữa bài (mỗi em làm một cách)
Bài giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là:
9 x 2 = 18( cm)
Diện tích của hình chữ nhật là:
18 x 9 = 162( cm2)
 Đáp số: 162 cm2
- Nêu cách giải thứ 2
Diện tích mỗi tấm bìa là:
9 x 9 = 81(cm2)
Diện tích của hình chữ nhật là:
81 x 2 = 162( cm2)
 Đáp số : 162 cm2
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tập viết: 
ôn tập, kiểm tra tập đọc- htl (Tiết 6)
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm HTL.Viết và trình bày đúng bài thơ “ Sao mai”
 2.Kĩ năng: Viết đúng chính tả, đúng cỡ chữ, trình bày sạch.
 3.Thái độ: Có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy- học:
 - GV: Phiếu viết tên các bài tập đọc có yêu cầu HTL	
 - HS :
III. Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:(Dùng lời nói)
 b. Kiểm tra học thuộc lòng: 10 em
 c. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Nghe - viết bài Sao Mai
* Chuẩn bị
- Đọc bài chính tả: Sao Mai
- Gọi HS đọc lại bài
- Giúp HS hiểu về Mai 
+ Sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào?
- Yêu cầu đọc thầm bài thơ, ghi nhớ những chữ mình dễ viết sai
* Đọc cho HS viết bài
- Nhắc HS ngồi viết đúng tư thế, trình bày sạch.
* Chấm, chữa bài:
- Chấm 7 bài, nhận xét từng bài
4.Củng cố - Dặn dò:
- Hệ thống bài, nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà sửa lỗi đã mắc
- Hát
- Lắng nghe
- Lên bóc thăm bài đọc, chuẩn bị 2 phút rồi lên kiểm tra
- Theo dõi trong SGK
- 2 em đọc lại bài chính tả
+ Sao Mai tức là sao Kim có màu sáng xanh, thường thấy vào buổi sáng sớm nên có tên gọi là sao Mai. Vẫn sao này nhưng mọc vào chiều tối thì có tên gọi là sao Hôm
+ Khi bé tỉnh dậy thì thấy sao Mai đã mọc ; gà gáy canh tư mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết ( đã lặn hết ), sao vẫn làm bài mải miết ( chưa lặn ). 
- Đọc thầm bài thơ, viết những chữ dễ viết sai ra giấy nháp
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Thực hiện ở nhà.
Tự nhiên và Xã hội: 
kiểm tra định kì CKII
__________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 5 năm 2010
Toán: 
Kiểm tra định kì CKII
_________________________________
Tập làm văn: 
kiểm tra định kì ckii
( Đọc hiểu- Luyện từ và câu)
__________________________________
Chính tả: 
kiểm tra định kì ckii
(Chính tả - Tập làm văn)
____________________________________
Sinh hoạt lớp
I.Nhận xét về các mặt hoạt động trong tuần:
 1.Ưu điểm:
 - Một số em đã có sự tiến bộ trong học tập ( Hùng, Phong, Hàg Tùng,  ).
Làm các bài kiểm tra định kì nghiêm túc, không có hiện tượng nhìn bài của nhau.
 - Cả lớp thực hiện nền nếp tương đối tốt
 - Vệ sinh các khu vực được phân công sạch sẽ.
 2.Nhược điểm: 
 - Bài kiểm tra định kì vẫn còn một số em bị điểm kém
 - Một số em còn lười học, chưa có ý thức rèn chữ, giữ vở( Dương, Thuận, Đạt) 
 - Một số em còn quên đồ dùng học tập như ( Quyết, Vũ Trang )
II. Phương hướng phấn đấu trong tuần sau:
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại
 - Thi đua học tập tốt, rèn chữ viết đẹp
 - Chăm sóc tốt bồn hoa, cây cảnh.
______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_35_ban_dep_chuan_kien_thuc.doc