I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Giúp Hs hệ thống hóa 1 số hiểu biết về cách so sánh 2 số tự nhiên, đặc điểm về số thứ tự của các số tự nhiên.
2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên.
3. Thái độ : Tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
- GV : SGK.
- HS : SGK, VBT.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
3. Bài mới:
a./Giới thiệu bài : Ghi bảng tựa bài.
b/Các hoạt động:
Tuần:. Toán SO SÁNH - XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN. Ngày soạn : 03../09/ ......... Ngày dạy:10./09/ ......... I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp Hs hệ thống hóa 1 số hiểu biết về cách so sánh 2 số tự nhiên, đặc điểm về số thứ tự của các số tự nhiên. 2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên. 3. Thái độ : Tính chính xác, khoa học, cẩn thận. II. Chuẩn bị : GV : SGK. HS : SGK, VBT. III. Các hoạt động : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Viết số tự nhiên trong hệ thập phân. 3. Bài mới: a./Giới thiệu bài : ® Ghi bảng tựa bài. b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Giới thiệu đặc diểm về sự so sánh được của 2 số tự nhiên. *Mục tiêu: hệ thống hóa 1 số hiểu biết về cách so sánh 2 số tự nhiên Cách tiến hành GV nêu từng cặp 2 số tự nhiên và gọi Hs nhận xét xem số nào bé hơn, số nào lớn hơn, hoặc số này bằng số kia. Vậy, khi so sánh 2 số tự nhiên a và b bất kỳ, có những trường hợp nào? Vậy em có nhận xét gì khi so sánh 2 số tự nhiên. ® GV chốt: bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên. Hãy so sánh cặp số sau: 99 và 100 Em có nhận xét gì về chữ số ở mỗi số? GV chốt: Trong 2 số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào có ít chữ số hơn thì vé hơn. Hãy so sánh số chữ số ở 2 số sau 29869 và 30005 Làm thế nào để so sánh 2 số trên? ® GV chốt: căn cứ vào các chữ số viết nên số tự nhiên khi so sánh. Hãy nêu dãy số tự nhiên? Cách so sánh và xếp thứ tự như thế nào? GV yêu cầu Hs vẽ tia số và điền số tự nhiên trên tia số? Em có nhận xét gì với các số tự nhiên trên tia số? GV chốt: ta có thể căn cứ vào vị trí của số trên tia số để so sánh STN. Hoạt động 2: Nhận biết khả năng sắp xếp các STN theo thứ tự xác định. *Mục tiêu: Nắm được cách xếp số tự nhiên Cách tiến hành GV nêu nhóm các số tự nhiên: _ Sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn. Sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé. Xác định số lớn nhất, số bé nhất trong nhóm các số trên? ® GV chốt: bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên. Hoạt động 3: Luyện tập *Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh, xếp thứ tự các số tự nhiên. Cách tiến hành Bài 1: GV cho Hs tự làm bài + sửa bài miệng + giải thích lí do ® GV kiểm tra kết quả bài làm H. Bài 2: Viết các số ® GV kiểm tra Hs. Bài 3: GV đọc số ® H viết số bé nhất (câu a) , lớn nhất (câu b) vào bảng con. Bài 4: GV cho Hs thảo luận nhóm đôi: ® lớp làm bài ® sửa bảng lớp. -GV lưu ý Hs về đơn vị đo trước khi sắp xếp. _ Hs nêu _ Hs nêu Hs nêu bao giờ cũng so sánh được 2 số tự nhiên. Hs nhắc lại ( 3 – 4 em ) Hs nêu. Hs nêu Hs nhắc lại ( 3 em ). Hs nêu có số chữ số bằng nhau là 5 chữ số. Hs nêu so sánh từng cặp CS ở cùng 1 hàng kể từ trái sang phải. Hs nêu: 2 số bằng nhau do có tất cả các cặp số bằng nhau. Hs nêu Hs nêu: Số đứng trước bé hơn số đứng sau và ngược lại. HS vẽ Hs nhắc lại. (3 – 4 em) Hoạt động lớp. Hs sắp xếp: Hs nêu: bao giờ cũng so sánh được các số tự nhiên nên bao giờ cũng xếp thứ tự được các số tự nhiên. Hoạt động cá nhân, lớp Hs đọc đề bài. Hs làm bài + sửa bài. _ Hs đọc 2 chiều Hs đọc đề. Hs làm bài. Hs đọc yêu cầu bài. Hs làm bài. Hs sửa bài bảng con. Hs đọc đề. Hs thảo luận + làm bài. Hs sửa bài bảng lớp (2 em) 4.Củng cố Nêu các căn cứ để so sánh STN? Cho ví dụ về các cặp số và so sánh. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP -Nhận xét tiết học.BTVN: 2/ 22. - Chuẩn bị: “Luyện tập”. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần:. Tập đọc MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC. Ngày soạn : 03../09/ ......... Ngày dạy:10./09/ ......... I./Mục tiêu : Kiến thức :Hiểu nghĩa 1 số từ ngữ: Chính trực, di chiếu, thái tử, thái hậu, phò trá, tham tri chính sự, gián nghi đại phu, tiến cử. Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng hết lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng thời xưa. Kỹ năng : Rèn kĩ năng đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện, lời các nhân vật. 3. Thái độ : Giáo dục Hs tính ngay thẳng, tình yêu nước. II./ Chuẩn bị : GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh đền thờ Tô Hiến Thành ở quê ông. HS : SGK. III./Các hoạt động dạy và học: 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Người ăn xin. 3. Bài mới: a./Giới thiệu bài : b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Luyện đọc *Mục tiêu: Giúp đọc đúng toàn bài GV đọc diễn cảm bài văn. Cách tiến hành Chia đoạn: 2 đoạn + Đoạn 1: Từ đầu LÍ Cao Tông. + Đoạn 2: Phần còn lại Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ. GV yêu cầu phát âm lại 1 số từ ( nếu có )ø. + Tìm hiểu nghĩa từ nếu có. GV nhận xét cách đọc của 1 số Hs. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài *Mục tiêu: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng hết lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng thời xưa. Cách tiến hành Đoạn 1: Đọan này kể chuyện gì? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? GV nhận xét – chốt : Tô Hiến Thành nổi tiếng là người ngay thẳng, chính trực. Đoạn 2: GV chia nhóm giao việc: Nội dung và thời gian thảo luận. + Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên săn sóc ông? + Tô Hiến Thành tiến cử ai sẽ thay ông đứng đầu triều đình? + Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi ông tiến cử Trần Trung Tá? + Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào? + Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành? GV nhận xét – chốt: Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng thời xưa thật thanh liêm, chính trực, hết lòng vì nươc vì dân bao giờ cũng được mọi người kính trọng, khâm phục. Là người Hs, các em cần phải trung thực trong học tập sẽ giúp các em học mau tiến bộ và được bạn bè thầy cô yêu mến, tôn trọng. Hoạt động 3: Đọc diễn cảm *Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc lưu loát toàn bài, giọng đọc phù hợp với diễn biến của truyện, lời các nhân vật. Cách tiến hành GV lưu ý cách đọc: Phần đầu đọc với giọng kể thong thả, rõ ràng. Lời Tô Hiến Thành đọc với giọng điềm đạm, dứt khoát. GV nhận xét . Hs nghe. Hs đánh dấu vào SGK. Hs tiếp nối nhau đọc từ đoạn ( cá nhân, nhóm đôi ) + Luyện đọc lại những từ phát âm sai nhiều di chiếu, Tham tri chính sự, Gián nghi đại phu. + Đọc thầm phần chú giải và nêu nghĩa các từ đó. 2 Hs đọc cả bài. Hoạt động lớp, nhóm. Hs đọc – trả lời câu hỏi . Chuyện lập ngôi vua. Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua LÍ Anh Tông. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Cán lên làm vua. Hs đọc, trao đổi ( 4 nhóm lớp ) Hs trình bày, lớp bổ sung. + Quan Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh ông. + Quan Trần Trung Tá. +Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh của ông, tận tình chăm sóc, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít khi tới thăm. + Qua việc tiến cử quan Trần Trung Tá, qua câu nói “ Nếu Thái Hậu hỏi cử Trần Trung Tá. + Vì những người chính trực rất ngay thẳng, dám nói sự thật không vì lợi riêng, bao giờ cũng đặt lọi ích của đất nước lên trên. Họ làm được nhiều điều tốt cho dân, cho nước. Hoạt động lớp, cá nhân. Hs đánh dấu cách đọc 1 số câu: Vài Hs luyện đọc câu dài. Nhiều Hs luyện đọc từng đoạn, cả bài. 4 Hs đọc. Tô Hiến Thành, chính trực, thanh liêm, hết lòng vì nước vì dân. 4. Củng cố Hs đọc phần vai. Câu chuyện ca ngợi ai? Về điều gì? IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Luyện đọc thêm. CB : Tre Việt Nam.Sưu tầm thêm những câu chuyện về những người ngay thẳng, chính trực. Rút kinh nghiệm Tuần:. Kĩ Thuật KHÂU THƯỜNG Ngày soạn : 03../09/ ......... Ngày dạy:10./09/ ......... I. MỤC TIÊU: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường theo đường vạch dấu. Rèn luyện tính kiên trì, sự khéo léo của đôi tay. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh quy trình khâu thường. Mẫu khâu thường, vải. Sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. HS: Chỉ, kim, kéo, thước, phấn III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1./ Ổn định lớp: 2./ Bài cũ: Cắt theo đường vạch dấu. 3./ Bài mới: a.Giới thiệu bài: Khâu thường (tiết 1) b/Các hoạt động: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS + Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. *Mục tiêu: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim.. - Cách tiến hành GV giới thiệu mẫu khâu mũi thường và giải thích: khâu thường còn được gọi là khâu tới, khâu luôn. - GV kết luận: Đường khâu mũi khâu ở mặt phải và mặt trái giống nhau, dài bằng nhau, cách đều nhau. - GV hỏi: Thế nào là khâu thường + Hoạt động 2: Thao tác kĩ thuật. *Mục tiêu: HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu và đặc điểm mũi khâu, đường khâu thường. - Cách tiến hành Hướng dẫn HS biết cách cầm vải cầm kim, cách le ... tiết trước để tóm tắt câu chuyện trong khoảng 10 câu. GV chốt. 1 Hs đọc yêu cầu. Cả lớp làm việc cá nhân. 1 Hs đọc yêu cầu. Cả lớp làm việc theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét. 1 Hs đọc yêu cầu Tóm tắt truyện là kể lại câu chuyện một cách ngắn gọn nhờ lược bớt các chi tiết phụ, nhưng không thay đổi cốt truyện và ý nghĩa của nó. Chia câu chuyện thành các đoạn Xác định sự việc chính ở mỗi đoạn. Tóm tắt những sự việc chính bằng một đến hai câu. 3, 4 Hs đọc nội dung ghi nhớ. Cả lớp đọc thầm. Hoạt động cá nhân, lớp. 1 Hs đọc yêu cầu. HS xem cốt truyện “ Thạch sanh chém Trăn tinh “ trên bảng phụ. HS làm việc cá nhân. Trình bày nội dung tóm tắt của truyện. Cả lớp nhận xét. Đại diện dãy lên trình bày. Lớp nhận xét. 4. Củng cố Thi đua : “ Tóm tắt truyện cho ấn tượng “. GV nhận xét tiết học. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Hoàn thành BT Chuẩn bị : kiểm tra viết thư . Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần:. Toán GIÂY – THẾ KỈ. Ngày soạn :07../09/ ......... Ngày dạy:14../09/......... I. Mục tiêu : Kiến thức : Học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian, giây, thế kỉ. Kỹ năng : Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm. Thái dộ :Giáo dục tính chính xác, cẩn thận. II. Chuẩn bị : GV : Đồng hồ thật có đủ 3 kim chỉ giờ, chỉ phút, chỉ giây. Bảng vẽ sẵn trục thời gian. HS : SGK + đồng hồ. III. Các hoạt động : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Sửa bài tập số 4. GV nhận xét, ghi điểm. 3. Bài mới: a./Giới thiệu bài :Các em sẽ học cách tính thời gian qua bài Giây – Thế kỉ. b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Giới thiệu giây. *Mục tiêu: Học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian, giây Cách tiến hành -GV dùng đồng hồ có đủ 3 kim để ôn về giờ, phút và giới thiệu về giây. GV giới thiệu kim giây trên mặt đồng hồ. GV ghi bảng: 1phút = 60giây GV có thể tổ chức hoạt động để Hs cảm nhận thêm về giây. Hoạt động 2: Giới thiệu về thế kỉ. *Mục tiêu: Học sinh làm quen với đơn vị đo thời gian, giây, thế kỉ. Cách tiến hành GV giới thiệu: đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỉ. Ghi bảng: 1 thế kỉ = 100 năm Cho Hs xem hình vẽ trục thời gian và nêu cách tính mốc các thế kỉ. GV chỉ vào hình vẽ và giới thiệu ghi tóm tắt lên bảng: Từ năm 1 ® năm 100 là thế kỉ 1 GV hỏi: năm 1975 thuộc thế kỉ nào? Năm 1990 thuộc thế kỉ nào? Hiện nay là thế kỉ nào? Lưu ý cho Hs : dùng số La Mã để ghi thế kỉ. Hoạt động 3: Thực hành. Mục tiêu: Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm GV hướng dẫn Hs làm bài trong vở bài tập. Cách tiến hành + Bài tập 1: GV hướng dẫn. 1phút = 60 giây 1phút 6giây = 60giây + 6giây = 66giây GV nhân xét. + Bài tập 2: GV hướng dẫn Hs cách tính. Lưu ý cách trừ: 2004 – 1917 = ? GV nhận xét. + Bài tập 3: GV hướng dẫn cách làm. GV nhận xét sửa bài. Hs quan sát sự chuyển động của kim giờ, kim phút và nêu: + Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ. + Kim phút đi từ 1 vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút. 1giờ = 60phút. Hs quan sát sự chuyển động của nó và nêu. + Khoảng thời gian kim giây đi từ 1 vạch đến với vạch tiếp liền là 1 giây. + Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ là 1 phút, tức là 60 giây. Hs quan sát, nhận xét. Hoạt động lớp, cá nhân. Hs nhắc lại. Hs quan sát: hai vạch dài liền nhau là khoảng thời gian 100 năm (1 thế kỉ). Hs nhắc lại. Thế kỉ XX Thế kỉ XX Thế kỉ XXI Hoạt động lớp, cá nhân. Hs đọc đề bài Hs tính ra kết quả rồi điền vào chỗ chấm. 1phút 6giây = 66giây Tương tự cho các bài tập còn lại. Hs sửa bài. Hs đọc đề, tính thời gian và trả lời: Năm 1917 thuộc thế kỉ XX Hs tự tính đến nay đã được bao nhiêu năm. Tương tự cho các bài còn lại. Hs chữa bài. Hs đọc đề. Quan sát trả lời. Điền kết quả, tên thích hợp vào chỗ chấm. 4.Củng cố. GV cho Hs nhắc lại. 1giờ = 60phút 1phút = 60giây 1 thế kỉ = 100 năm IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP GV đánh giá nhận xét tiết học. Dăn Hs học bài. Chuẩn bị: “Luyện tập”. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần:. Khoa học TẠI SAO CẦN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT. Ngày soạn :07../09/ ......... Ngày dạy:14../09/......... I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : Hs hiểu tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật. 2. Kỹ năng : Hs biết giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật. Nêu ít lợi của việc cá nhỏ kho nhừ. 3. Thái dộ : Hs biết giữ gìn sức khỏe qua việc phối hợp các loại thức ăn. II. Chuẩn bị : GV : Tranhvẽ/ 18 SGK, phiếu học tập, giấy khổ to. HS : SGK. Các hoạt động : 1. Khởi động : 2. Bài cũ : Tại sao cần phối hợp nhiều loại thức ăn. Tại sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn? Thế nào là bữa ăn cân đối? Nhận xét- đánh giá 3. Bài mới: a./Giới thiệu bài b/Các hoạt động: TG HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1 : Kể tên các món thức ăn chứa nhiều chất đạm. *Mục tiêu: Hs biết giải thích tại sao không nên chỉ ăn đạm Cách tiến hành Tổ chức trò chợi: “ Thi kể tên” Cách chơi và luật chơi: Chia lớp làm 2 đội Lần lượt 2 đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm Thời gian chơi tối đa 10 phút Mỗi đội cử 1 bạn ghi tên các món ăn mà đội mình đã nói vào giấy to. GV tuyên dương đội thắng Hoạt động 2: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật. *Mục tiêu: Hs hiểu tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật. Cách tiến hành Yêu cầu lớp cùng đọc lại danh sách tên các món thức ăn chứa nhiều chất đạm. Phát phiếu học tập, yêu cầu Hs làm việc. * Phiếu học tập Đọc các thông tin dưới đây: Thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm: Thịt có nhiều a-xit a-min quý không thay thế được ở tỉ lệ cân đối. Đặc biệt thịt có nhiều chất sắt dễ hấp thụ. Nhưng trong thịt lại có nhiều chất béo chứa các a-xít béo no, trong quá trình tiêu hóa chất béo này tạo ra nhiều chất độc. Nếu các chất độc này không nhanh chóng được thải ra ngoài hoặc do táo bón, chúng sẽ hấp thụ vào cơ thể , gây ngộ độc. Cá là loài thức ăn dễ tiêu, có nhiều a-xit a-min quý. Trong chất béo của cá có nhiều a-xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Đậu: Các loại đậu: đậu đen, đậu xanh, đậu nành, có nhiều chất đạm dễ tiêu. Đặc biệt từ đậu nành có thể chế biến ra các thức ăn như: sữa đậu nành, tàu hủ, tương Những thức ăn này vừa giàu đạm dễ tiêu vừa có nhiều a-xít beo không no có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Mè, đậu phộng: Cho nhiều chất béo, đồng thời chứa nhiều đạm. Trả lời các câu hỏi sau: Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc ăn đạm thực thực vật? Trong nhóm đạm động vật, tại sao chúng ta nên tăng cường ăn cá? Lưu ý: Chất đạm ăn ngày nào cơ thể dùng ngày ấy, không thể dự trữ được. Nếu ăn quá nhu cầu, chất đạm sẽ chuyển thành đường được giải phóng thành năng lượng như vậy sẽ lãng phí. Nên sử dụng nhiều tàu hủ và sữa đậu nành vừa đảm bảo cơ thể có được nguồn đạm thực vật quý có khả năng phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. Mỗi đội cử đội trưởng, đứng ra oảnh tù xì đẻ giành quyền nói trước. VD: gà rán, cá kho, đậu thịt kho, canh chua, đậu phộng , muối mè Hai đội treo bảng danh sách tên các món thức ăn chứa nhiều chất đạm lên bảng. Hoạt động lớp, nhóm. Hs đọc và chỉ ra món ăn nào vừa chứa đạm động vật vừa chứa đạm thực vật. Hs làm việc với phiếu học tập theo nhóm. Hs đọc các thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chứa chất đạm. Hs trình bày cách giải thích của nhóm Hs kể 4. Củng cố GV nêu vấn đề : Có ý kiến cho rằng ăn cá nhỏ có lợi;ý kiến khác cho rằng không nên ăn cá nhỏ. GV yêu cầu HS, ai tán thành ý kiến cho rằng ăn cá nhỏ có lợi sẽ đứng sang một phía (nhóm 1). Ai tán thành ý kiến cho rằng không nên ăn cá nhỏ đứng sang một phía (nhóm 2). Tiếp theo GV yêu cầu các nhóm thảo luận để giải thích tại sao nên hoặc không nên ăn cá nhỏ ? Thi kể tên các món ăn được chế biến từ cá nhỏ.ô1 IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Học ghi nhớ. Chuẩn bị: Tại sao nên sử dụng các chất béo hợp lí;nên sử dụng muối I-ốt; không ăn mặn ? Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: