Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 (Bản mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 (Bản mới)

A.Mục tiêu :

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Tốc độ đọc :75 tiếng/ 1 phút. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

B. Đồ dùng dạy - học.

 GV : Tranh minh hoạ trong bài, tranh đền thờ Tô Hiến Thành.

C. Các hoạt động dạy học.

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 626Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2010-2011 (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4
 Thứ hai ngày 6 tháng 9 năm 2010
Tiết 1:GDTT 
Chào cờ
Tiết 2 : Toán ( 16 ):
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
A. Mục tiêu: Giúp HS:
 Giúp học sinh hệ thống hoá1 số hiểu biết ban đầu về:
- Cách so sánh 2 số tự nhiên.
- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
B. Đồ dùng :
- Bảng phụ kẻ sẵn các hàng , các lớp.
 C. Các HĐ dạy- học:
I.Kiểm tra bài cũ:
- Trong hệ TP người ta dùng bao nhiêu chữ số để viết số ? Đó là những số nào?
II.Bài mới:
1. So sánh hai số tự nhiên
- Cho hai số a và b.
- Khi so sánh 2 số a và b có thể xảy ra những trường hợp nào?
- Xảy ra 3 trường hợp
a > b ; a < b ; a = b
- Để so sánh 2 số tự nhiên người ta căn cứ vào đâu?
- Căn cứ vào vị trí của số trong dãy số tự nhiên.
- GV viết lên bảng dãy số: 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9...
- Hãy so sánh 6 và 7 ; 7 và 8
- Số đứng trước bé hơn số đứng sau
 6 6
- Làm thế nào để biết số lớn hơn, số bé hơn?
- Căn cứ vào vị trí của số đó trên trục số.
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 
- Trên tia số các số đứng ở vị trí nào là số lớn? Các số đứng ở vị trí nào là số nhỏ?
- Số càng xa điểm gốc 0 là số lớn, sổ ở gần điểm gốc 0 là số nhỏ.
- Nếu 2 số cùng được biểu thị cùng 1 điểm trên trục số thì 2 số đó ntn?
- 2 số đó bằng nhau.
- Với những số lớn có nhiều chữ số ta làm như thế nào để so sánh được.
- Căn cứ vào các chữ số viết lên số.
- So sánh 2 số 100 & 99 số nào lớn hơn, số nào bé hơn? Vì sao? 
- 100 > 99 vì 100 có nhiều chữ số hơn.
- So sánh 999 với 1000
- 999 < 1000 vì 999 có ít chữ số hơn.
- Nếu 2 số có các chữ số bằng nhau ta làm như thế nào?
- So sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu 2 số có tất cả các cặp chữ số bằng nhau thì 2 số đó như thế nào?
 2 số đó bằng nhau.
2. Xếp thứ tự số tự nhiên:
- VD: với các số: 7698 ; 7968 ; 7896; 7869. Hãy xếp theo thứ tự.
+ Từ bé đến lớn
 7698 ; 7869; 7896 ; 7968
+ Từ lớn đ bé
 7968; 7896; 7869; 7698
- Khi xếp các số tự nhiên ta có thể sắp xếp ntn?
- Ta có thể sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.
3. Luyện tập:
a. Bài số 1.
- HS làm SGK - nêu miệng
- Cho HS đọc y/c bài tập
 1234 > 999
- Nêu cách so sánh 2 số tự nhiên
- Cột 2 HS khá giỏi 
 8754 < 87540
 39 680 = 39 000 + 680
- 3 hs nêu miệng kết quả
35 784 > 35 790
92 501 < 92 410
17 600 = 17 000 + 600
b. Bài số 2:
- HS làm vở.
- HS đọc yêu cầu.
-Viết các số sau theo thứ tự từ bé -lớn
 8316; 8136; 8361
a. 8136; 8316; 8361
b.5 724 ; 5 740 ; 5 742.
c.63 841 ; 64 813 ; 64 831.
c. Bài số 3: 
- Lớp làm nháp 1 hs lên bảng
- HS đọc yêu cầu
-Viết các số sau theo thứ tự từ lớn -bé
-
 GV đánh giá chung.
III. Củng cố - dặn dò:
- Muốn so sánh 2 số TN ta làm thế nào?
- NX giờ học.VN xem lại bài.
a.1984; 1978; 1952; 1942
b.1 969 ; 1 954 ; 1 945 ; 1 890
- HS chữa bài
- Lớp nx.
- HS nêu
Tiết 3: thể dục:
Giáo viên bộ môn dạy
Tiết 4: Tập đọc ( 7 )
Một người chính trực 
A.Mục tiêu :
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Tốc độ đọc :75 tiếng/ 1 phút. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
- Hiểu nội dung ý nghĩa truyện : Ca ngợi chính trực thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa( trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
B. Đồ dùng dạy - học.
 GV : Tranh minh hoạ trong bài, tranh đền thờ Tô Hiến Thành.
C. Các hoạt động dạy học.
I. Bài cũ:
- Đọc 1 đoạn truyện: "Người ăn xin"
- Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương ntn?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài học: 
- Chủ điểm tuần này là gì?
- Tên chủ điểm nói lên điều gì?
- Quan sát tranh bài TĐ,bức tranh vẽ cảnhgì?
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a.Luyện đọc:
- Gọi hs đọc bài
- Bài chia làm mấy đoạn?
- Cho HS luyện đọc đoạn lần 1 + luyện phát âm.
- Cho HS đọc đoạn lần 2 + giảng từ.
- Luyện đọc nhóm 
- GVHD đọc và đọc mẫu
- 3HS đọc nối tiếp và trả lời câu hỏi.
- Lớp nx
- HS đọc tênchủ điểm.
- Nói lên sự ngay thẳng.
- HS nêu.
- 1HS đọc bài 
- 3 đoạn.
- HS nối nhau đọc bài 2 lần.
- 1HS đọc từ chú giải (SGK)
- HS đọc bài nhóm đôi
- 1 hs đọc toàn bài
- HS lắng nghe.
b. Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn1 và trả lời câu hỏi
+ Tô Hiến Thành làm vua thời nào?
.
- Tô Hiến Thành làm vua thời Lý..
+ Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
+ Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện ntn?
- Ông là người nổi tiếng chính trực.
- Tô.Hiến.Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chiếu mà lập Thái tử Long Càn lên làm vua.
Nêu ý 1
ý1: Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành trong việc lập ngôi vua.
- HS đọc thầm đoạn 2.
+ Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
- Quan tham tri chính sự: Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
Nêu ý 2
- Do quá nhiều việc nên không thăm ông được.
ý 2: Tô Hiến thành lâm bệnh nặng có Vũ Tán Đường hầu hạ.
- HS đọc thầm đoạn 3.
+ Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình
- Quan giám nghị đại phu: Trần Trung Tá 
+ Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá
- Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng tận tình chăm sóc Tô Hiến Thành còn Trần Trung Tá thì ngược lại.
+ Trong việc tìm người giúp nước sự chính trực của ông Tô Hiến Thành thể hiện ntn?
- Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
Nêu ý 3
ý 3: Tô Hiến Thành tiến cử người giỏi giúp nước.
* ND bài nói lên điều gì?	 Ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của vị quan Tô Hiến Thành.
c. Đọc diễn cảm.
- Cho HS đọc bài
- Cho HS nhận xét về cách đọc.
- 3 HS đọc nối tiếp, tìm giọng đọc.
- HD đọc diễn cảm đoạn 3
- GV đọc mẫu
- HS đọc cặp.
- Gọi HS đọc diễn cảm đoạn 3
III. Củng cố - dặn dò:
- Em học được gì ở nhân vật Tô Hiến Thành?
- NX giờ học. VN ôn lại bài.
- HS thi đọc diễn cảm. 
- Lớp nghe, bình chọn
* Chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước.
Tiết 5: Đạo đức ( 4 ):
Vượt khó trong học tập (Tiết1)
A.Mục tiêu: HS có khả năng:
 - Nêu được ví dụ về sự vượt khó trong học tập.
 - Nhận thức được mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập .Cần phải có quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn.
- Biết xác định những khó khăn trong học tập của bản thân và cách học tập.
- Quý trọng, yêu mến noi theo những tấm gương HS nghèo biết vượt khó.
B Tài liệu và phương tiện :
- Ghi sẵn 5 tình huống.
- Giấy màu xanh, đỏ.
- Các mẩu chuyện , tấm gương biết vượt khó.
C. các hoạt động dạy học :
I. Kiểm tra bài cũ:	 
II. Bài mới:
1. HĐ1: Gương sáng vượt khó
- Kể 1 số tấm gương vượt khó học tập ở xung quanh hoặc kể những câu chuyện về gương sáng học tập mà em biết.
Nêu ghi nhớ.
- HS kể những gương vượt khó mà em biết.
3- 4 HS
- Lớp nghe nx- bổ sung.
- Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đã làm gì?
- Các bạn đã khắc phục khó khăn tiếp tục học tập.
- Thế nào là vượt khó trong học tập?
- Là biết khắc phục khó khăn tiếp tục học tập và phấn đấu đạt kết quả tốt.
- Vượt khó trong học tập giúp ta điều gì?
- Giúp ta tự tin hơn trong học tập, tiếp tục học tập, được mọi người yêu quý.
-GV kể tên cho HS nghe câu chuyện vượt khó của bạn Lan.
2. HĐ2: Xử lí tình huống: 
- GV phát phiếu ghi 5 câu hỏi TL.
- HS thảo luận N2
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV chốt: Với mỗi k2 các em có những cách khắc phục khác nhau nhưng tất cả đều cố gắng để học tập được duy trì và đạt kết quả tốt, điều đó rất đáng hoan nghênh.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
3. HĐ 3: Trò chơi "Đúng- sai"
- GV phát cho HS mỗi em 2 tấm giấy xanh, đỏ.
- HS hoạt động theo lớp.
- GV cho HS giải thích vì sao?
-Đúng thì giơ miếng đỏ.
- Sai thì giơ tấm xanh.
* KL: Vượt khó trong học tập là đức tính rất quý. Mong các em sẽ khắc phục được mọi khó khăn để học tập tốt hơn.
4. HĐ 4: Thực hành.
- 1 bạn HS đang gặp nhiều khó khăn trong học tập.
- Lớp lên kế hoạch để giúp đỡ.
- GV nhận xét
HS nêu các kế hoạch.
* KL: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học, chúng ta cần giúp bạn bằng nhiều cách khác nhau.
III. Hoạt động nối tiếp:
- Gọi 1 HS nhắc lại ghi nhớ.
- Nhận xét giờ học. VN chuẩn bị bài sau.
- HS nêu
* Quyền được học tập của các em trai và em gái
- Trẻ em có bổn phận chăm chỉ học tập, vượt qua khó khăn để học tập tốt
 Thứ ba ngày 7 tháng 9 năm 2010
 Tiết 1: Toán ( 17):
Luyện tập
A. Mục tiêu:
 Giúp học sinh: 
- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
- Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên)
B. Đồ dùng dạy học:
C. Các HĐ dạy - học;
I. Bài cũ:
- Muốn so sánh 2 số TN ta làm ntn?
II. Bài mới:
a. B ài số 1:
- Yêu cầu của bài tập
+ Số bé nhất có 1 chữ số ; 2 chữ số ; 
3 chữ số.
+ Số lớn nhất có 1chữ số ; 2 chữ số; 3 chữ số.
2HS nêu.
 HS làm bảng con
- 1 HS đọc - Lớp đọc thầm
+ 0; 10; 100
+ 9; 99; 999
b. Bài số 2: Bài tập giành cho hs khá giỏi
- GV hỏi, HS trả lời.
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số.
- Có bao nhiêu số có 2 chữ số.
- HS cả lớp làm nháp ,gọi 2hs khá giỏi nêu miệng
- Có 10 số có 1 chữ số: 0đ9
- Có 90 số có 2 chữ số: 10đ99
c. Bài số 3:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Viết số thích hợp vào ô trống ta làm ntn?
0
- Viết chữ số thích hợp vào o
9
859 67 < 859167
609608 < 60960
d. Bài số 4:
- Bài y/c gì?HS làm bài vàovở.
- Tìm số TN x biết x<5
Các số TN bé hơn 5 là: 0; 1; 2; 3; 4
Vậy x là: 0; 1; 2; 3; 4
e. Bài số 5:
Tìm số tròn chục x biết:
68 < x < 92 
III. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách so sánh 2 số TN?
- NX giờ học.VN xem lại bài tập đã làm.
- Số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là: 70; 80; 90
Vậy x là : 70; 80; 90
Tiết 2: Kể chuyện ( 4 ):
Một nhà thơ chân chính
A. Mục tiêu:
+ Rèn kn nói:
- Dựa vàơ lời kể của GV và tranh minh hoạ.HS trả lời được các câu hỏi về ND câu chuyện, kể lại được những câu chuyện có thể kể phối hợp với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu truyện, trao đổi được với các bạn về ND, ý nghĩa câu chuyện ( Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách cao đẹp, thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu khuất phục cường quyền)
+ Rèn kỹ năng nghe:
- HS chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
- Theo dõi bạn kể chuyện, nx đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
B. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ.
- Bảng phụ viết sẵn y/c 1 (a, b, c, d)
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Kể lại 1 câu ch ... hông lãng phí...
* KL: Các khoáng sản HLS tập trung nhiều ở đâu? Có vai trò gì?
III.Hoạt động nối tiếp.
- Người dân ở HLS làm những nghề gì?
 - Nhận xét giờ học
- 3đ 4 HS nhắc lại
- HS đọc nội dung bài.
Tiết 4: Luyện từ và câu (8):
 Luyện tập về từ ghép và từ láy 
A. Mục tiêu:
- Qua luyện tập bước đầu nắm được hai loại từ ghép ( có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại) – BT1, BT2.
- Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy ( giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần) – BT3.
B. Đồ dùng: 
GV: - Viết sẵn bài tập 2 và bài tập 3.
HS : Đồ dùng học tập
C. Hoạt động dạy học:
I. Bài cũ:
- Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ?
- Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Luyện tập:
 Bài số 1:
-2HS nêu.
- Gọi HS đọc bài tập
+ Bánh trái chỉ loại bánh nào?
- HS nêu y/c
- Chỉ chung các loại bánh.
+ Bánh rán?
- Loại bánh làm bằng bột gạo nếp thường cho nhân, rán chín giòn
Từ nào có nghĩa tổng hợp?
- Từ ghép nào có nghĩa phân loại?
- Từ bánh trái.
- Từ bánh rán.
Từ ghép có mấy loại
- Có 2 loại: đ Ghép tổng hợp
 Ghép phân loại 
 Bài số 2:
- GV cho HS nêu y/c bài tập
+ Từ ghép có nghĩa phân loại.
- HS làm bài.
* Xe điện, xe đạp, tàu hoả, đường ray, máy bay.
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp
* Ruộng đồng, làng xóm, núi non, gò đông, bãi bờ, hình dáng, màu sắc
Thế nào là từ ghép phân loại? Từ ghép tổng hợp?
*) Bài số 3:
- Bài tập y/c gì?
- Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp.
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau âm đầu
* Nhút nhát
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần
* Lạt xạt, lao xao
+ Từ láy có 2 tiếng giống nhau cả ở âm đầu và vần
* Rào rào
 III. Củng cố - dặn dò: 
- Từ láy có những loại nào?
- Từ ghép là từ ntn? Có mấy loại? Nhận xét giờ học
HS nêu.
HS nhắc lại ghi nhớ.
 Thứ sáu ngày 9 tháng 9 năm 2010
Tiết 1: Toán (15):
 Giây - Thế kỷ
A. Mục tiêu:Giúp học sinh
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: Giây, thế kỷ.
- Biết mối quan hệ giữa giây và phút, thế kỷ và năm.
- Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
B. Đồ dùng dạy học.
- GV: Đồng hồ có 3 loại kim.
- HS : Đồ dùng học tập.
C. các hoạt động dạy và học
I. Bài cũ:
- Kể tên các đơn vị đo KL từ bé đ lớn.
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo KL?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu về giây:
- Cho HS quan sát đồng hồ.
- Khi kim giờ chuyển động được 1 vòng từ số nào đó đến số tiếp liền thì được thời gian là bao nhiêu?
- HS nêu.
- HS quan sát: Kim giờ, phút, giây.
- Được 1 giờ.
- Kim phút đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được tgian?
- Được 1 phút
- Kim phút đi bao nhiêu vạch thì được bằng giờ.
- Đi 60 vạch 60 phút
- Vậy 1 giờ = ? phút
1 giờ = 60 phút
- Kim giây đi từ 1 vạch đến 1 vạch tiếp liền được khoảng tgian là bao nhiêu?
1 giây
- Khoảng thời gian kim giây đi hết 1 vòng trên mặt đồng hồ thì được? 
60 giây
- 1 phút = ? giây
1 phút = 60 giây
2. Giới thiệu về thế kỷ:
- Đơn vị đo thời gian lớn hơn năm là thế kỷ: 1 thế kỷ = 100 năm
- HS nhắc lại
- Bắt đầu từ năm thứ 1đ100 là TK T1 từ năm 101 đ 200 thuộc thế kỷ thứ mấy?
- Từ năm 101 đ 200 thuộc thế kỷ T2
- Năm 1975 thuộc thế kỷ nào?
- Năm nay thuộc thế kỷ nào?
- Để ghi tên thế kỷ người ta thường dùng chữ số nào?
- Thế kỷ 20
- Thế kỷ 21
- Chữ số La mã
3. Luyện tập:
 Bài số 1:
Muốn tìm phút = ? giây ta làm ntn?
Gọi HS chữa bài.
- HS làm vào SGK
phút = 20 giây
1 phút 8 giây = 68 giây
 Bài số 2:
a. Bác Hồ sinh năm 1890 vào thế kỷ?
- HS làm miệng
a. Thế kỷ 19 (XIX)
b. CM tháng Tám thành công năm 1945 thuộc thế kỷ nào?
b. Thế kỷ 20 (XX)
 Bài số 3: Bài tập giành cho hs khá giỏi
a. Lý Thái Tổ về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỷ nào? Bao nhiêu năm?
III. Củng cố - dặn dò:
- Nêu mối quan hệ giữa giây, phút, thế kỷ và năm?
NX giờ học.
c. Thế kỷ 3(III)
- 2 hs nêu miệng
a. Thế kỷ XI .Đến nay được 1000 năm
b. Thế kỷ x.Đến nay được 1080 năm
Tiết 2: Chính tả:(Nhớ- viết) (4):
 Truyện cổ nước mình 
A. Mục tiêu:
- Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng đầu của bài thơ "Truyện cổ nước mình”. Tốc độ viết 75 chữ / 15 phút. Biết trình bày đúng, đẹp các dùng thơ lục bát và các khổ thơ.
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng, (phát âm đúng) các từ có các âm đầu r/d/gi hoặc có vần ân/âng ( BT 2 a/b ) hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn..
B. Đồ dùng:
- 3 tờ phiếu to viết ND bài tập 2a.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
I. Bài cũ:
Gọi 2 nhóm lên bảng thi viết nhanh tên các con vật bắt đầu bằng ch/tr.
II. Bài mới:
- Giới thiệu bài
1. HD HS nhớ - viết
- Gọi HS đọc y/c của bài.
- Gọi 1 HS đọc bài thơ.
- đại diện 2 nhóm lên viết.
- 1 HS đọc yêu cầu.
-2 HS đọc thuộc lòng.
Lớp đọc thầm
- Nêu cách trình bày thơ lục bát.
- Cho HS viết bài
+ Trao đổi ND bài.
- Vì sao tác giả lại yêu truỵện cổ nước mình?
- Qua những câu truỵên cổ, cha ông ta muốn khuyên con cháu điều gì?
2. Viết chính tả.
3. Chấm chữa bài.
- HS nêu cách viết
- HS tự làm bài
- Vì truyện cổ rất sâu sắc và nhân hậu.
- cha ông ta muốn khuyên con cháu hãy biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, ở hiền gặp điều may mắn...
* Ca ngợi bản sắc nhân hậu, thông minh, chứa đựng kinh nghiệm quý báu của cha ông.
- HS viết bài.
- HS trao đổi vở, chữa lỗi.
4. Luyện tập:
- GV cho HS đọc bài tập2a
- Nhắc HS khi điền từ hoặc vần cần phối hợp với nghĩa của câu.
- GV đánh giá.
III. Củng cố - dặn dò:
- NX qua bài viết.
- VN đọc lại những đoạn văn trong bài 2 ghi nhớ để không viết sai chính tả
- HS đọc y/c
- HS làm bài.
- Chữa bài tập- lớp nx
Tiết 3: Khoa học (6):
 Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật
 và đạm thực vật
A. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
- Nêu lợi ích của việc ăn cá: Đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc gia cầm.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Hình 18, 19 SGK.
- HS : Đồ dùng học tập.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ:
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Nêu nhóm thức ăn cần ăn đủ; ăn vừa phải; ăn có mức độ; ăn ít, ăn hạn chế.
II. Bài mới:
1. HĐ1: Kể tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- GV phổ biến luật chơi, cách chơi
- GV tổ chức cho HS chơi (5')
- GV đánh giá.
2. HĐ2: Cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- 2HS trả lời, lớp nhận xét.
- Chia thành 2 nhóm
- HS thi xem tổ nào kể được nhiều món ăn chứa nhiều chất đạm
- Lớp quan sát, theo dõi.
- Chỉ tên thức ăn chứa đạm động vật và đạm thực vật.
- GV phát phiếu TL
+ Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm TV?
+ Trong nhóm đạm ĐV tại sao chúng ta nên ăn cá?
+ HS thảo luận
- HS nêu tên thức ăn vừa kể ở trò chơi.
- HS thảo luận N4
- Vì mỗi loại đạm chứa những chất bổ dưỡng ở tỉ lệ khác nhau.
- Vì đạm cá dễ tiêu hơn đạm thịt vừa giàu chất béo lại có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch.
- GV cho các nhóm trình bày.
*KL: Vì sao phải ăn phối hợp đạm ĐV và đạm TV
III. Củng cố, dặn dò.
+ Tại sao cần ăn phối hợp đạm ĐV và đạm TV.
- Nhận xét giờ học.VN ôn bài, thực hiện tốt các ND bài học.
* HS nêu mục "Bạn cần biết"
- HS nêu.
Tiết 4: Tập làm văn ( 8 ):
Luyện tập xây dựng cốt truyện
A. Mục đích - yêu cầu:
- Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện gần gũi với lứa tuổi thiếu nhi.
- Kể lại câu chuỵện theo cốt chuyện một cách hấp dẫn, sinh động.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: - Bảng phụ viết sẵn đề bài để phân tích.
C. Các hoạt động dạy - học.
I. Bài cũ: 
+ Cốt truyện là gì? Gồm có mấy phần?
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn XD cốt truyện :
a) Xác định yêu cầu đề bài.
- GV chép đề
- GV gạch chân những từ quan trọng.
- 2HS nêu, 1HS kể lại câu chuyện cây khế.
 HS đọc đề bài
- Muốn XD cốt chuyện cần chú ý đến điều gì?
b) Lựa chọn chủ để và xây dựng cốt chuyện
- GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
- Cho HS đọc gợi ý 1 
+ Người mẹ ốm như thế nào?
+ Người con chăm sóc mẹ như thế nào?
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp những khó khăn gì?
+ Người con đã quyết tâm như thế nào?
+ Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào?
- Gọi HS đọc gợi ý 2.
+ Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp khó khăn gì?
+ Bà tiên làm cách nào để thử thách lòng trung thực của người con?
+ Cậu bé đã làm gì?
- lí do xảy ra câu chuyện, diễn biến câu chuyện, kết thúc câu chuyện.
- HS tự do phát biểu chủ đề mình lựa chọn.
- HS nêu
+ Người mẹ ốm rất nặng./ ốm liệt giường./ 
+Người con thương mẹ, chăm sóc tận tuỵ bên mẹ ngày đêm.
+Người con phải vào tận rừng sâu tìm một loại thuốc quý.
+Người con gửi mẹ cho hàng xóm rồi lặn lôi vào rừng ...
+Bà tiên cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của người con và hiện ra giúp cậu.
+ Nhà rất nghèo, không có tiền mua thuốc.
+Bà tiên biến thành 1 bà già đi đường đánh rơi một túi tiền.
+Cậu bé không lấy tiền mà chỉ xin cụ dẫn đường cho mình đến chỗ có loại thuốc quý...
c)Kể chuyện.
- GV cho HS kể theo N2
- Cho HS thi kể trước lớp.
- HS thực hành kể trong nhóm.
- Lớp nhận xét. Bình chọn
- Cho HS viết vào vở vắn tắt cốt truyện của mình.
III. Củng cố - dặn dò:
- Nêu cách xây dựng cốt truyện?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân. Chuẩn bị bài sau.
- 2HS đọc ghi nhớ.
* Tình mẹ con, tình anh em.
Tiết 5:GDTT( 4 ): 
 sinh hoạt lớp
A.Nhận xét chung:
1. Đạo đức: 
 - Đa số các em trong lớp ngoan ngoãn, đoàn kết với bạn bè trong lớp, kính trọng các thầy cô giáo,không có hiện tượng vi phạm đạo đức.
2. Học tập:
- Các em đi học đều, đúng giờ tỉ lệ chuyên cần đạt 100%
- Duy trì tốt các nề nếp đầu giờ.
- Đồ dùng học tập đầy đủ
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Nhiều em đạt điểm cao trong học tập: Thảo, Hà, Nhân, T.An, Đ. An.... 
- Bên cạnh đó vẫn còn hs lười học như: Uyên, Thành
III. TDVS: 
- Các em đã có ý thức tập ra tập thể dục và múa hát sân trường nhanh, tập đúng, đều , đẹp các động tác. 
- Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ, đổ rác đúng quy định.
- Ăn mặc gọn gàng. sạch sẽ.
IV. Lao động: 
- Trong tuần lớp có ý thức tưới và chăm sóc bồn hoa theo quy định.
- Các em hoàn thành tốt công việc được giao.
V.Các hoạt động khác:
- Đội cờ đỏ hoạt động tích cực, có hiệu quả.
VI.Phương hướng tuần tới:
- Duy trì tốt nề nếp đã có, khắc phục những tồn tại.
- Tích cực bồi dưỡng HS giỏi giải toán violympic
- Nâng cao chất lượng dạy và học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 4 lop 4c.doc