Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 (Theo chương trình giảm tải)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 (Theo chương trình giảm tải)

I. Mục tiêu:

- HS đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời các nhân vật Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.

- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan thanh liêm thời xưa.

* Đọc diễn cảm toàn bài:

- GDHS đức tính trung thực, thẳng thắn; lòng khâm phục các bậc tiền bối của lịch sử VN.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

- Tư duy phê phán.

III. Đồ dùng dạy học:

- GV: SGK, các mẫu chuyện về Tô Hiến Thành (nếu có)

- HS: SGK, vở ghi.

IV. Các hoạt động dạy học:

 

doc 19 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 428Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 (Theo chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày soạn: 30 – 9 – 2012.
Ngày giảng: 1 – 10 – 2012. Thứ 2 ngày 1 tháng 10 năm 2012.
LỚP 4B
 Sáng:
Tiết 1: Chào cờ:
Tiết 2: Tập đọc:
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. Mục tiêu:
- HS đọc rành mạch, trôi chảy toàn bài, biết đọc phân biệt lời các nhân vật Bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành - vị quan thanh liêm thời xưa.
* Đọc diễn cảm toàn bài:
- GDHS đức tính trung thực, thẳng thắn; lòng khâm phục các bậc tiền bối của lịch sử VN.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Tư duy phê phán.
III. Đồ dùng dạy học:
- GV: SGK, các mẫu chuyện về Tô Hiến Thành (nếu có)
- HS: SGK, vở ghi.
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng đọc bài Người ăn xin và trả lời câu hỏi.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
? Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV giới thiệu.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm cho HS.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Tô Hiến Thành làm quan triều nào?
? Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông?
? Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời:
? Câu chuyện cho ta thấy Tô Hiến Thành là người như thế nào? Em học tập được điều gì ở ông?
=> Câu chuyện ca ngợi sự chính trực, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.
c) Thi đọc diễn cảm, luyện đọc hay:
- Gọi 1HS đọc toàn bài.
- GV đưa BP viết đoạn văn cần luyện đọc. 
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
D. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học, dặn dò.
- HS hát.
- 2 HS lên bảng đọc và trả lời.
+ Cảnh gia nhân của bà Chiêu Linh đem lễ vật đến đút lót Tô Hiến Thành nhưng bị từ chối.
- Lắng nghe.
- HS đọc tiếp nối nhau 2 lượt.
- Nghe và sửa lỗi.
- 1 HS đọc toàn bài.
- Đọc phần Chú giải ở SGK.
- Lắng nghe.
- Đọc thầm và trả lời.
+ Làm quan triều Lý.
+ Không chịu nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu.
+ Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên giường bệnh.
+ Do bận quá nhiều việc nên không đến thăm ông được.
- HS trả lời theo ý của mình.
- Cả lớp theo dõi tìm giọng.
- Luyện đọc diễn cảm đoạn văn đó theo cặp.
- HS thi đọc.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Thể dục:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 4: Toán:
SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
- Bước đầu hệ thống hóa một số hiểu biết ban đầu về so sánh hai số tự nhiên , xếp thứ tự các số tự nhiên.
- Bµi tËp cÇn lµm: Bài 1 (cột 1); bài 2 (a,c); bài 3 (a).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng các lớp, hàng kẻ sẵn trên bảng phụ.
- Nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, đồng thời kiểm tra vở bài tập của HS.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu bài học và ghi tên bài lên bảng.
2. So sánh các số tự nhiên:
a)Luôn thực hiện được phép so sánh với hai số tự nhiên bất kỳ:
- GV nêu các cặp số tự nhiên bất kỳ, yêu cầu HS so sánh và rút ra nhận xét.
b)Cách so sánh hai số tự nhiên bất kỳ:
-Viết bảng 99 và 100
-Viết tiếp 123 và 456; 7891 và 7578...
-GV nêu lại kết luận và cách so sánh 2 số tự nhiên
-Yêu cầu HS vẽ tia số biểu diễn các STN và so sánh.
3. Xếp thứ tự các số tự nhiên:
-Nêu các số: 7689, 7968, 7896, 7869
-Yêu cầu HS nhắc lại kết luận.
4. Luyện tập, thực hành:
* Bài 1: Điền dấu >, <, =:
-Yêu cầu HS so sánh các số mà bài tập yêu cầu.
1234  999
8754  87 540
39680  39000 + 680
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách so sánh.
* Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS giải thích cách sắp xếp của mình.
* Bài 3: Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Muốn xếp đựoc thư tự các số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS giải thích cách sắp xếp.
D. Củng cố - Dặn dò: 
- Tổng kết giờ học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên làm.
- Nghe GV giới thiệu.
- HS so sánh và rút ra nhận xét.
- So sánh và rút ra nhận xét.
- Lắng nghe và nêu lại.
- Vẽ tia số biểu diễn.
- Sắp xếp từ bé-lớn, lớn - bé
- 3-5 em nhắc lại.
- 1HS lên BP, cả lớp làm vở.
- Nêu cách so sánh.
- Xếp các số từ bé đến lớn.
- Cả lớp làm vở, 1em lên bảng.
- Nêu cách sắp xếp.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Phải so sánh các số trên với nhau.
- 1HS lên bảng, cả lớp làm vở.
- HS giải thích.
Ngày soạn: 31 – 9 – 2012.
Ngày giảng: 2 – 10 – 2012. Thứ 3 ngày 2 tháng 10 năm 2012.
LỚP 4A
 Chiều:
Tiết 5: Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Viết và so sánh được các số tự nhiên
- Bước đầu làm quen dạng X X < 5 với X là số tự nhiên.
- Bµi tËp cÇn lµm: Bài 1; bài 3; bài 4.
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa Toán 4 tập một, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Luyện tập:
* Bài 1: (HSTB): Hình vẽ dưới đây là một phần của tia số. Viết số vào ô trống ứng với vạch có mũi tên:
- GV gọi HS đọc đề bài.
? Từ 8000 đến 9000 có mấy vạch?
? Mỗi đoạn vạch tương đương với bao nhiêu đơn vị?
- GV gọi HS trả lời, lớp theo dõi.
 + Ô 1: 8100
 + Ô 2: 8500
 + Ô 3: 8900
- GV nhận xét.
* Bài 2: (HSK): Có ba chữ số: 6, 1, 3. Dùng cả ba chữ số 6; 1; 3 để viết một số bé hơn 140:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi HS trả lời miệng, lớp lắng nghe.
 Số tự nhiên có cả ba chữ số 6; 1; 3 bé hơn 140 là 136
- GV gọi HS khác nhận xét.
* Bài 3: Viết chữ số thích hợp vào ô trống:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
a) 4710 68 524
c) 25 367 > 15 367 d) 282 828 < 282 829
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 4: (HSG): Tìm x, biết:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
a) x < 3
 x = 1 , x = 2
b) x là số tròn chục và 28 < x < 48
 x = 30 , x = 40
- GV nhận xét, chấm điểm.
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- HS đọc đề bài.
+ Có 10 vạch.
+ Tương đương với 100 đơn vị.
- 1 HS trả lời, lớp theo dõi.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS trả lời miệng, lớp nghe.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- 4 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- HS dưới lớp nhận xét.
- HS nghe. 
Tiết 6: Khoa học:
TẠI SAO PHẢI PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I. Mục tiêu:
- Biết phân loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.Biết để có sức khoẻ tốt phải ăn phối hợp các loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào tháp dinh dưỡng cân đối và nói được cần ăn đủ các nhóm thức ăn :chứa nhiều chất bột đường, chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng;ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mớc độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
- Có ý thức ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để có sức khoẻ tốt. 
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
 - Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn.
- Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe.
III. Đồ dùng dạy học:
- GV: Các hình minh hoạ SGK - Tranh tháp dinh dưỡng 
- HS: SGK
IV. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu vai trò của vi ta min và thức ăn có chứa vi ta min?
? Chất xơ có vai trò gì đối với cơ thể? 
C. Bài mới:
Giới thiệu bài (1-2’)
 Hoạt động 1: Vì sao cần phải phối hợp nhiều loại thức ăn? 
- GV chia nhóm. 
- Giao nhiệm vụ.
- GV chốt ghi bảng. 
Hoạt động 2: 
Món thức ăn có trong 1 bữa ăn cân đối 
- Chia nhóm 
- Giao nhiệm vụ 
- Tháp dinh dưỡng
- GV nhận xét 
Hoạt động 3:
 - Giới thiệu trò chơi 
 - Phát phỉếu thực đơn 
 - GV nhận xét 
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về gia đình thực hiện đúng những điều đã học.
- 2 HS lên bảng.
- Thảo luận nhóm 4.
- Đai diện nhóm trình bày 
- Đọc mục bạn cần biết 
- HS quan sát thảo luận và tô màu các loại thức ăn của mình cho một bữa ăn đủ chất 
- Đại diện nhóm trình bày 
- Lớp bổ sung 
- Chỉ tháp dinh dưỡng và nói
- Nhận và hoàn thành thực đơn 
- Đại diện 3 em trình bày 
- Lớp bổ sung 
Tiết 7: Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
ĐĂNG KÍ THI ĐUA GIỮA CÁC TỔ
Ý NGHĨA CỦA NGÀY 20 – 10
I. Mục tiêu:
 + Gióp hs hiÓu 
 -Ngµy 20-10 lµ ngµy kû niÖm thµnh lËp héi liªn hiÖp phô n÷ ViÖt Nam .
 -Phô n÷ ( bµ , mÑ , B¸c g¸i , c« , chÞ g¸I , em g¸i ) lµ nh÷ng ng­êi gÇn gòi , nu«i d­ìng , d¹y dç , gióp ®ì m×nh trong cuéc sèng hµng ngµy .
 +§Ó tá lßng biÕt ¬n bµ , mÑ , c« . Mçi hs thi ®ua häc tËp , ch¨m ngoan , lµm nhiÒu viÖc tèt , dµnh nhiÒu ®iÓm cao kÝnh tÆng bµ , mÑ , c« trong ngµy 20-10 
 + GD hs biÕt biÕt kÝnh träng , t«n träng phô n÷ VN . .
 II. Cách thức phát động:
 - Gv cho hs thi ®ua nãi nh÷ng hiÓu biÕt cña m×nh vÒ ngµy phô n÷ VN 20-10 
 -Gv kÓ cho hs vÒ ý nghÜa cña ngµy 20-10 
 - Gv ph¸t ®éng phong trµo thi ®ua tõ ngµy 4- 10 ®Õn ngµy 31-3 c¸c em thi ®ua nhau lµm nhiÒu viÖc tèt : ngoan ngo·n , ch¨m häc , ch¨m lµm , giµnh nhiÒu ®iÓm cao kÝnh tÆng mÑ , tÆng bµ , tÆng c« nh©n ngµy thµnh lËp phô n÷ VN . 
 - Hs nh¾c l¹i cuéc ph¸t ®éng thi ®ua 20-10
Ngày soạn: 1 – 10 – 2012.
Ngày giảng: 3 – 10 – 2012. Thứ 4 ngày 3 tháng 10 năm 2012.
LỚP 4B
 Sáng:
Tiết 1: Thể dục:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 2: Tập đọc:
TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng tình cảm .
- Hiểu ND : Qua hình tượng cây tre tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam : giàu tình yêu thương, ngay thẳng, chính trực (trả lời được CH 1,2; thuộc khoảng 8 dòng thơ). 
- Thông qua câu hỏi 2 GDHS: Những hình ảnh đó vừa cho thấy vẽ đẹp của môi trường thiên nhiên, vừa mang ý nghĩa trong cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổ ... S lên làm bảng phụ.
- Nhận xét và ghi điểm.
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Nhận xét và cho điểm.
D. Củng cố - Dặn dò:
? Câu chuyện cây khế khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
+ Có 3 phần: đầu thư, phần chính, cuối thư.
- Lắng nghe.
- 1HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
- Hoạt động trong nhóm.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Là chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.
- 1 em đọc.
+ Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- 3 - 5 em đọc.
- 1 HS đọc.
- Thảo luận và làm bài..
- 1 em lên bảng xếp.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS kể cho nhau nghe.
- Đại diện thi kể.
- Tự do nói.
- HS trả lời.
Tiết 3: Mĩ thuật:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 4: Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu:
- Qua luyện tập, bước đầu nắm được hai loại từ ghép (có nghĩa tổng hợp, có nghĩa phân loại).
- Bước đầu nắm được 3 nhóm từ láy (giống nhau ở âm đầu, vần, cả âm đầu và vần)
II. Đồ dùng dạy học:
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 tập một, vở ghi, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là từ ghép? Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
- Nhận xét, ghi điểm.
C. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Tiết học hôm nay các em sẽ luyện tập về từ ghép và từ láy.Biết được mô hình cấu tạo của từ ghép và từ láy.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
* Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài trong nhóm. 
- Gọi nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Chốt lại lời giải đúng.
 Từ ghép phân loại: đường ray, xe đạp, tầu hỏa, xe điện, máy bay.
 Từ ghép tổng hợp:Ruộng đồng, làng xóm..
* Bài 3:
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện lên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- Chốt lại lời giải đúng.
? Muốn xếp được các từ láy đúng ô cần xác định những bộ phận nào?
- Yêu cầu HS phân tích mô hình cấu tạo của một vài từ láy.
- Nhận xét tuyên dương những em hiểu bài.
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
- GV dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
+ Từ ghép là từ có 2 tiếng trở lên, mỗi từ tạo nên tiếng đều có nghĩa.
+ Từ láy là từ có từ 2 tiếng trở lên, có phần âm, phần vần hoặc cả âm cả vần đều giống nhau.
+ VD: học tập (từ ghép), ngoan ngoãn (từ láy).
 - Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
+ Bánh trái: nghĩa tổng hợp
+ Bánh rán: nghĩa phân loại
- 1 HS đọc.
- Trao đổi và làm bài.
- Dán bài, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Hoạt động trong nhóm.
- Láy âm đầu: nhút nhát
+ Láy vần: lao xao, lạt xạt
+ Láy cả âm và vần: he hé..
- Cần xác định các bộ được lặp lại.
- HS phân tích. Ví dụ:
 Nhút nhát: lặp lại âm đầu nh.
- HS nghe.
 Chiều:
 LỚP 4B
Tiết 5: Toán: (Ôn luyện)
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề -ca-gam; hec-tô-gam và gam.
- Biết chuyển đổi đơn vị đo khối lượng.
- Biết thực hiện phép tính với số đo khối lượng. 
II. Đồ dùng dạy học: - Vở bài tập Toán 4, tập một.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
C. Luyện tập:
* Bài 1: (HSTB): 
a) Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 3 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
1dag = 10g 3dag = 30g 3kg 600g = 3600g
10g = 1dag 7hg = 700g 3kg 60g = 3060g
1hg = 10dag 4kg = 40hg 4dag 8g < 4dag 9g
10dag = 1hg 8kg = 8000g 2kg15g > 1kg 15g
- GV nhận xét, cho điểm.
b) Viết tên đơn vị thích hợp vào chỗ chấm:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
10g = 1dag 3 tạ = 30 yến
 1000g = 1kg 7 tấn = 7000kg
10 tạ = 1 tấn 2kg = 2000g
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 2: (HSK): Tính:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở bài tập.
270g + 795g = 1065g 562dag × 4 = 2248dag
836dag – 172dag = 664dag 924hg : 6 = 154hg
- GV nhận xét, cho điểm.
* Bài 3: (HSK): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
- GV gọi HS đọc đề bài.
- GV gọi HS trả lời miệng, 
 9 tạ 5kg > . Kg
Đáp án: 9 tạ 5kg > 95kg
- GV nhận xét.
* Bài 4: (HSG): Cô Mai có 2kg đường, cô đã dùng số đường đó để làm bánh. Hỏi cô Mai còn lại bao nhiêu gam đường ?
- GV gọi HS đọc đề bài.
? Đề bài cho gì?
? Đề bài hỏi gì?
- GV gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
Bài giải:
2kg = 2000g
Số gam đường cô Mai đã dùng là:
2000 × = 500 (g)
Cô Mai còn lại số gam đường là:
2000 – 500 = 1500 9g)
 Đáp số: 1500g.
- GV nhận xét, cho điểm, chấm 5-7 bài làm.
D. Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS hát.
- HS đọc đề bài.
- 3 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
- 2 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS đọc đề bài.
- 1 HS trả lời miệng.
- HS khác nhận xét.
- HS đọc đề bài.
+ Cô Mai có 2kg đường, cô đã dùng số đường đó để làm bánh.
+ Hỏi cô Mai còn lại bao nhiêu gam đường ?
- 1 HS lên bảng, lớp làm VBT.
- HS dưới lớp nhận xét bài bạn.
- HS nghe.
Tiết 6: Tin học:
(Giáo viên chuyên)
Tiết 7: Địa lý:
T4: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. Mục tiêu: 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Hoàng Liên Sơn:
 + Trồng trọt: trồng lúa, ngô, chè, trồng rau và cây ăn quả, trên nương rẫy, ruộng bậc thang.
 + Làm các nghề thủ công: dệt, thêu, đan,rèn, đúc,
 + Khai thác khoáng sản: a-pa-tít, đồng chì, kẽm,
 + Khai thác lâm sản: gỗ, mây, nứa,
- Sử dụng tranh ảnh để nhận biết một số hoạt động sản xuất của người dân: làm ruộng bậc thang, nghề thủ công truyền thống, khai thác khoáng sản.
 - Nhận biết được khó khăn của giao thông miền núi: đường nhiều dốc cao, quanh co, thường bị sụt, lở vào mùa mưa.
 HS khá, giỏi: Xác lập được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của con người: Do địa hình dốc,người dân phải xẻ sườn núi thành những bậc phẳng tạo nên ruộng bậc thang;miền núi có nhiều khoáng sản nên ở Hoàng Liên Sơn phát triển nghề khai thác khoáng sản.
 - Biết sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền núi (BP)
* TKNL&HQ: - Miền núi phía Bắc có nhiều khoáng sản, trong đó có nguồn năng lượng:than, có nhiều sông, suối với cường độ chảy mạnh có thể phát sinh năng lượng phục vụ cuộc sống.
 - Vùng núi có nhiều rừng cây, đây là nguồn năng lượng quan trọng để người dân sử dụng trong việc đun, nấu và sưởi ấm.
 Đây cũng là khu vực có một diện tích rừng khá lớn. Cuộc sống của người dân ở đây gắn liền với việc khai thác rừng ( gỗ, củi,)
 - Giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của các loại tài nguyên nói trên, từ đó giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên đó.(MĐTHLH)
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
 - Tranh ảnh về ruộng bậc thang (nếu có)
III. Các hoạt động dạy -học:
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn
- Y/c HS nêu khái quát những nội dung về một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
Nhận xét, ghi điểm.
C. Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Trồng trọt trên đất dốc
- Gọi HS đọc mục 1 SGK
? Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì? Ở đâu?
- Gọi HS lên bảng chỉ ruộng bậc thang ở Hoàng Liên Sơn trên bản đồ địa lí tự nhiên VN.
- Cho HS xem tranh ruộng bậc thang
? Ruộng bậc thang thường được làm ở đâu?
? Tại sao họ phải làm ruộng bậc thang?
Kết luận: Vì ở trên núi nên người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng lúa, ngô, chè trên nương rẫy. Người dân đã xẻ sườn núi thành những bậc phẳng gọi là ruộng bậc thang. Ngoài ra họ còn trồng một số loại quả xứ lạnh như: đào, lê, mận...Sống ít người, nền sản xuất chủ yếu là để tự cung nên người dân ở đây còn có nghề trồng lanh dệt vải.
Hoạt động 2: Nghề thủ công truyền thống
- Dựa vào tranh và vốn hiểu biết, các em hãy thảo luận nhóm 4 để TLCH sau: (viết sẵn bảng phụ)
? Kể tên một số nghề thủ công và sản phẩm thủ công nổi tiếng của dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
 - Gọi đại diện nhóm trả lời
Kết luận: Người dân ở Hoàng Liên Sơn có các ngành nghề thủ công chủ yếu như: dệt, may, thêu, đan lát, rèn đúc...
Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản
* TKNL&HQ1
- Gọi HS quan sát hình 3 và đọc mục 3 SGK/78
? Kể tên một số khoáng sản ở Hoàng Liên Sơn?
Kết luận: A-pa-tít... là khoáng sản được khai thác nhiều nhất ở Hoàng Liên Sơn và là nguyên liệu để sản xuất phân lân.
- Y/c HS quan sát hình 3 và mô tả quy trình sản xuất phân lân.
? Vì sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
? Ngoài khai thác khoáng sản, người dân miền núi còn khai thác gì?
D. Củng cố, dặn dò:
? Qua tìm hiểu các em hãy cho biết: Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề nào? Nghề nào là nghề chính?
* TKNL&HQ3
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK
- Về nhà xem lại bài
- Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt. Ở đây có các dân tộc ít người như: dân tộc Thái, Dao, Mông... Dân cư thường sống tập trung thành bản và có nhiều lễ hội truyền thống. Một nét văn hóa đặc sắc ở đây là những phiên chợ vùng cao.
- HS theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc mục 1.
+ Họ thường trồng lúa, ngô, chè... trên nương rẫy, ruộng bậc thang. Ngoài ra còn lanh và một số loại cây ăn quả xứ lạnh.
- 1 HS lên bảng chỉ.
- HS quan sát tranh.
+ Ở sườn núi.
+ Giúp cho việc giữ nước, chống xói mòn.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia nhóm 4 và thảo luận
+ Dệt (hàng thổ cẩm), may, thêu, đan lát (gùi, sọt...), rèn đúc (rìu, cuốc, xẻng...)
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc mục 3.
+ a-pa-tít, đồng , chì, kẽm,...
- Lắng nghe.
+ HS quan sát tranh và mô tả: Quặng a-pa-tít được khai thác từ mỏ, sau đó được làm giàu quặng (loại bỏ đất đá, tạp chất). Quặng được làm giàu đạt tiêu chuẩn sẽ đưa vào nhà máy để sản xuất ra phân lân phục vụ nông nghiệp.
+ Vì khoáng sản được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp. 
+ Khai thác gỗ, mây, nứa để làm nhà, đồ dùng, măng, mộc nhĩ, nấm hương để làm thức ăn, quế, sa nhân để làm thuốc chữa bệnh.
+ Họ làm những nghề: dệt, thêu, đan, rèn, đúc, khai thác khoáng sản, trồng lúa, ngô, chè,... Nghề nông là nghề chính.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2012_2013_theo_chuong_trinh_gia.doc