Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Vũ Văn Chính

Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Vũ Văn Chính

TOÁN

 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN

I. MỤC TIÊU

 Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về :

- Cách so sánh hai số tự nhiên.

- Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.

II. ĐỒ DÙNG:

Bảng con, phiếu bài tập

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)

1) Viết 5 số tự nhiên :

a) Đều có 4 chữ số 1, 5, 9, 3

b) Đều có 6 chữ số 9, 0, 5, 3, 2, 1

2) Viết mỗi số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó :

 45789 123457 145 700 985 100 400 200

 2- Bài mới :

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013 - Vũ Văn Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai, ngày 05 tháng 9 năm 2011
TẬP ĐỌC
 MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I. MỤC TIÊU 
 1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc truyện với giọng kể thong thả, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực, ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 2. Ý nghĩa truyện : ca ngợi sự chính trực, thanh liêm, tấm lòng vì dân vì nước của Tô Hiến Thành.
II. ĐỒ DÙNG:
Tranh minh họa SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút )
 GV kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc truyện Người ăn xin.
Hình ảnh người ông lão ăn xin đáng thương như thế nào ?
Hành động và lời nói ân cần của cậu bé chứng tỏ điều gì ?
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Quan sát tranh minh hoạ.
a) Luyện đọc :
 - Bài này chia ra làm mấy đoạn ?
- Đọc lỗi sai : di chiếu, tham tri chính sự, gián nghị đại phụ,
- Đọc diễn cảm cả bài.
b) Tìm hiểu bài
Đoạn này kể chuyện gì ?
Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
- Cho HS đọc đoạn 2
Khi Tô Hiến Thành ốm nặng, ai thường xuyên chăm sóc ông ?
- Cho HS đọc đoạn 3 :
Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
Vì sao Thái Hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá ?
Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực như ông Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào ?
Vì sao nhân dân ca ngợi người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
 c) Hướng dẫn luyện đọc
- Tìm giọng đọc hay.
* Lời Tô Hiến Thành cương trực, thẳng thắn. Lời Thái Hậu ngạc nhiên.
- 3 đoạn
Đoạn 1 : Từ đầu đến  đó là vua Lý Cao Tông.
Đoạn 2 : tiếp theo đến  tới thăm Tô Hiến Thành được.
Đoạn 3 : Phần còn lại.
- Đọc lỗi sai.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một đến hai HS đọc cả bài.
- Đọc thầm đoạn 1 :
Thái độ chính trực của Tô Hiến Thành đối với việc lập vua.
Tô Hiến Thành không nhận vàng bạc đút lót để làm sai di chiếu của vua đã mất. Ông cứ theo di chúc mà lập thái tử Long Cán lên làm vua.
- Đọc đoạn 2 :
Quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ ông.
- Đọc đoạn 3 :
Quan giám nghị đại phu Trần Trung Tá.
Vì Vũ Tán Đường lúc nào cũng ở bên giường bệnh Tô Hiến Thành chăm sóc ông, còn Trần Trung Tá bận nhiều công việc nên ít tới thăm ông.
Cử người tài ba ra giúp nước chứ không cử người ngày đêm hầu hạ mình.
Vì những người chính trực bao giờ cũng đặt lợi ích của đất nước lên trên lợi ích riêng. Họ làm nhiều điều tốt cho nước.
- 3 HS luyện đọc 3 đoạn của bài.
- Đọc diễn cảm.
- Luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại sau theo cách phân vai.
3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
 - 1 HS đọc cả bài và nêu ý nghĩa của bài.
 - Nhận xét tiết học, về nhà luyện đọc phân vai.
********************************
TOÁN
 SO SÁNH VÀ XẾP THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I. MỤC TIÊU 
 Giúp HS hệ thống hoá một số hiểu biết ban đầu về :
Cách so sánh hai số tự nhiên.
Đặc điểm về thứ tự của các số tự nhiên.
II. ĐỒ DÙNG: 
Bảng con, phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
1) Viết 5 số tự nhiên :
Đều có 4 chữ số 1, 5, 9, 3
Đều có 6 chữ số 9, 0, 5, 3, 2, 1
2) Viết mỗi số sau thành tổng các giá trị các hàng của nó :
 45789 123457 145 700 985 100 400 200
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên :
a) Luôn thực hiện được phép so sánh với hai số tự nhien bất kì.
- Nêu các cặp số tự nhiên :
 100 và 89
 456 và 231
 4578 và 6325 
 Rồi yêu cầu HS so sánh xem trong mỗi cặp số số nào bé, số nào lớn hơn ?
- Trong hai số tự nhiên, số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn, số nào cớ ít chữ số hơn thì nhỏ hơn.
7891 với 7578
b) So ánh hai số trong dãy số tự nhiên và trên tia số :
- Hãy nêu số tự nhiên ?
- Hãy so sánh 5 và 7 ?
- Trong dãy số tự nhiên 5 đứng trước hay 7 đứng trước ?
- Trong dãy số tự nhiên, số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau ?
- Vẽ tia số biểu diễn số tự nhiên.
- So sánh 4 với 10
d) Xếp thứ tự các số tự nhiên : 7698, 7968, 7869
Số nào lớn nhất ?
Số nào bé nhất ?
2. Luyện tập :
Bài 1 : 
Bài 2 : 
 Bài 3 : 
- Củng cố về viết số và cấu tạo số.
- Lần lượt đọc các số trong bài, yêu cầu HS viết các số theo lời đọc.
- 100 > 89
 89 < 100
- 456 > 231
 231 < 456
- 4578 < 6325
 6325 > 4578
99 < 100
99 có 2 chữ số
100 có 3 chữ số
Nên 99 99
- 7891 > 7578
0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, . . . .
- 5 5
- 5 đứng trước 7, 7 đứng sau 5
Số đứng trước bé hơn số đứng sau.
Số đứng sau lớn hơn số đứng trước.
 0
4 < 10 
- Bé đến lớn : 7698, 7869, 7968
- Lớn đến bé : 7968, 7869, 7698
 Số 7968
 Số 7968
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào bảng con.
1234 > 999
87541 > 87540
39680 = 39000 + 680
35784 < 35790
92501 > 92541
17600 = 17000 + 600
8136, 8316, 8361
5724, 5740, 5742
63841, 64813, 64831
- So sánh các số với nhau :
1984, 1978, 1952, 1942
1969, 1954, 1945, 1890
Giải thích : Các số đều có 4 chữ số, đều có hàng nghìn là 1, hàng trăm là 9. so sánh đến hàng chục thì 8 > 7 > 5 > 4 nên xếp theo thứ tự từ lớn đến bé.
 3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên ta làm như thế nào ?
Hoàn thành các bài chưa làm xong.
**********************************
KHOA HỌC
 TẠI SAO CẦN PHỐI HỢP NHIỀU LOẠI THỨC ĂN
I.MỤC TIÊU:
 Giúp học sinh:
- Hiểu và giải thích được tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Biết thế nào là một bữa ăn cân đối, các nhóm thức ăn trong tháp dinh dưỡng.
- có ý thứ ăn nhiều loại thức ăn trong bữa ăn hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu học tập, hình SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Hãy cho biết vai trò của vi ta min và kể tên một số loại thức ăn có chứa nhiều vi ta min?
- Hãy nêu vai trò của chất khoáng và kể tên một số loại thứcăn có chứa nhiều chất khoáng?
2/ Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
- Nếu ngày nào cũng chỉ ăn một loại thức ăn và một loại rau thì ảnh hưởng gì đến hoạt động sống?
- để có sức khoẻ tốt chúng ta cần ăn như thế nào?
- Vì sao cần ăn nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món?
*Hoạt động nhóm:
Gv chia nhóm để học sinh làm việc
- Gọi 2-3 nhóm lên trước lớp trình bày.
* Giáo viên yêu cầu HS quan sát kĩ tháp dinh dưỡng và nêu nhận xét.
- Không đảm bảo đủ chất, mỗi laọi thức ăn chỉ cung cấp một số chất và chúng ta cảm thấy mệt mỏi và chán ăn.
- Cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Vì không có một loại thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động của cơ thể.
Học sinh quan sát, thảo luận, vẽ và tô mầúcc loại thức ăn của nhóm mình
- Các nhóm cử đại diện trình bày.
- Các nhóm khác theo dõi
-HS quan sát kĩ tháp dinh dưỡng,5HS nối tiếp nhau trả lời.
+ Thức ăn cần đủ:lương thực, rau quả
+ Thức ăn vừa phải: htịt, cá và thuỷ sản khác, đậu phụ.
+Thức ăn cần có mức độ: dầu , mỡ, vừng, lạc.
+ Thức ăn cần ăn ít: đường
3/ Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương những nhóm học sinh tham gia sôi nổi các hoạt động
- Dặn học sinh vè nhà học thuộc mục bạn cần biết và nên ăn uống đủ chất dinh dưỡng.
********************************
CHÍNH TẢ(NHỚ VIẾT)
TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH
I. MỤC TIÊU 
 - Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày đúng 14 dòng thơ đầu của bài thơ Truyện cổ nước mình.
Tiếp tục nâng cao kỹ năng viết đúng ( phát âm đúng) các từ có các âm đầu r / d/ gi hoặc vần ân / âng
Trình bày sạch đẹp , rõ ràng ,rèn chữ đẹp
II. ĐỒ DÙNG: Giấy khổ to, bút dạ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1 - Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
 gọi 2 nhóm thi viết đúng, viết nhanh tên các con vật bắt đầu từ âm tr / ch.
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Hướng dẫn HS viết nhớ
- Lưu ý cách trình bày bài thơ, đoạn thơ, chú ý những chữ cần viết sai chính tả.
- Chấm 7 – 10 bài.
- Nêu nhận xét bài viết của HS.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ, viết trong bài Truyện cổ nước mình.
- Cả lớp đọc thầm để ghi nhớ đoạn thơ.
- Gấp SGK, nhớ và viết lại đoạn thơ.
 - Mở vở, nhớ và viết lại bài thơ.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau. Sửa và ghi lỗi sai bên lề trang vở.
- Điền vào ô trống, chỗ trống cần phối hợp với nghĩa của câu, viết đúng chính tả.
- Đọc những đoạn văn, làm bài vào vở.
- Trình bày trên bảng. 
a) +  Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam con gió thổi.
 +  gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
b) + Trưa tròn bóng nắng nghỉ chân chốn này / Dân đang một quả xôi đầy.
 + Sáng một vầng trên sân / Nơi cả nhà tiễn chân.
 3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
-Nhận xét phần bài tập của HS.
-Đọc lại những đoạn thơ (khổ thơ) trong bài tập. Ghi nhớ để viết không sai những từ ngữ vừa học.
****************************************
Thứ ba, ngày 06 tháng 9 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU 
 Giúp HS :
Củng số về viết và so sánh các số tự nhiên.
Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5, 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên).
II. ĐỒ DÙNG: Phiếu bài tập, bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn :
65478, 65784, 56874, 56487
457125, 457521, 475324, 475423
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :
- Số bé nhất có :
 3 chữ số
 4 chữ số
 5 chữ số
- Số lớn nhất có :
 3 chữ số
 4 chữ số
 5 chữ số
Bài 2 : 
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số ?
- Số nhỏ nhất có 2 chữ số là số nào ?
- Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ?
- Từ 10 đến 19 có bao nhiêu số ?
- Có bao nhiêu số có 2 chữ số ?
 Bài 3 : 
- Viết lên bảng 
 859 £ 67 < 859167
Bài 4 : Điền số tự nhiên x, biết :
Bài 5 :
- Đọc đề bài.
- 1 HS làm bảng lớp, lớp làm bảng con.
0, 10, 100
9, 99, 999
100
1000
10000
999
9999
99999
- Đọc yêu cầu của bài.
Có 10 số : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Số 10
Số 99
Có 10 số : 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19
Có 90 số : 10, 11, . . . . . 99
a) Điền số 0
 859067 < 859167
b) Điền số 9
 492037 > 482037
c) 609608 < 609609
d) Điền số 2
 264309 = 264309
a) x < 5
 x = 0, 1, 2, 3, 4, 
b) 2 < x < 5
 x là 3, 4
- Đọc đề bài
- Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là 70, 80, 90.
Vậy x là 70, 80, 90
3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
Kể các số tròn chục có hai chữ số.
Hoàn thành các bài chưa làm xong.
******************************
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP, TỪ LÁY
 ... ong học tập giúp em học tập mau tiến bộ .
- Yêu mến , noi theo những tấm gương HS nghèo vượt khó .
* Biết thế nào là vượt khó trong học tập và vì sao phải vượt khó trong học tập .
2 - Giáo dục:
- Quý trọng và học tập những tấm gương vượt khó trong cuộc sống và trong học tập .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Các mẫu chuyện ,tấm gương vượt khó trong học tập.
HS : - Sưu tầm mẩu chuyện về chủ đề bài học.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hòa bình”
b. Bài cũ : Vượt khó trong học tập 
- Khi gặp khó khăn trong học tập các em cần phải làm gì ?
- Nêu các gương vượt khó trong học tập ?
c. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài mới: 
Vượt khó trong học tập ( T 2 )
2.Các hoạt động:
- Hoạt động 1 : Làm việc nhĩm ( BT 2 )
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm .
- Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Tiểu kết: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. 
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi ( BT 3) 
- Giải thích yêu cầu bài tập .
-Kết luận : Khen những HS biết vượt qua khó khăn trong học tập.
Tiểu kết: Mỗi người đều có thể gặp khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. 
 Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( BT 4) 
- Giải thích yêu cầu bài tâp 4.
- Ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng .
- Kết luận , khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục khó khăn đã đề ra để học tốt . 
Tiểu kết : Điều quan trọng này là phải biết quyết tâm và tìm cách vượt qua khó khăn . 
- Các nhóm thảo luận BT 2 trong SGK.
- Đại diện các nhóm trỉnh bày ý kiến của nhóm mình.
- Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung.
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng trao đổi 
- Đại diện nhóm trình bày cách giải quyết . 
- HS cả lớp trao đổi , đánh giá các cách giải quyết . 
- Làm bài tập 4 
- HS nêu 
- HS đọc ghi nhớ .
4. Củng cố : (3’)
- Ở lớp ta, trường ta có bạn nào là HS vượt khó hay không ?
5. Nhận xét - Dặn dò : (1’)
- HS thực hiện các biện pháp để khắc phục khó khăn của bản thân, vươn lên trong học tập.
- Chuẩn bị : Biết bày tỏ ý kiến .
*******************************
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2011
TOÁN
 GIÂY, THẾ KỈ 
I. MỤC TIÊU 
 Giúp HS :
Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây, thế kỉ.
Biết mối quan hệ giữa giây và phút, giữa thế kỉ và năm.
Tính nhanh, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG: Đồng hồ, phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
7 yến 3 kg = kg
4 tấn 3 tạ = kg
15 kg 5 dag = dag
9 tấn 5 yến = tạ kg
4 tạ 5 kg = yến kg
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu về giây :
 Quan sát đồng hồ :
- Kim giờ đi từ một số nào đó đến số tiếp liền hết 1 giờ.
- Kim phút đi từ một vạch đến vạch tiếp liền hết 1 phút.
 1 giờ = 60 phút
- Khoảng thời gian kim giây đi từ 1vạch đến vạch tiếp liền là 1 giây.
- Khoảng thời gian kim gâiy đi hết 1 vòng (trên mặt đồng hồ) là 1 phút tức là 60 giây.
 1 phút = 60 giây
2. Giới thiệu về thế kỉ :
 1 thế kỉ = 100 năm 
 Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỉ 1.
- Năm 101 đến năm 200 là thế kỉ 2.
- Năm 1975 là thế kỉ 20.
3. Thực hành :
Bài 1 : 
Bài 2 : 
 Bài 3 : 
1/ a) 1 phút = 60 giây
 60 giây = 1 phút
 2 phút = 120 giây
 7 phút = 420 giây
 1/3 phút = 20 giây
 1 phút 8 giây = 68 giây
 b) 1 thế kỉ = 100 năm
 100 năm = 1 thế kỉ
 5 thế kỉ = 500 năm
 9 thế kỉ = 900 năm
 ½ thế kỉ = 50 năm
 1/5 thế kỉ = 20 năm
2/ a) Bác Hồ sinh năm 1890 tức là thế kỉ 19
 b) Cách mạng Tháng 8 thành công năm 1945 thuộc thế kỉ 20
 c) Bà Triệu lãnh đạo Đông Ngô 248 thuộc thế kỉ 3.
3/ a) Lý Thái Tổ dời đô về Thanh Long năm 1010 thuộc thế kỉ 11.
b) Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng 938 thuộc thế kỉ thứ 10.
3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
1 phút = ? giây
1 thế kỉ = ? năm
Hoàn thành các bài chưa làm xong.
**********************************
KHOA HỌC
TẠI SAO PHẢI ĂN PHỐI HỢP NHIỀU CHẤT ĐẠM 
ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT
I.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:
- Nêu được các món ăn chứa nhiều chất đạm.
- Giả thích được vì sao cần thiết phải ăn phối hợp đạm động vật và đạm thức vật.
- Nêu được ích lợi của các món ăn chế biến từ cá.
-Có ý thức ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
II. ĐỒ DÙNG: Bảng thông tin giá trị dd+hình trong SGK, phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Thế nào là một bữa ăn cân đối?
2/ Bài mới:
Hoạt động1: Kể tên những món ăn chứa nhiều chât đạm.
Chia lớp thành 2 đội 
Thành viên trong đội mình nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món ăn chứa nhiều chất đạm.
GV cùng các trọng tài công bố kết quả của 2 đội
Hoạt động 2: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thức vật?
GV treo bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng của một số thức ăn chất đạm lên bảng và yêu cầu học sinh đọc.
GV tiến hành thảo luận theo định hướng.
* yêu cầu các nhóm nghiên cứu bảng thông tin,vừa đọc các hình minh hoạ trong SGK trả lời câu hỏi.
- Những món ăn nào chứa đạm động vật và đạm thực vật?
- Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc đạm thực vật?
- Vì sao chúng ta nên ăn nhiều cá?
2 HS nối tiếp nhau đọc to trước lớp, Hs dưới lớp đọc thầm theo
- Đậu kho thịt,lẩu cá, lẩu bò và lẩu thập cẩm.
- ăn như vậy không đủ chất dinh dưỡng cho hoạt động sống của cơ thể. Mỗi loai đạm chứa mỗi chất bổ dưỡng khác nhau.
- Vì cá là loại thức ăn dễ tiêu,trong chất béo của cá có nhiều A xít béo không no có vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
3. Củng cố dặn dò:
- Gv nhận xét tiêt học .
- Dặn học sinh về nhà học thuộc mục bạn cần nhớ.
*********************************
TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. MỤC TIÊU 
Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện .
Xây dựng được cốt truyện
Hiểu bài , biết vận dụng vào thực tế
II. ĐỒ DÙNG: Tranh minh họa cho cốt truyện
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
 1- Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
1 HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước.
1 HS kể lại chuyện Cây Khế dựa vào cốt truyện
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a) Xác định yêu cầu của đề bài :
- Cùng HS phân tích gạch chân những từ ngữ quan trọng.
* Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có ba nhân vật : bà mẹ ốm, , người con của bà bằng tuổi em một bà tiên.
- Nhắc HS :
 + Để xây dựng được cốt truyện với những điều hiền đã cho (có 3 nhân vật : bà mẹ ốm, người con, bà tiên), em phải tưởng tượng để hình dung điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện.
 + Vì đây là xây dựng cốt truyện (bộ khung câu chuyện), em chỉ cần kể vắn tắt, không cần kể cụ thể, chi tiết .
b) Lựa chọn chủ đề của câu chuyện :
- Từ đề bài đã cho, các em có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau. SGK gợi ý 2 chủ đề (sự hiếu thảo, tính trung thực), để các em có hướng tưởng tượng, xây dựng cốt truyện theo 1 trong 2 hướng trên.
c) Thực hành xây dựng cốt truyện :
- Nhận xét, tính điểm bình chọn HS có câu chuyện tưởng tượng sinh động, hấp dẫn nhất.
- 1 HS đọc đề bài.
- Hai HS tiếp nối nhau đọc gợi ý 1 và 2.
- Cả lớp theo dõi trong SGK.
- 1 vài HS tiếp nối nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn : em kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay về tính trung thực.
- HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi ý tưởng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2 (tuỳ đề tài để chọn).
- Thực hành kể vắn tắt câu chuyện tưởng tượng theo để tài đã chọn.
- Thi kể chuyện trước lớp.
3- Củng cố, dặn dò : ( 5 phút )
 1 –2 HS nói cách xây dựng cốt truyện : (Để xây dựng được một cốt truyện, cần hình dung được : Các nhân vật của câu chuyện, chủ đề của câu chuyện, diễn biến của câu chuyện, diễn biến này cần hợp lí, tạo nên một cốt truyện có ý nghĩa).
 - Kể lại câu chuyện tưởng tượng của mình cho người thân nghe.
***************************************
THỂ DỤC
 ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ – TRÒ CHƠI BỎ KHĂN
I. MỤC TIÊU 
Củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác : tập hợp hàng ngang, dóng hàng,điểm số . 
Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác, tương đối đều, đúng khẩu lệnh.
Trò chơi “Bỏ khăn” : Yêu cầu : Tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, chơi đúng luật, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Sân trường
Còi, khăn tay
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1-Kiểm tra bài cũ : (4 phút)
1. Phần mở đầu :
- Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- Trò chơi : “Diệt các con vật có hại”
- Đứng tại chỗ hát và vỗ tay.
 2- Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
2. Phần cơ bản :
a) Đội hình đội ngũ :
- GV quan sát, nhận xét, sửa chữa những sai sót, biểu dương cho các tổ thiđua tập tốt.
b) Trò chơi vận động :
 Trò chơi “Bỏ khăn”
- Cho HS tập theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- Quan sát, nhận xét, biểu dương HS chơi nhiệt tình không phạm luật.
- Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đứng lại.
- Chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi đua trình diễn.
- Tập theo đội hình chơi.
- Cho một nhóm HS ra làm mẫu cách chơi.
- Cả lớp chơi thử.
- Cả lớp thi đua.
- Chạy thường quanh sân tập 1-2 vòng xong về tập hợp thành hàng ngang để làm động tác thả lỏng.
3. Củng cố, dặn dò : (5 phút)
Phần kết thúc :
- Cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
*********************************
SINH HOẠT TUẦN 4
A/Mục tiêu:
- Học sinh có thói quen nề nếp tự quản. Thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần.
- Phát huy những mặt tốt, biết sửa chữa những khuyết điểm của mình.
- Tiếp tục giáo dục học sinh tính đoàn kết, tính thật thà.
B/ Nội dung sinh hoạt: Nhận xét các hoạt động trong tuần
1. Đạo đức:
- So với tuần trước thì tuần này các em có tiến bộ hơn. Đa số các em chăm ngoan, lễ phép, đoàn kết với nhau.
- Các em biết vâng lời cô giáo, đi học chuyên cần, đúng giờ, thực hiện tốt an toàn giao thông, ăn mặc đồng phục sạch sẽ, gọn gàng.
Học tập:
- Đa số các em chăm học, có sự chuẩn bị bài, đồ dùng học tập đầy đủ, biết giữ, bảo quản sách vở cẩn thận.
Bên cạnh đó còn vài em hay quên vở. 
3. Các hoạt động khác:
- Chào cờ nghiêm túc, sinh hoạt tập thể sôi nổi, xếp hàng ra về tương đối tốt.
4/. Kế hoạch tuần 5:
- Tiếp tục củng cố tốt nền nếp tự quản.
- Tiếp tục thi đua học tập tốt chào mừng năm học mới.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_4_nam_hoc_2012_2013_vu_van_chinh.doc