LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG.
I. Mục tiêu:
- Biết thm một số từ ngữ ( gồm cả thnh ngữ, tục ngữ v từ Hn Việt thơng dụng ) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng ( BT 4 ); tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, tri nghi với từ trung thực v đặc cu với một từ tìm được ( BT 2, 3 ); nắm được nghĩa từ " tự trọng" ( BT 3).
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập.
III. Hoạt động trên lớp:
Thứ 2 ngày 20 tháng 9 năm 2010 CHỦ ĐIỂM MĂNG MỌC THẲNG Tuần 5 TẬP ĐỌC: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung: Ca ngợi chú bé Chơm trung thực, dũng cảm, dám nĩi lên sự thật. - Trả lời câu hỏi 1, 2, 3. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 46, SGK (phóng to nếu có điều kiện) III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Hát 2. KTBC: -Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài Tre Việt Nam và trả lời câu hỏi 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: -YC HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn (3 lượt HS đọc) GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS -Gọi 2 HS đọc toàn bài. -Gọi 1 HS đọc phần chú giải. -GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: -YC HS đọc thầm toàn bài. ? Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? -Gọi HS đọc đoạn 2, cả lớp đọc thầm ?Nhà vua đã làm cách nào để tìm được người trung thực. ?Theo em hạt thóc giống đó có thể nảy mầm được không? Vì sao? ? Theo em, nhà vua có mưu kế gì trong việc này? -Đoạn 1 ý nói gì? – Tóm ý chính đoạn 1. -Gọi 1 HS đọc đoạn 2. ? Theo lệnh vua, chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? ? Đến kì nộp thóc cho vua, chuyện gì đã xảy ra? ? Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? -Gọi HS đọc đoạn 3. ?Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói. ?Nhà vua đã nói như thế nào? ?Vua khen cậu bé Chôm những gì? ?Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình? ?Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý? -Đoạn 2-3-4 nói lên điều gì? -Yêu cầu HS đọc thầm cả bài ? Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào? - Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: -Gọi 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra gịong đọc thích hợp. -Gọi 4 HS tiếp theo đọc nối tiếp từng đoạn. -Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc. -GV đọc mẫu. -YC HS tìm ra cách đọc và luyện đọc. -Gọi 2 HS đọc lại toàn bài. -Gọi 3 HS tham gia đọc theo vai. -Nhận xét và cho điển HS đọc tốt. 4.Củng cố: ? Câu chuyện này muốn nói với chúng ta điều gì? -Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: -Dặn HS về nhà học bài. -3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. -HS đọc theo trình tự. +Đoạn 1: Ngày xưa đến bị trừng phạt. +Đoạn 2: Có chú bé đến nảy mầm được. + Đoạn 3: Mọi người đến của ta. + Đoạn 4: Rồi vua dõng dạc đến hiền minh. -Đọc thầm và tiếp nối nhau trả lời + Nhà vua chọn người trung thực để truyền ngôi. - 1 HS đọc thành tiếng. +Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ mang về gieo trồng và hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi, ai không có sẽ bị trừng phạt. + Hạt thóc giống đó không thể nảy mầm được vì nó đã được luộc kĩ rồi. + Vua muốn tìm xem ai là người trung thực, ai là người chỉ mong làm đẹp lòng vua, tham lam quyền chức. -Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. +Chôm gieo trồng, em dốc công chăm sóc mà thóc vẫn chẳng nảy mầm. +Mọi người nô nức chở thóc về kinh thành nộp. Chôm không có thóc, em lo lắng, thành thật quỳ tâu: Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc nảy mầm được. +Mọi người không dám trái lệnh vua, sợ bị trừng trị. Còn Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể em sẽ bị trừng trị. -1 HS đọc thành tiếng. +Mọi người sững sờ, ngạc nhiên vì lời thú tội của Chôm. Mọi người lo lắng vì có lẽ Chôm sẽ nhận được sự trừng phạt. +Vua nói cho mọi người biết rằng: thóc giống đã bị luột thì làm sao có thể mọc được. Mọi người có thóc nộp thì không phải là thóc giống vua ban. +Vua khen Chôm trung thực, dũng cảm. +Cậu được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh. *Vì người trung thực bao giờ cũng nói đúng sự thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung. -Cậu bé Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật. -Đọc thầm tiếp nối nhau trả lời: + Câu chuyện ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm nói lên sự thật và cậu được hưởng hạnh phúc. -2 HS nhắc lại. -4 HS đọc tiếp nối từng đoạn. -Tìm ra cách đọc như đã hướng dẫn. -4 HS đọc. -HS theo dõi. -Tìm ra gọng đọc cho từng nhân vật. Luyện đọc theo vai. -2 HS đọc. -3 HS đọc. Thứ 3 ngày 23 tháng 9 năm 2010 CHÍNH TẢ: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ, biết trình bày đoạn văn cĩ lời nhân vật. - Làm đúng bài tập 2a,b. II. Đồ dùng dạy học: Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: Hát 2. KTBC: -Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết. -Nhận xét về chữ viết của HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: -Giờ chính tả hôm nay cá em sẽ nghe- viết đoạn văn cuối bài Những hạt thóc giống và làm bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc en/eng. b. HD nghe- viết chính tả: * Trao đổi nội dung đoạn văn: -Gọi 1 HS đọc đoạn văn. ?Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi? ?Vì sao người trung thực là người đáng qúy? * Hướùng dẫn viết từ khó: YC HS tìm từ khĩ, dễ lẫn khi viết. -YC HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. * Viết chính tả: -GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu, nhắc HS viết lời nói trực tiếp sau dấu 2 chấm phới hợp với dấu gạch đầu dòng. * Thu chấm và nhận xét bài cùa HS : c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: a/. Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung. -Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm. -Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc với các tiêu chí: Tìm đúng từ, làm nhanh, đọc đúng chính tả. b. HD làm tương tự 4. Củng cố : -Nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: -Dặn HS về nhà viết lại bài 2b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố. dìu dịu, gióng giả, rao vặt, bâng khuân, vâng lời, dân dâng, -Lắng nghe. -1 HS đọc thành tiếng. +Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. +Vì người trung thực dám nói đúng sự thực, không màng đến lợi ích riêng mà ảnh hưởng đến mọi người. +Trung thực được mọi người tin yêu và kính trọng. -Luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi, -Viết vào vở nháp. -1 HS đọc thành tiếng. -HS trong nhóm tiếp sứ nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ) -Cử 1 đại diện đọc lại đoạn văn. - lời giải- nộp bài- lần này- làm em- lâu nay- lòng thanh thản- làm bài- chen chân- len qua- leng keng- áo len- màu đen- khen em. Thứ ngày tháng năm 20 LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG. I. Mục tiêu: - Biết thêm một số từ ngữ ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thơng dụng ) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng ( BT 4 ); tìm được 1,2 từ đồng nghĩa, trái nghãi với từ trung thực và đặc câu với một từ tìm được ( BT 2, 3 ); nắm được nghĩa từ " tự trọng" ( BT 3). II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn 2 bài tập. III. Hoạt động trên lớp: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định: hát 2. KTBC: -Gọi 1 HS lên bảng làm bài 3 -Gv nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu. YC HS trao đổi, tìm từ đúng, điền vào phiếu. -Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -Kết luận về các từ đúng. Bài 2: -Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS suy nghĩ, mỗi HS đặt 2 câu, 1 câu với từ cùng nghĩa với trung thực, 1 câu trái nghĩa với trung thực. Bài 3: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm đúng nghĩa của tự trọng. Tra trong tự điển để đối chiếu các từ có nghĩa từ đã cho, chọn nghĩa phù hợp. -Gọi HS trình bày, các HS khác bổ sung -Mở rộng: Cho HS tìm các từ trong từ điển có nghĩa a, b, d. -Yêu cầu HS đặt câu với 4 từ tìm được. Bài 4: -Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm 4 HS để trả lời câu hỏi. -Gọi HS trả lời GV ghi nhanh sự lựa chọn lên bảng. Các nhóm khác bổ sung. -Kết luận, giải thích một số câu + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhát + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt . + Từ láy có 2 tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào , he hé . -1 HS đọc thành tiếng. -Dán phiếu, nhận xét bổ sung. +Từ cùng nghĩa với trung thực: Thẳng thắng, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, +Từ trái nghĩa với trung thực: Điêu ngoa, gian dối, sảo trá, gian lận, lưu manh, gian manh, gian trá, gian sảo, lừa bịp, . -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. -Suy nghĩ và nói câu của mình. - Bạn Minh rất thật thà. - Chúng ta không nên gian dối. - Ông Tô Hiến Thành là người chính trực. - Gà không vội tin lời con cáo gian manh. - Thẳng thắn là đức tính tốt. · Những ai gian dối sẽ bị mọi người ghét bỏ. · Chúng ta nên sống thật lòng với nhau. -1 HS đọc thành tiếng. -Hoạt động cặp đôi. -Tự trọng: Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. +Tin vào bản thân: Tự tin. + Quyết định lấy công việc của mình: tự quyết . + Đánh giá mình quá cao và coi thường kẻ khác: tự kiêu. Tự cao. -HS đặt câu. +Thẳng như ruột ngựa: người có lòng dạ ngay thẳng (ruột ngựa rất thẳng) +Giấy rách phải giữ lấy lề: khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình. +Thuốc đắng dã tật: thuốc đắng mới chữa được bệnh cho người, lời nói thẳng khó nghe nhưng giúp ta sửa chữa khuyết điểm. + Câ ... Tuyên dương các nhóm có ý kiến đúng và trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Nội dung phiếu: ? Hãy nêu cách chọn thức ăn tươi, sạch. ? Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ? ? Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ? ? Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ? ?Nấu chín thức ăn có lợi gì ? 4.Củng cố- dặn dò: -Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn. -2 HS trả lời. -Thảo luận cùng bạn. +Em thấy người mệt mỏi, khó tiêu, không đi vệ sinh được. +Chống táo bón, đủ các chất khoáng và vi-ta-min cần thiết, đẹp da, ngon miệng. -HS lắng nghe. -HS chia tổ và để gọn những thứ mình có vào 1 chỗ. -Các đội cùng đi mua hàng. -Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua. Những thực phẩm sạch và an toàn phải giữ được chất dinh dưỡng, được chế biến vệ sinh, không ôi thiu, không nhiễm hoá chất, không gây ngộ độc hoặc gây hại cho người sử dụng. -HS thảo luận nhóm. -Chia nhóm và nhận phiếu câu hỏi.(2 nhóm chung 1 phiếu) -Các nhóm lên trình bày và nhận xét, bổ sung cho nhau. - Thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, - Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi. - Thực phẩm có màu sắc, có mùi lạ có thể đã bị nhiễm hoá chất của phẩm màu, dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người. Thứ ngày tháng năm 20 LỊCH SỬ: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC I.Mục tiêu : - Biết được thời gian đơ hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta: từ năm 179 TCN đến năm 938. - Nêu đơi nét về đời sống cực nhục của nhân dân ta dưới ách đơ hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc: + Nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý. + Bọn đơ hộ đưa người Hán sang ở lẫn với nhân dân ta, bắt nhân dân ta phải học chữ Hán, sống theo phong tục của người Hán. II.Chuẩn bị : PHT của HS . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC : ? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của dân Âu Lạc là gì? -GV nhận xét. 3.Bài mới : a.Giới thiệu :ghi tựa . b.Tìm hiểu bài : *Hoạt động cá nhân : -GV y/c HS đọc SGK từ “Sau khi Triệu Đàcủa người Hán” ? Sau khi thôn tính được nước ta ,các triều đại PK PB đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta ? -GV phát PBT cho HS và cho 1 HS đọc . -GV đưa ra bảng ( để trống, chưa điền nội dung) so sánh tình hình nước ta trước và sau khi bị các triều đại PKPB đô hộ : -GV giải thích các khái niệm chủ quyền, văn hoá. Nhận xét , kết luận . *Hoạt động nhóm: - GV phát PBT cho 4 nhóm.Cho HS đọc SGKvà điền các thông tin về các cuộc khởi nghĩa . -GV đưa bảng thống kê có (có ghi thời gian diễn ra các cuộc khởi nghĩa, cột ghi các cuộc khởi nghĩa để trống ) : -GV cho HS thảo luận và điền tên các cuộc kn. -Cho HS các nhóm nhận xét, bổ sung . -GV nhận xét và kết luận : Nước ta bị bọn PKPB đô hộ suốt gần một ngàn năm , các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta liên tiếp nổ ra. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã mở ra một thời kì độc lập lâu dài của dân tộc ta . 4.Củng cố : -Cho 2 HS đọc phần ghi nhớ trong khung . -Khi đô hộ nước ta các triều đại PKPB đã làm những gì ? -Nhân dân ta đã phản ứng ra sao ? 5. Dặn dò: -Nhận xét tiết học . -Về xem lại bài và chuẩn bị bài “Khởi nghĩa hai Bà Trưng" -3 HS trả lời -HS đọc. -1 HS đọc. -HS điền nội dung vào các ô trống như ở bảng trong PBT . Sau đó HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp . -HS khác n/xét , bổ sung . -HS các nhóm thảo luận và điền vào . -Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả. -Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung. Thời gian Các cuộc khởi nghĩa Năm 40 Kn hai Bà Trưng . Năm 248 Kn Bà Triệu . Năm 542 Kn Lý Bí . Năm 550 Kn Triệu .Q.Phục . Năm 722 Kn Mai .T .Loan . Năm 766 Kn Phùng Hưng . Năm 905 Kn Khúc. T. Dụ . Năm 931 Kn Dương.Đ. Nghệ Năm 938 C thắng B. Đằng . -2 HS đọc ghi nhớ . -HS cả lớp . Thứ ngày tháng năm 20 ĐỊA LÍ TRUNG DU BẮC BỘ I.Mục tiêu : - Nêu được một số đặc điểm cơ bản tiêu biểu về địa hình trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh trịn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của một số người dân trung du Bắc Bộ: + Trồng chè và cây ăn quả là thế mạnh của vùng trung du. + Trồng rừng được đẩy mạnh. - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. II.Chuẩn bị : -Bản đồ hành chính VN, Bản đồ Địa lí tự nhiên VN . -Tranh, ảnh vùng trung du Bắc Bộ . III.Hoạt động trên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: Hát 2.KTBC : -Người dân HLS làm những nghề gì ? -Nghề nào là nghề chính ? 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: Ghi tựa b.Phát triển bài : 1/.Vùng đồi với đỉnh tròn, sướn thoải : *Hoạt động cá nhân : GV hình thành cho HS biểu tượng về vùng trung du Bắc Bộ như sau : -YC 1 HS đọc mục 1 trong SGK hoặc quan sát tranh ,ảnh vùng trung du Bắc Bộ . ? Vùng trung du là vùng núi ,vùng đồi hay đồng bằng ? ? Các đồi ở đây như thế nào ? ? Mô tả sơ lược vùng trung du. ? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du BB. -GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời -GV cho HS chỉ trên bản đồ hành chính VN treo tường các tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc,Bắc giang –những tỉnh có vùng đồi trung du. 2/.Chè và cây ăn quả ở trung du : *Hoạt động nhóm : -GV cho HS dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 2 trong SGK và thảo luận nhóm . ? TDBB thích hợp cho trồng những loại cây gì ? ? Hình 1,2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang ? ? Xác định vị trí hai địa phương này trên BĐ địa lí tự nhiên VN . ? Em biết gì về chè Thái Nguyên ? ? Chè ở đây được trồng để làm gì ? ? Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì ? + Quan sát hình 3 và nêu quy trình chế biến chè. -GV sửa chữa, giúp HS hoàn thiện câu trả lời. 3/.Hoạt động trồng rừng va cây công nghiệp: * Hoạt động cả lớp: GV cho HS cả lớp quan sát tranh, ảnh đồi trọc . -Yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi sau : +Vì sao ở vùng trung du Bắc bộ lại có những nơi đất trống , đồi trọc ? +Để khắc phục tình trạng này , người dân nơi đây đã trồng những loại cây gì ? -GV liên hệ với thực tế để GD cho HS ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng cây : Đốt phá rừng bừa bãi làm cho diện tích đất trống, đồi trọc mở rộng tài nguyên rừng bị mất, đất bị xói mòn, lũ lụt tăng ; cần phải bảo vệ rừng , trồng thêm rừng ở nơi đất trống . 4.Củng cố : -Cho HS đọc bài trong SGK . -Hãy mô tả vùng trung du Bắc Bộ . -Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở vùng TDBB . 5. Dặn dò: -Dặn bài tiết sau :Tây Nguyên . -Nhận xét tiết học . -HS đọc SGK và quan sát tranh, ảnh . -HS trả lời . -HS nhận xét ,bổ sung. -HS lên chỉ BĐ . -HS thảo luận nhóm . -HS đại diện nhóm trả lời . -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS cả lớp quan sát tranh ,ảnh . -HS trả lời câu hỏi . -HS nhận xét ,bổ sung. + vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi , -HS lắng nghe . -2 HS đọc bài . -HS trả lời . -HS cả lớp . Thứ ngày tháng năm 20 KĨ THUẬT: KHÂU THƯỜNG ( tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. - Biết cách khâu và khâu được mũi khâu thường. các mũi khâu cĩ thể chưa cách đều nhau. đường khâu cĩ thể bị dúm. II/ Đồ dùng dạy- học: - Tranh quy trình khâu thường. - Mẫu khâu thường được khâu bằng len trên các vải khác màu và một số sản phẩm được khâu bằng mũi khâu thường. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết để khâu. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 2 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định 2. KTBC: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu thường. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 3: HS thực hành khâu thường -Gọi HS nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường. - Gọi vài em lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường . -GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường : +B 1: Vạch dấu đường khâu. +B 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. -GV nhắc lại và HD thêm cách kết thúc đường khâu. Có thể y/c HS vừa nhắc lại vừa thực hiện -GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS -GV tổ chức HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: +Đường vạch dấu thẳng và cách đều cạnh dài của mảnh vải. +Các mũi khâu tương đối đều và bằng nhau, không bị dúm và thẳng theo đường vạch dấu. +Hoàn thành đúng thời gian quy định. -GV gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em. -Đánh giá sản phẩm của HS . 4.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ theo SGK để học bài “Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường”. -Chuẩn bị đồ dùng học tập. -HS lắng nghe. -HS nêu. -2 HS lên bảng làm. -HS thực hành -HS thực hành cá nhân theo nhóm. -HS trình bày sản phẩm. -HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn .
Tài liệu đính kèm: