Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Điều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Điều

Bài 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh biết:

 - Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ

 2. Kĩ năng: - Kể lại 1 số chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân ta.

 - Nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá.

 3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV: Bảng lớp kẻ sẵn dành cho HĐ2

 - HS: Sgk

III. Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức: Hát

2. Kiểm tra bài cũ:

- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?

- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 406Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Bùi Thị Điều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: 
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỉ.
	2. Kĩ năng:
	- Nhận biết số ngày trong từng tháng của một năm
	- Biết số ngày của năm thường và số ngày của năm nhuận
	3. Thái độ: - HS tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: Mô hình đồng hồ; Bảng phụ ( bài 4)
HS: Sgk + VBT ; Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Điền số thích hợp vào chỗ chấm
 2 phút 8 giây
 360 giây
= 128 giây
= 6 phút
phút = 20 giây
 thế kỷ = 20 năm
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
- Yêu cầu HS tính số ngày trong mỗi tháng 
- Yêu cầu học sinh nêu miệng kết quả
Kết quả:
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Chữa bài theo từng cột
Đáp án:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài suy nghĩ để trả lời
- Đặt câu hỏi theo từng ý
Đáp án:
- Gäi HS đọc bài toán
- Hướng dẫn HS cách làm bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV Chấm chữa bài
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- GV dùng mô hình đồng hồ để hỏi HS.
- Hát
- 2 HS lên bảng
Bài 1) 26):
a) Kể tên những tháng có 30 ngày, 31 ngày; 28 ngày hoặc 29 ngày
b) Năm nhuận có bao nhiêu ngày? Năm thường có bao nhiêu ngày?
a) Tháng có 30 ngày: 4; 6; 9; 11
 Tháng có 28 (29) ngày: 2
 Tháng có 31 ngày: 1; 3; 5; 7; 8; 10; 12
b) Năm thường có 365 ngày
 Năm nhuận có 366 ngày
Bài 2(26): Viết số thích hợp vào 
chỗ chấm
- HS nối tiếp nêu kết quả.
3 ngày = 72 giờ
 4 giờ = 240 phút
3 giờ 10 phút = 190 phút
2 phút 5 giây = 125 giây
ngày = 8 giờ
giờ = 15 phút
Bài 3(26): 
- HS nối tiếp đọc bài toán
- HS viết kết quả vào bảng con
a) Thế kỷ XVIII
b) Thế kỷ XIV
Bài 4(26):
- HS đọc bài toán.
- Cả lớp theo dõi- Nêu yêu cầu bài tập
- Tính ra nháp
- Nêu miệng theo yêu cầu. 1 HS làm vào bảng phụ
- Lớp làm vào vở 
Bài giải
phút = 15 giây; phút = 12 giây
Ta có 15 giây > 12 giây
Vậy Bình chạy nhanh hơn và nhanh hơn là:
15 – 12 = 3 (giây)
 Đáp số: 3 giây
Bài 5 (26): Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
- Yêu cầu HS làm bài và nêu kết quả
 C
 B
Đáp số: a) b) 
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Các ý còn lại của BT2 làm vào buổi chiều.
Tập đọc: 
Bài 9: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
	1.Kiến thức:- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi cậu bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật.
	- Hiểu các từ mới trong bài và ý nghĩa câu chuyện.
	2. Kĩ năng: - Đọc trơn toàn bài. Đọc bài với giọng kể, chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của cậu bé mồ côi.
	- Đọc phân biệt được lời các nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
	3. Thái độ: Giáo dục HS biết trung thực trong mọi việc.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Tranh minh hoạ trong SGK 
	- HS: SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài: Tre Việt Nam. Trả lời câu hỏi về nội dung bài
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Gọi HS đọc toàn bài vµ chia đoạn (4 đoạn)
- Gäi HS nối tiếp nhau đọc đoạn (Sửa lỗi phát âm, cách đọc và giải nghĩa 1 số từ như chú giải SGK)
- §ọc bµi theo nhóm
- Đọc toàn bài trước lớp
- Đọc diễn cảm toàn bài
* Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài
- Cho HS đọc toàn bµi trả lời câu hỏi: 
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi? - Giảng từ: Truyền ngôi
- Gäi HS đọc đoạn 1 – Trả lời câu hỏi:
+ Nhà vua làm cách nào để tìm ra người trung thực? 
+ Thóc đã luộc chín còn nảy mầm được không?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trả lời
+ Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao? 
+ Đến kì nộp thóc mọi người đã làm gì? Chôm đã làm gì? 
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người? 
- Gọi HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi:
+ Thái độ của mọi người thế nào khi nghe lời thú tội của Chôm 
+ Thế nào là sững sờ ?
- Gäi HS đọc đoạn 4. Trả lời câu hỏi 
+ Theo em, Vì sao người trung thực là người đáng quí?
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
+ Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm của bài
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm toàn bài
- Tổ chức cho HS đọc phân vai
- Nhận xét, bình chọn bạn học hay
- 1 HS đọc
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn
- Đọc theo nhóm 2
- 2 HS đọc
- Lắng nghe
- Cả lớp đọc thầm
- Trả lời
-Người trung thực)
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm và trả lời
-Phát thóc đã luộc kỹ để làm giống, ai thu được nhiều thóc sẽ được truyền ngôi.
- Cả lớp đọc thầm
- Trả lời
- Chôm gieo trồng, nhưng thóc không nảy mầm.
-Mọi người mang thóc đến nộp, còn Chôm không có thóc để nộp.
-Chôm dũng cảm dám nói sự thật.
-sững sờ, ngạc nhiên sợ hãi thay Chôm.
-Lặng người đi vì kinh ngạc hoặc quá xúc động
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
+) Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
+) Vì người trung thực thích nghe nói thật, nhờ đó làm được nhiều việc có lợi cho dân cho nước.
+) Vì người trung thực dám bảo vệ sự thật, bảo vệ người tốt.
Ý chính: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật
- 2 HS đọc lại ý chính
- Lắng nghe
- 2 HS đọc
- 3 HS đọc phân vai đoạn 2
- Theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học. 
- Câu chuyện này muốn nói với em điều gì ? ( Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Chúng ta cần phải sống trung thực.
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
Lịch sử: 
Bài 5: NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh biết:
	- Từ năm 179 TCN đến năm 938, nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ
	2. Kĩ năng: - Kể lại 1 số chính sách áp bức, bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân ta.
	- Nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hoá.
	3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng lớp kẻ sẵn dành cho HĐ2
	- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của người dân Âu Lạc là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK trả lời câu hỏi:
+ Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc có chính sách đô hộ, cai trị về các mặt chủ quyền, văn hoá, kinh tế như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung 
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
- Cho HS đọc thông tin ở SGK 
- Đưa ra bảng thống kê như vở bài tập
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân sau đó báo cáo kết quả làm việc trước lớp
- Điền lên bảng lớp – chốt đáp án đúng:
* Ghi nhớ (SGK)
- Gäi HS đọc
.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời
(- Chủ quyền: trở thành một quận huyện của PK phương Bắc. – Kinh tế: Bị phụ thuộc, phải cống nạp. – Văn hoá: Phải theo phong tục của người Hán, học chữ Hán, nhưng nhân dân ta vẫn giữu gìn bản sắc dân tộc )
- Lắng nghe
- Lớp đọc thầm
- Làm bài vào VBT 
- 1 sè HS trình bày
- Theo dõi
Thời gian
Các cuộc khởi nghĩa
 Năm 40
Năm 248
Năm 542
Năm 550
Năm 722
Năm 766
Năm 905
Năm 931
Năm 938
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Khởi nghĩa Bà Triệu
Khởi nghĩa Lí Bí
Khởi nghĩa Triệu Quang Phục
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
Khởi nghĩa Phùng Hưng
Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ
Khởi nghĩa Dương Đình Nghệ
Chiến thắng Bạch Đằng 
- 2 HS đọc
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Gọi HS nhắc lại ghi nhớ.
5. Dặn dò:
-Dặn học sinh về nhà học bài
Đạo đức
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài, học sinh có khả năng:
	1. Kiến thức: - HS hiểu được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề liên quan đến trẻ em.
	2. Kĩ năng: - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong gia đình, nhà trường.
	3. Thái độ: - Biết tôn trọng ý kiến của người khác.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Sgk + SGV
	- HS: SGK, mỗi HS chuẩn bị 3 tấm thẻ: đỏ, xanh, trắng. Một vài đồ vật hoặc tranh dùng cho hoạt động khởi động.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tại sao chúng ta phải vượt khó trong học tập?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Nội dung:
* Khởi động: Trò chơi “Diễn tả”
- Chia lớp thành 5 nhóm giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh.
- Yêu cầu HS quan sát và bày tỏ ý kiến của mình về đồ vật hoặc tranh, ảnh.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Kết luận: 
* Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS đọc tình huống SGK 
- Yªu cÇu HS thảo luận các tình huống ở SGK theo nhãm
- Yêu cầu các nhóm trình bày
- Cho học sinh thảo luận cả lớp vµ tr×nh bµy.
- Kết luận: 
* Ghi nhớ: (SGK) 
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
Bài tập 1
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân, tự nhận xét về những hành vi, việc làm của từng bạn trong mỗi tình huống.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung
- Chốt lại ý đúng: 
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến
Bài tập 2: 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Nêu lần lượt từng ý kiến yêu cầu HS bày tỏ ý kiến kết hợp giải thích lí do
- Cho HS thảo luận chung cả lớp
- Kết luận: 
- Làm việc theo nhóm 5
- Đại diện nhóm trình bày
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Thảo luận theo nhóm 2
Mỗi người có thể có ý kiến, nhận xét khác nhau về cùng một sự vật
- Đại diện nhóm trình bày
- Thảo luận câu hỏi 2
- Lắng nghe
- Trong mọi tình huống em cần bày tỏ rõ ý kiến của mình để mọi người hiểu và đưa ra quyết định cho phù hợp với mong muốn của mình.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Làm việc cá nhân
- Trình bày kết quả
- Nhận xét, bổ sung 
- Lắng nghe
(Việc làm của Dung là đúng, việc làm của Khanh và Hồng là sai)
- Theo dõi
- Dùng thẻ màu để bày tỏ ý kiến
- Nhận xét ý kiến của bạn
- Lắng nghe.-
-Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai
* Hoạt động nối tiếp
- Thực hiện yêu cầu BT4 (SGK)
- C.bị tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa”.
Chiều thứ hai, ngày 19 tháng 9 năm 2011
Kĩ thuật
KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Biết khâu thường theo đường vạch dấu
	2. Kĩ năng: - Khâu đúng qui trình, kĩ thuật
	3. Thái độ: - Rèn đôi tay k ... quan sát - nhận xét
b. Trò chơi vận động
Trò chơi "Bỏ khăn"
8'
- GV hướng dẫn chơi, học sinh thử, thi đua.
- Gv cùng hs khen hs chơi có ý thức tốt.
3/ Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài – Nhận xét giờ học
- VN ôn lại các động tác đội hình, đội ngũ đã học.
5'
 x x x x x
x x x x x
- HS vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp
Chính tả (Nghe – viết)
NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài “Những hạt thóc giống”.
 2. Kĩ năng: - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l /n và giải câu đố. 
	3. Thái độ: - HS có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng lớp chép sẵn bài tập 2a
	- HS: Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
2. Kiểm tra bài cũ: GV đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp các từ có phụ âm đầu
r / gi / d.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn HS nghe – viết:
- Đọc đoạn viết
- Gọi HS đọc đoạn viết
- Cho HS nêu những từ ngữ dễ viết sai
- Cho HS luyện viết từ ngữ khó
- Hướng dẫn HS cách trình bày
- Đọc cho HS viết bài
- Đọc lại toàn bài viết
- Chấm chữa bài (6 - 7 bài), nhận xét từng bài
c) Hướng dẫn làm bài tập:
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
Đáp án:
- Yêu cầu HS tự giải câu đố ghi kết quả
- Nhận xét, chốt lời giải đúng:
Đáp án: 
- Cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm
- Trả lời miệng
- Viết vào bảng con
- Lắng nghe
- Viết bài vào vở
- Soát bài
- Mở SGK tự soát lỗi
 Bài 2a: Tìm chữ bị bỏ trống bắt đầu bằng l hoặc n
- Nêu yêu cầu 
- Làm bài vào VBT
- 1 HS làm bài trên bảng lớp
- lời giải, nộp bài, lần này, làm em, lâu nay, lòng thanh thản, làm bài.
b, chen chân, len qua, leng keng, áo len, màu đen, khen em.
Bài 3: Giải câu đố
- 1 HS nêu yêu cầu
- 1 HS đọc câu đố
- Ghi vào bảng con.
a, Con nòng nọc
b, Chim én
4. Củng cố: - Củng cố bài, nhận xét tiết học.
- Tuyên dương bài viết đẹp, đúng chính tả của Hs.
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2011
Tiết 1: Toán( Tiết 25)
Bài 25: BIỂU ĐỒ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU	
- Bước đầu biết về biểu đồ cột
- Biết cách đọc, phân tích số liệu, xử lí số liệu trên biểu đồ cột và thực hành hoàn thiện biểu đồ đơn giản.
- HS hứng thú học toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: Kẻ sẵn biểu đồ như bài tập 2 (SGK), phiếu ý b bài 2 
	- HS: vbt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Hướng dẫn HS làm quen với biểu đồ cột:
- Cho HS quan sát biểu đồ
- Nêu câu hỏi cho HS trả lời
+ Nêu tên bốn thôn có trên biểu đồ?
+ Ý nghĩa của mỗi cột?
+ Số được ghi trên mỗi cột chỉ gì?
+ Mỗi thôn diệt được bao nhiêu chuột?
+Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất?
+ Thôn nào diệt được ít nhất? Vì sao? Qua đó em có nhận xét gì?
* Kết luận: Cột cao hơn biểu diễn số chuột nhiều hơn, cột thấp hơn biểu diễn số chuột ít hơn
c) Thực hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Cho HS quan sát biểu đồ
- Đặt câu hỏi cho HS trả lời
- Yêu cầu HS khác nhận xét 
- Chốt câu trả lời đúng
- Cho HS nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn HS theo từng ý
- ý a: Cho HS điền vào SGK
- Chữa bài
- Ý b: Cho HS làm bài cá nhân
- Gọi HS lên dán phiếu
- GV cùng HS nhận xét chốt lời giải đúng 
- Cả lớp theo dõi
- Quan sát trong SGK
- Một số HS trả lời, nhận xét 
Đông, Đoài, Trung, Thượng 
- Chỉ số chuột
- Trả lời
- Lắng nghe
Bài 1: Nhìn vào biểu đồ trả lời các câu hỏi.
- 1 HS nêu yêu cầu 
- Quan sát trong SGK 
- Nối tiếp nhau trả lời
- Nhận xét 
- Lắng nghe
Đáp án:
a) Lớp 4A; 4B; 5A; 5B; 5C
b) Lớp 4A: 35 cây; 4B: 40 cây; 5C: 23 cây
c) Lớp 5A; 5B; 5C
Bài 2: Viết tiếp các số liệu vào biểu đồ và trả lời câu hỏi
- 1 HS nêu yêu cầu
- Điền vào SGK 
Đáp án:
+ Thứ tự cần điền là: 4; 2002 – 2003; 6; 4; 2004 – 2005
- 1 HS làm phiếu, lớp làm bài vào vở
Bài giải
Số lớp một năm học 2003 – 2004 nhiều hơn năm học 2002 – 2003 là:
6 – 3 = 3 (lớp)
Số học sinh lớp một của trường Hoà Bình năm học 2003 – 2004 là:
35 3 = 105 (học sinh)
 Đáp số: 3 lớp
 105 học sinh 
4. Củng cố: 
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà học bài cũ chuẩn bị bài sau.	
Tiết 2: Tập làm văn(Tiết 10)
Bài 10: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU
- Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tạo dựng một đoạn văn kể chuyện
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	- GV: Đáp án yêu cầu 1, phần nhận xét 
	- HS: vbt
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Tổ chức: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Không
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a) Giới thiệu bài
- Giới thiệu, ghi đầu bài
b) Phần nhận xét:
- Cho HS nêu yêu cầu 1
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng
- Cho HS nêu yêu cầu 2 – 3
+ Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ kết thúc, chỗ mở đầu đoạn văn?
- Hướng dẫn HS làm bài
- Cho HS nêu miệng
- Nhận xét, chốt lời giải đúng: 
- Lưu ý cho HS: Có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn (Mỗi đoạn văn là một chuỗi sự kiện)
c) Ghi nhớ: SGK
- Cho HS đọc ghi nhớ
d) Phần luyện tập:
- Cho HS đọc nối tiếp nội dung bài tập
- Nói sơ qua về nội dung cốt truyện ở phần luyện tập
- Đoạn nào chưa hoàn chỉnh ? Đoạn 3 đã có phần nào?
- Ta cần viết thêm đoạn nào?
- Cho HS suy nghĩ tưởng tượng để viết phần thân đoạn
- Gọi HS đọc bài làm
- Nhận xét cho điểm
- Cả lớp theo dõi
* Bµi 1
- 1 HS nêu yêu cầu
- Làm bài vào VBT
- 4- 5 HS trình bày
Sự việc1: Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi
Sự việc 2: Chú bé Chôm chăm sóc hạt giống 
Sự việc 3: Chôm dám tâu vua sự thật 
Sự việc 4: Nhà vua truyền ngôi cho Chôm 
* Bài 2 + 3:
- 1 HS nêu
- Làm bài vào vở bài tập
- 1 số HS nêu
+ Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng viết lùi vào 1 ô
+ Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng
- 2 HS đọc 
- HS nối tiếp nhau đọc
- Lắng nghe
- Trả lời
-Đoạn 3 có mở đầu và kết thúc, chưa có diễn biến
-viết thêm diễn biến
- Làm bài vào vở bài tập
- 3 HS đọc
4. Củng cố:
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà viết hoàn chỉnh ý c (đoạn 3) vào vở.
Bài 5
Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH PHONG CẢNH
 I. Mục tiêu:
 - Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
 - Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.
 - HS yêu thích phong cảnh,có ý thức giữ gìn,bảo vệ môi trường thiên nhiên.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên
 + Tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
 - Học sinh:
 + Tranh, ảnh phong cảnh.
 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiến trình 
dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra:
(5 phút)
2- Bài mới: 
Hoạt động 1:
( 25-30 phút)
Hoạt động 2
- Dặn dò: 
(5 phút)
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
- GTB: Giới thiệu các bức tranh đã chuẩn bị yêu cầu HS khi xem tranh cần chú ý:
 Phong cảnh Sài Sơn.
Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 – 1976) 
 Cầu Thê Húc 
Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học)
+ Tên tranh:
+ Tên tác giả:
+ Các hình ảnh có trong tranh:
+ Màu sắc:
+ Chất liệu để vẽ tranh.
*Nêu đặc điểm của tranh phong cảnh
 + Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ cảnh vật, có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động nhưng phong cảnh là chính.
+ Tranh phong cảnh thường được treo ở phòng làm việc. ở nhà ... đẻ trang trí và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.
Xem tranh
1) Phong cảnh Sài Sơn:Tranh khắc gỗ màu của họa sĩ Nguyễn Tiến Chung (1913 – 1976) 
-Yêu cầu HS xem tranh và thảo luận theo các câu hỏi gợi ý:
+ Trong tranh có những hình ảnh nào?
+ Tranh vẽ đề tài gì ?
+ Màu sắc bức tranh như thế nào? Có những màu gì?
+ Hình ảnh chính trong bức tranh là gì?
+ Trong bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
Tóm tắt: Tranh khắc gỗ phong cảnh Sài Sơn thể hiện vẻ đẹp của miền trung du thuộc huyện Quốc Oai (Hà Tây). Đây là vùng quê trù phú và tươi đẹp.
+ Bức tranh đơn giản về hình, phong phú về màu, đường nét khỏe khoắn, sinh động tạo nên vẻ đệp bình dị và trong sáng.
2) Phố cổ :Tranh sơn đầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988)
- Họa sĩ quê ở huyện Quốc Oai, tỉnhHà Tây.Ông say mê vẽ về đề tài phố cổ Hà Nội và rất thành công.Ông có cách nhìn, cách cảm và cách thể hiện rất riêng.Ông được giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996.
*Yêu cầu HS xem tranh thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi:
+ Bức tranh vẽ những hình ảnh gì?
+ Dáng vẻ của các ngôi nhà?
+ Màu sắc của bức tranh?
*GV bổ sung : Hình ảnh, màu sắc, cách vẽ...gợi cho ta cảm nhận về cuộc sống bình yên diễn ra trong lòng phố cổ.
3) Cầu Thê Húc:Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (HS tiểu học).
* Gợi ý HS tìm hiểu bức tranh:
+ Các hình ảnh trong tranh?
+ Màu sắc?
+ Chất liệu?
+ Cách thể hiện?
*Kết luận: Phong cảnh đẹp thường gắn với môi trường xanh, sạch, đẹp là nguồn cảm hứng để vẽ tranh. Các em cần giữ gìn , bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 
Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học, khen ngợi những học sinh có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học.
Quan sát các loại quả dạnh hình cầu, Chuẩn bị bài sau:Vẽ theo mẫu Vẽ quả dạng hình cầu.
- Chuẩn bị dụng cụ học tập cần có.
 Phố cổ
Tranh sơn đầu của họa sĩ Bùi Xuân Phái (1920 – 1988)
- HS xem tranh, thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
- Người, cây, nhà, ao làng...
- Nông thôn.
- Màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng ...
- Phong cảnh làng quê.
- Các cô gái ở bên ao làng.
*HS xem tranh thảo luận nhóm và đại diện nhóm trả lời các câu hỏi:
- Đường phố có những ngôi nhà...
- Nhấp nhô, cổ kính.
- Trầm ấm, giản dị.
- Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá.
- Tươi sáng, rực rỡ.
- Màu bột.
- Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng.
Sinh hoạt lớp
SƠ KẾT TUẦN 5
I) Nhận xét ưu, nhược điểm của các mặt hoạt động trong tuần:
 1. Học tập:
 - Trong lớp đã hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. 
	- Ý thức học trong giờ học chưa tốt, 1 số chưa chú ý nghe giảng.
 - Còn 1 số chưa làm và học bài đầy đủ trước khi đến lớp. 
	 2. Về nền nếp, hạnh kiểm:
	- Thực hiện tương đối tốt các nội quy, nền nếp quy định của trường, lớp 
và liên đội đề ra.
	 3. Về lao động, vệ sinh:
	- Vệ sinh lớp và khu vực được phân công khá tốt .Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng .
	* Tuyên dương bạn nào? Còn bạn nào cần phải nhắc nhở?
II) Phương hướng tuần sau:
	Phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 22 buoi.doc